Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại việt nam nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.07 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH
HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI VIỆT NAM
-

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH
HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI VIỆT NAM
-

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Thị Giang Tân

Tp. Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam - nghiên cứu thực nghiệm tại thành
phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Huỳnh Kim Ngân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................
1.


Lý do chọn đề tài ....................................................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...........................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................

5.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ...............................................

6.

Kết cấu của luận văn ..............................................................

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ .........
1.1

Các nghiên cứu trên thế giới .....................................

1.1.1 Nghiên cứu về tính hữu hiệu của KTNB .......................


1.1.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệ
1.2

Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................

1.3

Khoảng trống trong nghiên cứu ................................

Tóm tắt chƣơng 1 ......................................................................................................
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................
2.1 Các khái niệm căn bản ....................................................................................


2.1.1 Tổng quan về KTNB............................................................................... 10
2.1.1.1 Định nghĩa....................................................................................... 10
2.1.1.2 Tổ chức nghề nghiệp và chuẩn mực về KTNB................................11
2.1.1.3 Vai trò của KTNB............................................................................ 12
2.1.1.4 Dịch vụ KTNB................................................................................ 13
2.1.1.4.1 Dịch vụ đảm bảo....................................................................... 13
2.1.1.4.2 Dịch vụ tư vấn.......................................................................... 14
2.1.1.5 Đặc điểm KTNB.............................................................................. 16
2.1.1.6 Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam........................................................ 17
2.1.2 Tính hữu hiệu của KTNB....................................................................... 18
2.1.1.1 Tính hữu hiệu.................................................................................. 18
2.1.1.2 Tính hữu hiệu của KTNB................................................................ 18
2.1.1.2.1 Định nghĩa................................................................................ 18
2.1.1.2.2 Đo lường tính hữu hiệu của KTNB........................................... 18
2.2 Lý thuyết nền tảng......................................................................................... 20
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm................................................................................. 20

2.2.2 Lý thuyết thông tin hữu ích..................................................................... 21
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB...................................22
2.3.1 Qui mô của bộ phận KTNB.................................................................... 22
2.3.2 Năng lực của kiểm toán viên nội bộ........................................................ 22
2.3.3 Sự hỗ trợ của cấp trên............................................................................. 23
2.3.4 Mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập.......24
2.3.5 Tính độc lập của KTNB.......................................................................... 25
Tóm tắt chƣơng 2.................................................................................................. 26


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................

3.1Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............

3.1.1Thiết kế nghiên cứ

3.1.2Mô hình nghiên cứ

3.2Phương pháp nghiên cứu ..........................................

3.2.1Thiết kế thang đo,

3.2.2Nội dung khảo sát.
3.2.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ...............................................................

3.3Phương pháp phân tích dữ liệu .................................
Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................

4.1Thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả ...........

4.1.1Thông tin về mẫu

4.1.2Thống kê tần số th

4.2Phân tích và đánh giá thang đo .................................

4.2.1Đánh giá độ tin cậ

4.2.2Phân tích nhân tố k

4.3Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..........

4.3.1Phân tích tương qu

4.3.2Phân tích hồi quy t

4.4Bàn luận ....................................................................
Tóm tắt chƣơng 4 ....................................................................................................
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................
5.1 Kết luận ...........................................................................................................


5.2 Kiến nghị....................................................................................................... 70
5.2.1 Kiến nghị về đảm bảo và nâng cao tính độc lập của KTVNB.................70
5.2.2 Kiến nghị về cải thiện mối quan hệ của KTV nội bộ và KTV độc lập....72
5.2.3 Kiến nghị về nâng cao năng lực của KTVNB......................................... 74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................... 78
TÓM TẮT CHƢƠNG 5....................................................................................... 79
KẾT LUẬN............................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
BCTC

: Báo cáo tài chính

BTC

: Bộ Tài chính

CĐKT

: Chế độ kế toán

CP

: Chính phủ

KTNB

: Kiểm toán nội bộ

KTV

: Kiểm toán viên

KTVĐL


: Kiểm toán viên độc lập

KTVNB

: Kiểm toán viên nội bộ

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

TP

: Thành phố

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

VN

: Việt Nam
Danh mục các từ viết tắt tiếng nước ngoài

CIA : Certified Internal Auditor – Chứng chỉ Kiểm toán Nội bộ
CMA : Certified Management Accountant – Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ
CPA : Certified Public Accountant – Chứng chỉ Kiểm toán viên Công chứng
IIA

: Institute of Internal Auditors Tổ chức nghề nghiệp dành cho KTV nội bộ


ISPPIA: International Standards for the Professtional Practice of Internal Auditing
– Chuẩn mực quốc tế về thực hành kiểm toán chuyên nghiệp cho kiểm toán nội bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thang đo tính hữu hiệu của KTNB...................................................... 32
Bảng 3.2 Thang đo qui mô của bộ phận KTNB................................................... 33
Bảng 3.3 Thang đo năng lực kiểm toán viên nội bộ............................................. 33
Bảng 3.4 Thang đo sự hỗ trợ từ cấp trên.............................................................. 34
Bảng 3.5 Thang đo mối quan hệ của KTV nội bộ và KTV độc lập.....................35
Bảng 3.6 Thang đo tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ.................................35
Bảng 3.7 Cấu trúc Bảng câu hỏi và thang đo....................................................... 36
Bảng 4.1 Độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên ngành tốt nghiệp của KTVNB....42
Bảng 4.2 Chứng chỉ nghề nghiệp của KTVNB.................................................... 43
Bảng 4.4 Quy mô của bộ phận KTNB................................................................. 44
Bảng 4.5 Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của KTNB.............................45
Bảng 4.6 Thống kê tần số thang đo năng lực của KTVNB..................................47
Bảng 4.7 Thống kê tần số thang đo Hỗ trợ của cấp trên......................................49
Bảng 4.8 Thống kê tần số thang đo mối quan hệ giữa KTV nội bộ và KTV độc lập .. 50

Bảng 4.9 Thống kê tần số thang đo tính độc lập của KTVNB.............................51
Bảng 4.10 Bảng Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu.........................53
Bảng 4.11 Bảng kiểm địn KMO và Barlett cho các biến độc lập.........................54
Bảng 4.12 Kết quả EFA của các thang đo khái niệm nghiên cứu lần 2)..............55
Bảng 4.13 Bảng kiểm địn KMO và Barlett cho biến phụ thuộc........................... 56
Bảng 4.14 Tổng phương sai trích......................................................................... 56
Bảng 4.15 Ma trận nhân tố của thang đo tính hữu hiệu.......................................57
Bảng 4.16 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.. .58
Bảng 4.17 Model Summary................................................................................. 59

Bảng 4.18 Anova................................................................................................. 59
Bảng 4.19 Phân tích hồi quy................................................................................ 59
Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết.............................................. 62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu.................................................................... 28
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 29
Hình 4.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB.................62
Hình 5.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB.................67


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã
hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành như
kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. Đặc biệt là trong
khoảng thời gian gần đây do sự khủng hoảng nghiêm trọng trong vấn đề quản trị ở
các tổ chức, khiến mọi người buộc phải quan tâm nhiều hơn đến hoạt động KTNB.
Kiểm toán nội bộ ra đời nhằm thỏa mãn các yêu cầu quản lý của những doanh
nghiệp và tổ chức khác nhau. KTNB giúp bảo vệ giá trị cho tổ chức, giữ vai trò như
một “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của tổ chức tuân thủ các quy
định pháp luật quốc gia, quy chế của tổ chức. Ngoài ra KTNB là người giám sát hệ
thống kiểm soát nội bộ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua kiến nghị
về bổ sung thủ tục kiểm soát cần thiết. KTNB còn là công cụ giúp phát hiện và cải
tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý của tổ chức, hỗ trợ Ban giám đốc và Hội

đồng quản trị kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn.
Chính vì vai trò quan trọng trong tổ chức mà tính hữu hiệu của kiểm toán nội
bộ đã trở thành một chủ đề được nghiên cứu thường xuyên trong nhiều thập kỷ qua
trên thế giới. Điển hình như các nghiên cứu: Ahmad et al (2009), Arena & Azzone
(2009), Mihret & Yismaw (2007), Baharud-din et al (2014), v…v…
Ở Việt Nam, KTNB ra đời vào năm 1996, đánh dấu bằng nghị định 59-CP
ngày 3/10/1996 của Chính phủ. Qua 20 năm hình thành và phát triển, việc xây dựng
hệ thống KTNB trong các tổ chức tại VN đang ngày càng được chú trọng và nâng
cao. Xu hướng thiếp lập một bộ phận KTNB hoạt động hữu hiệu là một yêu cầu tất
yếu của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, không phải lúc nào KTNB cũng phát huy tác dụng,
chúng tùy thuộc rất nhiều nhân tố. Chính vì thế, việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là một nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho quá
trình phát triển và xây dựng hệ thống KTNB trong tổ chức.


2

Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam - nghiên cứu thực nghiệm
tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận văn là để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của KTNB tại Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tại VN




Đánh giá tình hình chung của KTNB tại VN hiện nay



Đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của KTNB tại VN

Nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Thứ nhất: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tại VN
và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố?
Thứ hai: KTNB hiện nay có hoạt động hữu hiệu không?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tính hữu hiệu của KTNB và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của KTNB. Với đối tượng khảo sát chính là các kiểm toán viên
nội bộ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty cổ phần,
các tập đoàn, doanh nghiệp,… tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát trong phạm vi
TP.HCM và tập trung vào KTNB, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như
kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính kết hợp với
phương pháp định lượng. Theo đó, bằng cách dựa vào các nghiên cứu trước có liên
quan kết hợp với thu thập ý kiến của các chuyên gia, tác giả tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB để xây dựng mô hình cho nghiên cứu. Sau
đó, tác giả thiết lập bảng câu hỏi để khảo sát. Phương pháp khảo sát là sẽ gửi câu
hỏi khảo sát trực tiếp hoặc qua email hoặc khảo sát trực tuyến qua công cụ Google


3


Doc đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm:
thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn sẽ có những đóng góp mới về
mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến những vấn đề về các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của KTNB được kiểm định bằng nghiên cứu thực nghiệm. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng mong muốn sẽ đóng góp về mặt lý luận với việc xây dựng thang
đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB và xây dựng được giả
thuyết về mối quan hệ tác động của những nhân tố này đối với tính hữu hiệu của
KTNB. Đồng thời, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tác động lên các nhân tố ảnh
hưởng đến KTNB nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KTNB tại VN.
6. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu gồm năm chương được
trình bày sau đây:
Phần mở đầu: Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn của luận văn, kết cấu của luận văn.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
kiểm toán nội bộ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị



4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Chương này tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong và ngoài nước, từ đó, phân tích
những khoảng trống trong các nghiên cứu trước để tìm ra điểm mới mà luận văn cần
tập trung giải quyết.
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Tính hữu hiệu KTNB đã trở thành một chủ đề được quan tâm trong nhiều thập
niên gần đây, điều này là do tầm quan trọng của vai trò KTNB trong tổ chức. Hầu
hết các tổ chức lớn, dù là khu vực công hay tư nhân thường thành lập bộ phận
KTNB với mong muốn được hưởng các lợi ích của dịch vụ KTNB này. Do tầm
quan trọng của KTNB, các nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành thực hiện trên chủ
đề này. Các dòng nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm:
1.1.1 Nghiên cứu về tính hữu hiệu của KTNB
Tiêu biểu cho dòng nghiên cứu này là:
Ahmad, H. et al., 2009. The effectiveness of internal audit in Malaysian public
sector, khám phá những vấn đề phải đối mặt của KTNB, từ đó đưa ra các giải pháp
về các yếu tố góp phần nâng cao tính hữu hiệu của KTNB trong khu vực công tại
Malaysia. Cách thức tiến hành là thu thập ý kiến từ các KTVNB ở các cơ quan
trong khu vực công tại Malaysia qua hai câu hỏi: 1) "Nếu bạn là một KTVNB trong
một tổ chức khu vực công, các vấn đề chính trong chức năng KTNB mà bạn thường
phải đối mặt là gì?" và 2) "Theo quan điểm của bạn, những yếu tố nào sẽ góp phần
vào tính hữu hiệu của chức năng KTNB?”. Kết quả cho thấy rằng vấn đề lớn nhất
phải đối mặt là việc thiếu kiểm toán viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, việc
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của KTNB và giải pháp nâng cao việc đào tạo
năng lực kiểm toán viên như là một đề xuất quan trọng trong việc cải thiện công tác

KTNB.


5

Arena, M. and Azzone, G., 2009. Identifying organizational drivers of internal
audit effectivenes, đã tìm hiểu quá trình mà một tổ chức làm cách nào để nâng cao
tính hữu hiệu của KTNB trong tình hình KTNB đang đóng vai trò trung tâm trong
quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở dữ liệu từ 153 công ty của Ý, kết quả khảo sát cho
thấy rằng tính hữu hiệu của KTNB chịu ảnh hưởng của: 1) đặc điểm của nhóm
KTNB, (2) chương trình kiểm toán và 3) sự liên kết trong tổ chức. Đặc biệt, tính
hữu hiệu của KTNB tăng lên khi tỷ lệ giữa số lượng KTVNB và người lao động
tăng lên.
Sakour, A. and Laila, N., 2015. Internal Audit Effectiveness in Libyan Public
Enterprises: An Approach to the Development of a Theoretical Framework, tiến
hành điều tra mối quan hệ giữa tính hữu hiệu của KTNB và bốn yếu tố quy định
trong chuẩn mực KTNB quốc tế ISPPIA) đó là: độc lập, thẩm quyền, phạm vi công
việc và thực hiện công việc tại các doanh nghiệp ở Libya. Thuyết định chế và thuyết
về sự công bằng là hai lý thuyết được tác giả tiếp cận để xây dựng lên một khung lý
thuyết về tính hữu hiệu của KTNB. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả bốn yếu tố
đều có ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của KTNB.
Badara, M. and Saidin, S., 2013. The Journey so far on Internal Audit
Effectiveness: a Calling for Expansion, tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây
về tính hữu hiệu của KTNB trong giai đoạn 2000-2013. Kết quả từ việc tổng hợp,
tác giả đưa ra các khuyến nghị về việc cần tiến hành nhiều nghiên cứu về KTNB
hơn nữa. Vì hầu hết các nghiên cứu trước đây về hiệu quả KTNB tập trung tại các
khu vực tư nhân, trong tương lai nghiên cứu này cần tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm về hiệu quả KTNB tại khu vực nhà nước. Đồng thời, các nghiên cứu trong
tương lai nên kết hợp các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trước để xác định
tính hữu hiệu của KTNB trong các lĩnh vực công. Tương tự như vậy, các nghiên cứu

trong tương lai nên tập trung vào khả năng ảnh hưởng của các biến từ các lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau về KTNB để đóng góp nhiều hơn nữa cho dòng nghiên cứu
này.


6

1.1.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của KTNB
Tiêu biểu cho dòng nghiên cứu này là:
George, D. et al., 2015. Factors associated with Internal Audit Effectiveness:
Evidence from Greece, điều tra các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
KTNB trong các doanh nghiệp Hy Lạp. Thông qua khảo sát với cỡ mẫu là 240
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Athen. Tác giả sử dụng mô hình hồi
quy để tìm mối quan hệ giữa các nhân tố đến tính hữu hiệu KTNB. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là: 1) chất
lượng của KTNB, (2) thẩm quyền của nhóm KTNB, 3) tính độc lập của KTNB và
(4) sự hỗ trợ của người quản lý. Trong đó, sự độc lập của KTNB là nền tảng của

tính hữu hiệu của KTNB, vì nó là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình của tác giả.
Salehi, T., 2016. Investigation Factors Affecting the Effectiveness of Internal
Auditors in the Company: Case Study Iran, điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của KTNB trong các công ty tại Iran. Tác giả đã điều tra và thu thập dữ
liệu từ 355 nhà quản lý KTNB và 272 KTVNB. Mô hình hồi quy đa biến bao gồm
năm yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu là năng lực của các KTVNB, qui mô của
bộ phận KTNB, thông tin liên lạc giữa các KTVNB và KTVĐL, hỗ trợ quản lý và
tính độc lập của KTVNB. Kết quả cho thấy rằng tính hữu hiệu của KTNB phụ thuộc
vào cả năm yếu tố, trong đó tính hữu hiệu có mối quan hệ mạnh với nhân tố sự hỗ
trợ từ người quản lý, cụ thể là việc hỗ trợ đối với tuyển dụng và đào tạo để nâng cao
năng lực cho KTVNB, đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn lực cho bộ phận KTNB là
yếu tố góp phần thúc đẩy tính hữu hiệu.

Mihret, D. and Yismaw, A., 2007. Internal audit effectiveness: An Ethiopian
public sector case study, tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của KTNB tại Ethiopian. Kết quả nghiên cứu giúp tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu gồm bốn yếu tố độc lập ảnh hưởng KTNB: chất lượng KTNB, sự hỗ trợ
từ người quản lý, chính sách và thủ tục của tổ chức, và khả năng truy cập vào hồ sơ
của tổ chức. Phát hiện quan trọng của nghiên cứu này cho thấy rằng, thiếu hỗ trợ
quản lý sẽ ảnh hưởng tiêu cự đến tính hữu hiệu của KTNB. Nhà quản lý nên chú ý


7

đến những kiến nghị từ KTVNB và sử dụng những kết quả báo cáo của họ là những
việc cần làm để cải thiện hoạt động này.
Baharud-din, Z. et al., 2014. Factors that Contribute to the Effectiveness of
Internal Audit in Public Sector, tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của KTNB tại Malaysia, đối tượng nghiên cứu là các KTVNB làm
việc ở các Bộ tại Putrajaya. Tác giả điều tra và sử dụng kỹ thuật thống kê như thống
kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để phân tích các dữ liệu từ các
cuộc điều tra. Kết quả nghiên cứu của tác giả trên cho thấy, việc thành lập các bộ
phận KTNB là rất quan trọng để đảm bảo một cơ chế nội bộ cần thiết trong việc
kiểm soát tài chính công và là một công cụ để giám sát và đánh giá hoạt động quản
lý tài chính cơ quan chính phủ. Ngoài ra nó sẽ giúp các tổ chức chính phủ cải thiện
việc thực hiện các chương trình chính phủ và tăng cường niềm tin cho các công dân
và các bên liên quan, cũng như để giảm thiểu nguy cơ quản lý yếu kém của các quỹ
công cộng. Nghiên cứu đưa ra mô hình gồm 3 nhân tố liên quan đến kiểm toán viên
có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là: năng lực KTVNB, tính độc lập,
khách quan của KTVNB và sự hỗ trợ từ cấp trên dành cho KTVNB. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy rằng tính hữu hiệu của KTNB phụ thuộc mạnh mẽ vào các
thuộc tính của các ba nhân tố trên.
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù tính hữu hiệu của KTNB đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
trên thế giới nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam
chủ yếu tập trung vào vấn đề về xây dựng quy trình KTNB và các giải pháp hoàn
thiện hệ thống KTNB tại một đơn vị cụ thể (Lê Đình Phương Uyên, 2010; Phạm Thị
Phẩm, 2011; Nguyễn Thị Hiền, 2013 và Phạm Vũ Thúy Hằng, 2015) và các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB để phục vụ công tác quản trị rủi ro ngành
ngân hàng (Nguyễn Thị Ngọc Thư, 2008; Đặng Thị Thanh Tâm, 2010) nhưng chưa
đi vào tìm hiểu thuật ngữ “tính hữu hiệu của KTNB” cũng như chú trọng đến việc
xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB.


8

1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu một cách tương đối về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận định được một số tồn tại và khe hở nghiên
cứu như sau:
- Đối với các nghiên cứu ngoài nước, dù đã xây dựng mô hình về các nhân tố

ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB nhưng chưa có nghiên cứu nào tiến hành
tại VN.
- Đối với các nghiên cứu trong nước, thì chủ yếu tập trung vào việc xây dựng

và hoàn thiện quy trình KTNB chưa có nghiên cứu nào xây dựng mô hình các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tại VN. Đây là khe hở nghiên cứu quan
trọng dẫn đến lý do lựa chọn đề tài của luận văn này.
Như vậy, trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu có liên quan đồng thời dựa vào
những tồn tại và khe hở nghiên cứu đã xác định ở trên, tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tại Việt Nam –
nghiên cứu thực nghiệm tại TP.HCM” với mục tiêu góp phần nâng cao tính hữu

hiệu của hoạt động KTNB tại VN.


9

Tóm tắt chƣơng 1
Qua chương này giúp cho người đọc tìm hiểu được một số công trình nghiên
cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước đối với các vấn đề có liên quan
trực tiếp đến đề tài luận văn mà tác giả thực hiện. Trên cơ sở đánh giá một số công
trình nghiên cứu đó để làm cơ sở chứng minh tính cần thiết khi lựa chọn đề tài
nghiên cứu.
Qua phần khoảng trống trong nghiên cứu được trình bày cuối chương có thể
kết luận rằng đây là nghiên cứu đầu tiên tại VN tập trung nghiên cứu vào các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB bằng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp với định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu hướng đến xây dựng mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB và kiểm định sự phù hợp của mô
hình tại VN.


10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đầu tiên, chương này sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về KTNB bao gồm
định nghĩa về KTNB, tổ chức nghề nghiệp và chuẩn mực về KTNB, vai trò của
KTNB, dịch vụ KTNB, đặc điểm KTNB và các loại hình KTNB ở Việt Nam. Tiếp
đến sẽ giới thiệu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB
làm nền tảng để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm căn bản
2.1.1 Tổng quan về KTNB
2.1.1.1 Định nghĩa

Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ IIA) định nghĩa kiểm toán bộ như sau:
“KTNB là hoạt động bảo đảm và tư vấn mang tính độc lập và khách quan, nó
được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức.
KTNB giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp
cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong việc
quản lý rủi ro, kiểm soát và các quá trình quản trị.”
Các thuật ngữ trong định nghĩa trên được hiểu như sau:
Nội bộ: Công việc kiểm toán được thực hiện trong tổ chức và thường do chính
nhân viên của tổ chức tiến hành. Tuy nhiên theo xu hướng hiện nay trên thế giới,
công việc này cũng có thể thuê các công ty dịch vụ bên ngoài thực hiện.
Hoạt động bảo đảm: Là những công việc liên quan đến việc kiểm tra và đánh
giá một cách khách quan về các bằng chứng do KTVNB thực hiện để đưa ra ý kiến
hoặc các kết luận độc lập về một quá trình, một hệ thống hoặc một đối tượng vấn đề
nào đó. Thí dụ, kiểm tra về tài chính, hoạt động, tuân thủ, an toàn của hệ thống...
Hoạt động tư vấn: Là việc đóng góp ý kiến, và thường được thực hiện theo yêu
cầu cụ thể của một đối tượng cần tư vấn. Thí dụ, các hoạt động tư vấn, trợ giúp,
thiết kế quy trình và huấn luyện...


11

Tính độc lập và khách quan: Nghĩa là khi thực hiện công việc, KTVNB phải
độc lập và khách quan, tức không để bị cản trở khi xác định phạm vi công việc,
trong thực hiện công việc và thông báo kết quả của mình. KTVNB phải vô tư, công
bằng và không được khoan nhượng về chất lượng công việc; đồng thời cũng không
để cho sự phán xét trong công việc của mình bị lệ thuộc vào người khác.
Tăng thêm giá trị: nghĩa là thông qua các dịch vụ do KTNB cung cấp sẽ góp
phần là tăng giá trị của tổ chức. Giá trị có được thông qua việc phát triển các sản
phẩm, dịch vụ và việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để thúc đẩy sự gia tăng giá trị
của sản phẩm và dịch vụ bởi lẽ việc tăng thêm giá trị hoặc lợi ích cho các chủ sở

hữu, cổ đông, khách hàng... là mục đích của mọi tổ chức
Tiếp cận có hệ thống và kỷ cương: KTVNB phải luôn cố gắng để ngày càng
hoàn thiện phương pháp thực hiện công việc theo đúng những quy định về trách
nhiệm nghề nghiệp trong việc nhận định, phân tích, đánh giá, ghi chép và thông báo
kết quả; đồng thời KTVNB cũng phải tuân thủ những quy định đạo đức nghề
nghiệp.
Đánh giá và cải thiện: Là các chức năng chủ yếu của KTVNB, họ phải tìm
hiểu, phân tích sự việc để có những đánh giá thích hợp và đưa ra các đề xuất nhằm
cải thiện hoạt động của tổ chức.
Các quy trình quản trị: bao gồm các thủ tục được sử dụng bởi đại diện của
những người có quyền lợi liên quan đến tổ chức như cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung
cấp, khách hàng...) để giám sát rủi ro và các quá trình kiểm soát được điều hành bởi
các nhà quản lý, chẳng hạn Ban giám đốc.
2.1.1.2 Tổ chức nghề nghiệp và chuẩn mực về KTNB
Đi đôi với sự mở rộng và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của kiếm toán
nội bộ đối với các đơn vị, xã hội cũng đa ngày càng thừa nhận vai trò chuyên môn
của KTVNB. Chính vì thế, vào năm 1941, IIA đã được thành lập tại New York (Hoa
Kỳ) với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của những KTVNB. Hiện nay IIA đã có hơn
145.000 thành viên trên toàn thế giới. Thành viên của IIA còn bao gồm các hiệp hội
tại những địa phương hoặc các tổ chức nghề nghiệp của các quốc gia.


12

Chẳng hạn, Hiệp hội KTNB đầu tiên ở Úc (thành lập tại Sydney năm 1952) gia
nhập vào IIA, và sau đó 10 năm, Hiệp hội KTNB thứ hai tại Melbourne cũng trở
thành thành viên của IIA...
Để chuẩn hóa, từ năm 1972, IIA bắt đầu thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy
chứng nhận KTVNB. Cuộc kiểm tra bao gồm các nội dung:
 Lý thuyết và thực hành KTNB.

 Quản trị, các phương pháp định lượng và hệ thống thông tin.
 Kế toán, tài chính và kinh tế học.

Để được cấp giấy chứng nhận, ngoài việc phải trúng tuyển kỳ kiểm tra, mỗi
ứng viên phải có tối thiểu một số năm kinh nghiệm thực hành KTNB hoặc tương
đương, thí dụ như kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực kế toán công.
Ngoài ra trong quá trình hành nghề, mỗi KTVNB là thành viên của IIA phải
tuân thủ các chuẩn mực thực hành nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp do IIA ban
hành, cũng như phải luôn tiếp tục tự rèn luyện về mặt nghiệp vụ chuyên môn.
Để nâng cao tính chuyên nghiệp và sự tin cậy của xã hội, IIA đã xây dựng và
ban hành các chuẩn mực chuyên môn. Trong những gần đây, cùng với sự phát triển
của nghề nghiệp KTNB, các chuẩn mực này không ngừng được nâng cấp. Hệ thống
chuẩn mực hiện hành (2001) cho thấy một tầm nhìn mới về vai trò của KTNB trong
tổ chức. Trên cơ sở đó, các chức năng của KTNB được mở rộng hơn rất nhiều để có
thể mang lại nhiều giá trị tăng thêm cho tổ chức.
2.1.1.3 Vai trò của KTNB
Vai trò của KTNB thể hiện qua việc góp phần cải thiện việc quản lý rủi ro,
kiểm soát và quy trình quản trị:
• Quản lý rủi ro: Hoạt động KTNB phải trợ giúp cho tổ chức thông qua việc

nhận dạng và đánh giá những rủi ro đã được phát hiện và góp phần cải thiện việc
quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát. Cụ thể là KTVNB sẽ giám sát và đánh giá sự
hữu hiệu của hệ thống quản lý rủi ro trong tổ chức; đồng thời đánh giá những rủi ro


13

đã được phát hiện; đưa ra các lưu ý về rủi ro có thể có trong các hoạt động của tổ
chức.
• Kiểm soát: KTNB trợ giúp tổ chức trong việc duy trì sự hữu hiệu của các


hoạt động kiểm soát bằng cách đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của chúng để đề
xuất sự cải tiến liên tục. Cụ thể là KTVNB sẽ kiểm tra và đánh giá sự đầy đủ và hữu
hiệu của hoạt động kiểm soát ở mọi hoạt động trong tổ chức trên cơ sở xem xét rủi
ro; soát xét lại các hoạt động và chương trình để xác định rõ phạm vi và kết quả
thực hiện xem có phù hợp với những mục tiêu đã được thiết lập và đưa ra các
khuyến nghị thích hợp.
• Quy trình quản trị: KTNB phải đánh giá và đề xuất những kiến nghị để cải

thiện quy trình này, như nghiên cứu và đánh giá các mục tiêu, chương trình và hoạt
động quản trị xem có phù hợp và được thực hiện đầy đủ, đúng đắn không. Trên cơ
sở đó, đưa ra các kiến nghị hoặc tư vấn giúp Hội đồng quản trị và các bên có liên
quan cải thiện quy trình quản trị của tổ chức.
2.1.1.4 Dịch vụ KTNB
Trong quan điểm hiện đại, các hoạt động của KTNB được xem như các dịch
vụ mà bộ phận này cung cấp cho tổ chức, bao gồm hai loại dịch vụ là dịch vụ đảm
bảo và dịch vụ tư vấn.
2.1.1.4.1 Dịch vụ đảm bảo
Như đã định nghĩa, dịch vụ đảm bảo là việc KTVNB kiểm tra và đánh giá một
cách khách quan về các bằng chứng để để ra ý kiến hoặc kết luận độc lập về một
quá trình, hoặc một hệ thống hoặc một vấn đề nào đó. Nội dung và phạm vi của dịch
vụ đảm bảo do KTVNB xác định, thông thường các dịch vụ này bao gồm các hoạt
động sau:
• Kiểm toán tài chính - Đây là dịch vụ truyền thống của KTNB, được hình

thành cùng với sự ra đời của KTNB. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển, dịch vụ
này đã có sự tiến hoá đáng kể so với mô hình xác nhận truyền thông. Kết hợp trong
dịch vụ này, phần lớn bao gồm cả kiểm toán tính tuân thủ về phương diện tài chính,



14

như kiểm toán sự tuân thủ chế độ công tác phí của nhân viên hoặc kiểm toán sự tuân
thủ chính sách lợi nhuận của tổ chức...
• Kiểm toán hoạt động - Đây cũng là dịch vụ truyền thống của KTNB. Việc

lựa chọn phạm vi cho dịch vụ này, theo các chức năng hiện nay của KTNB, xuất
phát từ quá trình đánh giá rủi ro và có lưu ý đến nguồn lực hạn chế sử dụng cho
KTNB.
Đối với Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát, dịch vụ này cung cấp cho họ
một sự đảm bảo về kiểm soát nội bộ. Trong nhiều tổ chức, thông qua dịch vụ này,
kiểm toán viên còn đưa ra ý kiến về sự đầy đủ hoặc đánh giá chất lượng của kiểm
soát nội bộ. Đối với đối tượng được kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra những kiến
nghị để sửa chữa những yếu kém đã phát hiện sao cho hoạt động hiệu quả hơn.
• Kiểm toán theo yêu cầu cấp bách - Theo thời gian, dịch vụ này có xu

hướng tăng lên do nhu cầu của các nhà quản lý cao cấp. Khác với các hoạt động
kiểm toán truyền thông mang tính chất định kỳ như đã nêu trên, dịch vụ này thường
được KTVNB thực hiện trong những trường hợp mà nhà quản lý đã nhận biết được
vấn đề rắc rốì đang xảy ra trong đơn vị, đang tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm giải
pháp, vấn đề kịp thời, đúng hạn là điều rất quan trọng trong dịch vụ này nên việc lập
kế hoạch kiểm toán phải chú trọng đến yêu cầu này của nhà quản lý. Sự thành công
của dịch vụ này phụ thuộc vào sự hiểu biết chính xác những gì mà nhà quản lý
muốn và khi nào họ muốn thực hiện nó. Nội dung trọng tâm của dịch vụ này là điều
ưa về hành vi gian lận của nhân viên, nhưng cũng có thể bao gồm cả việc đánh giá
về hệ thông kiểm soát hoặc quản lý.
2.1.1.4.2 Dịch vụ tƣ vấn
Trong những năm gần đây, công việc tư vấn của KTVNB ngày càng trở nên
quan trọng và nó trở thành một loại dịch vụ thứ hai bên cạnh dịch vụ bảo đảm.
Trong dịch vụ này, KTV đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trợ giúp trong việc thiết kế

quy trình huấn luyện nhân viên... theo chương trình của mình hoặc yêu cầu của các
bộ phận khác trong đơn vị. Tuy nhiên, khi thực hiện dịch vụ tư vấn KTVNB cần


×