Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

TRẦN THỊ KIM LÝ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------

TRẦN THỊ KIM LÝ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: kế toán
MÃ SỐ: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần
mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây.Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn và công
bố đầy đủ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016
(Đã chỉnh sửa: ngày 10 tháng 04 năm 2017)

Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Lý


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 5
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................... 5
Kết cấu của luận văn................................................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................................... 7
1.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................................................... 7
1.2. Một số nghiên cứu nước ngoài:...................................................................................................... 8
1.3. Sơ lược một số mô hình nghiên cứu tiêu biểu trước đây:...................................................... 11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG PMKT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA............................................................................................................................................. 16
2.1. Lý thuyết nền tảng - lý thuyết về khuynh hướng đổi mới (Diffusion of innovations)....16
2.2. Một số mô hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán................................................................ 17
2.3. Một số vấn đề liên quan đến phần mềm kế toán và doanh nghiệp nhỏ và vừa.................19
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của DNNVV.................................................................................. 19
2.3.1.1. Khái niệm của DNNVV................................................................................................. 19
2.3.1.2. Những đặc điểm của DNNVVcó ảnh hưởng đến ứng dụng PMKT....................20
2.3.2. Khái niệm PMKT, đặc điểm và mô hình hoạt động của PMKT................................... 22
2.3.3. Lợi ích của PMKT................................................................................................................... 23
2.3.4. Công nghệ thông tin và mối quan hệ với PMKT............................................................. 25
2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu................................................................................................... 28
2.4.1. Ảnh hưởng của nhân tố sự ủng hộ của nhà quản lý đến ứng dụng PMKT................29


2.4.2. Ảnh hưởng của nhân tố lợi thế tương đối đến ứng dụng PMKT.................................. 29
2.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí đến ứng dụng PMKT.................................................... 30
2.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố rủi ro ứng dụng đến ứng dụng PMKT.................................... 31
2.4.5. Ảnh hưởng của nhân tố áp lực thay đổi quy trình hiện tại đến ứng dụng PMKT. . .31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 33
3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................................... 33
3.2. Quy trình nghiên cứu...................................................................................................................... 34
3.3. Thang đo............................................................................................................................................ 35
3.3.1. Sự ủng hộ của nhà quản lý (Premkumar, 1994)................................................................ 36
3.3.2. Lợi thế tương đối (Premkumar, 1994)................................................................................ 36
3.3.3. Chi phí (Premkumar, 1994)................................................................................................... 37

3.3.4. Rủi ro ứng dụng (Razi & Madani, 2012)........................................................................... 37
3.3.5. Áp lực thay đổi quy trình (Chan & Ngai, 2007)............................................................... 37
3.3.6.Ý định ứng dụng PMKT (Chen & cộng sự, 2011)............................................................ 38
3.4. Thiết kế mẫu và bảng câu hỏi....................................................................................................... 38
3.5. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích dữ liệu................................................................................... 39
3.5.1. Kỹ thuật đánh giá thang đo.................................................................................................... 39
3.5.2. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................ 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 42
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu............................................................................................................. 42
4.2. Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha)............................................................... 45
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................................. 47
4.3.1. Điều kiện khi phân tích EFA................................................................................................. 47
4.3.2. Kết quả phân tích EFA............................................................................................................ 48
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 51
4.4.1. Phân tích tương quan.............................................................................................................. 51
4.4.2. Phân tích hồi quy..................................................................................................................... 52
4.5. Thảo luận kết quả............................................................................................................................ 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 59


5.1. Tóm tắt kết quả................................................................................................................................. 59
5.2. Đóng góp của luận văn................................................................................................................... 59
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai......................................................................... 61
5.4. Kết luận.............................................................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình của Premkumar & Roberts (1999)

Hình 1.2. Mô hình của Thong (1999)
Hình 1.3. Mô hình của Razi & Madani (2012)
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu chính thức (nguồn: tổng hợp từ Premkumar & Roberts, 1999;
Anders Haug & cộng sự, 2011; Riza & Madani, 2012)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức theo hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Nguyễn Bích Liên & Nguyễn Phước
Bảo Ấn, 2015).
Hình 2.2. Mô hình hoạt động của PMKT (trường hợp phần mềm Misa)
Hình 4.1.Mô hình kết quả kiểm định giả thuyết sau khi phân tích hồi quy


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................... 20
Bảng 4.1. Thống kê một số đặc điểm mẫu khảo sát............................................................................ 43
Bảng 4.2.Mô tả tần số của ba biến quan sát – ý định ứng dụng PMKT.......................................... 45
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha................................................ 45
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu cần xem xét khi phân tích EFA....................................................................... 48
Bảng 4.5. KMO và kiểm định Bartlett.................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần biến độc lập....................................... 49
Bảng 4.7. KMO và kiểm định Bartlett.................................................................................................... 50
Bảng 4.8. Thành phần của biến phụ thuộc............................................................................................. 50
Bảng 4.9. Ma trận tương quan giữa các biến......................................................................................... 52
Bảng 4.10. Kết quả hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter........................................................ 53
Bảng 4.11. Tóm tắt kết quả sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ giả thuyết
nghiên cứu..................................................................................................................................................... 55
Bảng 4.12. Vị trí quan trọng của các nhân tố (mức độ tác động đến ứng dụng PMKT).............56


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu: Đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kế toán
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định một số
nhân tố có tác động đến ý định sẽ ứng dụng phần mềm kế toán đối với đơn vị chưa
ứng dụng, hoặc ý định sẽ nâng cấp, mở rộng thêm các tính năng phần mềm kế toán
đối với các đơn vị đã sử dụng qua phần mềm. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm
vi thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng khảo sát là các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý,

bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoặc chưa sử dụng phần mềm
kế toán. Từ đó, xác định nhu cầu ứng dụng, cũng như phân tích nhân tố nào sẽ có tác
động đáng kể đến việc ứng dụng của doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số
kiến nghị đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, cũng như đối với nhà
cung cấp giải pháp phần mềm. Mục đích nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp nhỏ
hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị mình, nâng cao được năng
lực cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
Nghiên cứu đề xuất một số nhân tố gồm: sự ủng hộ của nhà quản lý, lợi thế tương
đối, chi phí, rủi ro ứng dụng và áp lực thay đổi quy trình. Với giả định là các nhân tố
này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh
nghiệp này.
Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò nhất định
trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao
động. Việt Nam cũng không ngoại lệ, các DNNVV luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
doanh nghiệp cả nước. Trong khi hàng năm số lượng doanh nghiệp buộc phải ngừng
hoạt động, phá sản diễn biến theo xu hướng ngày càng tăng, các DNNVV của Việt
Nam với quy mô về vốn không lớn nên khó có thể trụ vững khi môi trường kinh
doanh có biến động. Vì vậy, một trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh,
cũng như năng lực quản lý, nhằm giúp DNNVV không ngừng phát triển đó là phải
đổi mới, phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách linh hoạt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình, và nhất là bộ phận kế toán.



2

Thông tin kế toán luôn giữ vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi đề cập thông tin kế toán, PMKT chính là một công cụ quan trọng trong việc ghi
nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Thực tế tại Việt Nam, theo số liệu đã được khảo sát
và báo cáo, số lượng DNNVV đã sử dụng phần mềm trong trong công tác kế toán
mặc dù có tăng lên qua các năm: 47, 98% (báo cáo ứng dụng CNTT 2012); 75, 9%
SL DNNVV được khảo sát (báo cáo thương mại điện tử, 2014); 78,3% SL DNNVV
được khảo sát (báo cáo thương mại điện tử, 2015). Tuy nhiên, mức độ ứng dụng các
chức năng của PMKT đối với các DNNVV hầu như chỉ dừng lại ở việc xử lý các
nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh thông thường. Các báo cáo
quản trị cũng như các chức năng phân tích tình hình hoạt động tại đơn vị chưa được
quan tâm nhiều, cũng như chưa có sự kết nối thông tin giữa các bộ phận với nhau.
Thậm chí vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa trang bị PMKT nào. Vấn đề đặt ra là
các doanh nghiệp hiện nay có ý định ứng dụng PMKT hay nâng cấp thêm chức năng
của PMKT hay không? Nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng
PMKT?
Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng phần mềm kế toán

tại doanh nghiệp không ít. PMKT từ lâu đã giữ tầm quan trọng trong các doanh
nghiệp và trở thành đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 2006, tác giả
Nguyễn Việt & cộng sự đã nghiên cứu một đề tài khoa học cấp bộ về vấn đề xây
dựng PMKT sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; tác giả Trần
Phước (2007), đề cập đến “giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức PMKT doanh
nghiệp tại Việt Nam”. Bên cạnh đó, có nghiên cứu trình bày vấn đề liên quan đến các
tiêu chí chất lượng phần mềm Việt Nam, nhằm đưa ra giải pháp lựa chọn sử dụng
PMKT trên cơ sở đưa ra các chỉ tiêu chất lượng phần mềm (Đặng Thị Kim Xuân,
2011); Một nghiên cứu khác ở phạm vi rộng hơn, được nhóm tác giả khảo sát tại các
tỉnh miền Nam (Võ Văn Nhị & cộng sự, 2014), nghiên cứu liên quan đến

định hướng lựa chọn PMKT cho DNNVV, thông qua xác định các tiêu chí lựa chọn
dựa sự tác động của yếu tố chất lượng phần mềm, và các yếu tố liên quan đến nhà
cung cấp phần mềm. Đề cập đến vấn đề định hướng tích hợp kế toán quản trị cho


3

các PMKT áp dụng cho DNNVV, tác giả Đỗ Thị Thanh Ngân (2014), nghiên cứu
định hướng tích hợp cho các PMKT áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam. Tác giả Phạm
Thị Tuyết Hường (2016) đề cập sự ảnh hưởng của chi phí sử dụng PMKT đến quyết
định sử dụng PMKT của DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh.
Trên thế giới, các nghiên cứu cụ thể về ứng dụng PMKT không nhiều, phần
lớn là nghiên cứu đến ứng dụng CNTT nói chung: nghiên cứu liên quan đến khuynh
hướng thay đổi công nghệ, đến ứng dụng CNTT (Premkumar & Roberts, 1999;
Thong, 1999). Các tác giả cũng đã xây dựng nhiều khuôn mẫu lý thuyết liên quan đến
các nhân tố có tác động đến ứng dụng CNTT. Nghiên cứu này cùng với một số
nghiên cứu khác đã đưa ra các nhân tố được xác định là có khả năng ảnh hưởng đến
ứng dụng CNTT, chẳng hạn như: lợi ích cảm nhận (perceived benefits), sự sẵn sàng
của tổ chức (organizational readiness), chi phí tài chính (financial cost), sức ép cạnh
tranh (competitive pressure), sự hiểu biết về CNTT (information technology
knowledge), độ tuổi (age),… Gần đây, một số nghiên cứu có liên quan như tính sẵn
sàng ứng dụng CNTT, trong đó tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính
sẵn sàng cho CNTT (Anders Haug & cộng sự, 2011; Romano Dyerson & R.hairind
Ranath, 2013), tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu là góp phần xây dựng các
khuôn mẫu lý thuyết, chưa được kiểm nghiệm nhiều trong thực tế. Các nghiên cứu
cũng trở thành nền tảng lý thuyết cho các đề tài sau này với nhiều nội dung khác nhau
như: thương mại điện tử, thông tin truyền thông, ứng dụng Internet, phần mềm hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Recource Planning),…Riêng nội
dung về ứng dụng phần mềm kế toán tại các DNNVV vẫn còn khá mới, đặc biệt tại
Việt Nam.

Vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn một số nội dung về ứng dụng phần mềm kế toán,
tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng Phần mềm kế
toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh”. Qua đó, tác giả xác
định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến ứng dụng phần mềm kế toán, cũng như phân
tích, so sánh với kết quả của nghiên cứu trước.
Các nhân tố được đề xuất trong nghiên cứu gồm:


4

 Sự ủng hộ của nhà quản lý (top management support);
 Lợi thế tương đối (relative advantage);
 Chi phí (cost),
 Rủi ro ứng dụng (adoption risk);
 Áp lực thay đổi quy trình (pressure).

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu các nhân tố
ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu về quan điểm của các nhà quản lý, các chủ doanh

nghiệp trong việc ứng dụng PMKT tại đơn vị mình
-


Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần

mềm kế toán
-

Xây dựng và kiểm định mô hình nhằm phân tích các yếu tố tác

động như thế nào đến ứng dụng PMKT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
TP.HCM
-

Biết được nhu cầu ứng dụng cũng như các yêu cầu của các chủ

doanh nghiệp thông qua việc phân tích và thập số liệu thực tế, là cơ sở
đáng tin cậy giúp ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thêm cái nhìn
tổng quan về lợi ích của PMKT
-

Giúp nhà cung cấp phần mềm có thể đưa ra những chiến lược

phát triển SP mới, chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời hơn, nhằm đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu cho các DNNVV
 Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề:


5


-

Sự ủng hộ của nhà quản lý liệu có ảnh hưởng đáng kể đến ứng

dụng PMKT tại DNNVV hay không?
-

Lợi thế tương đối liệu có ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng

PMKT tại DNNVV hay không?
-

Chi phí có ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng PMKT hay

không?
-

Rủi ro ứng dụng có ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng PMKT tại

DNNVV hay không?
-

Áp lực thay đổi quy trình có ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng

PMKT tại DNNVV hay không?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần

mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.
 Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: luận văn này tập


trung nghiên cứu việc ứng dụng PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng. Quá trình
nghiên cứu bắt đầu từ việc tổng hợp cơ sở lý thuyết đã có, các bài nghiên cứu trước
có liên quan, từ đó suy diễn ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và thu thập dữ
liệu, để kiểm định giả thuyết thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất.
Mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng cách tiến hành thu thập số liệu
thông qua khảo sát, có sử dụng phần mềm SPSS hỗ trợ đưa ra kết quả. Đầu tiên,
thang đo của các nhân tố được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha. Sau khi Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, tác giả tiến hành phân tích nhân tố
khám phá Exploratory Factor Analysis (gọi tắt là EFA). Cuối cùng là kiểm định mô
hình và giả thuyết nghiên cứu thông qua kỹ thuật phân tích tương quan và hồi quy.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm:


6

Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu: trình bày tóm tắt nội dung chính các
công trình nghiên cứu có liên quan, trong và ngoài nước, giới thiệu mô hình tiêu biểu
trước đây và đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Trình bày một số vấn đề liên quan đến hệ thống
thông tin kế toán, phần mềm kế toán, một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa,
giải thích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu quy trình, các bước tiến
hành nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu (như cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi),
thang đo sử dụng và trình bày lý thuyết về các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: kỹ
thuật đánh giá thang đo, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA.

Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: trình bày thông tin mẫu
nghiên cứu, xử lý mẫu; kết quả kiểm định chất lượng thang đo Cronbach’s Alpha; Kết
quả phân tích các nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy; và thảo luận kết quả.
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả, trình bày đóng góp của
luận văn, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai và kết luận.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Giới thiệu: Công nghệ thông tin từ lâu trên thế giới đã được xem như một công
cụ chiến lược để cải thiện và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trải
qua nhiều thập niên, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các quyết định
áp dụng CNTT dựa trên cả quản điểm cá nhân lẫn tổ chức. Trong các tài liệu về
CNTT, Rogers (1983) cho rằng mô hình ứng dụng CNTT của Premkumar &
Roberts (1999); Thong (1999) được đánh giá cao và vận dụng một cách phổ biến
trong các nghiên cứu công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới. Các nhân tố tiêu
biểu như: lợi thế cạnh tranh, sức ép bên ngoài, chi phí,…được nhận định là có
khả năng ảnh hưởng đến sử dụng CNTT
Các nhân tố khác như rủi ro ứng dụng (adoption risk), sự sẵn sàng của tổ chức
(company readiness) trong mô hình nghiên cứu của Radi & Madani (2012) được
đánh giá là có khả năng ảnh hưởng đến ý định ứng dụng phần mềm kiểm toán.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào định hướng lựa chọn
PMKT nhiều hơn và phân tích sâu vào thực trạng ứng dụng.

1.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Trần Phước (2007), đề cập đến “giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức
PMKT doanh nghiệp tại Việt Nam”. Đây là một luận án tiến sĩ, trong đó tác giả đã
nghiên cứu về thực trạng sử dụng PMKT tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra
các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức PMKT cho các doanh nghiệp, cũng như

giải pháp thiết kế PM cho doanh nghiệp có quy mô lớn. Luận án chủ yếu tập trung về
vấn đề thực trạng và giải pháp cho ứng dụng PMKT tại các công ty lớn.
Đỗ Thị Thanh Ngân (2014), “định hướng tích hợp kế toán quản trị cho
các PMKT áp dụng cho DNNVV”. Tác giả Đỗ Thị Thanh Ngân thông qua phân tích
và khảo sát đã cho thấy được vai trò của kế toán quản trị trong DNNVV. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các DNNVV, phần mềm phục vụ cho kế toán quản trị
chủ yếu là tính giá thành, quản lý công nợ phải thu, phải trả, và lập các báo cáo liên
quan. Các chức năng hoạch định về sản xuất, dự báo hàng tồn kho, lập các báo cáo
phân tích thì chưa được các doanh nghiệp ứng dụng trên phần mềm. Từ đó, tác giả
định hướng tích hợp kế toán quản trị cho PMKT áp dụng tại DNNVV, đồng thời đưa
ra giải pháp khi vận dụng có thể tổ chức tốt công tác kế toán quản trị tại đơn vị mình.
Hạn chế của nghiên cứu là tập trung phân tích vai trò của kế toán quản trị và thực
trạng ứng dụng kế toán quản trị trên phần mềm, kết quả cho thấy các DNNVV


8

chưa ứng dụng PMKT nhiều cho mục đích quản trị, nhưng nhân tố nào có ảnh hưởng
đáng kể đến việc ứng dụng thì tác giả chưa đề cập tới.
Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014), “Định hướng lựa
chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam”. Nhóm tác giả nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn PMKT thông qua việc đo
lường mức độ thỏa mãn của các DNNVV trong việc ứng dụng PMKT. Qua đó,
nghiên cứu đã chỉ ra hai nhân tố chính các tác động đáng kể: (1) dịch vụ hỗ trợ sử
dụng PMKT; (2) khả năng tạo mối quan hệ tốt giữa NCC PMKT với DN ứng dụng
PMKT, trong khi yếu tố chất lượng PM lại không có ảnh hưởng đáng kể. Đây cũng là
điểm phát hiện mới của nhóm tác giả. Hạn chế của nghiên cứu là chưa đề cập đến tiêu
chí mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích tác động đến mức độ thỏa mãn của DNNVV
khi sử dụng PMKT.
Phạm Thị Tuyết Hường (2016), luận văn “ảnh hưởng của chi phí sử dụng

PMKT đến quyết định sử dụng PMKT ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Thông qua luận văn, tác giả tập trung xác định
sự ảnh hưởng của chi phí đến quyết định sử dụng PMKT, có phân tích chi tiết sự tác
động của từng thành phần chi phí. Tuy nhiên tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, với các số liệu thu thập được tác giả đã tổng hợp, phân tích
thông qua thống kê mô tả. Và cuối cùng, tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu rằng chi
phí có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định sử dụng PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, chưa xem xét sự ảnh hưởng của chi phí đến ý định ứng dụng PMKT, đây cũng là
một lỗ hổng nghiên cứu.
1.2. Một số nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu của G.Premkumar & Marharet Roberts (1999): “Adoption
of new information technologies in rural small businesses”. Nghiên cứu phân
tích sâu về chấp nhận ứng dụng CNTT mới tại các doanh nghiệp nhỏ vùng nông
thôn nước Mỹ. Tác giả cho rằng việc ứng dụng một công nghệ mới – công nghệ
truyền thông đối với doanh nghiệp nhỏ vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức, do đối
tượng này có nhiều hạn chế nhất là về khả năng tài chính so với các tổ chức


9

lớn. Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ
thông tin. Trong đó, các nhân tố như: lợi thế tương đối (relative advantage), hỗ trợ
quản lý cấp cao (top management support), quy mô tổ chức (organizational size), áp
lực cạnh tranh (external pressure and competitive pressure) được xem là các nhân tố
có ảnh hưởng đáng kể. Đây là một trong các nghiên cứu được đánh giá cao trên các
tạp chí khoa học quốc tế. Hạn chế nghiên cứu: do giới hạn về số lượng mẫu, nên các
nghiên cứu sau cần mở rộng mẫu phân tích để khẳng định thêm sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến trên đến ứng dụng công nghệ mới, cũng như mở rộng về nội dung
nghiên cứu.
Nghiên cứu của Y.L.Thong (1999): “An intergrated model of

information systems adoption in small Businesses”. Theo mô hình này, tác giả
Y.L. Thong (1999) đã nghiên cứu việc ứng dụng hệ thống thông tin trong những
doanh nghiệp nhỏ tại Singapore với số lượng mẫu 1200 doanh nghiệp. Tác giả tập
trung phân tích sự tác động của các nhân tố: đặc điểm của nhà lãnh đạo (khuynh
hướng đổi mới; sự hiểu biết về hệ thống thông tin), đặc điểm của CNTT (lợi ích của
hệ thống thông tin; sự tương thích của hệ thống; độ phức tạp của hệ thống), đặc
điểm của tổ chức (quy mô, sự hiểu biết của người lao động về hệ thống thông tin,
cường độ thông tin), đặc điểm môi trường (sự cạnh tranh). Trong đó, sự tương thích
của hệ thống, cường độ thông tin và sự cạnh tranh không có ảnh hưởng đến ứng
dụng hệ thống thông tin. Hạn chế nghiên cứu: nghiên cứu có phát hiện mới là nhân
tố cạnh tranh không có ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin, và điều này
khác với nghiên cứu trước, vẫn cần có sự kiểm định lại tại các khu vực khác nhau
nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa nhân tố cạnh tranh và sự ứng dụng CNTT. Tác
giả sẽ kiểm định lại nhân tố này, trong mối quan hệ tác động đến ý định ứng dụng
PMKT.
Anders Haug & cộng sự (2011), “IT readiness in small and medium sized
enterprises”. Tác giả đặc biệt nghiên cứu về khuôn mẫu tính sẵn sàng cho CNTT tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu có
liên quan trước đó về sự chấp nhận CNTT (Sarosa & Zowghi, 2003;


10

Chan & Ngai, 2007). Từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính sẵn sàng cho
CNTT trong DNNVV. Tác giả nghiên cứu ba nhóm yếu tố có sự tác động đáng kể,
bao gồm: Nhóm nhân tố liên quan đặc điểm công ty: (1) áp lực thay đổi quy trình
hiện tại; (2) khả năng rủi ro xét trong mối quan hệ với lợi ích thu được. Nhóm nhân
tố liên quan đến đặc điểm quản lý: (1) thói quen CNTT; (2) sự hỗ trợ dự án CNTT.
Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm nhân viên: (1) kỹ năng CNTT; (2) thái độ và
sự chấp nhận dự án CNTT. Các yếu tố trên đã làm rõ mức độ sẵn sàng CNTT tại các

DNNVV, từ đó giúp các doanh nghiệp có được quyết định đúng đắn trong lựa chọn
và ứng dụng CNTT. Có thể nói tác giả Anders Haug & cộng sự (2011) đã đưa ra khái
niệm và cách đánh giá khá sâu sắc về tính sẵn sàng ứng dụng CNTT tại các DNNVV,
là một trong các nghiên cứu được đánh giá cao, trở thành cơ sở lý thuyết cho các
nghiên cứu sau đó. Hạn chế của tác giả là chỉ mới đưa ra khuôn mẫu về tính sẵn sàng
CNTT thông qua việc so sánh, phân tích các đặc điểm của ba công ty, chưa qua kiểm
định thực tế.
Razi & Madani (2012), “An analysis of attributes that impact adoption
of audit software in Saudi Arabia”. Liên quan đến ứng dụng phần mềm kiểm toán
tại khu vực Saudi Arabia, tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
nhân học và tâm lý học (Demographic and psychometric): tuổi, lợi ích cảm nhận,
rủi ro ứng dụng, sự sẵn sàng của công ty, sức ép bên ngoài. Kết quả cho thấy nhân
tố áp lực bên ngoài không có ảnh hưởng đáng kể, trong khi nhân tố sự sẵn sàng của
công ty, lợi ích cảm nhận và rủi ro ứng dụng lại có tác động tích cực đến ý định sử
dụng phần mềm kiểm toán. Hạn chế nghiên cứu: Nghiên cứu đã khám phá rằng áp
lực bên ngoài không ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kiểm toán, kết quả này
dựa trên nghên cứu tại một quốc gia phát triển, chưa được nghiên cứu ở các nước
đang phát triển. Đồng thời, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến nhiều nhân tố có khả
năng có ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm như: áp lực cạnh tranh, văn hóa tổ
chức, phong cách quản lý,…
Khe hổng nghiên cứu: Như vậy, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, các
nghiên cứu trong nước và ngoài nước gần như rất ít đề cập đến ứng dụng PMKT tại


11

các DNNVV, đặc biệt là giai đoạn có ý định ứng dụng. Phần lớn tập trung phân tích
về việc ứng dụng và chấp nhận CNTT nói chung, sử dụng công nghệ mới nói riêng:
internet, công nghệ truyền thông, thương mại điện tử,.... Các nghiên cứu tại Việt
Nam chủ yếu tìm hiểu thực trạng ứng dụng PMKT, giải pháp xây dựng và nâng cấp

PM, cũng có nghiên cứu các tiêu chí về chất lượng PMKT. Qua đó, tác giả nhận thấy
chưa có nghiên cứu nào đặc biệt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng
PMKT, sự tác động của các nhân tố đến ứng dụng phần mềm, đặc biệt dựa trên nền
tảng lý thuyết khuynh hướng đổi mới (innovation). Đây cũng là nội dung nghiên cứu
mà tác giả mong muốn làm rõ. Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng
PMKT tại các DNNVV tại TP.HCM” là một hướng tiếp cận khác liên quan đến ứng
dụng công nghệ mới trong lĩnh vực kế toán, cụ thể nghiên cứu này tập trung phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm – giai đoạn ý định ứng dụng, không
tập trung nghiên cứu giai đoạn quyết định lựa chọn phần mềm.
1.3. Sơ lược một số mô hình nghiên cứu tiêu biểu trước đây:
- Mô hình của Premkumar & Roberts (1999): Theo nghiên cứu này, tác giả

Premkumar & Roberts đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng
công nghệ mới, cụ thể là công nghệ truyền thông: online data access, e-mail, EDIElectronic data interchange, internet. Cụ thể các nhân tố được chia thành ba nhóm:
đặc điểm đổi mới, đặc điểm tổ chức và đặc điểm môi trường (hình 1.1).
Kết quả từ nghiên cứu của Premkumar & Roberts (1999) cho thấy nhân tố lợi thế
cạnh tranh có ảnh hưởng đáng kể đến cả bốn công nghệ truyền thông: online data
access, e-mail, EDI, internet. Chi phí chỉ có ý nghĩa thống kê đối với công nghệ
internet. Sự hỗ trợ của nhà quản lý và áp lực cạnh tranh cùng có ảnh hưởng đến ba
công nghệ gồm: online data access, e-mail, internet.


12

Innovation characteristics (đặc điểm đổi mới)
Relative Advantage (lợi thế tương đối)
Cost (chi phí)
Complexity (sự phức tạp)
Compatibility (khả năng tương thích )


Organizational characteristics (đặc điểm tổ chức)
Top management support (Sự hỗ trợ nhà quản lý cấp cao)
Size (quy mô)
IT Expertise (chuyên gia CNTT)

Adoption decision
(quyết định sử dụng)

Environmental characteristics (đặc điểm môi trường)

Competitive Pressure (sức ép/ áp lực cạnh tranh)
External Support (hỗ trợ bên ngoài)
Vertical Linkages (các mối liên kết dọc)

Hình 1.1. Mô hình của Premkumar & Roberts (1999)
- Mô hình của Thong (1999): trong nghiên cứu này, tác giả Thong đã nghiên cứu

các nhân tố tác động đến ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp nhỏ tại Singapore.
Các nhân tố được chia thành bốn nhóm nhân tố như trong hình 1.2. Đầu tiên, tác giả
Thong xác định nhân tố nào có tác động đáng kể đến ứng dụng CNTT, nếu có tác
động đáng kể thì bước tiếp theo tác giả Thong nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân
tố đó đến mức độ ứng dụng CNTT. Kết quả là các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
(hình 1.2) đều có tác động đáng kể đến ứng dụng CNTT, riêng nhân tố
cường độ thông tin và sự cạnh tranh thì không có ý nghĩa thống kê vì có mức ý nghĩa
lớn hơn 0,05.


13

CEO’s characteristics (đặc điểm của nhà lãnh

đạo) CEO’s innovativeness
(Khuynh hướng đổi mới của nhà lãnh đạo)
CEO’s IS Knowledge
(sự hiểu biết về hệ thống thông tin của nhà lãnh đạo)

If adopt

IS characteristics (đặc điểm hệ thống thông tin)
Relative Advantage of IS (lợi thế tương đối của hệ thống)

Complexity (sự phức tạp)
Compatibility (khả năng tương thích )

Organizational characteristics (đặc điểm tổ chức)
Size Business (quy mô)
Employees’s IS knowledge
(Sự hiểu biết về hệ thống của nhân viên )
Information intensity (cường độ thông tin)

Environmental characteristics (đặc điểm đmôi trường)

Competitive (sự cạnh tranh)

Hình 1.2. Mô hình của Thong (1999)
- Mô hình của Razi & Madani (2012): trong nghiên cứu này, tác giả Razi &

Madani đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kiểm toán
thông qua nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến ý định ứng dụng phần mềm
kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý
định ứng dụng phần mềm kiểm toán, riêng nhân tố sức ép bên ngoài (external

pressure) không có ý nghĩa thống kê.


14

Expertise
(Chuyên gia)

Perceived Benefits
(Lợi ích cảm nhận)

Age (tuổi)

Adoption Risk
(rủi ro ứng dụng)

Past adoption experience
(kinh nghiệm ứng dụng
trong quá khứ)

Intention to adopt Audit

Software
(Ý định ứng dụng PM
kiểm toán )

Company Readiness
(Sự sẵn sàng công ty)

External Pressure

(Sức ép bên ngoài)

Hình 1.3. Mô hình của Razi & Madani (2012)

Từ các mô hình nghiên cứu trên, và thông qua sự góp ý của một số chuyên gia
trong lĩnh vực kế toán, quản lý (danh sách chuyên gia đính kèm tại phụ lục 2), tác giả
đã chọn lọc một số nhân tố có khả năng sẽ ảnh hưởng đến ứng dụng PMKT tại các
DNNVV ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam: sự ủng hộ của nhà quản lý (top
management support), lợi thế tương đối (relative advantage), chi phí (cost), rủi
ro ứng dụng (adoption risk), áp lực thay đổi quy trình (pressure).
Sự ủng hộ của nhà
quản lý
Lợi thế tương đối

Chi phí

Ý định ứng dụng phần mềm kế
toán

Rủi ro ứng dụng

Áp lực thay đổi quy
trình

Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu chính thức (nguồn: tổng hợp từ Premkumar &

Roberts, 1999; Anders Haug & cộng sự, 2011; Riza & Madani, 2012)


15


*Vai trò của các biến trong mô hình: các nhân tố tác động đến ý định ứng
dụng PMKT gồm: sự ủng hộ của nhà quản lý, lợi thế tương đối, chi phí, rủi ro ứng
dụng, áp lực thay đổi quy trình hiện tại, giữ vai trò là biến độc lập. Nhân tố ý định
ứng dụng phần mềm kế toán giữ vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu
chính thức (hình 1.4).


16

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG PMKT
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Giới thiệu: Tiếp theo phần tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài
nước tại chương 1, chương này tập trung trình bày các nội dung liên quan đến đề
tài như: lý thuyết đổi mới (innovations), lý thuyết về ứng dụng CNTT
(information technology adoption), một số khái niệm liên quan đến hệ thống
thông tin kế toán tại doanh nghiệp, khái niệm liên quan đến PMKT, đến DNNVV,
về mối quan hệ giữa CNTT và PMKT. Ngoài ra, nội dung chương còn giải thích
về các nhân tố có ảnh hưởng đến ứng dụng PMKT gồm: sự ủng hộ của nhà quản
lý, lợi thế tương đối, chi phí, rủi ro ứng dụng, áp lực thay đổi quy trình.

2.1. Lý thuyết nền tảng - lý thuyết về khuynh hướng đổi mới (Diffusion of
innovations)
Sự đổi mới không phải chỉ giới hạn ở những phát minh, khám phá mới, sự đổi
mới này còn được hiểu đơn giản là ý tưởng thay đổi, một hành động đổi mới của tổ
chức hoặc cá nhân. Sự đổi mới có thể là lần đầu tiên doanh nghiệp sử dụng một sản
phẩm hay dịch vụ mới, đưa vào quá trình hoạt động của đơn vị. Kết quả có thể tạo
ra sự sáng tạo và khai thác được các cơ hội cho mình. Những nghiên cứu về đổi mới
công nghệ xác định nhiều nhân tố khác nhau có khả năng quyết định đến chấp nhận
ứng dụng một sự đổi mới (Wiley, 1973; Rogers, 1983). Tuy nhiên, lý thuyết về sự

đổi mới được đúc kết từ nhiều nghiên cứu khác nhau, vì vậy mỗi nghiên cứu có thể
sẽ có vài khác biệt về nội dung. Mặc dù chưa có sự nhất quán giữa các nội dung
trong mô hình nghiên cứu của các tác giả trước đây, nhưng nhìn chung vẫn có sự
tương đồng. Nhóm các nhân tố được nghiên cứu phổ biến là: đặc điểm của người ra
quyết định trong tổ chức, đặc điểm về đổi mới công nghệ, đặc điểm của tổ chức và
đặc điểm của môi trường hoạt động.
Vận dụng lý thuyết về khuynh hướng đổi mới: dựa vào lý thuyết đổi mới,
đối với nội dung liên quan đến ứng dụng PMKT, một số nhân tố được đề xuất có
khả năng ảnh hưởng đến ý định ứng dụng PMKT gồm 5 nhân tố: sự ủng


17

hộ của nhà quản lý, lợi thế tương đối, chi phí, rủi ro ứng dụng, áp lực thay đổi quy
trình hiện tại.
Trước khi đi sâu tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ứng dụng PMKT,
tác giả tìm hiểu sự khác biệt giữa hai hệ thống: kế toán máy (có sử dụng phần mềm)
và kế toán thủ công.
2.2. Một số mô hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin là một hệ thống do con người tạo ra thường gồm tổ hợp các
thành phần của máy tính để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu để cung cấp các thông
tin đầu ra cho người sử dụng. Hệ thống thông tin kế toán là một cấu phần đặc biệt của
hệ thống thông tin quản lý, nhằm thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan
đến nghiệp vụ kinh tế tài chính. Từ lâu trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu về hệ
thống thông tin đã đề xuất các vấn đề liên quan đến đổi mới công nghệ và sự ứng
dụng (Farlan 1982). Kể từ khi hệ thống thông tin được xem như một sự đổi mới công
nghệ, các lý thuyết về đổi mới trở thành tài liệu cho các nghiên cứu thực nghiệm có
liên quan đến sự ứng dụng (adoption).
** Mô hình kế toán truyền thống-kế toán thủ công
Là mô hình được hình thành và phát triển từ khi kế toán kép xuất hiện và được

xử lý trong môi trường kế toán thủ công. Hoạt động xử lý kế toán nhằm mục đích chủ
yếu là giúp người sử dụng biết được kết quả ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế tới tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Quy trình xử lý gồm các bước cơ bản: thu thập dữ
liệu; phân tích nghiệp vụ và ghi nhật ký; chuyển sổ chi tiết, sổ cái; điều chỉnh, khóa
sổ; kiểm tra dữ liệu ghi chép trên sổ và lập báo cáo tài chính (Nguyễn Bích Liên &
Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2015).
Hạn chế cơ bản của mô hình kế toán truyền thống là ngay từ giai đoạn thu thập
dữ liệu ban đầu, kế toán chỉ giới hạn dữ liệu liên quan đến tình hình tài chính, cụ thể
là dữ liệu lưu trữ trong các sổ chi tiết, sổ cái gồm các số phát sinh, số dư theo từng
đối tượng kế toán, nhằm phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính. Mô hình này
chủ yếu thiết kế theo từng bộ phận chức năng, từng hoạt động kinh doanh riêng


×