Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phương pháp HCM.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.8 KB, 18 trang )

1
Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
Khoa Tại Chức – Lớp K35A6


Thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ Đề:
PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH






Giáo viên hướng dẫn: Ông Văn Năm
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1
Thành viên nhóm: + Nguyễn Đức Huy
+ Dương Đoàn Thuỷ Tiên
+ Trần Thị Mai Lan
+ Lăng Bảo Anh
+ Lương Thị Quỳnh Anh

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH .................................................. 3
1.1 Khái niệm phương pháp luận................................................................................................................. 3
1.2 Phương pháp Hồ Chí Minh.................................................................................................................... 3
1.2.1 Khái niệm phương pháp Hồ Chí Minh ............................................................................................ 3
1.2.2 Cơ sở hình thành và sự ra đời của phương pháp Hồ Chí Minh ........................................................ 4


1.2.2.1 Cơ sở hình thành ................................................................................................................ 4
1.2.2.2. Sự ra đời ........................................................................................................................... 5
1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh................................................................ 7
1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối
quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn ................................................. 7
1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ....................................... 7
1.2.3.3. Đạo đức Hồ Chí Minh – Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức. ................................................... 8

CHƯƠNG II - PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH ................................................................. 10
2.1. Khái niệm phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh .............................................................................. 10
2.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh .............................................. 10
2.3. Hệ thống phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. .............................................................. 11
2.3.1. Phương pháp chung và phương pháp riêng. ................................................................................. 11
2.3.2. Phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. ....................................................................... 12
.. 2.3.2.1. Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục
tiêu cho mọi hoạt động cách mạng ........................................................................................................ 12
2.3.2.2. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng. ..................... 13
2.3.2.3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến ................................................................................................ 13
2.3.2.4. Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Thời, Thế và Lực. .................. 14
2.3.2.5 Biết thắng từng bước ........................................................................................................ 15
2.3.2.6. Kết hợp các phương pháp................................................................................................ 16

KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 17
3
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH


1.1 Khái niệm phương pháp luận


Từ trước đến nay đã từng có rất nhiều định nghĩa cho từ “ phương pháp”, trong đó có thể kể đến
những định nghĩa được liệt kê sau đây.

- Theo từ điển triết học: “Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là cách thức đạt tới mục tiêu, là
một hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Theo nghĩa triết học chuyên môn, với
tính cách là phương tiện nhận thức, phương pháp là cách thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu
trong tư duy ”.
- Theo tác phẩm Phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh của một tập thể tác giả viết do giáo sư
Đặng Xuân Kỳ chủ biên viết “ Phương pháp là tòan bộ những cách thức với tính chất là một hệ
thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã
được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
của con người, khách thể để thực hiện mục đích đã định. ”
- Các nhà nghiên cứu lại cho rằng phương pháp là sản phẩm thuần túy của tư duy, xuất phát hoàn
toàn từ ý muốn chủ quan của con người, chỉ những gì thuộc về nhận thức và cải tạo thế giới
khách quan.
- Tác phẩm Tìm Hiểu Phương Pháp Hồ Chí Minh lại định nghĩa rằng “ Phương pháp là những
cách thức, những biện pháp, những quan điểm và nguyên tắc nhật định mà chủ thể lựa chọn và
xác định để thực hiện một yêu cầu, một nhiệm vụ nào đó mà mình định ra hoặc đáp ứng một đòi
hỏi nhất định của thực tiễn liên quan trực tiếp tới hoạt động của mình. ”

Vì vậy, phương pháp bao giờ cũng được hình thành từ sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa cái khách
quan và cái chủ quan. Nó là một phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Phương
pháp được xây dựng dựa trên một cơ sở lý luận nhất định với nguồn gốc và mục tiêu là thực tiễn, là
những kết quả mà con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.
Nó được coi là cách thức phù hợp để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn.

1.2 Phương pháp Hồ Chí Minh

1.2.1 Khái niệm phương pháp Hồ Chí Minh


Phương pháp Hồ Chí Minh là phương thức, cách thức hay những bước đi để thể hiện tư tưởng
của người. đó chính là hình thức biểu hiện cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực
tiễn, hay nói ngắn gọn hơn, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực tiễn hóa, vật chất hóa trong
4
phương pháp của Người. Phương pháp ấy từ tư tưởng của Người đã vượt ra ngoài thực tiễn và
trở thành hành động thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn và cải tạo thực tiễn.

Phương pháp ấy thống nhât và nhất quán với tư tưởng, và cùng với phong cách Hồ Chí Minh, nó
đã góp phần làm cho tư tưởng thêm sâu sắc, khẳng định thêm tính dung đắn trong tư tưởng của
Người.

Như vậy, đường lối cách mạng là mục tiêu, phương hướng chiến lược hay là con đường đi lên
của cách mạng với những quan điểm cơ bản nhất được xác định. Còn phương pháp cách mạng là
cách thức tiến hành cách mạng với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc ứng xử được thực
hiện bằng những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp. phương pháp ấy cốt yếu phục vụ cho
mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân

1.2.2 Cơ sở hình thành và sự ra đời của phương pháp Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Cơ sở hình thành

Cơ sở hình thành của phương pháp Hồ Chí Minh cũng chính là cơ sở hình thành tư tưởng
của Người, bởi phương pháp chính là một bộ phận trong tư tưởng của người. Phương pháp
ấy bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin.

a. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu
nước truyền thống Việt Nam luôn được gìn giữ và phát huy, chủ nghĩa yêu nước ấy mang

đậm tính chất nhân văn, vì lợi ích chung của dân tộc. Từ truyền thống tốt đẹp đó, đã có bao
tư tưởng yêu nước mới được sản sinh trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống
nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xâm chiếm của giặc ngoại xâm, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc, trong đó nổi bật là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

Truyền thống ấy chính là lòng yêu quê hương đất nước, ý chí kiên cường, bất khuất, tự lực,
tự cường; là tấm lòng sắt son, thuỷ chung; là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
thân tương ái, là khí chất thông minh, sáng tạo; là truyền thống quý trọng hiền tài,…mà cốt
lõi là lòng nồng nàn yêu nước. Hồ Chí Minh nhờ đó có động lực lớn lao để tìm con đường
giải phóng dân tộc.

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại:

Tư tưởng văn hóa phương Đông: Người đã khai thác Nho giáo (đó là triết lý hành động, tư
tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng một xã hội bình trị. Triết lý tu thân dưỡng tính.
đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyển thống hiếu học ) và Phật giáo ( là lòng vị tha bác ái,
thương người như thể thương thân, sống giản dị, lương thiện, tinh thần dân chủ bất khuất,
5
đề cao lao động ), cách ngôn biện chứng của Lão Tử, Mặc Tử… và lựa chọn những yếu tố
tích cực và phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.

Tư tưởng văn hóa phương Tây: Người tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng qua nhiều tác
phẩm của các nhà khai sáng, các giá trị của bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”
của Pháp; giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của “Tuyên Ngôn
Độc Lập” Mỹ .


c. Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh


Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nhưng là bộ phận tinh túy
nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc. Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý
luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
– con đường giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là
nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.

d. Khả năng tư duy, trí tuệ và phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh:

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế
giới cuôí thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại, chủ nghĩa Mác - Lênin và thông qua lăng kính chủ quan của Hồ Chí Minh. Một cách
biện chứng, sau khi ra đời tư tưởng của Người đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của thực
tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đưa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển lên một tầm cao mới.

1.2.2.2. Sự ra đời

Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh có thể chia làm năm giai
đoạn, gồm:

a. Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
của Hồ Chí Minh:

Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình,
quê hương, đất nước, tiếp thu quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn. Người đã lớn lên và sống
trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu
đựng, những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta. Từ đó hình thành nên

ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc, vốn văn hoá phong phú và chí hướng ra đi
tìm con đường cứu nước, cứu dân (Ái Quốc)
6

b. Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm đường lối cứu nước mới:

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến
Pháp, tiếp đó, Người đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, sống và hoạt động
với những người bị áp bức ở các thuộc địa, những người làm thuê ở các nước phương Tây,
khảo sát cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu về Cách
mạng Tháng Mười Nga. Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc -
Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Người đã từ thấm nhuần chủ nghĩa
dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một
chiến sĩ cộng sản.

c. Từ 1920 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam:

Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn trên địa bàn Pháp (1921 –
1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1929)…Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình
thành về cơ bản. Những công trình như “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường
Kách mệnh” (1927) và những bài viết của Người trong thời kì này đã thể hiện những quan
điểm lớn, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam.

d. Từ 1930 – 1945: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho
cách mạng Việt Nam, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản:

Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, Hồ
Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Cương lĩnh chính trị, đề ra

đường lối đúng đắn và tổ chức quần chúng đấu tranh. Người đã kiên trì giữ vững quan
điểm cách mạng của mình, vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển chiến lược cách mạng
giải phóng dân tộc, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập
mà Người đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra có quyền độc lập, tự do, bình đẳng. (Chí Minh)

đ. Từ 1945 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh:

Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân vừa tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 – 1954); tiến
hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Giai
đoạn này tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới

Đây còn là giai đoạn mở ra những thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nổi bật là thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tiếp đến là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; ngày nay tư tưởng của Người tiếp tục dẫn dắt nhân dân ta
7
thành công trong sự nghiệp đổi mới.

1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh

1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa
các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.

Phương pháp Hồ Chí Minh được xem là phương pháp nhận biết và xử lý các mối quan hệ.
Khi hành động Người luôn chủ động, kiên quyết, cân nhắc kỹ càng, đồng thời cũng khéo léo,
linh hoạt trong từng tình huống, thay đổi đúng lúc, kịp thời cho phù hợp với điều kiện khách
quan. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ khả năng tư duy biện chứng và sự sáng tạo trong thực hành
phép biện chứng ở Người. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ nhận thức đến hành động, từ

hoạt động tư tưởng lý luận đến đấu tranh chính trị, Người luôn tìm hiểu thấu đáo và cặn kẽ,
đồng thời hành động kiên quyết và dứt khoát.

“ Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công ”
( Học đánh cờ - Hồ Chí Minh )

Hồ Chí Minh có cơ hội được tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin và nhận ra đây là chủ nghĩa
phù hợp nhất, đúng đắn nhất cho dân tộc, Người đã nắm vững bản chất của chủ nghĩa Mác-
Lênin, nắm vững tinh thần và phương pháp của nó chứ không phải chỉ thuộc câu chữ. Người
coi đó như là một kim chỉ nam cho hành động giải phóng dân tộc.

Người xem xét, quan sát, nhận ra các đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển đặc
trưng của xã hội nước ta trong thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ, từ đó Người giải quyết thành công
trong lý luận và trong thực tiễn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, tìm ra con đường giải
phóng dân tộc dưới hình thức cuộc đấu tranh vô sản mà con đường phát triển là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản áp bức
bóc lột.

1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một
trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động,
vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời.
Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động
quyết định và lý luận phản ánh vào thực tiễn. Lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ
những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×