Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BTHK Thanh tra, Khiếu tố: Phân tích nguyên tắc Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.2 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành
động xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra. Theo quy định trong Luật Thanh tra năm 2004 thì “hoạt động thanh
tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức và cá nhân là đối tượng thanh tra”. Mặt khác, thực tế công tác thanh tra cũng
cho thấy vẫn còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra. Để khắc phục tình trạng này, Luật Thanh tra năm
2010 đã bổ sung thêm nguyên tắc hoạt động thanh tra “không trùng lặp về phạm vi,
đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra”. Để tìm hiểu về 2 nguyên tắc không cản trở và không trùng lặp trong
hoạt động thanh tra, em xin chọn đề bài số 02: “Phân tích nguyên tắc: Không
trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và chứng minh rằng các quy định
của Luật Thanh tra đã bảo đảm được nguyên tắc này”.

NỘI DUNG
I. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Nội dung của nguyên tắc không trùng lặp
Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh
tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là nguyên tắc được quy định


mới từ Luật Thanh tra năm 2010. Thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra nhiều khi
có sự trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự
phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý giữa các chủ thể quản lý nhà nước hiện
nay còn chưa rạch ròi, nhiều lĩnh vực vẫn còn có sự chồng chéo, giẫm chân nhau…


mà cơ quan thanh tra là người giúp chủ thể quản lý nhà nước thanh tra đối với đối
tượng quản lý của họ. Do vậy, không tránh khỏi trên thực tế việc thanh tra trùng
lặp.
Để tránh được sự trùng lặp, đòi hỏi các cơ quan thanh tra trong hệ thống
thanh tra phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng
năm cũng như sự liên ngành trong quá trình thanh tra. Cụ thể, Thủ trưởng cơ quan
thanh tra cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên
quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng
lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là 1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm
tra, thanh tra đến 1 cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng 1 nội dung.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra
cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng
thời gian, thời hiệu thanh tra.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giúp tiết kiệm thời gian, công sức,
chi phí cho cả cơ quan thanh tra và đối tượng bị thanh tra (Vì nhân lực, kinh phí
của cơ quan thanh tra là có hạn, do đó nếu thanh tra bị trùng lặp thì cơ quan thanh
tra sẽ không đủ nhân lực, cũng như kinh phí để thực hiện hoạt động thanh tra, vì


vậy nguyên tắc này giúp hạn chế lãng phí kinh phí, nhân lực, thời gian cho cơ quan
thanh tra).
Đồng thời, nguyên tắc này cũng hạn chế sự ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
của đối tượng bị thanh tra (nếu đối tượng thanh tra bị thanh tra nhiều lần trong một
khoảng thời gian sẽ dẫn đến việc bị nghi ngờ về trình độ, chất lượng sản phẩm,….
việc này làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đối tượng bị thanh tra).
3. Những quy định trong Luật thanh tra 2010 bảo đảm nguyên tắc không
trùng lặp
3.1. Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh

tra
Căn cứ: Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 36 Luật Thanh tra 2010
Việc phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra được
thực hiện hằng năm theo quy định tại Điều 36 Luật Thanh tra 2010, và được thực
hiện theo từng cấp, từ Thanh tra Chính phủ đến Thanh tra chuyên ngành thuộc bộ,
thanh tra tỉnh, cuối cùng là đến Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở, Ủy ban nhân
dân huyện. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra theo từng cấp, từ trên xuống dưới, cơ
qua thanh tra cấp dưới sẽ dựa vào kế hoạch của cơ quan thanh thanh tra cấp trên để
xây dựng kế hoạch thanh tra của mình, điều này sẽ giúp hạn chế được sự trùng lặp,
chồng chéo trong hoạt động thanh tra.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra nếu phát hiện chồng chéo về
phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra thì cơ quan thanh tra có trách
nhiệm thực hiện kế hoạch thanh tra phải phối hợp với các cơ quan thanh tra có liên
quan để xử lý. Xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra được hướng dẫn tại Điều 13


Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng
chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
3.2 Công khai Kế hoạch thanh tra
Căn cứ: Khoản 5 Điều 36 Luật thanh tra 20101
Theo quy định này, sau khi kế hoạch thanh tra được phê duyệt, Kế hoạch
thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức liên quan. Điều
này bảo đảm các cơ quan thanh tra có thể nắm bắt được nội dung kế hoạch thanh
tra, thời gian tiến hành thanh tra, từ đó có thể thay đổi kế hoạch thanh tra phù hợp,
tránh sự trùng lặp về thời gian, phạm vi, đối tượng thanh tra.
3.3. Công khai quyết định thanh tra
Căn cứ: Khoản 2 Điều 44: Quyết định thanh tra hành chính2
Khoản 2 Điều 52: Quyết định thanh tra chuyên ngành3
Theo quy định trên của Luật Thanh tra 2010, khi tiến hành hoạt động thanh
tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải công bố quyết định thanh tra cho những đối tượng

liên quan. Cụ thể như sau:
Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh
tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường
hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự.
1 Khoản 5 Điều 36: Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra
và cơ quan, tổ chức có liên quan
2 Khoản 2 Điều 44: Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi
cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15
ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản.
3 Khoản 2 Điều 52: Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.


Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; thông qua
chương trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu
cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra;
quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra; dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn
thanh tra; mối quan hệ công tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra; các nội
dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về
những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu. Việc công bố
quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp công bố quyết
định thanh tra được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra.
3.4. Công khai kết quả thanh tra
Căn cứ: Điều 39 Luật thanh tra 2010
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Thanh tra 2010, kết luận thanh tra
phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Ví dụ: Kết luận
thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc
bí mật nhà nước). Việc công khai quyết định thanh tra được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận

thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra. Việc công
khai kết luận thanh tra theo những hình thức:
Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc
người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.


Ngoài ra, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình
thức: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên Trang thông tin điện
tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ
sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời
gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02
lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết
định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra. Việc công khai kết quả
thanh tra sẽ giúp cho cơ quan thanh tra xác định được đối tượng thanh tra đã bị
thanh tra về những nội dung gì, thời gian nào, … nếu không xác định có vi phạm,
hay trùng về nội dung thanh tra thì trong một khoảng thời gian, đối tượng đó sẽ
không bị tiến hành thanh tra lại.
II. Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
đối tượng thanh tra
1. Nội dung của nguyên tắc không cản trở
Khái niệm về thanh tra đã khẳng định thanh tra là kiểm tra, là giám sát nhằm
phòng ngừa và kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy,
hoạt động thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc này. Thực hiện hoạt động thanh tra
nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và kỉ luật nhà nước, tăng cường hiệu
quả, hiệu lực hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Pháp luật trao cho cơ quan

thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt để tiến hành hoạt động thanh tra
nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động


thanh tra, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt này, cơ quan
thanh tra phải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra mới thực
sự là công cụ để củng cố và tăng cường pháp chế và kỉ luật nhà nước trong hoạt
động quản lí hành chính nhà nước.
Ngoài ra, khi tiến hành một cuộc thanh tra, cán bộ thanh tra phải bảo đảm kế
hoạch hoạt động của đối tượng thanh tra, đồng thời cơ quan thanh tra chỉ được tiến
hành thanh tra theo những nội dung đã ghi trong quyết định thanh tra.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc này bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị
thanh tra, hạn chế những thiệt hại về thời gian, tài chính, uy tín của đối tượng bị
thanh tra.
Nguyên tắc này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, tránh tình trạng thanh tra viên
lợi dụng hoạt động thanh tra để nhũng nhiễu, tiêu cực, đặc biệt là đối với đối tượng
thanh tra là những đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Những quy định trong Luật thanh tra 2010 bảo đảm nguyên tắc không cản
trở
3.1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ: khoản 1, 2, 4 Điều 13 Luật Thanh tra 20104
4 Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho
đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.



Luật Thanh tra 2010 đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong quá
trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, trong đó có những hành vi bị cấm
nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối
tượng thanh tra. Ví dụ như: Cơ quan thanh tra không được lợi dụng chức vụ, quyền
hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền
hà cho đối tượng thanh tra; không được thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm
vi, nội dung thanh tra được giao; không được phép tiết lộ thông tin, tài liệu về nội
dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức. Những
quy định này nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra được tiến hành đúng như kế
hoạch thanh tra đã được xây dựng, không để tình trạng cản trở vào những hoạt
động thiết yếu của đối tượng thanh tra, bảo đảm quyền của đối tượng thanh tra.
3.2. Quy định về quyền của đối tượng thanh tra
Căn cứ: Điểm b khoản 1, Khoản 2 Điều 57 Luật Thanh tra 20105
Tại quy định này, Luật Thanh tra 2010 trao cho đối tượng thanh tra quyền
khiếu nại, tố các về các hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình
thanh tra; quyết định thanh tra; kết quả thanh tra.
Khi thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra,… thực hiện các hành vi bị cấm
trong Luật Thanh tra, hay thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh
5 Điều 57. Quyền của đối tượng thanh tra
1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra
trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật
về khiếu nại;
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên
thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.



hưởng đến quyền và lợi ích của đối tượng thanh tra, thì đối tượng thanh tra có
quyền khiếu nại hoặc tố cáo những hành vi nói trên theo quy định pháp luật về
khiếu nại hoặc pháp luật về tố cáo. Điều này, đảm bảo quyền lợi của đối tượng
thanh tra ngay cả khi kết quả thanh tra đã được công bố công khai.

KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy nguyên tắc “Không trùng lặp về
phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra” đã được quy định rất cụ thể trong Luật Thanh tra
2010, Điều này giúp các cơ quan thanh tra hoạt động theo đúng phạm vi được pháp
luật quy định, bảo đảm cho công tác thanh tra góp phần thiết thực hơn nữa trong
việc hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. Luật Thanh tra 2010.
3. Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng
chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
4. B.B.Đ (2015), Không cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức là đối tượng
thanh

tra,

/>
hoat-dong-cua-co-quan-to-chuc-la-doi-tuong-thanh-tra-87011.html, Truy cập ngày

15/7/2020.
5. Trần Văn Long, Đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc trong hoạt động thanh
tra”,

xem

/>
nguyen-tac-trong-hoat-dong-thanh-tra.html, Truy cập ngày 15/7/2020.



×