Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá đáp ứng của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trên nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 6 trang )

HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG CỦA PHÁC ĐỒ PACLITAXELCARBOPLATIN TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN TRÊN 60 TUỔI
VŨ HỒNG THĂNG1, LÊ THẾ ĐƯỜNG2, TRƯƠNG THỊ KIỀU OANH3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng của phác đồ Paclitaxel -Carboplatin trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi không
tế bào nhỏ trên 60 tuổi.
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 63 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ≥60 tuổi, giai đoạn IIIB-IV, điều
trị hóa chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và BV K.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu
Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng cơ năng đạt 66,6%; Không có bệnh nhân nào đạt đáp ứng hoàn toàn, tỷ lệ đáp ứng
một phần 31,7%, bênh giữ nguyên 49,2%, bệnh tiến triển 19%; Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tỷ lệ đáp ứng thực thể khi phân tích với các yếu tố: giới, nhóm tuổi, chỉ số PS, bệnh phối hợp, liều điều trị, giai
đoạn bệnh, mô bệnh học và số vị trí di căn xa.
Kết luận: Phác đồ Paclitaxel-Carboplatin đạt hiệu quả và độ an toàn trong điều trị bệnh nhân cao tuổi ung
thư phổi không tế bào nhỏ.
Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; bệnh nhân cao tuổi
ABSTRACT
Aims: To evaluate treatment outcome of paclitaxel-carboplatin in patients with non-small cell lung cancer,
over 60 years of age.
Population and methods: A cohort study on 63 patients over 60 years of age with stage IIIB-IV non-small
cell lung cancer given by Paclitaxel-Carboplatin at cancer hospital
Results: Clinical sytoms improved 66,6%; complete response rate (CR) was 0%, partial response rate
(PR) was 31,7%, stable disease (SD) 49,2%, progressive disease (PD) 19%. This research has no statistically
significant differences in response rate between sex, age, PS, additional diseases, dose, stage, pathology and
metastasis.
Conclusion: Paclitaxel-carboplatin therapy is good response and safety for elderly patients with NSCLC.
Key words: NSCLC, old patient.

Điều trị UTPKTBN gồm ba phương pháp chính
là phẫu thuật, xạ trị và nội khoa. Việc lựa chọn


phương pháp điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh,
mô bệnh học và nhiều yếu tố khác. Trong đó, hóa trị
đóng vai trò chủ đạo trong điều trị UTPKTBN giai
đoạn muộn.

Vinorelbine) được coi là chuẩn cho hóa trị bước một
UTPKTBN giai đoạn tiến xa hoặc di căn bởi khả
năng cải thiện tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm và
chất lượng sống của người bệnh. Trong đó, phác đồ
Paclitaxel - Carboplatin đã được chứng minh có hiệu
quả và an toàn với những bệnh nhân cao tuổi qua
nhiều thử nghiệm lâm sàng, đã trở thành phác đồ
được ưa thích nhất trên thế giới[1].

Từ hơn hai thập kỷ nay, phác đồ hóa trị phối
hợp nhóm platinum (Cisplatin, Carboplatin) với một
thuốc thế hệ thứ ba (Taxane, Gemcitabine,

Ở Việt Nam, phác đồ Paclitaxel - Carboplatin
cũng đã được sử dụng trong điều trị UTPKTBN giai
đoạn IIIB, IV nhiều năm. Một số nghiên cứu gần đây

ĐẶT VẤN ĐỀ

PGS.TS. Bộ môn Ung thư Đại học Y Hà Nội - Khoa Nội 4 - Bệnh viện K
BSNT Ung thư, Đại học Y Hà Nội
3 ThS.BS. Khoa Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
1

2


168

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
cho kết quả khác nhau khi so sánh tỷ lệ đáp ứng ở
nhóm trẻ tuổi và cao tuổi. Theo Lê Thị Huyền Sâm
(2012) tỷ lệ đáp ứng giữa 2 nhóm này là như nhau,
trong khi nghiên cứu của Lê Thu Hà (2009) ghi nhận
tỷ lệ đáp ứng ở nhóm trẻ tuổi cao hơn rõ rệt so với
nhóm cao tuổi[2],[3]. Tuy nhiên, chưa thấy nghiên cứu
nào đi sâu phân tích hiệu quả của phác đồ này ở
nhóm bệnh nhân cao tuổi. Chính vì vậy, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh
giá đáp ứng của phác đồ Paclitaxel-Carboplatin trên
nhóm bệnh nhân tuổi ≥60.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

hóa chất. Ngoài ra bệnh nhân được điều trị phối hợp
nhằm nâng cao kết quả điều trị như: chọc hút, dẫn
lưu dịch màng phổi, màng tim, thuốc giảm đau, an
thần ... Khi bệnh nhân gặp tác dụng phụ độ 3, 4 thì
được can thiệp như kháng sinh, thuốc kích thích
dòng bạch cầu hạt, truyền máu ...
Các bước tiến hành
Ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Tuổi, giới, đánh giá toàn trạng theo chỉ số PS
(ECOG Performance Status), các triệu chứng cơ

năng, thực thể, toàn thân.

Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ

Nghiên cứu được tiến hành trên 63 bệnh nhân
UTPKTBN ≥60 tuổi, giai đoạn IIIB-IV được điều trị
bằng hóa chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin tại
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và BV K.

Đánh giá theo các thông tin thu được về lâm
sàng và cận lâm sàng.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân >=60 tuổi, chẩn đoán lần đầu là ung
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV. Chỉ số
PS≤2 (theo ECOG-Eastern Cooperative Oncology
Group).
Được điều trị tối thiểu 3 chu kỳ hoá chất với
phác đồ Paclitaxel – Carboplatin. Có hồ sơ lưu trữ
đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có di căn não, mắc ung thư thứ 2
trước đó hoặc đồng thời.
Mắc bệnh phối hợp nặng, có chống chỉ định
điều trị hoá chất, bệnh nhân bỏ dở điều trị.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả,
phối hợp hồi cứu và tiến cứu.

Cỡ mẫu
Theo công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính
một tỷ lệ.
p(1 - p)
n = Z21-/2

(p)2

Cỡ mẫu tính tối thiểu là 56 bệnh nhân
Phác đồ điều trị
+ Paclitaxel 175mg/m2 da, truyền tĩnh mạch
ngày 1.

Thời điểm đánh giá: Đánh giá đáp ứng điều trị
sau 3 và 6 chu kỳ hóa trị.

Đánh giá đáp ứng với điều trị hóa chất
+ Đáp ứng cơ năng: Sự thuyên giảm các triệu
chứng cơ năng trên lâm sàng.
+ Đáp ứng thực thể: Đánh giá theo tiêu chuẩn
đánh giá đáp ứng khối u đặc (RECIST- Response
Evaluation Criteria In Solid Tumors) phiên bản 1.1[3].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Bảng 1. Đặc điểm phân bố về tuổi
Nhóm tuổi

Số BN

Tỷ lệ %


60 - 64

36

57,1

65 - 69

17

27,0

≥70

10

15,9

Tổng

63

100

Nhận xét: Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu
thuộc nhóm tuổi 60-69, chiếm 84,1%; nhóm ≥70 tuổi
chiếm 15,9%. Tuổi trung vị của bệnh nhân trong
nghiên cứu là 64. Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 75.
Bảng 2. Bệnh lý khác phối hợp

Bệnh phối hợp
Bệnh hô hấp

Số BN

Tỷ lệ %

5

7,9

Bệnh tiêu hóa

6

9,5

Bệnh tim mạch

11

17,4

Bệnh nội tiết

4

6,3

+ Carboplatin AUC 5, truyền tĩnh mạch ngày 1.


Bệnh xương khớp

2

3,2

Chu kỳ 21 ngày.

Bệnh thần kinh

1

1,6

Kết hợp 2 bệnh

7

11,1

Không bệnh kết hợp

40

63,5

Các bệnh nhân trong nghiên cứu được dùng
thuốc chống nôn, chống sốc trước và sau khi truyền
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


169


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Nhận xét: Có 36,5% bệnh nhân trong nghiên
cứu có bệnh kết hợp, hay gặp nhất là tim mạch

chiếm 17,4%, tiếp theo là tiêu hóa 9,5%, hô hấp
7,9%. Tỷ lệ mắc 2 bệnh kết hợp là 11,1%.

Đáp ứng điều trị
Biểu đồ 1. Đáp ứng cơ năng

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân không còn triệu chứng hoặc thuyên giảm các triệu chứng cơ năng sau điều
trị; 20,6% số bệnh nhân không có cải thiện triệu chứng; tuy nhiên 12,7% có tình trạng lâm sàng xấu hơn.

Biểu đồ 2. Đáp ứng thực thể

170

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Nhận xét: Không có bệnh nhân nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 31,7%; tỷ lệ bệnh
giữ nguyên là 49,2%; tỷ lệ bệnh tiến triển là 19%.
Bảng 3. Đáp ứng theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn


Tình trạng đáp ứng thực thể
n (%)

Tổng

p

n (%)

ĐƯ

Không ĐƯ

IIIB

3 (42,9)

4 (57,1)

7 (100)

IV

17 (30,4)

39 (69,6)

56 (100)

Tổng


20 (31,7)

43 (68,3)

63 (100)

0,67

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân giai
đoạn IIIB là 42,9%, cao hơn so với 30,4% ở nhóm
bệnh nhân giai đoạn IV, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p=0,67.
Bảng 4. Đáp ứng theo liều điều trị
Liều điều trị
(theo liều chuẩn)

Tình trạng đáp ứng
thực thể n (%)

Tổng
n (%)

ĐƯ

Không ĐƯ

≥85%

17 (34,7)


32 (65,3)

49
(100)

80-85%

3 (21,4)

11 (78,6)

14
(100)

Tổng

20 (31,7)

43 (68,3)

p

0,52

63
(100)

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân
được điều trị liều ≥85% là 34,7%, cao hơn so với tỷ

lệ đáp ứng 21,4% ở nhóm bệnh nhân điều trị liều
80 - 85%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p=0,52.
Bảng 5. Đáp ứng theo mô bệnh học
Tình trạng đáp ứng
thực thể n (%)

Mô bệnh học

Tổng
n (%)

ĐƯ

Không ĐƯ

UTBM tuyến

15 (33,3)

30 (66,7)

45 (100)

UTBM không
tuyến

5 (27,8)

13 (72,2)


18 (100)

20 (31,7)

43 (68,3)

63 (100)

Tổng

p

0,67

Bảng 6. Đáp ứng theo giới
Tình trạng đáp ứng thực
thể n (%)
ĐƯ

Không ĐƯ

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Tổng
n (%)

18 (38,3)

29 (61,7)


47 (100)

Nữ

2 (12,5)

14 (87,5)

16 (100)

20 (31,7)

43 (68,3)

63 (100)

Tống

0,07

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng trong nhóm bệnh nhân
nữ là 12,5%, thấp hơn so với đáp ứng 38,3% ở nam
giới. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p=0,07.
Bảng 7. Đáp ứng theo nhóm tuổi
Nhóm
tuổi

Tình trạng đáp ứng

thực thể n (%)

Tổng
n (%)

ĐƯ

Không ĐƯ

60-69

17 (32,1)

36 (67,9)

53 (100)

≥70

3 (30,0)

7 (70,0)

10 (100)

Tống

20 (31,7)

43 (68,3)


63 (100)

p

1,0

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân 6069 tuổi là 32,1%, cao hơn so với 30% ở nhóm bệnh
nhân ≥70 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p=1,0.
Bảng 8. Đáp ứng theo số vị trí di căn xa
Số vị trí
di căn
xa

Tình trạng đáp ứng
thực thể n (%)

Tổng
n (%)

p

0,72

ĐƯ

Không ĐƯ

Không

di căn

3 (42,9)

4 (57,1)

7 (100)

1 vị trí

9 (33,3)

18 (66,7)

27 (100)

≥2 vị trí

8 (27,6)

21 (72,4)

29 (100)

Tống

20 (31,7)

43 (68,3)


63 (100)

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân
không di căn là 42,9%, cao hơn so với nhóm di căn
1 vị trí (33,3%) và nhóm di căn ≥2 vị trí (27,6%). Tuy
nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tỷ lệ đáp ứng giữa 3 nhóm này, p=0,72.
BÀN LUẬN

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm UTBM tuyến là
33,3% cao hơn nhóm không tuyến là 27,8%. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
với p=0,67.

Giới

Nam

p

Liều và chu kỳ điều trị
Trong thực hành lâm sàng thường ứng dụng 6
chu kỳ trên một bệnh nhân. Tổng số chu kỳ hóa chất
đã điều trị cho 63 bệnh nhân trong nghiên cứu là 315
chu kỳ, trung bình 5 chu kỳ/ bệnh nhân. Trong đó
bệnh nhân điều trị đủ 6 chu kỳ chiếm tỷ cao nhất
65,1%, bệnh nhân điều trị 3 chu kỳ chiếm 31,7%, chỉ
có 1 bệnh nhân (1,6%) dừng hóa trị sau 4 chu kỳ do
tăng men gan độ 2 không hồi phục và 1 bệnh nhân
(1,6%) dừng hóa trị sau 5 chu kỳ chuyển điều trị triệu

171


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
chứng do bệnh tiến triển, thể trạng kém. Theo
Shenshawy (2012) trung bình là 4 chu kỳ/ bệnh
nhân[5]. Lý do mà đa số bệnh nhân có liệu trình điều
trị là 3 hoặc 6 chu kỳ là bệnh nhân được đánh giá
sau 3 và 6 chu kỳ hóa trị, những bệnh nhân không
đáp ứng với phác đồ hoặc bệnh tiến triển sau 3 chu
kỳ sẽ dừng điều trị, còn lại tiếp tục điều trị tới 6 chu
kỳ rồi đánh giá lại. Nghiên cứu của Lê Thu Hà (2009)
và Lê Thị Huyền Sâm (2012) cũng cho thấy số bệnh
nhân điều trị đủ 6 chu kỳ chiếm tỷ lệ cao lần lượt là
73,3% và 59,7% tương tự như kết quả của chúng
tôi[2][3].
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần bệnh
nhân dùng liều ≥85% chiếm tỷ lệ 77,8%, số bệnh
nhân dùng liều <85 % chiếm tỷ lệ 22,2%. Kết quả
điều trị hóa trị có liên quan đến liều dùng đã được
chứng minh trong một số nghiên cứu[2]. Vì vậy trong
thực hành lâm sàng, thông thường bệnh nhân được
sử dụng liều ≥85% để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Liều <85% được sử dụng với những bệnh nhân
thể trạng kém hoặc có nguy cơ gặp độc tính
nghiêm trọng.
Đáp ứng cơ năng
Một trong những mục đích chính của điều trị
hóa chất ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn muộn là
cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho

bệnh nhân. Trong rất nhiều các nghiên cứu, mặc dù
tỷ lệ đáp ứng thực thể chỉ khoảng 25-40%, nhưng có
tới 2/3 số bệnh nhân giảm các triệu chứng cơ năng.
Thử nghiệm lâm sàng pha III của Quoix cũng khẳng
định khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt
ở bệnh nhân cao tuổi UTPKTBN giai đoạn tiến xa[6].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đáp ứng cơ
năng trên 66,6% số bệnh nhân. Kết quả này thấp
hơn so với kết quả của Lê Thu Hà (77,7%), Lê Thị
Huyền Sâm (77,6%)[2],[3]. Sự khác biệt này có thể do
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đều là những
bệnh nhân cao tuổi và đặc biệt đây là một nghiên
cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu nên việc đánh giá đáp
ứng cơ năng chủ yếu dựa trên thông tin ghi chép
trong bệnh án nên không tránh khỏi các yếu tố gây
nhiễu kết quả theo dõi.
Đáp ứng thực thể
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có bệnh nhân nào đạt đáp ứng hoàn toàn, tỷ
lệ đáp ứng một phần là 31,7%, bệnh giữ nguyên
49,2%, bệnh tiến triển 19%. Tỷ lệ đáp ứng một phần
của chúng tôi tương đương với một số tác giả khác
trên thế giới khi nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân
cao tuổi. Theo Shenshawy và cs (2012) trên 44 bệnh
nhân tỷ lệ đáp ứng một phần là 31,8%[5]. Theo
Okamoto và cs (2005) tỷ lệ này là 28%[4]. So với các
nghiên cứu sử dụng phác đồ Paclitaxel-Carboplatin
172

trên bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa ở mọi

lứa tuổi thì kết quả của chúng tôi không có sự khác
biệt. Ohe Y và cs (2007) nghiên cứu 602 bệnh nhân
ghi nhận tỷ lệ đáp ứng là 32,4%[7]. Điều này cho thấy
phác đồ Paclitaxe l- Carboplatin vẫn đạt được hiệu
quả điều trị khi dùng cho bệnh nhân cao tuổi.
Mối liên quan giữa đáp ứng thực thể với một số
yếu tố
Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân giai đoạn IIIB
là 42,9%, cao hơn so với nhóm giai đoạn IV là
30,4%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa.
Tỷ lệ đáp ứng trong nhóm bệnh nhân được điều trị
liều ≥85% là 34,7%, cao hơn so với tỷ lệ đáp ứng
21,4% ở nhóm bệnh nhân điều trị liều <85%.
Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với p=0,52.
Tỷ lệ đáp ứng có khác nhau giữa các tuýp mô
bệnh học, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p=0,97. Tỷ lệ đáp ứng trong nhóm bệnh
nhân nữ là 12,5%, thấp hơn so với tỷ lệ đáp ứng
38,3% ở nam giới. Tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê với p=0,07.
Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân có chỉ số
PS=0-1 là 34,6%, cao hơn so với 18,2% ở nhóm có
chỉ số PS=2. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p=0,48. Chỉ số toàn trạng là một
yếu tố ảnh hưởng đến sự dung nạp thuốc, khả năng
đáp ứng liều cao cũng như sự chịu đựng các độc
tính của phác đồ. Theo nghiên cứu pha II trên bệnh
nhân UTPKTBN của Langer C (2007), tỷ lệ đáp ứng
của nhóm có PS=2 thấp hơn so với những bệnh

nhân có PS=0-1[8]. Nghiên cứu của Quoix (2010)
cũng khẳng định tỷ lệ đáp ứng chịu ảnh hưởng của
chỉ số toàn trạng[6]. Có thể do số lượng bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên kết
quả đưa ra chưa phù hợp.
Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân không di căn
là 42,9%, cao hơn so với nhóm di căn 1 vị trí
(33,3%) và nhóm di căn ≥2 vị trí (27,6%). Tuy nhiên
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ
đáp ứng giữa 3 nhóm này.
Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm có bệnh kết hợp là
30,4%, thấp hơn nhóm không có bệnh kết hợp là
32,5%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
với p=0,87.
KẾT LUẬN
Phác đồ Paclitaxel-Carboplatin đạt hiệu quả và
an toàn trong điều trị bệnh nhân cao tuổi ung thư
phổi không tế bào nhỏ.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Junya Zhu, Dhruv B. Sharma, Aileen B. Chen, et
al (2013). Comparative Effectiveness of Three
Platinum-Doublet Chemotherapy Regimens in
Elderly Patients With Advanced Non–Small Cell
Lung Cancer. Cancer, 119: 2048-60.
2. Lê Thu Hà (2009), Đánh giá hiệu quả và độ an

toàn phác đồ Paclitaxel – Carboplatin trong điều
trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB –
IV, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Thị Huyền Sâm (2012), Đánh giá kết quả điều
trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB IV bằng phác đồ Paclitaxel- Carboplatin tại Hải
Phòng, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà
Nội.
4. Isamu Okamoto, Eiji Moriyama, Shinji Fujii et al
(2005). Phase II Study of Carboplatin –
Paclitaxel Combination Chemotherapy in Elderly
Patients with Advanced Non-small Cell Lung
Cancer. Jpn J Clin Oncol, 35(4): 188–94.
5. Hala Mohamed El-Shenshawy, Saleh Taema,
Eman El-Zahaf, et al (2012). Advanced nonsmall cell lung cancer in elderly patients: The

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

standard every 3-weeks versus weekly paclitaxel
with carboplatin. Egyptian Journal of Chest
Diseases and Tuberculosis, 61: 485-93.
6. Quoix E, Zalcman G, Oster JP, et al (2011).
Carboplatin and weekly paclitaxel doublet
chemotherapy compared with monotherapy in
elderly patients with advanced non-small-cell
lung cancer: IFCT-0501 randomised, phase 3
trial. Lancet, 378 (9796): 1079-88.
7. Ohe Y, Ohashi Y, Kubota K et al (2007).
Randomized phase III study of cisplatin plus
irinotecan versus carboplatin plus paclitaxel,
cisplatin plus gemcitabine, and cisplatin plus

vinorelbine for advanced non-small-cell lung
cancer: Four - Arm Cooperative Study in Japan.
Ann Oncol, 18(2), 317-23.
8. Langer C, Li S, Schiller J et al (2007).
Randomized phase II trial of Paclitaxel plus
carboplatin or gemcitabine plus cisplatin in
Eastern
Cooperative
Oncology
Group
performance status 2 non-small-cell lung cancer
patients: ECOG 1599. J Clin Oncol, 25(4): 41-23.

173



×