Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân viêm kết mạc cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.19 KB, 7 trang )

Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

Research Paper

Clinical Characteristics and Etiologies
of Acute Conjunctivitis in Children Under 6 Years
at Thanh Hoa Hospital of Pediatric
Hoang Hoa Quynh*
Thanh Hoa Hospital of Pediatric, Quang Trung 3, Dong Ve, Thanh Hoa, Vietnam
Received 19 December 2019
Revised 18 March 2020; Accepted 20 April 2020
Abstract
Backgrounds/Purpose: Acute conjunctivitis accounted 2-3% of total cases, and is defined
as conjunctivitis with symptoms of less than 3-4 weeks duration, the majority of cases are
caused by infections. This study is to describe clinical characteristics of acute
conjunctivitis in children and study some causes of acute conjunctivitis.
Methods: Descriptive cross-sectional study of identify etiologies 238 children ≤ 6 years
of age with acute conjunctivitis and tested hormonal conjunctiva microbiology for
treatment in Ophthalmology Department of Thanh Hoa Hospital of Pediatrics from
January to July 2016.
Results:Clinical characteristics of 77,31% had infection in both eyes, 59.24% examed
after conjunctivitis 3-7 days and 31.94% after 7 presented days; 100% redness and sticky
rheum; 91.71% had swollen eyelashes, 92.18% had pseudomembrane. 75.63% of the cases
were severe. Causes of acute conjunctivitis: 68.49% bacteria, of which 35.29% Gram (+)
and 32.2% Gram (-); 30.67% sample were isolated with bacteria. 65.55% positive PCR
tests for adenovirus, 21.85% bacterial infection and positive PCR test for adenovirus.
Conclusion: Most children with acute conjunctivitis have eye redness and sticky rheum,
swollen eyelashes and pseudomembrane and majority of cases are caused by bacteria.
Keywords: Acute conjunctivitis.
*


_______
*

Corresponding author.
E-mail address:
/>
44


H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

45

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân
viêm kết mạc cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi
tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Hoàng Hoa Quỳnh*
n

n

n

Quang Trung 3 - P ường Đông V - P

n

V t

m


Nhận ngày 19 tháng 12 năm 2019
Chỉnh sửa ngày 18 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2020
Tóm tắt
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Viêm kết mạc cấp chiếm 2-3% tổng số ca bệnh, được định nghĩa là
viêm kết mạc dưới 3-4 tuần, phần lớn số ca viêm kết mạc cấp do nhiễm khuẩn. Nghiên cứu
này nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm kết mạc cấp ở trẻ em và tìm hiểu một số
nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc cấp.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 trẻ ≤ 6 tuổi bị viêm kết mạc cấp và
được làm xét nghiệm vi sinh vật tiết tố kết mạc điều trị tại khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Thanh
Hóa từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2016.
Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Bệnh cả 2 mắt 77,31%. 59,24% số bệnh nhân đến khám sau
viêm kết mạc từ 3-7 ngày và 31,94% sau 7 ngày. 100% có biểu hiện đỏ mắt và dử mắt,
91,71 % sưng nề mi, 92,18% có giả mạc. 75,63% bệnh ở mức độ nặng. Nguyên
nhân:68,49% có vi khuẩn, trong đó 35,29% Gram (+), 32,2 Gram (-), 30,67% nuôi cấy
phân lập được vi khuẩn, 65,55% xét nghiệm PCR adenovirus dương tính, 21,85% bệnh
nhân vừa nuôi cấy có vi khuẩn vừa PCR adenovirus dương tính.
Kết luận: Hầu hết trẻ mắc viêm kết mạc cấp có biểu hiện đỏ mắt và dử mắt, sưng nề mi,
có giả mạc và nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn.
ừk

: Viêm kết mạc cấp.

1. Đặt vấn đề*
Viêm kết mạc là một trong những bệnh
lý thường gặp nhất của bề mặt nhãn cầu,
chiếm 70% các trường hợp tới khám mắt
[1]. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt
ở nhóm trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em
trong độ tuổi mẫu giáo.

Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp ở hai
mắt, dễ lây lan, diễn biến cấp tính với nhiều
_______
*

Tác giả liên hệ.
Đị c ỉ em l:
/>
mức độ. Biểu hiện thường gặp là cộm, đỏ,
xuất tiết, sưng nề mi, có thể có giả mạc và
trong một số trường hợp có biến chứng rất
nặng liên quan đến giác mạc.
Ở trẻ em, viêm kết mạc do vi khuẩn
chiếm 78% trong đó Haemophilus
influenzae 82%, Steptococcuspneumoniae
16%, Staphylococcus aureus 2% [2]. Viêm
kết mạc do vi rút thường ít gặp hơn. Theo
nghiên cứu của Gigliotti (1981) tác nhân do
vi rút là 20% [3]. Bệnh thường phát triển
thành dịch với các triệu chứng chủ yếu đỏ
mắt, chảy nước mắt gặp nhiều hơn là tiết
tố nhày.


46

H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

Việc điều trị viêm kết mạc sẽ rất đơn
giản nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Tuy nhiên, viêm kết mạc có thể để lại nhiều
biến chứng khi bệnh ở thể nặng hoặc điều
trị không đúng cách. Trên thế giới và Việt
Nam cũng đã có một số nghiên cứu về viêm
kết mạc trẻ em nhưng tại Thanh Hóa chưa
có nghiên cứu nào về vấn đề này, nghiên
cứu này nhằm hai mục tiêu :
- Nhận xét đặc đ ểm lâm sàng của viêm
kết mạc cấp ở trẻ em.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây b nh
viêm kết mạc.

rực, có thể xuất huyết dưới kết mạc. Kết
mạc mi phản ứng viêm, biểu hiện hoại tử
biểu mô, nhú mi trên làm xóa bỏ các chi tiết
phía dưới
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS.
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm
Giới

2. Đối tượng và phương pháp
2.1. Đốitượng nghiêncứu:238 bệnh nhân
≤ 6 tuổi được chẩn đoán lâm sàng là viêm
kết mạc cấp và xét nghiệm vi sinh vật tiết tố
kết mạc
2.2. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Mắt,
Bệnh viện Nhi Thanh Hoá

2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng
01đến tháng 07 năm 2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên
cứu mô tả cắt ngang
2.5. Tiêu chuẩn nghiên cứu
Bệnh nhân được khai thác bệnh sử,
khám bệnh, phân loại mức độ lâm sàng theo
3 mức độ [4]:
+ Nhẹ: tiết tố lượng nhỏ mủ nhầy cùng
đồ dưới, không dính mi khi mở mắt. Kết
mạc nhãn cầu cương tụ tỏa lan mức độ nhẹ,
không xuất huyết dưới kết mạc.
+ Vừa: tiết tố lượng trung bình mủ nhầy
cùng đồ dưới, dính mi khi mở mắt. Kết mạc
nhãn cầu cương tụ rõ có thể nhìn thấy từ xa,
có thể xuất huyết dưới kết mạc dạng đốm
rải rác. Kết mạc mi phản ứng hột/ nhú tỏa
lan, cương tụ rõ, nhú mi trên che mờ các chi
tiết phía dưới.
+ Nặng: tiết tố lượng lớn mủ nhầy ở
cùng đồ dưới, dính chặt mi khi mở. Mắt đỏ

Tuổi

Nam
Nữ
19 -72 tháng
>72 tháng
Từng viêm


Từng
viêm
kết
mạc
Chưng từng
Tiếp
Từng tiếp xúc
xúc
nguồn
lây
Chưa từng
BN từ
<3 ngày
khi có
3-7 ngày
biểu
hiện
đến
khi
khám
>7 ngày
Mắt
2 mắt
bị
viêm
1 mắt
Tổng

Số lượng Tỷ lệ %
152

63,87
86
36,13
152
63,87
86
36,13
71
29,83
167
154

70,17
64,71

84

35,29

21
141

8,82
59,24

76
184

31,94
77,31


54
238

22,69
100

Tỷ lệ mắc viêm kết mạc cao nhất gặp ở
nhóm 19 tháng đến ≤ 72 tháng chiếm 63,87%,
nhỏ nhất là 8 ngày tuổi và cao nhất là 71 tháng.
Tỷ lệ nam là 63,87%, nữ 36,13%.
Tỷ lệ từng viêm kết mạc là 29,83%, có
tiếp xúc nguồn lây 64,71%, từ khi có biểu
hiện đến khi đến khám trên 7 ngày chiếm
31,94%, tỷ lệ viêm 2 mắt 77,31%.


H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

47

Bảng 2.Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng
Mắt đỏ
Dử mắt
Dính mi vào buổi sáng
Cảm giác cộm rát mắt
Ngứa mắt
Chảy nước mắt


Số mắt (n=422)
422
422
286
96
87
302

Tỷ lệ (%)
100
100
67,77
22,75
20,62
71,56

Triệu chứng cơ năng cao nhất là mắt đỏ, dử mắt chiếm 100% số mắt bị, thấp nhất là ngứa
mắt 20,62%.
Bảng 3. Dấu hiệu thực thể
Triệu chứng
Tiết tố mủ
Tiết tố nhầy
Sưng nề mi, tím mi
Cương tụ kết mạc
Xuất huyết dưới kết
mạc
Phù kết mạc
Giả mạc

Số mắt (422)

298
124
367
422

Tỷ lệ (%)
70,62
29,38
91,71
100

134

54,92

158
389

37,44
92,18

Dấu hiệu thực thể cao nhất là cương tụ kết mạc 100% số mắt, thấp nhất là dấu hiệu tiết tố
nhầy với 29,38%.

Biểu đồ 1. Mức độ lâm sàng.


48

H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50


Mức độ lâm sàng: Có 53 trường hợp bệnh ở mức độ vừa chiếm tỷ lệ 22.27% và 75.63%
mức độ nặng. Biến chứng: Viêm, trợt giác mạc là 11.37%
Nguyên nhân gây bệnh

Biểu đồ 2. Tác nhân gây bệnh.

Tác nhân vi khuẩn 68.49,Kết quả xét nghiệm PCR do adenovirus chiếm 65.55%. Có 52
bệnh nhân (21.85%) vừa nuôi cấy được vi khuẩn vừa xét nghiệm PCR dương tính.
4. Kết quả và bàn luận
4.1. Đặc đ ểm lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 238
bệnh nhân, tỷ lệ mắc viêm kết mạc cao nhất
gặp ở nhóm 19 tháng đến ≤ 72 tháng chiếm
63,87%, nhỏ nhất là 8 ngày tuổi và cao nhất
là 71 tháng. Tỷ lệ nam là 63,87%, nữ
36,13%. Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Tỷ lệ trẻ đã từng bị bệnh viêm kết mạc
(29.83%) thấp hơn trẻ bị bệnh lần đầu
(70.17%). Điều này cũng phù hợp với y văn
Trong 238 bệnh nhân của chúng tôi, 154
bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm
(64.71%) và 84 bệnh nhân không có sự tiếp
xúc với nguồn lây nhiễm (35.29%). Kết quả
này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi về nguyên nhân gây bệnh là do

Adenovirus, nguồn lây là do tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân bị viêm

kết mạc.
Thời gian mắc bệnh được tính từ khi trẻ
có triệu chứng đầu tiên (đỏ, dử mắt) đến khi
được khám. Trong nghiên cứu có 59.24%
số bệnh nhân đến khám sau viêm kết mạc từ
3 - 7 ngày, thậm chí 31.94% sau 7 ngày.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành
Trung 51,3% bệnh nhân đến khám muộn
sau 5 ngày. Như vậy, thời gian đến khám
bệnh viêm kết mạc thường muộn do trẻ nhỏ
nên triệu chứng đầu tiên dễ bị bỏ sót, đến
khi bệnh diễn biến nặng gia đình mới đưa
trẻ tới cơ sở y tế để khám.
Tỷ lệ viêm kết mạc cấp ở cả hai mắt là
77.31% (184 BN), cao hơn mắc bệnh chỉ ở
một mắt 22.69% (54 BN). Kết quả này
tương đương với nghiên cứu của tác giả


H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

Patel, viêm kết mạc trẻ em tỷ lệ hai mắt
chiếm 70% [2], Nguyễn Thành Trung
(81,3%) [5], và Lê Văn Ba (64%) [6].
Viêm kết mạc cấp là bệnh dễ lây, ở trẻ
em do chưa có ý thức vệ sinh, hay dụi mắt,
nên khi một mắt đã bị viêm thì dễ dàng lây
sang mắt bên kia. Chính vì vậy bệnh nhân
bị bệnh ở cả hai mắt có tỷ lệ cao hơn là
bệnh ở một mắt.

Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng đỏ mắt và dử mắt chiếm
100% các trường hợp viêm kết mạc cấp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với tác giả Patel 99% và 85% và Lê Văn
Ba.Dấu hiệu dính mi vào buổi sáng khi ngủ
dậy chiếm tỷ lệ 67.77%, tương đồng với
Patel (68%). Triệu chứng chảy nước mắt
chiếm tỷ lệ 71.56%, cao hơn so với nghiên
cứu của Patel (11%), thấp hơn Nguyễn Thành
Trung (96%). Sự khác biệt này có thể do khác
nhau về mức độ bệnh, đối tượng nghiên cứu,
tác nhân gây bệnh. Cảm giác cộm rát mắt và
ngứa mắt chiếm tỷ lệ lần lượt là 22.75% và
20.62%. Theo Lê Văn Ba tỷ lệ này là 23,5%
và 13%. Theo Patel tỷ lệ này là 6% và 63%.
Điều này có thể do trong nghiên cứu của
chúng tôi các đối tượng ít tuổi nên chưa khai
thác hết được các triệu chứng trên.
Dấu hiệu thực thể:
Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu
hiệu thực thể rất điển hình như cương tụ kết
mạc xuất hiện ở 100% ở tất cả các bệnh
nhân và đây là triệu chứng được phát hiện
sớm nhất và được coi là mắt đỏ. Tiết tố
dạng mủ chiếm hầu hết các trường hợp
viêm kết mạc cấp (70.62%), mủ thường
màu vàng, tập trung chủ yếu ở cùng đồ mi
dưới và tái tạo sau khi lau sạch. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết

quả nghiên cứu của Gigliotti (80%), Patel
(85%). Dấu hiệu sưng nề mi, giả mạc lần
lượt chiếm tỷ lệ là 91.71% và 92.18%. Điều
này là phù hợp vì trong trường hợp trẻ bị
viêm kết mạc có giả mạc thì dấu hiệu sưng

49

nề và tím mi luôn có. Phù kết mạc chiếm
37.44% (158 BN), triệu chứng này hay gặp
ở những trẻ bị VKM nặng, trong những
ngày đầu và thường kèm theo có giả mạc.
Biến chứng: Viêm, trợt giác mạc là
11.37% (, vị trí trợt thường ở trung tâm
hoặc phía dưới, nhuộm fluorescein (+). Khi
có bệnh nhân có viêm, trợt giác mạc thường
có biểu hiện co quắp mi, chói, chảy nước
mắt nhiều. Viêm, trợt giác mạc thường xảy
ra ở những bệnh nhân viêm kết mạc kéo
dài, có thể kèm theo có giả mạc. Tuy nhiên
viêm, trợt giác mạc hồi phục nhanh sau điều
trị vài ngày.
Mức độ lâm sàng: Có 53 trường hợp
bệnh ở mức độ vừa chiếm tỷ lệ 22.27% và
75.63% mức độ nặng, tỷ lệ này của Lê Văn
Ba là 57.3% và 6.7%. Sự khác biệt này có
thể là do đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là những bệnh nhân điều trị nội trú. Còn
trong nghiên cứu của Lê Văn Ba là các bệnh
nhân đến khám tại khoa khám bệnh và bệnh

nhân điều trị ngoại trú.
4.2. Nguyên n ân gây b n
Kết quả soi nhuộm bệnh phẩm: Tác
nhân gây bệnh chính là vi khuẩn chiếm
68.49%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
kết quả nghiên cứu của Patel (78%),
Nguyễn Thành Trung (82,4%).
Đặc điểm về kết quả nuôi cấy: Trong
nghiên cứu của chúng tôi kết quả nuôi cấy
đạt tỷ lệ (30.67%), tỷ lệ này cao hơn
Nguyễn Thành Trung (20,9%) và Lê Văn
Ba (16,54%). Tuy nhiên, kết quả của chúng
tôi có sự khác biệt so với một số nghiên cứu
trước đây.
Đặc điểm xét nghiệm PCR:Kết quả xét
nghiệm PCR là chính xác nhất chẩn đoán
nguyên nhân gây bệnh là do virus. Viêm kết
mạc ở trẻ em nguyên nhân do adenovirus
chiếm 65.55%, kết quả này cao hơn so với
các nghiên cứu của các tác giả khác.Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 52 bệnh nhân


50

H.H. Quynh / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 44-50

(21.85%) vừa nuôi cấy được vi khuẩn vừa
xét nghiệm PCR dương tính. Viêm kết mạc


ở trẻ em không đơn độc là do virus hay do
vi khuẩn.

Bảng 4. Đặc điểm vi sinh vật gây bệnh
Tác giả
Patel

L.V.Ba

H.H.Quỳnh

82%
2%
16%
0%
0%

0%
28%
12%
0%
0%

13.72%
8.22%
16.44%
16.44%
41.1%

Tên VK

H.Influenzae
S.aureus
S.Pneumoniae
S.mitis
K.pneumoniae

r
5 . Kết luận
Đặc điểm lâm bệnh viêm kết mạc cấp ở
trẻ em: Đỏ và dử mắt gặp trong tất cả các
trường hợp, sưng nề mi, tím mi 91.71%, giả
mạc chiếm 92.18%, biến chứng: 11.37% có
tổn thương giác mạc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc
cấp ở trẻ em: Tác nhân gây bệnh do vi
khuẩn chiếm 68.49%, nuôi cấy có 30.67%
có vi khuẩn, trong đó chủ yếu là Klebsiella
pneumoniae chiếm 41.1%, định lượng
Adenovirus bằng phương pháp PCR dương
tính 65.55%, 21.85% bệnh nhân vừa nuôi
cấy có vi khuẩn vừa PCR dương tính.

[3]

[4]

[5]

Tài liệu tham khảo
[1] Military Medical University. Ophthalmology.

People's Army Publishing House; 2007:103105. (in Vietnamese).
[2] Patel PB, Diaz MC, Mennett JE et al. Clinical
features of bacteris conjunctivitis in children.
U
o

[6]

Academic
emergency
Medicine
2007;14(1):1-5. />.2006.08.006
Gigliotti F, Williams WT, Hayden FG et al.
Etiology of acute conjunctivitis in children.
J Pediatr1981;98(4):531-536. https://doi.
org/10.1016/S0022-3476(81)80754-8
Vietnam Ophthalmological Society. Pathology of the eyelids, conjunctiva and cornea.
Translator Nguyen Duc Anh. Documents
translated from textbooks of basic science
and clinical science, volume 8. Medical
Publishing House; 1995, p. 67-70. (in
Vietnamese).
Trung NT. Study clinical features, causes and
treatment outcomes for acute conjunctivitis.
Graduate thesis of Specialist Level II, Hanoi
Medical University; 2009, p. 1-68. (in Vietnamese).
Ba LV. Evaluation of clinical features of
acute conjunctivitis in children under 6 years
of age. Graduation Thesis of Master of
Medicine, Hanoi Medical University; 2014,

p. 1-70. (in Vietnamese).



×