Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 100 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

NG TH Lấ VINH

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và NGUYÊN NHÂN
Dị ứng thức ăn ở trẻ em
tại bệnh viện nhi trung -ơng

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

H NI - 2015


B Y T
TRNG I HC Y H NI

NG TH Lấ VINH

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và NGUYÊN NHÂN
Dị ứng thức ăn ở trẻ em
tại bệnh viện nhi trung -ơng

Chuyờn ngnh: Nhi - Hụ hp
Mó s: CK.62.72.16.10

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Lấ TH MINH HNG


H NI - 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BAT

Basophil Activation Test
(Test hoạt hóa tế bào ái kiềm)

IgE

Immunoglobulin E

HRF

Histamine releasing factor (yếu tố giải phóng histamine)

NIAID

National Institute of Allergy and Infectious Diseases (Viện
các bệnh dị ứng và truyền nhiễm)

OFC

Oral food challenge
(test kích thích với thức ăn đường miệng)

WAO


World Allergy Organization
(Tổ chức Dị ứng Thế giới)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Khái niệm ....................................................................................3
1.2. Dịch tễ học dị ứng thức ăn ...........................................................4
1.2.1. Trên thế giới.................................................................................... 4
1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................. 5
1.3. Cơ chế bệnh sinh dị ứng thức ăn ..................................................5
1.3.1. Dị ứng thức ăn qua trung gian IgE-loại I........................................ 6
1.3.2. Dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE ...................................... 7
1.3.3. Các yếu tố làm tăng tình trạng dị ứng ............................................ 8
1.4. Phân loại dị ứng thức ăn ..............................................................9
1.5. Nguyên nhân dị ứng thức ăn ........................................................9
1.5.1. Dị nguyên thức ăn........................................................................... 9
1.5.2. Phản ứng chéo giữa các dị nguyên thức ăn .................................. 10
1.6. Biểu hiện lâm sàng của dị ứng thức ăn ....................................... 11
1.6.1. Phản ứng dị ứng thức ăn qua trung gian IgE ................................ 12
1.6.2. Phản ứng dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE ..................... 14
1.6.3. Các biểu hiện lâm sàng đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan ..... 15
1.7. Một số xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thức ăn ............................. 16
1.7.1. Xét nghiệm da với dị nguyên thức ăn: ......................................... 16

1.7.2. Xét nghiệm máu............................................................................ 17
1.7.3. Test kích thích với thức ăn (OFC) ................................................ 17
1.7.4. Chế độ ăn loại trừ với thức ăn gây dị ứng .................................... 19
1.8. Chẩn đoán dị ứng thức ăn .......................................................... 19
1.8.1. Khai thác tiền sử ........................................................................... 19
1.8.2. Khám lâm sàng ............................................................................. 21
1.8.3. Xét nghiệm.................................................................................... 21


1.9. Chẩn đoán phân biệt................................................................... 21
1.10. Điều trị dị ứng thức ăn ............................................................. 22
1.10.1. Điều trị đặc hiệu ......................................................................... 22
1.10.2. Điều trị không đặc hiệu .............................................................. 23
1.10.3. Tiến triển và dự phòng................................................................ 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu .................................. 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 25
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ................................................................... 25
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 25
2.1.5. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................... 26
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................. 26
2.2.3. Các bước thu thập số liệu ............................................................. 26
2.2.4. Biến số và các chỉ số nghiên cứu.................................................. 26
2.2.5. Làm sạch và xử lý số liệu ............................................................. 29
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 32

3.1.1. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi................................... 32
3.1.2. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo giới............................................. 32
3.1.3. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo địa dư sống ................................ 33
3.1.4. Tiền sử khi sinh của đối tượng nghiên cứu: ................................. 33
3.1.5. Tiền sử nuôi dưỡng ....................................................................... 34
3.1.6. Tiền sử gia đình về dị ứng ............................................................ 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng của dị ứng thức ăn của đối tượng nghiên cứu ............ 35
3.2.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng dị ứng đầu tiên .................................. 35


3.2.2. Tần xuất trẻ bị dị ứng thức ăn theo tiền sử bị bệnh ...................... 36
3.2.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên36
3.2.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng theo nhóm tuổi .......................... 37
3.2.5. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn của đối tượng nghiên cứu ..... 38
3.2.6. Biểu hiện lâm sàng theo nhóm cơ quan........................................ 39
3.2.7. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi ...................... 40
3.2.8. Tần suất biểu hiện lâm sàng ở các cơ quan .................................. 41
3.2.9. Số cơ quan biểu hiện lâm sàng theo tần suất bị dị ứng thức ăn ... 41
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................... 42
3.3.1. Kết quả test lẩy da với các dị nguyên thức ăn .............................. 42
3.3.2. Kết qủa test áp da với các dị nguyên thức ăn ............................... 43
3.3.3. Đặc điểm test lẩy da theo nhóm tuổi ............................................ 44
3.3.4. Kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi ............ 45
3.3.5. Kết quả xét nghiệm hồng cầu trong phân ..................................... 45
3.3.6. Kết quả định lượng IgE toàn phần trong huyết thanh .................. 46
3.3.7. Kết quả định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn ....... 47
3.4. Xác định một số thức ăn gây dị ứng của đối tượng nghiên cứu .. 48
3.4.1. Một số thức ăn gây dị ứng thức ăn ở trẻ em ................................. 48
3.4.2. Thức ăn gây dị ứng của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ......... 49
3.4.3. Tìm hiểu một số thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn dặm............. 50

3.4.4. Đánh giá tình trạng đồng mắc dị ứng thức ăn .............................. 51
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 54
4.1.1. Nhóm tuổi ..................................................................................... 54
4.1.2. Đặc điểm về giới ........................................................................... 55
4.1.3. Địa dư ........................................................................................... 55
4.1.4. Tiền sử khi sinh của đối tượng nghiên cứu: ................................. 56
4.1.5. Tiền sử nuôi dưỡng của nhóm nghiên cứu ................................... 56
4.1.6. Tiền sử dị ứng trong gia đình của đối tượng nghiên cứu ............. 58


4.2. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em ............................... 58
4.2.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên .............................................. 58
4.2.2. Số lần trẻ bị dị ứng thức ăn trong tiền sử ..................................... 59
4.2.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên .. 60
4.2.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng theo nhóm tuổi .......................... 61
4.2.5. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn của đối tượng nghiên cứu ..... 61
4.2.6. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn của trẻ em theo nhóm cơ quan
và nhóm tuổi ............................................................................. 63
4.2.7. Số cơ quan biểu hiện triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ em........... 64
4.2.8. Số cơ quan biểu hiện triệu chứng theo tần suất bị dị ứng thức ăn65
4.3. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong dị ứng thức ăn ở trẻ em . 65
4.3.1. Test lẩy da với các dị nguyên thức ăn .......................................... 65
4.3.2. Patch test với dị nguyên thức ăn .................................................. 66
4.3.3. Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vị ......................... 67
4.3.4. Xét nghiệm hồng cầu trong phân.................................................. 68
4.3.5. Xét nghiệm IgE toàn phần và IgE đặc hiệu .................................. 68
4.4 Một số thức ăn gây dị ứng của đối tượng nghiên cứu .................. 70
4.4.1. Thức ăn gây dị ứng ở trẻ em ......................................................... 70
4.4.2. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi ........................ 71

4.4.3. Thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn ............................................... 72
4.4.4. Tình trạng đồng mắc dị ứng thức ăn của bệnh nhân nghiên cứu. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguy cơ phản ứng chéo giữa các dị nguyên ................................. 11
Bảng 3.1. Thời gian xuất hiện các triệu chứng dị ứng theo nhóm tuổi .......... 37
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ................................................ 38
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi ..................... 40
Bảng 3.4. Số cơ quan biểu hiện lâm sàng theo tần suất bị dị ứng thức ăn ..... 41
Bảng 3.5. Kết quả test lẩy da với các dị nguyên thức ăn................................ 42
Bảng 3.6. Kết quả patch tets với dị nguyên thức ăn ....................................... 43
Bảng 3.7. So sánh test lẩy da dương tính theo nhóm tuổi .............................. 44
Bảng 3.8.Nồng độ IgE đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn ........................... 47
Bảng 3.9.Thức ăn gây dị ứng ở trẻ em ........................................................... 48
Bảng 3.10.Thức ăn gây dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi ................................. 49
Bảng 3.11. Thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn dặm ...................................... 50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................. 32
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới ........................................................................ 32
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo địa dư .................................................................... 33
Biểu đồ 3.4. Tiền sử thai sản ........................................................................... 33
Biểu đồ 3.5. Cách thức nuôi dưỡng ................................................................ 34
Biểu đồ 3.6. Tuổi ăn dặm ................................................................................ 34

Biểu đồ 3.7. Tiền sử gia đình .......................................................................... 35
Biểu đồ 3.8. Tuổi xuất hiện triệu chứng dị ứng đầu tiên ................................ 35
Biểu đồ 3.9: Số lần trẻ bị dị ứng thức ăn ........................................................ 36
Biểu đồ 3.10. Thời gian xuất hiện các triệu chứng sau khi tiếp xúc với thức ăn .... 36
Biểu đồ 3.11. Tần suất các triệu chứng dị ứng thức ăn................................... 39
Biểu đồ 3.12. Tần suất cơ quan ....................................................................... 41
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bạch cầu ái toan ............................................................... 45
Biểu đồ 3.14. Xét nghiệm hồng cầu trong phân ............................................. 45
Biểu đồ 3.15. Nồng độ IgE toàn phần ............................................................. 46
Biểu đồ 3.16. Đặc điểm về tình trạng đồng mắc dị ứng sữa ........................... 51
Biểu đồ 3.17. Tình trạng đồng mắc dị ứng giữa các loại hải sản .................. 52
Biểu đồ 3.18: Tình trạng đồng mắc dị ứng giữa các loại thịt ......................... 53


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các phản ứng có hại với thức ăn .................................................... 3
Sơ đồ 1.2. Phân loại phản ứng có hại do thức ăn theo NIAID ......................... 9
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán dị ứng thức ăn ..................................... 20
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ nghiên cứu ......................................................................... 31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thức ăn rất cần thiết cho cuộc sống và vô cùng quan trọng cho hoạt động
của xã hội loài người. Nguồn thức ăn rất đa dạng và phong phú, khác nhau
giữa các vùng miền trong một quốc gia và khác nhau giữa các quốc gia trên
thế giới. Hiện nay có tới hơn 170 loại thức ăn bản chất là các protein được coi
là dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng thức ăn, và có ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng của con người [1], [2], [3].

Trong vài thập kỷ trở lại đây tình trạng dị ứng thức ăn nói chung và dị
ứng thức ăn ở trẻ em ngày càng tăng. Hàng năm, trên thế giới ước tính có
6% trẻ em và 3,7% người lớn dị ứng thức ăn. Tại Anh, tỉ lệ các phản ứng dị
ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ tăng gấp hai lần từ 5,6 lên 10,2 trường
hợp/ 100.000 bệnh nhân ra viện trong 4 năm từ 1991 đến 1995. Sự đa dạng
về nguồn thực phẩm và sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền
quốc gia trên thế giới càng làm cho dị ứng thức ăn, đặc biệt là ở trẻ em đang
trở thành một vấn đề thời sự [4], [5], [6], [7], [8].
Có thể hiểu dị ứng thức ăn là kết quả của một chuỗi các phản ứng bất
thường của hệ thống miễn dịch, trong đó có sự kết hợp dị nguyên và kháng thể
theo cơ chế phức tạp, đan xen giữa cơ chế qua trung gian IgE, qua trung gian tế
bào hay phối hợp cả hai cơ chế [1], [7], [8], [9], [10]. Dị ứng thức ăn có thể xảy
ra với một hoặc nhiều loại thức ăn. Các loại thức ăn bản chất là các protein được
coi là dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng thức ăn. Trong các loại thức ăn gây
dị ứng thường gặp một trong 4 loại thực phẩm sau: sữa, lạc, hải sản, trứng; đây
cũng là thức ăn thường gặp trong công thức dinh dưỡng hàng ngày của trẻ em ở
các lứa tuổi [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17].
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện sau khi ăn rất đa dạng từ
nhẹ đến nặng, bao gồm tổn thương nhiều cơ quan, tổn thương ở da, đường


2

tiêu hoá, đường hô hấp và toàn thân nặng như sốc phản vệ… gây ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng của người bị dị ứng thức
ăn [1], [7], [8], [9], [10].
Biểu hiện lâm sàng của dị ứng thức ăn rất phong phú, diễn biến thay đổi
theo thời gian, do đó vấn đề chẩn đoán dị ứng thức ăn ở trẻ em thực sự là một
thách thức lớn đối với các bác sỹ nhi khoa. Mặc dù trên thế giới và khu vực
đã có một số hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dị ứng thức ăn [1], [6], [9]

nhưng trong thực tế việc chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị đặc hiệu
dị ứng thức ăn vẫn hạn chế tại Việt Nam. Nhiều trường hợp dị ứng thức ăn ở
trẻ em chưa được quan tâm, chẩn đoán kịp thời và điều trị thỏa đáng. “Một trẻ
có tiền sử khoẻ mạnh, đột ngột xuất hiện ban đỏ toàn thân kèm theo khó thở
và chân tay lạnh và trụy mạch sau bữa ăn”, đây là thực trạng chúng ta đã và sẽ
còn gặp trong thực tế, vậy nguyên nhân trẻ trong tình trạng nặng như vậy ở đây
là gì? Chúng ta có thể làm gì để dự phòng điều này không xảy ra? Rất khó để trả
lời các câu hỏi trên nếu chúng ta không chẩn đoán xác định được dị ứng thức ăn
và nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng đó là gì? Để từ đó cung cấp cho
người bị dị ứng thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng
cũng đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh các phản ứng dị ứng
nặng như sốc phản vệ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân,
giảm thiểu chi phí tài chính cho gia đình và xã hội [3].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dị ứng thức ăn ở trẻ em còn hạn chế, do
đó chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị
ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em.
2. Nghiên cứu một số thức ăn gây dị ứng ở trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm

Phản ứng bất lợi với thức ăn được định nghĩa là tất cả các phản ứng xảy
ra sau ăn thức ăn. Phản ứng bất lợi với thức ăn có thể do cơ chế miễn dịch
(gọi là dị ứng thức ăn) và phản ứng không do cơ chế miễn dịch (do chất độc
hoặc các thành phần có hoạt tính dược lý trong thức ăn).

NHIỄM ĐỘC

KHÔNG NHIỄM ĐỘC

(ngộ độc thức ăn)

Không dung nạp thức ăn
(Ví dụ: không dung nạp lactosse,
không dung nạp gluten)

Qua trung gian IgE/Th2
(Ví dụ: chàm, mày đay, phản vệ)

Dị ứng thức ăn

Không qua IgE
(Biểu hiện tiêu hóa)

Sơ đồ 1.1. Các phản ứng có hại với thức ăn [8]
Phản ứng miễn dịch với thức ăn là hiện tượng bình thường, dẫn đến tình
trạng dung nạp. Ngược lại, phản ứng miễn dịch bất thường với protein thức ăn
có thể gây các triệu chứng và bệnh, được xác định là dị ứng thức ăn.
Dị ứng thức ăn được định nghĩa là các phản ứng có hại tới sức khỏe do
tình trạng quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với thức ăn, có thể thông qua cơ
chế miễn dịch qua trung gian IgE hoặc không qua IgE, hoặc phối hợp cả hai.
Đáp ứng dị ứng là do cơ thể mẫn cảm và sản xuất kháng thể IgE khi tiếp
xúc với các dị nguyên, thường là những protein, gây nên những triệu chứng dị
ứng điển hình như: hen, viêm mũi, kết mạc hoặc chàm… [6], [8], [18].



4

1.2. Dịch tễ học dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn ở trẻ em thay đổi theo tuổi, địa lý và bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như chế độ ăn theo vùng, môi trường tiếp xúc và là một vấn đề nổi
cộm trong thực hành nhi khoa trên thế giới do sự tăng nhanh về tỷ lệ , nhiều
hạn chế trong chẩn đoán cũng như khó khăn trong điều trị [13], [14]. Ước tính
1/4 dân số sẽ gặp vấn đề về các phản ứng có hại do thức ăn trong suốt cuộc
đời của mỗi con người, có tới 10-15% trẻ em được báo cáo có biểu hiện dị
ứng thức ăn, mặc dù tỉ lệ dị ứng thức ăn thông qua cơ chế miễn dịch IgE được
báo cáo thấp hơn khoảng 6-8% ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi và 3-4% ở người lớn,
ngược lại chúng ta gần như không có nhiều thông tin về tình trạng dị ứng thức
ăn không theo cơ chế miễn dịch IgE như viêm dạ dày thực quản tăng bạch cầu
ái toan, bệnh celiac [10],[14].
1.2.1. Trên thế giới
Dị ứng thức ăn ở trẻ em được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm đánh giá
trên nhiều khía cạnh do biểu hiện lâm sàng phức tạp và đôi khi nghiêm trọng
như phản ứng sốc phản vệ gây tử vong, cũng như sự khó khăn trong việc chẩn
đoán. Amy M.Branum nghiên cứu cắt ngang [15], dựa trên các báo cáo dị ứng
thức ăn ở trẻ em từ 0-18 tuổi tại Mỹ (1993- 2006) kết quả tỉ lệ dị ứng thức ăn
ở trẻ em dưới 18 tuổi (3,9%), trong đó dị ứng các loại hạt đậu (9,3%), trứng
(6,7%), sữa (12,2%), tôm (5,2%), tỷ lệ dị ứng ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng
18% sau 10 năm. Macro HK [14] nghiên cứu cắt ngang 884.300 trẻ em từ 014 tuổi, bằng bộ câu hỏi, tại Hong Kong (2005-2006), kết quả 4,8% trẻ em dị
ứng thức ăn. Trong số dị ứng thức ăn đó với lạc (0,3-0,5%), hải sản (37,8%)
là nguyên nhân dị ứng hay gặp nhất, thứ hai là trứng (14,5%), thứ ba là sữa bò
và các sản phẩn sữa (10,8%), thứ 4 là các loại hạt và hoa quả (8,5%). Biểu
hiện lâm sàng mày đay, phù mạch đứng đầu (36,1%) viêm da dị ứng (22,4%),
biểu hiện đường tiêu hoá (20,8%), sốc phản vệ là (15,6%), co thắt phế quản



5

(2%). M.I Alvarado [16] đã nghiên cứu trên 674 bệnh nhân tại khoa dị ứng
bệnh viện tại Tây Ban Nha (2002 - 2004), sử dụng câu hỏi kết hợp với test lẩy
da, IgE đặc hiệu và xét nghiệm kích thích mù đôi đường uống, kết quả có
15,7% dị ứng thức ăn trong đó có 33% là trẻ em, dị ứng với hoa quả chiếm tỉ
lệ cao nhất 56,6%, các loại hạt (22,6%). Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là
hội chứng dị ứng miệng (46,2%), mày đay (32,1%), sốc phản vệ (14,2%).
Al.Hammadi (2006) [17] tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 397 trẻ em từ
6-9 tuổi, bằng phương pháp sử dụng bộ câu hỏi cho bố mẹ, kết quả dị ứng
thức ăn là 8%, dị ứng trứng (40%), hải sản (33%), sữa bò (13%), các loại quả
(40%), các loại hạt (27%), bột mỳ (7%). Các biểu hiện lâm sàng đa dạng như
mày đay (57%), ngứa (46%), ho 43%, khàn giọng (39%), viêm mũi dị ứng
(33%), viêm kết mạc dị ứng (28%), ỉa chảy (18%), buồn nôn và nôn (18%),
khó thở (14%), phù mạch (14%), co thắt phế quản (11%), đặc biệt tỉ lệ sốc
phản vệ rất cao (36%). Một điểm rất đáng lưu ý mà nhóm nghiên cứu đưa ra
là có tới 43% trẻ em dị ứng thức ăn có biểu hiện lâm sàng trên 10 lần, 17%
biểu hiện 6-10 lần, 33% biểu hiện 2-5 lần và chỉ có 7% biểu hiện 1 lần.
1.2.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu dị ứng thức ăn nói chung và đặc biệt là dị ứng thức ăn ở trẻ
em tại Việt Nam còn ít. Chu Thị Thu Hà đã nghiên cứu 1002 trẻ dưới 3 tuổi
trong cộng đồng tại Hà Nội năm 2008, đánh giá tình trạng dị ứng sữa bò cho
kết quả: trẻ thực sự dị ứng sữa bò chiếm tỉ lệ 2,1%, trong đó trẻ có biểu hiện
lâm sàng chủ yếu tại đường tiếu hoá và da với tỉ lệ lần lượt là 85,7% và
80,9%, tuy nhiên trẻ có biểu hiện ban đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 42,8% và không
có bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ do sữa [19].
1.3. Cơ chế bệnh sinh dị ứng thức ăn

Một cơ thể dễ quá mẫn với thức ăn có thể do sự rối loạn trong quá trình
phát triển hoặc sự rối loạn trong quá trình dung nạp thức ăn thường là kết quả



6

của việc tiếp xúc với các dị nguyên do nghề nghiệp hoặc các phản ứng chéo
giữa các dị nguyên kết quả là gây ra các phản ứng dị ứng sau khi ăn thức ăn.
Bảng phân loại dị ứng mở rộng của Gell và Coombs cung cấp cho chúng ta
một khuôn khổ để bàn luận về phản ứng dị ứng, tuy nhiên cơ chế dị ứng thức
ăn lại hết sức phức tạp và thường liên quan tới nhiều hơn một cơ chế theo
phân loại cổ điển [7].

Hình 1. 1. Cơ chế bệnh sinh dị ứng thức ăn[8]
1.3.1. Dị ứng thức ăn qua trung gian IgE-loại I
Phản ứng dị ứng thức ăn qua trung gian IgE là phản ứng dị ứng hay gặp
và đặc trưng nhất của các phản ứng dị ứng thức ăn do kháng thể IgE đặc hiệu
với thức ăn gắn lên màng tế bào mast và bạch cầu ái kiềm cũng như đại thực
bào, bạch cầu mono, lympho bào và ngay cả tiểu cầu. Khi dị nguyên thức ăn
đi qua hàng rào niêm mạc đường tiêu hoá và tới gắn vào các IgE đặc hiệu đã
được gắn trên các tế bào miễn dịch gây phá vỡ màng các tế bào này làm giải
phóng các hoá chất trung gian như histamine, serotonine, prostaglandine…
gây co mạch, co cơ trơn và tang tiết chất nhầy dẫn tới các biểu hiện lâm sàng
dị ứng nhanh. Sự hoạt hoá của tế bào mast cũng đồng thời giải phóng ra các
cytokine, các cytokine này gây ra các phản ứng dị ứng quá mẫn nhanh pha


7

muộn. Trong vòng 4 – 8h sau khi phản ứng xảy ra bạch cầu trung tính và bạch
cầu ái toan thâm nhiễm nơi xảy ra phản ứng dị ứng, đồng thời với việc tăng
hoá ứng động các tế bào miễn dịch tới nơi xảy ra phản ứng dị ứng, khi các tế

bào tới đây cũng bị hoạt hoá và giải phóng ra các hoá chất trung gian gây biểu
hiện lâm sàng. Sau đó trong vòng 24- 48 giờ sự thâm nhiễm bạch cầu lympho
và mono bắt đầu, gây ra các phản ứng dị ứng chậm và tình trạng viêm mãn
tính tại nơi xảy ra phản ứng dị ứng.
Tình trạng tiếp xúc với dị nguyên thức ăn tái đi tái lại nhiều lần các bạch
cầu mono sẽ tăng giải phóng ra các yếu tố kích thích giải phóng histamine
(HRF), các cytokine tương tác với kháng thể IgE đặc hiệu gắn trên tế bào
mast, bạch cầu ái kiềm và làm tăng giải phóng các hoá chất trung gian [7].
1.3.2. Dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE
Phản ứng dị ứng thức ăn loại II: phản ứng dị ứng độc tế bào do hoạt hoá
bổ thể xuất hiện, kết hợp với các tế bào miễn dịch gây ra hoạt hoá hệ thống bổ
thể, phức hợp kháng nguyên- kháng thể được hình thành, tạo ra các chất gây
viêm khác nhau, thường gây giảm các tế bào máu.
Phản ứng dị ứng thức ăn loại III:khi kháng thể đặc hiệu xuất hiện kết
hợp với kháng nguyên trên bề mặt tế bào, tạo phức hợp kháng nguyên- kháng
thể lắng đọng tại mô, cơ quan,làm tổn thương mô, cơ quan, gây nên các bệnh
lý về khớp, tim, thận, mạch máu...
Phản ứng dị ứng thức ăn loại IV: nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình
trạng tăng sinh lympho bào T với dị nguyên thức ăn.
Các phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào cũng được chứng minh
trong các rối loạn liên quan tới thức ăn như viêm dạ dày thực quản tăng bạch
cầu ái toan, viêm da dị ứng do thức ăn, bệnh celiac.
Trong một số bệnh lý dị ứng thức ăn, cơ chế bệnh sinh chưa hoàn toàn
được làm sáng tỏ nhưng chúng được tin rằng chắc chắn có liên quan tới hệ
miễn dịch [7].


8

1.3.3. Các yếu tố làm tăng tình trạng dị ứng

Có nhiều yếu tố đã được chứng minh là làm tăng phản ứng dị ứng với
thức ăn cũng như tăng mức độ của phản ứng dị ứng.
Yếu tố tiền sử gia đình [20].
 Không có tiền sử gia đình bị dị ứng thức ăn 15-20%
 Bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng : 33-48%
 Cả hai bố mẹ cùng mắc một bệnh dị ứng : 50-60%
 Mẹ và anh chị em ruột mắc bệnh dị ứng: 50-60%
Cơ quan tiêu hoá chưa trưởng thành.
Hệ miễn dịch còn non trẻ.
Tiếp xúc với dị nguyên sớm.
Những thuốc làm giảm độ acid của dịch dạ dày làm tăng nguy cơ nhạy
cảm với thức ăn.
Hoạt động thể lực kết hợp với uống rượu và thuốc giảm đau chống viêm
không steroid làm tăng mức độ phản ứng sốc phản vệ do thức ăn.
Tình trạng nhiễm virut, hoạt động thể lực trong chu kỳ kinh nguyệt, đang
mắc các bệnh lý mạn tính thường làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn [7].


9

1.4. Phân loại dị ứng thức ăn

Sơ đồ 1.2. Phân loại phản ứng có hại do thức ăn theo NIAID[5]
1.5. Nguyên nhân dị ứng thức ăn
1.5.1. Dị nguyên thức ăn
Dị nguyên thức ăn thường có bản chất là protein nhưng đôi khi là các
hapten, chúng được các tế bào miễn dịch đặc hiệu nhận dạng và kích thích hệ
miễn dịch gây ra các phản ứng đặc hiệu [1], [21], [22], [23], [24]. Phần lớn
các dị nguyên thức ăn có thể gây ra các phản ứng dị ứng khi ăn sống hoặc
ngay cả khi nấu chín, tuy nhiên một số dị nguyên thức ăn như rau, hoa quả lại

mất đi tính dị nguyên khi được nấu chín và mất khả năng gây ra các phản ứng
dị ứng [25]. Dị nguyên thức ăn cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng khi
được hít các protein dị nguyên này vào, điều này cần phân biệt với việc hít
các mùi thơm của thức ăn, chúng không có khả năng gây ra các phản ứng dị
ứng. Mặc dù nhiều loại thức ăn có thể gây ra các phản ứng dị ứng và đã có
trên 170 thức ăn được báo cáo là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng qua
trung gian IgE. Dị nguyên thức ăn hay gặp như: lạc, hạt của các loại cây khác,
trứng, sữa, cá, hải sản bột mỳ, hạt đậu, vừng, cần tây, mù tạt [12], [13], [14],
các dị nguyên chủ yếu khác nhau giữa các vùng lãnh thổ do thói quen và tập


10

quán văn hoá ẩm thực khác nhau. Ngoài ra thì các protein chứa trong chất phụ
gia, chất tạo màu như cari, gelatin, hương vị nhân tạo tartrazine, và chất bảo
quản glutamate, sulfite cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng [24], [25].
Dị nguyên thức ăn mặc dù rất đa dạng, tuy nhiên gần đây chúng được
phân loại thành 3 nhóm dị nguyên chính là dị nguyên thức ăn từ các loại cây,
dị nguyên thức ăn từ động vật, dị nguyên thức ăn từ hoa [24], [25]. Các dị
nguyên thức ăn chính lại được chứng minh rằng thuộc 3-12 họ dị nguyên, các
dị nguyên còn lại thuộc khoảng 14-23 họ dị nguyên. Họ dị nguyên thức ăn
động vật có 3 loại di nguyên chính là tromyosins gặp chủ yếu trong tế bào cơ
hay thịt đỏ của động vật như thịt bò, lợn. Parvalbumins là protein trong thịt
trắng của động vật như cá và casein là protein chính trong sữa. Các dị nguyên
này gặp ở các loại thức ăn như sữa bò, trứng, cá, hải sản. Họ dị nguyên từ các
loài cây gồm các dị nguyên chính là prolamins, 2S albumins và các protein
vận chuyển lipid, các protein ức chế hai chức năng, Bet v 1, cupins. Các loại
dị nguyên này gặp ở các loại thức ăn như rau, hoa quả tươi, các loại hạt đậu,
lạc, lúa mỳ [25], [26].
1.5.2. Phản ứng chéo giữa các dị nguyên thức ăn

Như một hệ quả của sự gia tăng chung tỉ lệ dị ứng thức ăn, tỷ lệ một
bệnh nhân dị ứng với nhiều loại thức ăn có cùng cấu trúc dị nguyên đã trở
thành một vấn đề lâm sàng quan trọng [27]. Nhiều dị nguyên thức ăn giống
nhau có trong cùng các loại cây (ví dụ, profilin và các protein vận chuyển
lipid) và động vật (ví dụ, tropomyosin và casein), dẫn tới tình trạng nếu bệnh
nhân dị ứng với thành phần protein nào đó trong một loại thức ăn thì sẽ có
khả năng bị dị ứng với một loại thức ăn khác cũng có thành phần protein dị
nguyên đó [25]. Việc hiểu được rõ các nguy cơ phản ứng chéo giữa các dị
nguyên giúp các bác sỹ lâm sàng chỉ định đúng xét nghiệm cũng như chẩn
đoán và tư vấn dự phòng cho bệnh nhân.


11

Bảng 1.1. Nguy cơ phản ứng chéo giữa các dị nguyên [27]
Nếu dị ứng với

Nguy cơ dị ứng với ít nhất 1 loại thức

Nguy cơ

ăn sau:

dị ứng

Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng

Lạc

Quả của các loại cây như Các loại hạt khác như hạt điều, hạt dẻ


5%
37%

quả óc chó
Cá như cá hồi

Các loại cá khác như cá kiếm

50%

Hải sản như tôm

Các loại hải sản khác như cua, tôm

75%

hùm
Các loại hạt như lúa mỳ

Các loại hạt khác như lúa mạch, lúa

20%

mạch đen
Sữa bò

Sữa dê

92%


Sữa ngựa

4%

Các loại hoa như hoa bạch Các loại quả như táo, đào

55%

dương, có phấn hương
Quả đào

Quả táo, quả anh đào, quả cherry, quả

55%


Quả dưa

Quả dưa hấu, chuối, bơ

92%

Latex

Quả kiwi, quả chuối, quả bơ

35%

Các loại quả như kiwi, Latex


11%

chuối, bơ
1.6. Biểu hiện lâm sàng của dị ứng thức ăn
Khái niệm “dị ứng” thường được ám chỉ cho các phản ứng có hại do
thức ăn, tuy nhiên không hoàn toàn đúng như vậy, chỉ có những phản ứng do
đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch với thức ăn mới là dị ứng thức ăn, các
phản ứng do độc tố của thức ăn hoặc do thiếu hụt enzyme chuyển hoá thức ăn
không được coi là tình trạng không dung nạp thức ăn [1], [9], [28].


12

1.6.1. Phản ứng dị ứng thức ăn qua trung gian IgE
Biểu hiện lâm sàng các phản ứng dị ứng thức ăn nhanh loại I, qua trung
gian IgE. Thức ăn sau khi vào cơ thể tác động tới hệ miễn dịch tạo ra các
kháng thể IgE đặc hiệu với thức ăn, các kháng thể đặc hiệu này tới găn lên các
receptor của tế bào mast, bạch cầu ái kiềm và các tế bào tham gia vào đáp ứng
miễn dịch khác. Khi trẻ tiếp xúc với thức ăn lần tiếp theo, khi cơ thể đã có lần
mẫn cảm trước đó sinh ra kháng thể đặc hiệu, dị nguyên thức ăn sẽ gắn lên
các kháng thể IgE đặc hiệu đã được gắn sẵn trên màng tế bào mast, bạch cầu
ái kiềm cũng như các tế bào miễn dịch khác làm phá vỡ màng các tế bào này
và giả phóng ra các hoá chất trung gian hoá học như histamine, prostaglandin,
leukotriene, cytokine gây ngứa, co mạch, và thoát dịch ngoài mạch gây phù,
có thể gây ra các phản ứng toàn thân như co thắt phế quản, sốc phản vệ. Phản
ứng dị ứng thức ăn trung gian IgE thường khởi phát nhanh, từ một vài phút tới
2 giờ sau ăn, một số trường hợp phản ứng có thể muộn hơn khoảng 4-6 giờ.
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp như mày đay, phù mạch, viêm mũi dị ứng,
sốc phản vệ [1], [7], [9].

Mày đay và phù mạch: Mày đay cấp và phù mạch là hai biểu hiện lâm
sàng trên da hay gặp nhất của dị ứng thức ăn, thường xuất hiện sau một vài
phút tới 1 giờ sau ăn [13], [29], [30]. Mày đay mạn do thức ăn được định
nghĩa là biểu hiện lâm sàng kéo dài trên 6 tuần thường rất hiếm gặp. Sữa,
trứng, các loại hạt đậu, và bột mỳ là các dị nguyên hay gặp (90%) gây ra
các phản ứng dị ứng qua trung gian IgE ở trẻ em. Ruchi S và cộng sự [31]
tiến hành nghiên cứu tại Mỹ năm 2009-2010 trên 3218 bệnh nhân trẻ em dị
ứng thức ăn cho thấy mày đay và phù mạch chiểm tỉ lệ cao nhất 58,1% và
41,5%, trong đó mày đay phù mạch do hải sản và các lại hạt đậu cao nhất
52,9% và 44,9% ; sữa 27,7%.
Hội chứng miệng dị ứng: hội chứng miệng dị ứng do thức ăn được xem
là một thể lâm sàng dị ứng tiếp xúc, gặp tới 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng


13

với phấn hoa. Triệu chứng xuất hiện nhanh một vài phút sau khi ăn như
hồng ban quanh miệng, ngứa trong khoang miệng, sưng môi, sưng lưỡi, cổ
họng đau, ngứa sau ăn thức ăn tươi, hoa quả, rau củ chưa nấu chín. Hội
chứng này thường diễn ra nhanh, nhưng chỉ giới hạn trong miệng, triệu
chứng toàn thân có thể xuất hiện khoảng 10%, sốc phản vệ có thể gặp 1-2%.
Triệu chứng lâm sàng sẽ thường không xuất hiện khi ăn thức ăn được nấu
chín [1], [20], [32].
Biểu hiện lâm sàng tại đường tiêu hoá: các triệu chứng lâm sàng dạ dày
ruột do dị ứng thức ăn thông qua IgE bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng,
thường xuất hiện sau một vài phút tới 2 giờ sau ăn, tuy nhiên triệu chứng của
đường tiêu hóa thấp như tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa thường xuất hiện muộn
hơn từ 2 đến 6 giờ. Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp bệnh nhân chỉ có biểu hiện
đường tiêu hoá mà không có các biểu hiện trên da hay đường hô hấp. Sữa,
trứng, lạc, đậu nành, bột mỳ và hải sản là các thức ăn hay gây ra phản ứng tại

đường tiêu hoá nhất [33].
Viêm mũi/viêm kết mạch dị ứng:triệu chứng viêm kết mạc, viêm mũi
thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng toàn thân, việc xuất hiện các triệu
chứng này đơn độc ít xảy ra. Bệnh nhân thường xuất hiện ngạt mũi, ngứa mũi,
chảy nước mũi, ho, thay đổi giọng nói, đôi khi có cả tiếng rít khi thở, đỏ mắt,
ngứa mắt, chảy nước mắt, một vài phút tới 1 giờ sau ăn. Một số công nhân làm
việc tại xưởng sản xuất thức ăn sẽ xuất hiện bệnh nghề nghiệp như viêm mũi dị
ứng, hen phế quản [1], [7].
Hen phế quản- ho: Hen phế quản đơn thuần ít gặp do dị ứng thức ăn,
thường gặp bệnh nhân hen phế quản khi làm việc lâu dài tại các nhà máy sản
xuất thực phẩm. Đôi khi bệnh nhân không có biểu hiện co thắt phế quản,
nhưng có biểu hiện ho mãn tính, đặc biệt ho tăng lên khi tiếp xúc với một loại
thức ăn cụ thể, chúng ta nên khai thác kỹ thông tin này từ phía gia đình và
bệnh nhân. Một nghiên cứu đánh giá 245 test kích thích với thức ăn, co thắt


14

phế quản chỉ xuất hiện ở 4 bệnh nhân (2%). Dị ứng thức ăn gây hen phế quản
ở trẻ em gặp 5,7% trẻ hen phế quản, dị ứng sữa bò gây ra 29%, ở bệnh nhân
viêm da dị ứng 17-27%, các phụ gia trong thức ăn có thể gây hen phế quản
dưới 5% [7], [13], [32].
Sốc phản vệ: sốc phản vệ do thức ăn gặp tới 50% bệnh nhân sốc phản vệ
phải nhập viện tại phòng cấp cứu, và đang dẫn đầu các nguyên nhân gây sốc
phản vệ, các loại thức ăn hay gặp như lạc, các loại đậu, hải sản là nguyên
nhân hay gặp nhất. Sốc phản vệ do thức ăn có thể xuất hiện hai pha với các
biểu hiện lâm sàng trên da, hệ hô hấp, hệ tim mạch như tụt huyết áp, rối loại
nhịp tim, giãn mạch, ban đỏ giãn mạch trên da, khó thở và thậm chí tử vong
tỷ lệ này dao động từ 12,2%-17% [1], [4], [34], [35].
Sốc phản vệ do hoạt động thể lực sau ăn: một số bệnh nhân dị ứng

thức ăn theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE không biểu hiện lâm sàng
khi nghỉ ngơi, tuy nhiên sẽ xuất hiện mày đay, sốc phản vệ khi bệnh nhân
hoạt động thể lực, cơ chế bệnh sinh của thể lâm sàng này chưa hoàn toàn rõ
ràng. Một số thức ăn hay gây sốc phản vệ do hoạt động thể lực sau ăn như
sữa bò, trứng, hải sản, bột mỳ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản ở học sinh
trung học cho kết quả tỉ lệ sốc phản vệ do hoạt động thể lực sau ăn 0,017%
dân số và gặp nhiều ở nam [34], [35], [36], [37].
1.6.2. Phản ứng dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE
Viêm da dị ứng: Có một mối liên hệ mật thiết giữa viêm da dị ứng và dị
ứng thức ăn, 40% trẻ em viêm da dị ứng đã được chứng minh có mẫn cảm với
thức ăn, và có tới 1/3 bệnh nhân viêm da dị ứng kết hợp với dị ứng thức ăn
khó kiểm soát đợt cấp. Thức ăn hay gây đợt cấp viêm da dị ứng như sữa,
trứng, hải hải, lạc và các loại hạt đậu, tuy nhiên các loại thức ăn khác vẫn có
nguy cơ [38], [39], [40], [41].
Viêm ruột: Hội chứng viêm ruột do thức ăn được cho là hội chứng dị
ứng qua trung gian tế bào hơn là qua trung gian IgE, hội chứng này thường


15

gặp ở trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, hay gặp trong khoảng 1 tuần đến 3 tháng tuổi
với các triệu chứng mạn tính của đường tiêu hóa như nôn, tiêu chảy, phân
đen, kém hấp thu sau ăn như sữa bò, đậu nành, hội chứng này ít gặp ở trẻ
được nuôi bằng sữa mẹ. Phần lớn những bệnh nhân này dung nạp với thức ăn
sau 3 tuổi [33].
Viêm trực tràng: Viêm trực tràng do thức ăn thường gặp ở tháng đầu sau
sinh, với việc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong phân, gặp chủ yếu với thức
ăn là sữa bò, đậu nành, hiếm khi do thức ăn khác.
Bệnh Celiac: Bệnh Celiac thường khởi phát muộn tù 10- 40 tuổi, bệnh
này được biết đến là bệnh ruột non nhạy cảm với gluten có trong thức ăn liên

quan tới yếu tố gen của người bệnh, bệnh gặp 0.5-1% dân số. Các loại ngũ cốc
như lúa mì, lúa mạch, và lúa mạch đen chứ nhiều gluten là nguyên nhân hàng
đầu gây bệnh Celiac. Với các biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng không đặc hiệu
nên việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện tại đường tiêu hóa như
đau bụng, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, tiêu chảy, nôn, có thể có đi ngoài ra
máu, ngoài ra bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như chậm phát triển về thể
chất và trí tuệ, bất thường vệ hệ răng, xương, viêm khớp, bệnh lý tăng men gan,
giảm sắt [1], [7], [42].
Thức ăn gây bệnh phổi nhiễm sắt: Thức ăn gây bệnh phổi nhiễm sắt hay
hội chứng Heiner hiếm gặp với biểu hiện lâm sàng viêm phổi ở trẻ nhỏ tái đi,
tái lại, giảm sắt huyết thanh, tăng thâm nhiễm sắt tại phổi. Sữa bò là nguyên
nhân hay hặp nhất [1], [7].
1.6.3. Các biểu hiện lâm sàng đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan
Các rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan được đặc trưng bởi các triệu
chứng của rối loạn chức năng đường tiêu hóa sau ăn kèm theo tăng bạch cầu
ái toan tại đường tiêu hóa trên tiêu bản sinh thiết[43], [44].
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan: Là một bệnh mạn tính đường tiêu
hoá có tăng bạch cầu ái toan do thức ăn. Bệnh gặp ở trẻ với biểu hiện nôn,


×