PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY THUỐC LÁ BẮC SƠN
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN
2.1.1 Tổng quan về công ty thuốc lá Bắc Sơn
*Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thuốc lá Bắc Sơn
- Tên giao dịch: Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Ngày thành lập: 15 tháng 02 năm 1968
- Diện tích mặt bằng 4ha.
Công ty thuốc lá Bắc Sơn được hình thành từ bộ phận T2 của Nhà máy thuốc lá Thăng
Long sơ tán lên Lạng Sơn, địa điểm sơ tán tại trường văn hóa Quân đội thị xã Lạng
Sơn.
Sau gần 2 năm vừa sản xuất và chiến đấu. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng
tốt hơn, Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 113/CNn/TCCB ngày 15/02/1968
thành lập Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn.
Những năm đầu mới thành lập, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ
quan địa phương giúp đỡ, hỗ trợ. Nhà xưởng nơi sơ tán và thiết bị còn lạc hậu thiếu
thốn, cán bộ công nhân viên Nhà máy phải khắc phục khó khăn, nhiều công đoạn sản
xuất phải làm thủ công nguyên phụ liệu cho sản xuất chủ yếu nhập ngoại. Các sản phẩm
chính ra đời khi đó là Tam Thanh, Nhị Thanh, D’rao, Sông Cầu, Bắc Sơn… chất lượng
luôn được người tiêu dùng tín nhiệm.
Tháng 4/1970 Nhà máy trả lại trường văn hóa Quân đội thị xã Lạng Sơn di chuyển về
Đáp Cầu-Thị xã Bắc Ninh-Tỉnh Hà Bắc theo chủ trương của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
Từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Nhà máy đã nhanh chóng củng cố
cơ sở vật chất, đẩy mạnh sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng ngày càng tốt hơn.
Năm 1881 theo nhu cầu của ngành, Nhà máy thuốc lá Bắc sơn trực thuộc Xí Nghiệp
Liên Hợp thuốc lá I quản lý.
Tháng 10/1992, chuyển đổi Tổ chức và hoạt động của Liên Hiệp thuốc lá Việt Nam
thành Tổng Công ty thuốc lá việt Nam,
Từ ngày 01/10/2006 Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn chuyển thành Công ty TNHH môt
thành viên thuốc lá Bắc Sơn theo quyết định số 321/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển nhà máy luôn phát huy truyền
thống khắc phục khó khăn hoàn thành toàn diện vượt mức kế hoạch nhà nước giao,
những thành tích đó đã được Đảng và nhà nước ghi nhận, tặng thưởng huân chương lao
động hạng I, II, III và huân chương độc lập hạng III.
*Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thuốc lá Bắc Sơn
Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.
STT Chi tiết ĐVT 2006 2007 2008
1 Doanh thu Triệu đ 277.708,3 289.545,05 269.257
2 Lợi nhuận Triệu đ 6.086,6 7.215,6 5.102
3 Nộp ngân sách Triệu đ 102.000 120.160 110.000
4 quỹ lương chi cho
người lao động
Triệu đ 17.637,07 19.603,83 16.828
5 Thu nhập bình quân Đ/ng/th 2.999.849 2.830.667 2.616.667
Nguồn: số liệu thống kê hàng năm của nhà máy
Ta thấy doanh thu các năm của Công ty Bắc Sơn giảm trong năm 2008 điều này cho
thấy Công ty cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái toàn cầu. tuy nhiên mức
giảm của Công ty không mạnh như các ngành khác do đó vẫn đảm bảo thu nhập cho
người lao động trong Công ty. Với mức thu nhập trung bình là 2.616.676 bình quân mỗi
công nhân so với bình diện trung trong tỉnh là cao so với một số ngành như may mặc,
dệt may... Tuy nhiên chúng ta có thể thấy một xu thế là thu nhập của người lao động
trong Công ty ngày càng giảm điều này đòi hỏi người quản lý trong Công ty phải sắp
xếp lại cơ cấu, nâng cao hiệu quả tiêu thụ hơn để đảm bảo cho người lao động có cuộc
sống ổn định.
* Những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập với chức năng và
nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc lá điếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất
khẩu, thông qua các hệ thống đại lý với mạng lưới nhân viên tiếp thị của nhà máy ở các
tỉnh thành phố trong cả nước.
- Công ty đã và đang duy trì phát triển sản xuất để sản phẩm của nhà máy đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.
* Quy trình công nghệ.
Phần nguyên liệu là lá thuốc được Công ty thu mua từ các Công ty nguyên liệu thuốc
lá thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và từ các vùng nguyên liệu nhập vào kho
nguyên liệu của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khả năng tiêu thụ của thị
trường, nguyên liệu được xuất cho phân xưởng Sợi. Phần nguyên liệu bằng lá thuốc
được tước cuộng riêng, phần lá riêng sau đó thông qua hệ thống thiết bị công nghệ của
phân xưởng như máy hấp Trung Quốc, máy thái Tây Đức máy sấy và hấp sợi Trung
Quốc… sợi thành phẩm được đóng thùng trữ sợi. Sợi thành phẩm được xuất sang các
phân xưởng Bao cứng và Bao mềm để cuốn điếu đóng bao vào tút, đóng thành các kiện
thành phẩm nhập kho và chở đi tiêu thụ, Toàn bộ quá trình được sự kiểm tra chặt chẽ
của các kỹ sư công nghệ, các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, các nhân viên kỹ
thuật cơ điện, nhân viên phòng kế hoạch… theo một quy trình công nghệ khép kín
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên
liệu.
Sơ đồ : Quy trình công nghệ hiện nay của Công ty.
Làm ẩmBảo quảnLên menNL Phân loại
Sấy sợi Thái sợi Trữ lá Gia liệu Phân
phối
Nguồn: Phòng TC-HC
Quy trình công nghệ hiện nay đã đổi mới về chất so với thời điểm trước năm 1999.
Từ công nghệ của Công ty STC (Singapore TOBACCO Company) đã sử dụng, dây
chuyền máy MK8-MAX3-HLP2-BOXER_ME4 chuyển giao cho Công ty thuốc lá Bắc
Sơn từ tháng 11/1991 cho đến ngày 02/3/1992. Toàn bộ máy móc được đưa vào Công
ty, sau hơn 2 tháng lắp đặt dây chuyền máy đã đi vào hoạt động. Đến tháng 4/2000
Công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền (tương tự dây chuyền đầu tư tháng
11/1991).
Quy trình công nghệ cũ không sản xuất được thuốc đầu lọc.
Quy trình công nghệ mới có đầy đủ các bước để tiến hành sản xuất ra sản phẩm bảo
đảm chất lượng.
Được bổ xung thêm máy móc thiết bị mới làm tăng năng suất lao động tăng sản lượng
sản phẩm,bảo đảm quy cách chất lượng sản phẩm. Bảo đảm được tính chủ động trong
sản xuất kinh doanh.
Năng suất đóng bao thủ công = 250 bao/công, năng suất đóng bao máy = 3.300
bao/công, năng suất lao động gấp 13 lần.
Thay đổi quy trình công nghệ thì việc bố trí lao động cũng phải thay đổi đó là nhu cầu
về trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, xử lý lao động dôi dư do tăng năng suất
lao động, quy trình công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của
Công ty.
Tình hình tiêu thụ sản lượng hàng hóa:
Loại tạp
phẩm
Trữ điếuSấy điếuCuốn
điếu
Trữ sợi
TP lưu
kho
Đóng
bao
+ Phương thức tiêu thụ: Chở hàng cho các đại lý, các đại lý phải thế chấp tài sản cho
Công ty. Hình thức thế chấp chủ yếu bằng tiền mặt hay sổ tiết kiệm…
+ Các thị trường chính như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
2.1.2 Các đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân lực tại công ty
thuốc lá Bắc Sơn
* Đặc diểm kinh doanh:
- Thứ nhất, Cty là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh thuốc lá. Tuy nhà nước đã có chính sách không khuyến khích phát triển thuốc lá
nhưng nó là nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận dân cư và có đóng góp lớn cho
ngân sách Nhà nước; vì vậy, sự thay đổi của Cty cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh của Cty chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của
nhà nước về thuế, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh
không rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách và sự điều tiết của nhà nước nên
chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho Cty đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh. Đó là
nguyên nhân làm cho Cty thiếu cơ sở để đánh giá năng lực của đội ngũ lao động, không
có môi trường để lao động thể hiện rõ trình độ, năng lực thực sự của bản thân. Do vậy,
nhu cầu đào tạo nhân lực không đặt ra cấp bách như các doanh nghiệp khác. Đó là một
trong những nguyên nhân làm cho sự quan tâm đối với đào tạo nhân lực trong thời gian
qua còn hạn chế.
- Thứ hai: là doanh nghiệp ngành chủ đạo của nhà nước nên Cty phải tổ chức kinh
doanh trên phạm vi toàn quốc, phải thực hiện việc sắp xếp nghành thuốc lá, phải thu
nạp các đơn vị sản xuất thuốc lá của địa phương, mở rộng hoạt động kinh doanh đến
vùng sâu, vùng xa nên chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp không đồng
đều và bị phân tán.
• Đặc điểm tổ chức:
- Thứ nhất, Cty hoạt động sản xuất kinh doanh khắp cả nước nên có thị trường kinh
doanh rộng lớn, thuận lợi trong phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng lại
phải kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt cả với sản phẩm trong và ngoài
nước, hàng dỏm, hàng giả. Mặc khác Cty còn phải thực hiện các chính sách xã hội như
xóa đói giảm nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện, phải phát triển nguyên liệu ở
những vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn dẫn đến năng suất lao động chung của
Cty thấp, chi phí kinh doanh cao. Điều đó là cho khả năng cạnh tranh của Cty thấp so
với các doanh nghiệp địa phương sản xuất cùng loại sản phẩm. Do vậy, việc Cty phải
tiếp tục sắp xếp, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động
là yêu cầu đặt ra rất gay gắt hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ này việc đào tạo
nhân lực là rất quan trọng.
- Hai là, cty hiện có 3 cấp quản lý: công ty (nhà máy), Chi nhánh (Trạm, trại), Xí nghiệp
(phân xưởng) nên lao động quản lý chiếm tỷ trọng cao, bộ máy quản lý của cty cồng
kềnh, nhiều cấp trung gian, nên khi triển khai chương trình đào tạo thường mất nhiều
thời gian, kinh phí đào tạo lớn và khó có thể thực hiện theo đúng kế hoạch.
*Đặc điểm sản phẩm và công nghệ:
- Thứ nhất, thuốc lá điếu và thuốc lá nguyên liệu là hàng hóa có tính đặc thù, thuộc
điều kiện sản xuất thuộc loại năng nhọc, độc hại, sản phẩm dễ xuống cấp, đòi hỏi lao
động của Cty phải có những hiểu biết nhất định về quy trình quy phạm trong sản xuất,
giao nhận, bảo quản. Do đó người lao động cần thiết phải có các chương trình đào tạo
riêng về các kiến thức, kỹ năng sản xuất và quản lý sản phẩm đặc thù này.
- Hai là, sản xuất thuốc lá theo phân loại thuộc sản phẩm công nghiệp thực phẩm
nhưng hoạt động sản xuất mạng nặng yếu tố kỹ thuật, việc điều hành hoạt động có
nhiều công đoạn sản xuất có những yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm
kỹ thuật nên cán bộ quản lý doanh nghiệp cần phải có kiến thức toàn diện cả về kinh
doanh cả về kỹ thuật.
- Ba là, thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có điều kiện dễ gây cháy và ô nhiễm môi
trường và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người công nhân. Vì vậy, người lao
động ngoài việc phải có những kiến thức nhất định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh
an toàn lao động, bảo đảm an toàn môi trường và còn phải có tinh thần trách nhiệm cao.
2.1.3 Phân tích thực trạng về đội ngũ lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn
* Về số lượng lao động
Tổng số lao động của nhà máy đến thời điểm 31-12-2008 là 487 người,nếu tính cả lao
động thuê bán hàng tại các thị trường,lao động thời vụ thì tổng số lao động của công ty
lên tới gần 616 người. số lượng lao động tuyển dụng chính thức để đóng bảo hiểm còn
hạn chế.
* Về cơ cấu của đội ngũ lao động
Sản xuất thuốc lá thuộc nghành công nghiệp thực phẩm được xếp vào nghành nghề
nặng nhọc nóng và độc hại (lao động nhóm IV và nhóm V), lao động nữ chiếm tỷ trọng
cao.
Cơ cấu lao động của nhà máy ( tính đến 31-12-2008 )
Cơ cấu lao động số lượng(người)
Tỷ trọng (%)
trên tổng số
1 Tổng số lao động 434
-Lao động nữ 239 55.06%
2 Cơ cấu lao động
-lao động trực tiếp 386 90.10%
-lao động gián tiếp 48 9.90%
3 Cơ cấu lao động theo đào tạo
*lao động đã qua đào tạo 394 90.70%
-Đại học 26 5.9%
-Cao đẳng 1 0.2%
-Trung cấp 37 8.5%
-Công nhân kỹ thuật 330 76.03%
*lao động phổ thông 40 9.2%
4 Cơ cấu lao động theo tuổi
-Dưới 30 tuổi 2 0.46%
-Từ 30 dến dưới 40 tuổi 117 26.95%
-Từ 40 dến dưới 50 tuổi 267 61.5%
- Từ 40 dến dưới 50 tuổi 48 11%
Nguồn số liệu thống kê lao động hàng năm của công ty
Qua biểu trên ta thấy lực lượng lao động của nhà máy có những đặc điểm sau:
-Lao động nữ chiếm tỷ trọng khá đông trong tổng số lao động của nhà máy,chiếm
55.06%
-Lao động gián tiếp chiếm 9.9%,lao động trực tiếp chiếm từ 90.1%.Đây là tỷ
trọng tương đối phù hợp trong các doanh nghiệp.
-Cơ cấu lao động theo tuổi:
+Dưới 30 tuổi chiếm 0.46%
+ Từ 30 dến dưới 40tuổi chiếm 26.95%
+ Từ 40 dến dưới 50 tuổi chiếm 61.5%
+Trên 50 tuổi chiếm 11%
Độ tuổi bình quân: Nam = 46 tuổi
Nữ = 44 tuổi
độ tuổi bình quân của nhà máy là 45 tuổi.
Do một thời gian dài chậm đổi mới sản xuất gặp nhiều khó khăn,sản lượng thuốc
bao thấp,công nhân biên chế cũ còn phải nghỉ luân phiên nên nhà máy lao động vào làm
lực lượng lao động lâu dài được mà chỉ tuyển lao động hợp đồng thời vụ làm các công
việc đơn giản như tước cuộng lá, đóng bao thủ công hoặc một số lao động thuê bán
hàng tại địa phương (nhà máy trả đủ lương thuê khoán và đóng đủ chế độ bảo hiểm
theo luật lao động). Đến năm 2009 nhà máy bắt đầu tuyển thêm 7một số lao động mới.
-Cơ cấu lao độngtheo trình độ:
+ Bậc thợ bình quân của nhà máy là 5/6
+ Công nhân kỹ thuật từ bậc 3 đến bậc 7 chiếm 76.03%
+ Lao động có trình độ trung cấp chiếm 8.5%
+ Lao động có trình độ cao đẳng chiếm 0.2%
+ Lao động có trình độ đại học chiếm 5,9%
+ Lao động có trình độ trên đại học hiện đang đào tạo.
+ Lao động phổ thông chiếm 9,2%
Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn.
Chủ tịch
Giám đốc
Phó giám đốc
PX. Bao cứng
PX. Bao mềm
PX. Sợi
PX. Cơ điện
P.Kế
hoạchvật tư
P TC-HC
P.
TC-KT
P. TT-TT
P. Kỹ thuật
P.
KCS
Đội
bảo vệ
Nguồn: Phòng TC-HC
Là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc tổng Công ty thuốc lá
Việt Nam, Công ty thuốc lá Bắc Sơn tổ chức sắp xếp một bộ máy quản lý vơi các chức
năng nhiệm vụ như sau:
* Chủ tịch Công ty
Chủ tịch Công ty do chủ sở hữu Công ty quyết định bổ nhiệm có thời hạn miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Công ty là 5 năm và có thể được
bổ nhiệm lại.
Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và trước pháp luật về
các quyết định của mình, thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điều 86 Luật doanh
nghiệp.
Chủ tịch Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của mọi
chủ sở hữu Công ty quy định tại Điều 12 của Điều lệ này.
* Giám đốc Công ty.
Giám đốc Công ty do chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng có thời hạn
(tối đa là 5 năm)
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và trước pháp luật về mọi
hoạt động điều hành của Công ty.
Giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:Quyết định các vấn đề thuộc
phạm vi điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty tổ chức thực hiện các kế hoạch
sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động và dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác
có giá trị dưới 10% tổng giá trị tài sản ghi trong bào cáo tài chính gần nhất của Công ty
theo phân cấp của Chủ tịch Công ty và kế hoạch hàng năm đã được Chủ tịch Công ty
phê duyệt.
Khiến nghị Chủ tịch Công ty quyết định phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, quy
chế quản lý Công ty, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty,
phương án huy động vốn, phương án liên doanh liên kết.Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách
chức, khen thưởng các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch
Công ty bổ nhiêm. Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và
cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
Báo cáo Chủ tịch Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chịu sự kiểm tra giám sát của Chủ tịch Công ty, của chủ sở hữu Công ty đối với việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Quyết định ban hành nội quy, quy định quản lý nội bộ trong Công ty.
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Công ty và Điều lệ này.
* Phòng Kế hoạch- Vật tư.
Phòng Kế hoạch- Vật tư có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện chức
năng quản lý sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực kế hoạch hóa điều hành sản xuất kinh