Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.95 KB, 9 trang )

Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P1:
Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu


Cần uống đủ lượng nước trong ngày.
Tôi năm nay 60 tuổi, gần đây tôi hay bị đi tiểu rắt. Có khi chỉ khoảng 30
phút tôi lại mót đi tiểu một lần, nhưng mỗi lần đi chỉ được một ít và rất buốt, đôi
lúc người cảm thấy ngây ngấy sốt. Tôi rất ngại đi khám bệnh, vậy xin quý báo cho
biết tôi làm bị sao và có thuốc gì để chữa
Nguyễn Văn Bé(Đồng Nai)
Theo như mô tả của bác, rất có thể bác đã bị viêm đường tiết niệu vùng
thấp (bao gồm bàng quang và niệu đạo). Viêm đường tiết niệu thường do các loại
vi khuẩn gây nên, loại vi khuẩn hay gặp nhất là E.coli (chiếm tới khoảng 80% các
trường hợp viêm đường tiết niệu ở người lớn). Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp
vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ (như đặt xông
dẫn lưu, phẫu thuật nội soi...).
Cách điều trị bệnh phải hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu
là do vi khuẩn thông thường thì có thể điều trị như sau:
- Trước hết phải đảm bảo uống nhiều nước, khoảng >2 lít/ngày (uống chủ
yếu vào ban ngày, không uống vào buổi đêm vì gây mất ngủ do phải thức dậy đi
tiểu). Bác có thể uống nước râu ngô, bông mã đề cũng có tác dụng tốt, nhưng quan
trọng là phải đủ lượng nước như đã nêu trên.
- Sử dụng kháng sinh: có nhiều nhóm thuốc có tác dụng tốt trên đường tiết
niệu. Đó là những kháng sinh thải trừ dạng có hoạt tính qua thận, khi thải trừ qua
thận vào đường tiết niệu, các kháng sinh này vẫn còn giữ được hoạt tính tác dụng
trên mầm bệnh. Các nhóm thuốc hay dùng là cephalosporin thế hệ thứ 3; nhóm
thuốc quinolon và trimethoprin kết hợp sulfamethoxazol (biệt dược bactrim,
biseptol)... Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho
thuốc phù hợp.
- Nếu đái buốt nhiều có thể uống thêm các thuốc giảm đau, làm giãn cơ
trơn như visceralgin hay nospa 40mg.


- Để phòng bệnh, trước hết cần đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết;
không nên nhịn đi tiểu quá lâu; điều trị tốt các bệnh có ảnh hưởng tới sức đề kháng
của cơ thể...
Tuy nhiên, trong trường hợp của bác, nên đến ngay chuyên khoa tiết niệu
để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới kê đơn thuốc điều trị
hợp lý được. Bác đừng nên ngại ngần đi khám bệnh mà tự ý dùng thuốc hoặc để
lâu bệnh sẽ nặng hơn.



Dùng thuốc gì khi huyết áp thấp?
Tôi năm nay 27 tuổi. Huyết áp của tôi rất thấp (80/40). Tôi tập thể dục rất
đều đặn, ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng uống café và nước trà nhưng huyết áp
vẫn không tăng. Tôi xin hỏi, làm cách nào để huyết áp tăng lên. Vì sao lại bị
huyết áp thấp, bệnh này có nguy hiểm không?
Thanh
Vân (Hà Nội)
Huyết áp
không phải là
một bệnh, mà đó
chỉ là một trạng
thái hay một triệu
chứng gặp trong
rất nhiều trường
hợp khác nhau. Gọi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) đo
được có trị số < 100mm Hg. Chính vì huyết áp thấp chỉ là một trạng thái hay triệu
chứng nên mức độ ảnh hưởng và biểu hiện triệu chứng của nó tùy thuộc vào bệnh
lý gây nên huyết áp thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim...
hay tụt huyết áp do dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy


Trà gừng.
tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận...). Có rất nhiều người (nhất là phụ nữ)
khi đo huyết áp thường xuyên thấy thấp, nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc hoàn
toàn khỏe mạnh bình thường mà không có bất kể một biến chứng nào như bị tăng
huyết áp. Chính vì vậy, nếu kiểm tra huyết áp thấy thấp, kèm theo các triệu chứng
khó chịu thì cần phải khám xét xem có bệnh lý nào khác gây nên hạ huyết áp hay
không, hoặc có dùng một loại thuốc nào khác ảnh hưởng tới huyết áp hay không
và cũng nên kiểm tra huyết áp nhiều lần, với nhiều người kiểm tra khác nhau.
Trường hợp của bạn, đo huyết áp thấy thấp, nhưng bạn vẫn làm việc và sinh hoạt
bình thường không có gì đáng ngại.
Vì huyết áp thấp không phải là một bệnh, do vậy phương pháp điều trị phải
tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Còn trong trường hợp huyết áp
thấp kèm theo một số triệu chứng khó chịu, bạn có thể dùng một số thuốc hoặc
biện pháp có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như uống 1 cốc nước trà đường hay
trà gừng nóng. Về thuốc, hay được dùng nhất là viên heptamyl mỗi lần uống từ 1 -
2 viên x 2 lần/ngày. Một số thuốc khác ít dùng hơn như: ephedrin, salbutamol,
theophyllin... theo đơn của bác sĩ.

×