Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361 KB, 12 trang )

Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2:
Khi dùng carbamazepin kéo dài

Điện não đồ.
Con trai tôi năm nay 18 tuổi, thi thoảng cháu hay xuất hiện các cơn co giật,
vừa rồi đi khám, làm các xét nghiệm được bác sĩ chẩn đoán động kinh cục bộ.
Trong đơn thuốc điều trị bác sĩ có cho dùng tegretol và khuyến cáo sẽ phải dùng
thuốc kéo dài. Tôi xin hỏi đây là thuốc gì, dùng lâu dài có ảnh hưởng nhiều đến
sức khỏe không?
Trần Bích Phương(Hà Nội)
Carbamazepin (tegretol, tegretal, timonil...) là dẫn xuất của iminostilben,
thuốc có tác dụng làm ổn định màng tế bào do làm chậm sự hồi phục của kênh
natri từ trạng thái không hoạt động về trạng thái hoạt động. Chính vì vậy, thuốc
được coi là một trong những thuốc cơ bản trong điều trị động kinh cục bộ, động
kinh co cứng – giật rung.
Thuốc hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, nồng độ tối đa đạt được sau 4 – 8
giờ, phân phối nhanh vào mô và xương, chuyển hóa ở gan, thải trừ quan thận.
Ngoài tác dụng chống động kinh, thuốc còn có tác dụng với bệnh hưng -
trầm cảm, với các bệnh lý đau do thần kinh.
Tuy nhiên khi dùng thuốc kéo dài cần chú ý các tác dụng không mong
muốn có thể xảy ra như mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, chán ăn, lợm giọng, chóng
mặt, nhìn đôi, trầm cảm, rối loạn chú ý, rối loạn ý thức, các biểu hiện này có thể
giảm hoặc hết sau khi dùng thuốc.
Carbamazepin có thể gây hạ natri máu và giữ nước, đặc biệt khi lượng
thuốc trong máu cao hơn liều điều trị. Nếu lượng natri máu hạ quá nhiều, bệnh
nhân có thể bị nhức đầu, lú lẫn, chóng mặt và co giật.
Có đến 5 – 10% bệnh nhân có phản ứng dị ứng da như ban, phản ứng dạng
sởi, mề đay, vết sẩn. Các biểu hiện này có thể thoái giảm khi ngừng thuốc.
Hiếm gặp hơn là mất bạch cầu đa nhân, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tắc
mạch, rối loạn dẫn truyền tim ở người già, nặng hơn là thiếu máu bất sản có thể
dẫn đến tử vong.


Khi dùng thuốc quá liều có thể xảy ra ngủ gà, hôn mê, co giật, run, rung rật
nhãn cầu, co cứng uốn ván, tim đập nhanh, huyết áp tụt, thiểu niệu, vô niệu; khi đó
xử trí bằng rửa dạ dày và điều trị triệu chứng. Như vậy trong trường hợp con bạn,
bạn cần hết sức tuân thủ liều dùng và chỉ định của bác sĩ, khi có biểu hiện gì khác
thường cần đưa cháu đến bác sĩ khám ngay, không nên tự ý dừng thuốc hay tăng
liều sử dụng.
Có nên uống dầu cá khi mang thai?
Khi bà mẹ mang thai, rất cần được bổ sung các loại vitamin và khoáng
chất để giúp cho bà mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Hầu hết nhu cầu
về các vitamin và khoáng chất ở bà mẹ mang thai đều tăng lên so với trước
mang thai, chỉ riêng vitamin A thì lại không cần tăng lên, mà thậm chí nếu
dùng quá liều
còn gây nguy
hiểm.
Nhiều
công trình nghiên
cứu cho thấy nếu
bà mẹ dùng
vitamin A quá
liều có thể gây dị
dạng thai nhi
hoặc gây đẻ khó do rối loạn cơn co. Vì vậy việc uống dầu cá hằng ngày khi mang
thai là không cần thiết, tuy hàm lượng vitamin A trong dầu cá không cao lắm, có
thể uống 1 – 2 viên/ngày. Nhưng vitamin A là loại tan trong dầu khi thừa không
thải trừ ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà lại tích
luỹ trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Hơn nữa vitamin A rất

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin từ rau quả.
sẵn có trong thực phẩm như: gan động vật, trứng, sữa... và dạng tiền vitamin A là
beta caroten có rất nhiều trong các loại củ quả có màu vàng, đỏ: cà rốt, đu đủ, gấc,

chuối..., các loại rau xanh thẫm: rau ngót, rau muống, rau khoai lang, mồng tơi...
Vì vậy phụ nữ mang thai chỉ cần ăn nhiều các thực phẩm này hàng ngày thì cũng
cung cấp đủ vitamin A rồi. Hơn nữa, ăn uống đầy đủ còn cung cấp nhiều các
vitamin và khoáng chất khác nữa. Sau khi sinh nếu sản phụ ăn uống không được
nhiều thì có thể bổ sung một liều vitamin A 200.000UI, hoặc uống viên dầu cá
hàng ngày, mỗi ngày 1 – 2 viên trong thời gian nuôi con bú.



×