Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.56 KB, 8 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ:
- Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ
đạo và kiểm tra kiểm soát, điều chỉnh.
- Thực chất của quản lý kinh tế là quản lý con người hoạt động kinh tế và
thông qua con người để thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra trong quá trình thực hiện
mục tiêu của các hệ thống kinh tế.
- Các phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống là tổng thể các
cách thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo nên con người
cùng với các nguồn lực khác của hệ thống để đạt được các mục tiêu quản lý đề
ra phù hợp với mục tiêu dự đoán còn có những yếu tố không phù hợp thậm trí
trái ngược với mục tiêu đặt ra. Điều đó cần được nhận biết trước để khắc phục
- Trong quá trình quản lý người lãnh đạo phải luôn luôn điều chỉnh các
phương pháp nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất nhưng không được chủ quan tuỳ
tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Mỗi phương pháp lãnh đạo lại
tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó bên cạnh những
yếu tố tích cực
- Phân công đều công việc giữa người quản lý và công nhân, các gắn bó
giữa họ là lợi nhuận của doanh nghiệp và chính năng suất lao động là yếu tố tạo
ra nhiều lợi nhuận.
- Cơ chế đề ra phải đáp ứng được những nhu cầu tinh thần, vật chất và
nhu cầu xã hội của con ngưòi và người lãnh đạo phải tạo ra và duy trì động cơ,
động lực cho họ trên cơ sở những nhu cầu ấy.
- Các phương pháp lãnh đạo thường dùng:
+ Phương pháp tâm lý giáo dục: phương pháp này dựa trên cơ sở vận
dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục,
tức là làm cho con người phân biệt được phải trái, đúng sai, lợi hại, đẹp xấu,
thiện ác từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với hệ thống.
+ Phương pháp hành chính: Phương pháp hành chính đặc biệt quan trọng,


không có phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống có hiệu quả
điều đó cũng giống như quản lý một đất nước mà không có luật pháp. Việc đưa
ra các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động nhằm thiết lập hệ
thống và xác định mối quan hệ hoạt động trong hệ thống, theo hướng tác động
điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, người lãnh đạo đưa ra các chỉ thị
mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định
nhằm đảm bảo các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng
uốn nắn những lệch lạc có thể xẩy ra.
+ Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng
quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản lý tự chọn phương
án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của mình.
Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo động lực thúc đẩy con
người tích cực hoạt động. Động lực này càng lớn nếu được nhận thức và kết hợp
đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống. Mặt mạnh của phương
pháp kinh tế là đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương pháp hoạt động qua đó
đảm bảo cho lợi ích chung cũng được thực hiện.
Các phương pháp kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố kích thích tâm lý nên
tác động nhậy bén linh hoạt phát huy tính tự chủ sáng tạo của con người. Đông
thời mở rộng quyền hành cho cấp dưới, tăng trách nhiệm kịnh tế của họ như vậy
làm giảm đựơc việc điều hành, kiểm tra đôn đốc .
Ngày nay xu hướng chung của hệ thống là mở rộng việc áp dụng các
phương pháp kinh tế. Để làm việc đó cần chú ý việc sử dụng phương pháp kinh tế
cần gắn với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền
thưởng đồng thời phải thực hiện việc phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý và
cấp quản lý phải có trình độ, năng lực , phẩm chất đạo đức nhất định.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI:
Tính khoa học và tính nghệ thuật trong quản lý “Chùm chìa khoá nói nên
đổi mới của hoạt động kinh tế”:
1- Cầm lái chứ không bơi chèo.
Doanh nghiệp như là người thuyền trưởng điều khiển chỉ đạo con thuyền

đi theo hướng đã định mà công cụ là quy chế Công ty.
2- Giao quyền hơn là phục vụ.
Đối tượng quản lý của Nhà nước là các doanh nghiệp, vậy đối tượng quản
lý của doanh nghiệp là các đội sản xuất, các phân xưởng. Để các đội sản xuất
chủ động phát huy năng lực của mình thì phải giao quyền cho họ.
3- Kiếm tiền hơn là chi tiêu.
Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản đầu vào (thắng thầu các công
trình) và đầu ra(bán được công trình cho các chủ đầu tư) được coi là việc kiếm
tiền. Vậy đầu vào và đầu ra sản phẩm là quan trọng và đây cũng chính là kiếm
tiền. Còn thi công các công trình là việc bao gồm nhiều việc nhỏ, phức tạp đòi
hỏi phải trực tiếp, thường xuyên. Đây là vấn đề phức tạp cần đơn giản hoá
( bằng cơ chế khoán) để tập trung vào các việc lớn quan trọng (kiếm tiền).
4- Phòng ngừa hơn là chữa trị:
Nhìn xa trông rộng dự đoán được những sai sót có thể xảy ra để có biện
pháp tránh né chứ không phải để sẩy ra rồi mới khắc phục, việc mở ra cơ chế
khoán cũng chính là phòng ngừa thua lỗ xảy ra ( bởi lãi ít hơn so với thực tế có
thể nhưng đảm bảo chắc chắn).
5- Thúc đẩy thay đổi thông qua thị trường:
+ Cơ chế khoán còn tạo ra trong doanh nghiệp một sự cạnh tranh tương
đối hoàn hảo bởi các đội nhận khoán sẽ ganh đua nhau để có được những công
trình tốt bằng việc thi công các công trình đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
6- Cho cạnh tranh vào cung cấp dịch vụ:
+ Tạo ra sự cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tác cung cấp vật tư, vật
liệu, thiết bị, con người giữa đội và các phòng ban Công ty để chọn ra những
đối tác có giá rẻ, chất lượng tốt .
7- Biến đổi các tổ chức theo hướng luật lệ:
+ Đưa các đối tượng quản lý làm việc theo luật và hệ thống không tuỳ
tiện ,đi cùng với cơ chế khoán doanh nghiệp cần phải có những nội quy, quy
chế thưởng phạt và thực hiện nghiêm túc.
8- Cấp tiền do kết quả chứ không chú trọng đầu vào:

Tiêu chí này đặc biệt quan trọng và hoàn toàn có thể thực hiện được
trong cơ chế khoán.
Sau khi đội có sản phẩm Công ty cấp tiền để thi công tiếp như vậy mới
có thể đảm bảo an toàn vốn và thúc đẩy sản xuất.
9- Hoạt động theo hướng, hướng vào khách hàng :
Đối với doanh nghiệp khách hàng chính là chủ đầu tư, cộng đồng xã hội,
tổ chức cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khi đưa ra cơ chế khoán cần đặc biệt quan
tâm tiêu chí này
10- Phí tập trung:
Không tập trung vào việc giải quyết mà giao xuống cho đối tượng quản
lý tự quyết định sự tồn tại phát triển của mình .
Các đội nhận khoán nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải làm tốt để
đảm bảo chất lượng, tiến độ đồng thời phải an toàn, hiệu quả
1. Khái niệm cơ chế khoán:
- Cơ chế quản lý: là phương thức tác động có mục đích của chủ thể quản
lý nhằm tác động nên đối tượng để thực hiện mục tiêu của hệ thống.
- Cơ chế khoán đội: Trước tiên cần hiểu chủ thể quản lý là giám đốc
Công ty và đối tượng quản lý là đội sản xuất ( mà cụ thể là đội trưởng).
Vậy cơ chế khoán đội là cơ chế mà Công ty sử dụng phương thức khoán
tác động lên đội sản xuất bằng động cơ kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của
mình là Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
2. Vai trò cơ chế khoán đội:
- Tạo ra được động cơ động lực, phát huy được tính tự chủ, tính sáng tạo,
của cấp đội trực tiếp sản xuất tạo ra hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sản xuất phát
triển qua đó đảm bảo lợi ích cao nhất cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động.
- Giảm bớt gánh nặng quản lý ở cấp Công ty tập trung quản lý các mặt,
lĩnh vực quan trọng khác không phải tập trung quá nhiều vào sản xuất . Vì vậy
có thể thu hẹp bộ máy cấp Công ty đồng thời khắc phục tính quan liêu bởi điều
kiện lãnh đạo, chỉ đạo không trực tiếp do công trường ở xa Công ty .
- Cơ chế khoán Đội còn phát huy được tính tự chủ, tính sáng tạo của các

đội đem lại hiệu quả cao.
- Khi đội nhận khoán có lãi đây không chỉ là động viên khích lệ các đội
gắn bó xây dựng Công ty mà lớn hơn thế nó đã tạo ra một nội lực để thực hiện
những mục tiêu mới.
Có thể nói đây là một giải pháp hữu hiệu để thay đổi cơ chế từ cơ chế bao
cấp chủ thể quản lý can thiệp toàn bộ vào sản xuất, còn đối tượng quản lý ( Đội)
thực hiện theo mệnh lệnh hành động thông qua kế hoạch tác nghiệp nên đã bộc
lộ tính quan liêu ( xa rời thực tiễn, bất chấp quy luật và không khoa học) sang
cơ chế thị trường.
- Cơ chế khoán càng cần được sử dụng và hoàn thiện hơn trong các
trường hợp quản lý các đối tượng quản lý không tập trung, phạm vi rộng điều
kiện thông tin, đi lại không thuận lợi.
- Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản mới cổ phần đang trong giai đoạn
thay đổi từ việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thông qua việc thực hiện
kế hoạch sản lượng được giao bằng việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
trên các mặt của hoạt động kinh doanh đặc biệt thông qua thương hiệu giá trị cổ
phiếu trên thị trường là những vấn đề nhậy cảm mà hiệu quả kinh tế quyết định
chủ yếu. Do vậy cần phải thay đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với cơ chế thị
trường có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt trong điều kiện đất nước hội nhập
WTO. Mà bước đầu tiên phải làm là đưa cơ chế khoán vào sản xuất. Thực tiễn
đã chứng minh đất nước ta sau khi chuyển đổi cơ chế bao cấp trong nông
nghiệp sang cơ chế khoán 10 đã đảm bảo được lương thực cho nhân dân và đất
nước từ việc hàng năm vẫn phải trông cậy các nước bạn nay trở thành nước xuất

×