Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG
HỆ THỐNG RỪNG TRỒNG TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH
LÂM NGHIỆP Ở XÃ HIỆP THUẬN, HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG
HỆ THỐNG RỪNG TRỒNG TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
NGÀNH LÂM NGHIỆP Ở XÃ HIỆP THUẬN, HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng


HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới PGS. TS
Nguyễn Thế Hưng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến
thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ban quản lý các dự án
lâm nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời gian tôi học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô Khoa
Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

Tôi xin cảm ơn cán bộ Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức đã
cung cấp thông tin, số liệu và trả lời phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa
phương.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bà con tại xã Hiệp Thuận, huyện
Hiệp Đức đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực địa tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những người luôn quan
tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2017
Tác giả

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ..........................................................................................................vi
Danh mục hình ....................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4
1. 1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về rừng và rừng trồng ...................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về Quản lý rừng và Quản lý rừng bền vững ................................... 6
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý rừng bền vững ..................... 10
1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý rừng bền vững trên thế giới ................................ 10
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam ................................. 15
1.3. Bộ tiêu chí đánh giá quản lý rừng bền vững ..................................................... 17
Chương 2 – Địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................ 24
2.1 Vài nét tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 24

2.1.1.Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp................................................................ 24
2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 29
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 37
2.2.1 Cách tiếp cận ................................................................................................... 37
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 38
2.3. Những đóng góp của đề tài................................................................................ 40
2.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 40
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 40
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................ 41
3.1. Tổng quan về khách thể nghiên cứu .................................................................. 41
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý rừng ...................................................................... 42
3.2.1. Quy mô tài nguyên rừng ................................................................................. 42
3.2.2. Duy trì tính đa dạng sinh học ......................................................................... 47
3.2.3. Duy trì tính chống chịu của rừng.................................................................... 52
iii


3.2.4. Khả năng sản xuất của rừng ........................................................................... 54
3.2.5. Khả năng phòng hộ của rừng ......................................................................... 57
3.2.6. Các chức năng kinh tế - xã hội của rừng ........................................................ 61
3.2.7. Các khung thể chế và pháp lý......................................................................... 68
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững tại địa bàn nghiên cứu ....... 76
3.3.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 76
3.3.2. Yếu tố khách quan .......................................................................................... 77
3.4. Các đề xuất nhằm quản lý bền vững rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu........... 78
3.4.2. Nhóm Giải pháp về chính sách ...................................................................... 80
3.4.2. Nhóm Giải pháp kinh tế ................................................................................. 85
3.4.3 Nhóm Giải pháp quản lý ................................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Bộ NN và PTNT
BQL
CCR
CP
EC
FAO
FSC
FSDP
GEF
IRR
ITTO

NPV

FSDP
UBND
UN
UNCED

UNEP
UNFF
WB


Nguyên nghĩa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban quản lý
Chứng chỉ rừng
Chính phủ
Ủy ban Châu Âu (European Commission)
Tổ chức Nông lương thế giới
(Food and Agriculture Organization)
Hội đồng Quản trị rừng (Forest Stewardship Council)
Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (Forest Sector
Development Project
Quỹ môi trường toàn câu (Global Environment Fund)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế
(International Tropical Timber Organization)
Lao động
Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value)
Quyết định
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (Forest Sector
Development Project
Ủy ban nhân dân
Liên hợp quốc (United Nation)
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
(United Nations Conference on Environment and
Development)
Chương trình môi trường Liên hợp quốc
(United Nation Enviroment Programme)
Diễn đàn lâm nghiệp của Liên hợp quốc
(United Nations Forest Forum)
Ngân hàng Thế giới (World Bank)


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá quản lý rừng bền vững của FAO .............. 18
Bảng 1.2. Bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá quản lý rừng bền vững của đề tài ............ 19
Bảng 2.1.Hiện trạng dân số các thôncủa xã Hiệp Thuận ......................................... 31
Bảng 2.2.Cơ cấu lao động của xã Hiệp Thuận ......................................................... 31
Bảng 2.3.Bảng cơ cấu kinh tế xã Hiệp Thuận .......................................................... 32
Bảng 2.4.Bảng hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Thuận ....................................... 33
Bảng 2.5.Số lượng đàn gia súc, gia cầm (đơn vị: con) ............................................ 34
Bảng 3.1.Một số thông tin về khách thể nghiên cứu ................................................ 41
Bảng 3.2. Diện tích trồng rừng tham gia dự án FSDP tại xã Hiệp Thuận ............... 42
Bảng 3.5. Lượng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo lai (theo cấp đất và tuổi
rừng) ......................................................................................................................... 43
Bảng 3.6. Tổng hợp lượng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo tai tượng (theo cấp
đất và tuổi rừng) ....................................................................................................... 45
Bảng 3.7. Dự đoán trữ lượng các-bon hấp thu trong khu vực rừng trồng tham gia dự
án tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 46
Bảng 3.8. Dự đoán trữ lượng các-bon hấp thu trong khu vực rừng trồng................ 46
Bảng 3.9. Diện tích rừng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh ................................................. 52
Bảng 3.10. Diện tích bị thiệt hại vào năm 2009 và 2013 của các hộ tham gia điều tra54
Bảng 3.11. Sản lượng trung bình rừng trồng dự án trên cấp đất ................................. 56
Bảng 3.12. Tỷ lệ gỗ ván dăm và gỗ xẻ* .................................................................... 56
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn về khả năng chống xói mòn đất của rừng trồng (số
hộ) ............................................................................................................................. 58
Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình về khả năng tăng độ phì của đất tác động
tới năng xuất cây trồng ............................................................................................. 59
Bảng 3.15. Kết quả điều tra về sự thay đổi về mực nước sông hồ ........................... 60

Bảng 3.16. Doanh thu từ lượng gỗ đã khai thác của rừng tham gia dự án tại.......... 61
Bảng 3.17. Phân tích kinh tế rừng trồng Keo tai tượng ........................................... 62
Bảng 3.18. Phân tích kinh tế rừng trồng cây Keo lai ............................................... 63
Bảng 3.19. Thay đổi về tình hình kinh tế hộ trồng rừng trước và sau khi tham gia
dự án ......................................................................................................................... 65
vi


Bảng 3.20. Thay đổi trong đầu tư cho giáo dục khi có dự án .................................. 66
Bảng 3.21. Tác động của Dự án FSDP đến vấn đề bình đẳng giới .......................... 67
Bảng 3.22. Thống kê diện tích cấp sổ đỏ các hộ tham gia dự án tại ........................ 70
Bảng 3.23. Bảng tổng hợp chấm điểm các chỉ số đánh giá tính bền vững của hoạt
động quản lý rừng trồng thuộc dự án FSDP tại xã Hiệp Thuận ............................... 72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vùng dự án FSDP ........................................................................... 26
Hình 2.2.Khu vực nghiên cứu .................................................................................. 29
Hình 2.3. Khung logic nghiên cứu luận văn............................................................. 38
Hình 3.1. Khu vực phòng hộ dòng chảy có độ rộng từ 10m trở lên ....................... 48
Hình 3.2. Khu vực phòng hộ cho những dòng chảy chạy uốn cong ........................ 48
Hình 3.3. Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thường <5m bề rộng) trên nền
dòng chảy có cấu trúc tốt .......................................................................................... 49
Hình 3.4. Hình ảnh bệnh nấm thân tại rừng trồng tại xã Hiệp Thuận ...................... 53
Hình 3.5. So sánh khối lượng gỗ rừng trồng đã khai thác tại xã Hiệp Thuận với KL
gỗ khai thác từ rừng trồng của Dự án tại địa bàn xã ................................................ 55
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh thay đổi cơ cấu thu nhập trước và sau khi tham gia dự án
của các hộ dân tham gia dự án tại xã Hiệp Thuận.................................................... 65


viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng chiếm một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất và là nơi cư ngụ của 80% đa
dạng sinh học trên cạn. Rừng là một trong những nơi lưu giữ khí các-bon lớn nhất
hành tinh, chỉ sau các đại dương và được coi là bể chứa các-bon khổng lồ hấp thụ các
loại khí nhà kính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu hiện nay.Vì thế
quản lý rừng bền vững sẽ giúp giảm mất rừng, suy thoái rừng đồng thời tăng lợi ích
trực tiếp cho con người và môi trường. Ở góc độ xã hội, quản lý rừng bền vững góp
phần cải thiện sinh kế, tạo thu nhập và việc làm cho cộng đồng . Về mặt môi trường,
quản lý rừng bền vững đem lại những đóng góp vào các dịch vụ sinh thái quan trọng
như hấp thụ các-bon, bảo vệ nước, đất và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tháng 12 năm 2015, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên
Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Paris (COP 21) đã thông qua một thỏa thuận lịch
sử về khí hậu, trong đó vai trò cực kỳ quan trọng của hoạt động quản lý rừng bền
vững đã được công nhận. Các bên được khuyến khích thực hiện và hỗ trợ các
phương pháp tiếp cận và các sáng kiến nhằm quản lý rừng bền vững.
Nằm trong khu vực rừng mưa nhiệt đới, trước năm 1945, Việt Nam có diện
tích che phủ rừng tự nhiên vào khoảng 43.7% [4]. Từ năm 1945 đến 1975, Việt Nam
mất đi khoảng 3 triệu ha rừng, trung bình mất khoảng 100.000 héc-ta/năm. Đặc biệt,
từ năm 1975-1990, do chính sách quản lý rừng thiếu bền vững, ưu tiên khai thác lâm
sản để phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh trong bối cảnh dân số tăng nhanh,
người dân khai hoang để có đất sản xuất, quá trình lấy đất phát triển cây công nghiệp
đã khiến cả nước mất 2.8 triệu héc-ta rừng. Và vào năm 1990, tỷ lệ che phủ rừng của
nước ta xuống thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 27% [17]. Sau đó bắt đầu từ những
năm 1990, ngành Lâm nghiệp Việt Nam dần phục hồi nhờ các chương trình bảo tồn
rừng tự nhiên và trồng mới rừng, nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng đã tăng lên 40% vào năm

2010. Tháng 8 năm 2015, trong Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc, tính đến 31/12/2014, Việt Nam có 13.796.506 ha rừng (bao gồm
10.100.186 ha rừng tự nhiên và 3.696.320 ha rừng trồng), độ che phủ đạt 40,43%[6].
1


Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam không chỉ phải đối mặt
với tình trạng mất rừng và suy thoái rừng mà còn phải giải quyết vấn đề công ăn
việc làm và sinh kế cho hàng chục triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng. Vì
thế ngành Lâm nghiệp có nghĩa vụ phải gắn việc tăng diện tích rừng với việc đảm
bảo sinh kế cho người dân địa phương. Do đó, hoạt động trồng rừng tiểu điền đã
và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây đòi hỏi phải được quản
lý một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng suất và tận dụng tối đa nguồn tài
nguyên đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngành công nghiệp gỗ
của Việt Nam cũng đang trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam hiện là
nước xuất khẩu gỗ lớn thứ năm trên thế giới, với giá trị xuất khẩu tăng bình quân
27,15% trong thời kỳ 2001 - 2010 và năm 2016 đạt gần 7 tỷ USD, đứng thứ 7 về
kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm
2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,12 tỷ USD, tăng 7,1% so
với năm 2015, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
toàn ngành trong năm 2016.Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước phục vụ cho chế biến
để xuất khẩu chỉ đạt 50% nhu cầu[45] [46] . Như vậy có thể thấy tiềm năng cho
ngành trồng rừng là rất lớn. Tuy nhiên, để gỗ có thể thâm nhập vào các thị trường
lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu, gỗ rừng trồng phải chứng
minh được quy trình quản lý rừng bền vững,đạt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe
cho gỗ từ rừng trồng.
Theo Chiến lược Phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020, tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63
triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng. Ngành sẽ chú trọng xây dựng các
vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo

hướng đa mục đích[19]. Như vậy, tiềm năng phát triển rừng sản xuất để góp phần
cải thiện môi trường sinh thái, giảm áp lực cho rừng tự nhiên và đồng thời tăng
đóng góp của kinh doanh lâm nghiệp vào phát triển kinh tế đất nước trong thời gian
sắp tới là rất lớn.
Từ năm 2005-2015, tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, Dự án Phát triển ngành Lâm
nghiệp (FSDP) đã hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng hướng tới đạt được
2


các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rừng bền vững. Kết quả đánh giá bước đầu cho
thấy, sau 10 năm thực hiện, Dự án đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi
trường cho người dân tham gia trồng rừng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong Dự
án Phát triển ngành Lâm nghiệp ở xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rừng trồng
của các hộ dân tham gia dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại xã Hiệp Thuận,
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam để đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng
trồng của các hộ dân tham gia vào dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp ở xã Hiệp
Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau :
1. Nghiên cứu các khái niệm và cơ sở lý luận của đề tài;
2. Nghiên cứu cơ sở khoa học để đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý
rừng trồng của các hộ dân tham gia vào Dự án Phát triển ngành Lâm
nghiệp tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam;
3. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý rừng trồng trong Dự án
Phát triển ngành Lâm nghiệp tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh

Quảng Nam dựa trên các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường;
4. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rừng trồng tại địa bàn
nghiên cứu, đặc biệt là sau khi Dự án kết thúc;
5. Đề xuất một số giải pháp (đối với các hộ dân, chính quyền sở tại và các cơ
quan hữu quan) nhằm quản lý bền vững rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp quản lý
3


bền vững rừng trồng của các hộ gia đình tham gia trồng rừng trong Dự án Phát triển
ngành Lâm nghiệp trên địa bàn xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi về thời gian: nguồn số liệu được thu thập trong giai đoạn 20092017.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Hoạt động quản lý rừng trồng của các hộ dân tham gia dự án
Phát triển ngành Lâm nghiệp tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
bền vững về mặt kinh tế, xã hội nhưng chưa bền vững về môi trường và thể chế.
- Giả thuyết 2: Các giải pháp đề xuất trong luận văn góp phần quản lý bền
vững về mặt môi trường và tăng cường tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội cho
rừng trồng tại khu vực nghiên cứu của đề tài.
6. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý rừng và một số giải pháp quản lý bền vững hệ thống
rừng trồng trong dự án Phát triển ngành lâm nghiệp ở xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp

Đức, tỉnh Quảng Nam
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về rừng và rừng trồng
Hiện nay có hơn 250 định nghĩa về rừng. Theo định nghĩa của Tổ chức Nông
lương thế giới, rừng là những khu đất có diện tích trên 0,5ha, có tỷ lệ cây gỗ che
phủ trên 10% và trước đó không được sử dụng làm đất nông nghiệp hay đô thị.
Rừng được xác định bởi sự hiện diện của cây gỗ và không có sự chiếm ưu thế của
các hình thức sử dụng đất khác. Cây có thể đạt chiều cao tối thiểu là 5m. Những
khu vực rừng trồng chưa đạt được mật độ tán 10% hay chiều cao cây 5m cũng như
những khu vực tạm thời chưa có sinh khối do các tác động của con người hay các
nguyên nhân tự nhiênmà dự kiến sẽ được tái sinh. Khái niệm này còn bao gồm các
vườn ươm cây rừng và các rừng giống cấu thành một phần không thể tách rời của
rừng; đường lâm sinh; đường ranh cản lửa và các khu vực mở có diện tích nhỏ
khác; rừng trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn và các khu vực phòng hộ khác
như các khu vực có ý nghĩa về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa và tinh thần khác;
vành đai cây cản gió và vành đai bảo vệ có diện tích trên 0,5ha và chiều rộng trên
20m; rừng trồng trước đây được sử dụng cho mục đích nông nghiệp gồm rừng
trồng cao su, gỗ sồi. Rừng không bao gồm các loài cây được trồng để sản xuất nông
nghiệp, ví dụ cây ăn quả và các hệ thống nông lâm kết hợp [25].
Theo định nghĩa trong Nghị định thư Kyoto, rừng là một khu vực có diện
tích từ 0.5 đến 1 ha trở lên với tỷ lệ che phủ tán của cây gỗ từ 10-30%, trong đó
“cây gỗ” được định nghĩa là cây có khả năng cao từ 2-5m trở lên [32].

Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004“Rừng là hệ sinh
thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng và các yếu tố
khác, trong đó thành phần chính là cây gỗ, tre, nứa, họ dừa có chiều cao trên 5 mét
đối với hệ thực vật núi đất hoặc trên 2 mét đối với các hệ thực vật khác đạt độ tàn
che từ 0,1 trở lên; diện tích liền vùng từ 0,5 héc-ta trở lên” [18].

5


Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng, gồm rừng trồng
mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có và rừng
tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Ở Việt nam, rừng tự nhiên cũng như rừng trồng hiện nay đều được phân chia
làm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất [3]. Tuy nhiên,
theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, việc phân chia rừng chỉ cần chia thành hai loại
là rừng phòng hộ và rừng sản xuất để thuận tiện cho công tác quản lý và bảo vệ
rừng một cách hiệu quả. Đã là rừng phòng hộ thì không được chuyển đổi, khai thác
công nghiệp mà phải tuyệt đối bảo vệ. Còn đối với rừng sản xuất, cần có các cơ chế
phù hợp để phát huy tối đa năng suất và hiệu quả kinh tế của mục đích sử dụng.
1.1.2. Khái niệm về Quản lý rừng và Quản lý rừng bền vững
1.1.2.1.Quản lý rừng
Quản lý rừng là một mảng trong lĩnh vực lâm nghiệp vềquản trị, kinh tế,
pháp lý và xã hội cũng như khoa học và kỹ thuật (ví dụ như vấn đề lâm sinh, phòng
hộ và các quy định đối với rừng). Việc quản lý rừng có thể dựa vào hoạt động bảo
tồn, kinh tế học hay kết hợp cả hai. Các kỹ thuật bao gồm khai thác gỗ, trồng và
trồng lại các loài cây, đường lâm sinh và phòng chống cháy rừng
Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế
kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi
gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách
nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp

kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn
khoa học được nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ 19 và gần hết thế kỷ 20, khoa học
quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn
năm trước; từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp
năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát
triển cho môn Quản lý /Quy hoạch rừng. Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn
thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành Lâm nghiệp tăng cường nghiên

6


cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng, nhằm giữ vững sản lượng
khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng [15].
1.1.2.2.Quản lý rừng bền vững
Khái niệm Quản lý rừng bền vững bắt nguồn từ Các nguyên tắc Lâm nghiệp
và Chương 11 của Chương trình nghị sự 21 (UNCED).
Mục tiêu của của Các nguyên tắc lâm nghiệp là góp phần quản lý, bảo tồn và
phát triển bền vững tất cả các loại rừng và đem lại cho rừng những chức năng và
cách sử dụng đa dạng và toàn diện. Nguyên tắc 2b nêu rõ “Các nguồn tài nguyên
rừng và đất rừng cần được quản lý bền vững để đáp ứng được các nhu cầu về kinh
tế, sinh thái, văn hóa và tinh thần của các thế hệ hiện tại và tương lai.” Cụ thể hơn
“Những nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ từ rừng, như gỗ, sản phẩm từ gỗ,
nước, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, thuốc, chất đốt, nơi ở, việc lại, giải trí, sinh
cảnh cho động vật hoang dã, đa dạng về cảnh quan, bể chứa và dự trữ các-bon và
nhu cầu đối với các lâm sản khác” và “Cần thực hiện các biện pháp phù hợp để
bảo vệ rừng khỏi các tác động xấu do ô nhiễm gồm ô nhiễm không khí, sâu bệnh
hại, nhằm duy trì đầy đủ giá trị của rừng”.[42].
Khái niệm Quản lý rừng bền vững tiếp tục phát triển kể từ năm 1992 thông
qua đối thoại chính sách lâm nghiệp quốc tế giữa Kênh liên chỉnh phủ về rừng
(IPF), Diễn đàn liên chính phủ về rừng (IFF) và Diễn đàn của LHQ về rừng

(UNFF) và thông qua một loạt các sáng kiến vùng sinh thái và do các quốc gia chủ
trì nhằm chuyển khái niệm này thành thực tế - gồm việc xây dựng các tiêu chí và
chỉ số quản lý rừng bền vững do các tổ chức quốc tế hỗ trợ như FAO, Tổ chức Gỗ
nhiệt đới quốc tế (ITTO), Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) và các thành
viên khác của Đối tác lâm nghiệp.
Theo định nghĩa năm 2017 của Liên Hợp Quốc,“Quản lý rừng bền vững là
một ý tưởng năng động và tiến bộ nhằm duy trì và tăng cường giá trị kinh tế, xã hội
và môi trường của tất cả các loại rừng, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương
lai. Quản lý rừng bền vững có 7 yếu tố gồm: (i) quy mô tài nguyên rừng; (ii) đa
dạng sinh học của rừng; (iii) sức khỏe và khả năng tồn tại (vitality) của rừng; (iv)
7


các chức năng sản xuất của tài nguyên rừng; (v) các chức năng phòng hộ của tài
nguyên rừng; (vi) các chức năng kinh tế-xã hội của tài nguyên rừng; và (vii) khung
pháp lý, chính sách và thể chế” [32].
Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO), “Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được nhiều hơn những mục tiêu
quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản
phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền
và năng suất tương lai của rừng và không gâyra những tác động không mong muốn
đối với môi trường tự nhiên và xã hội”[15].
Theo tiến trình Helsinki, “Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng và đất
rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng
suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá
trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của
rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại
đối với các hệ sinh thái khác”[15].
Như vậy, có thể hiểu Quản lý rừng bền vững là cách quản lý đảm bảo được
các lợi ích lâu dài, bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường cho con người cả ở

thế hệ hiện tại và các thế hệ của con cháu trong tương lai.
Nửa cuối của thế kỷ 20, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công
nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng
không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường như:
phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm
mỹ, môi trường v.v.. môn Quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác
và cũng do vậy mang nhiều tên khác nhau như: Quản lý rừng, Điều chế rừng, Quy
hoạch rừng, Thiết kế kinh doanh rừng. Ở Việt Nam, những năm 80 – 90 của thế kỷ
20, các đơn vị quản lý rừng tự nhiên (Lâm trường, các đơn vị làm kinh tế lâm
nghiệp...) đều phải xây dựng Phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý). Tuy
nhiên, các phương án điều chế rừng hay quy hoạch rừng vẫn tập trung vào mục tiêu
lợi dụng tài nguyên rừng là chính, tất cả các hoạt động quản lý rừng đều xoay
8


quanh mục tiêu khai thác gỗ, phát triển kinh tế đất nước nói chung và của đơn vị
nói riêng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội,
quản lý rừng đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều
mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ sinh thái rừng và cuối cùng là Quản lý rừng bền
vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh
vực kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý rừng bền vững đòi hỏi chủ rừng phải lập
Kế hoạch quản lý rừng chi tiết, rõ ràng và giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm
nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng, phát triển rừng đều tuân theo kế hoạch
được lập, trong đó kế hoạch khai thác gỗ và bảo vệ môi trường giữ vai trò quan
trọng. Đã có một thời gian dài các công ty lâm nghiệp chỉ tập trung vào mục tiêu
kinh tế, đạt được khối lượng khai thác đã đặt ra, ít hoặc không quan tâm tới vai trò
của rừng trong phát triển xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi trường của địa phương.
Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất
kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững". Mục tiêu chính của
Quản lý rừng bền vững là “Quản lý những lâm phần (khu rừng) ổn định, nhằm đạt

được những mục tiêu quản lý đã đề ra, đảm bảo sản xuất liên tục được những sản
phẩm và dịch vụ của rừng như mong muốn, mà không làm giảm đáng kể những giá
trị và năng suất trong tương lai của rừng và không gây ra những tác động không
mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” . Hiện tại, việc chuyển đổi từ
quản lý rừng truyền thống sang Quản lý rừng bền vững đang được thúc đẩy một
cách mạnh mẽ. Về lý luận cũng như thực tiễn, Quản lý rừng bền vững và Chứng
chỉ rừng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, còn có nhiều khoảng trống chưa được đề
cập. Mặc dù, đã có khoảng xấp xỉ 140.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, nhưng
hầu như diện tích được cấp chứng chỉ là rừng trồng và được triển khai một cách tự
phát từ một số doanh nghiệp có tiềm năng. Về quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam
cho đến nay mới chỉ xây dựng được 10 mô hình thí điểm về Quản lý rừng bền vững
rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Đến tháng 5 năm 2015, mới có 2 mô hình QLRBV
của Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô, tỉnh Kon Tum (16.300 ha) và Công ty lâm nghiệp
Nam Trường Sơn thuộc Tổng công ty Lâm Nông Công nghiệp Long Đại, tỉnh
Quảng Bình (34.000 ha) được cấp chứng chỉ FSC [9].

9


1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
1.2.1.Các nghiên cứu về quản lý rừng bền vững trên thế giới
Rừng chiếm 30% diện tích đất trên trái đất và hầu như mọi người trên trái
đất đều sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ rừng ở một dạng nào đó [30]. Ngoài ra,
còn có rất nhiều người sống phụ thuộc vào rừng cho mục đích sinh kế. Rừng có
những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và cung cấp nhiều sản phẩm và dịch hỗ
trợ sinh kế và bảo vệ môi trường. Quản lý rừng bền vững nhằm duy trì khả năng tái
tạo của rừng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tương lai toàn cầu. Chính vì thế, quản lý
rừng bền vững đang trở thành một xu hướng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Trên thế giới, đã có khá
nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng và quản lý rừng bền vững, tổng hợp

lại có 3 hướng nghiên cứu chính gồm (i) Đánh giá thực trạng quản lý rừng bền
vững; (ii) Quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và (iii) Quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
1.2.1.1. Đánh giá thực trạng quản lý rừng bền vững
Trong“Quản lý rừng bền vững: thực tế là gì” [23] tác giả khẳng định nhu
cầu quản lý về quản lý rừng bền vững được công nhận rộng rãi trong rất nhiều các
sự kiện của giới môi trường. Từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992, các cộng
đồng quốc tế đã thừa nhận sự cần thiết của việc quản lý rừng một cách bền vững.
Kể từ đó, trọng tâm của các diễn đàn liên quan đến rừng của Liên hợp quốc để thực
hiện các mục tiêu của các Hội nghị thượng đỉnh là thông qua quản lý rừng bền
vững. Năm 2006, Diễn đàn của LHQ về rừng đã đặt 4 mục tiêu toàn cầu về rừng và
trung tâm của các mục tiêu này là về quản lý rừng bền vững. Đó là giải quyết tình
trạng mất che phủ rừng và suy thoái rừng, các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
dựa vào rừng và bảo vệ rừng cũng như huy động các nguồn lực tài chính để thực
hiện quản lý rừng bền vững. Theo tác giả, tiến trình về quản lý rừng bền vững trên
phạm vi toàn cầu còn yếu vì (i) chưa thống nhất được cách hiểu về khái niệm chính
xác của quản lý rừng bền vững dẫn đến chưa có cách tiếp cận nhất quán và có trọng
tâm để thực hiện quản lý rừng bền vững và (ii) sự khác biệt về mục tiêu trong quản
lý rừng bền vững của các bên liên quan. Giải pháp về cách tiếp cận tác giả đưa ra
10


gồm (i) “coi quản lý rừng bền vững là một quá trình chứ không phải là một hiện
trạng để đạt được”; (ii) nhóm các cam kết quản lý rừng bền vững thành một khung
hành động chặt chẽ và nhất quán, thành một cách tiếp cận chung duy nhất. Điều
này sẽ dễ dàng cho công tác điều phối đồng thời cải thiện hiệu quả, tránh trùng lặp,
tiết kiệm thời gian và công sức; (iii) biến các khái niệm và cam kết thành hành
động, tập trung vào việc thực hiện trên thực tế.
Khi nghiên cứu về quản lý rừng bền vững khu vực nhiệt đới, Nasi và Frost
[33], đã tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo vệ và quản lý rừng tại các

khu rừng nhiệt đới từ đó trả lời cho câu hỏi quản lý rừng bền vững đã đạt được hay
chưa, chỉ ra những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm. Theo nghiên cứu
này, mặc dù đã có những đầu tư và tiến bộ đáng kế trong quản lý rừng nhiệt đới,
các kết quả liên quan đến cải tiến về thực hành lâm sinh và sử dụng đất vẫn còn
nhiều bất cập. Các nguyên lý về quản lý rừng được giới thiệu vào những năm 1950
và chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm của Châu Âu vẫn chưa có gì thay đổi theo
thời gian. Sản lượng cũng ở mức bình thường do khai thác ở chu kỳ ngắn với
đường kính cây khai thác nhỏ. Nhiều khu rừng nhiệt đới đang phải chịu áp lực bị
chuyển đổi tự phát sang đất nông nghiệp, tranh chấp về việc sử dụng tài nguyên khi
thiết lập các khu bảo tồn. Chính vì thế, các hoạt động quản lý rừng có thể bị ảnh
hưởng do các xung đột, tranh chấp, do sự khác biệt về mục tiêu và thiếu tính đồng
thuận giữa các bên liên quan. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi đáng kể trong
khung pháp lý đối với quản lý rừng, trong đó tạo điều kiện để các cộng đồng có thể
quản lý và sở hữu rừng. Các tác giả cũng khẳng định rằng, việc phổ biến kiến thức
kỹ thuật và áp dụng các công cụ mới như viễn thám hay sử dụng hệ thống thông tin
địa lý (GIS) trong quản lý rừng là vô cùng cần thiết. Kết luận của tác giả là cần
thích ứng hoạt động quản lý của con người với các hệ sinh thái mới bị điều chỉnh
do chính chúng ta tạo ra và không chỉ tập trung vào cái gọi là hệ thống “thiên
nhiên” gần với nguyên sơ. Theo tác giả, quản lý rừng bền vững cần được điều
chỉnh phù hợp với sự thay đổi của rừng, sự thay đổi của thị trường và nền công
nghiệp hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn theo thời gian. Cần duy trì các chức năng
sinh thái của rừng, đồng thời duy trì liên tục việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ
từ rừng vì lợi ích của tất cả mọi người.
11


Trong nghiên cứu về Tiến trình toàn cầu hướng tới quản lý rừng bền vững
các tác giả MacDiken và cs [30] đã thực hiện các phân tích dữ liệu trong Báo cáo
Đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu 2015nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh về
hiện trạng tiến độ thực hiện các điều kiện thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Khoảng

hơn 2,17 tỷ ha diện tích rừng trên toàn thế giới được dự đoán sẽ được duy trì là đất
sử dụng cho lâm nghiệp vĩnh viễn thì có khoảng 1,1 tỷ ha được áp dụng các công
cụ quản lý rừng bền vững. Các chính sách và quy định liên quan đến quản lý rừng
bền vững đã được thực hiện tại 97% diện tích rừng toàn cầu. Trong khi số lượng
các quốc gia có điều tra rừng quốc gia đã tăng lên trong 10 năm(từ 48 lên 112
nước) thì chỉ có 37% diện tích rừng tại các nước thu nhập thấp được thực hiện điều
tra rừng. Hoạt động lập kế hoạch và giám sát các kế hoạch quản lý rừng đã tăng
đáng kể khi 430 triệu ha rừng có Chứng nhận quản lý rừng bền vững trong năm
2014. Tuy nhiên 90% chứng nhận quản lý rừng bền vững này lại được cấp cho các
diện tích rừng ở các khu vực khí hậu hàn đới cực bắc và ôn đới, chỉ có 6% rừng
vĩnh viễn tại vùng nhiệt đới được cấp chứng chỉ tại thời điểm 2014. Theo kết quả
của nghiên cứu này, cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để mở rộng quy mô và chiều
sâu việc hỗ trợ quản lý rừng bền vững về lâu dài.
Nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên môi trường thông qua quản lý rừng bền
vững Coletta và cs [22] tại vùng Clabria của nước Ý khẳng định quản lý hợp lý các
khu vực rừng được trồng lại có thể cải thiện các dịch vụ sinh thái như bảo tồn đa
dạng sinh học, giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và cải thiện môi
trường không khí, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước cũng như chất lượng
nước , bảo tồn đất; tạo ra các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tạo ra thêm việc
làm cho cộng đồng; các hoạt động sáng tạo và cải thiện du lịch, v.v. Điều đó có
nghĩa là quản lý rừng phù hợp sẽ đem lại những lợi ích kinh tế, môi trường và xã
hội quan trọng.
1.2.1.2.Quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Một hướng nghiên cứu phổ biến về quản lý rừng bền vững là quản lý rừng
bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
12


Một báo cáo về quản lý rừng và biến đổi khí hậu [28] trình bày những thách
thức, cơ hội và khó khăn do biến đổi khí hậu với trong quản lý rừng. Đó là những

thay đổi về môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế-xã hội, môi trường chính sách
và mối quan hệ thị trường. Báo cáo cũng đề xuất những lựa chọn quản lý rừng
nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu như thực hiện giám sát, tăng
cường năng lực của rừng trong việc ứng phó với biến đối khí hậu, quản lý rủi ro,
tăng cường khả năng thích ứng của hệ sinh thái thông qua quản lý rừng, đối phó với
những ảnh hưởng của thị trường lên các thực hành thích ứng và giảm thiểu trong
quản lý rừng v.v.
Báo cáo của Hội đồng các bộ trưởng lâm nghiệp của Canada [21] đã xác
định các nguyên tắc cơ bản để hoạt động quản lý rừng bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu. Những nguyên tắc này bao gồm (i) phải tính đến sự thay đổi khí hậu và
sự biến động của khí hậu trong tương lai trong mọi lĩnh vực của quản lý rừng bền
vững tại Canada; (ii) đánh giá tính dễ bị tổn thương của quản lý rừng bền vững tại
Canada do biến đổi khí hậu ở nhiều cấp độ (từ địa phương đến quốc gia), giúp việc
ra quyết định hiệu quả hơn; (iii) sử dụng các kịch bản giúp các nhà quản lý rừng và
các bên liên quan xây dựng các kế hoạch thích ứng phù hợp và có thông tin đầy đủ
để đưa ra những quyết định cho một tương lai bất định; (iv) nâng cao năng lực của
ngành Lâm nghiệp trong thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động
nghiên cứu và phát triển liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu, phối hợp và hợp
tác giữa các tổ chức, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thực hành tốt và các bài học
về thích ứng, v.v.
1.2.1.3.Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Một công cụ quản lý rừng bền vững được nhắc đến khá nhiều trong các
nghiên cứu đó là cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Việc cấp chứng chỉ rừng
nhằm khẳng định khu vực đất rừng được quản lý theo các tiêu chuẩn đã thống nhất
và cho biết các sản phẩm được bắt nguồn từ những khu rừng được quản lý theo
những tiêu chuẩn đó. Mục tiêu của cấp chứng chỉ rừng là để thúc đẩy các thực hành
lâm nghiệp bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hội về dài hạn [24].
13



Diện tích rừng được cấp chứng chỉ ở khu vực nhiệt đới có xu hướng tập
trung ở vùng Trung và Nam Mỹ, sau đó mới đến Châu Phi, Châu Á và Châu Đại
Dương. Xu hướng này có thể là do tại các nước Châu Mỹ La-tin (như Bolivia,
Brazil và Peru) có nhiều sáng kiến thúc đẩy hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng
bền vững [33] chỉ ra rằng việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững có tác động
tích cực đến mọi khía cạnh của hoạt động quản lý rừng. Việc cấp chứng chỉ giúp
cải thiện điều kiện làm việc, tập huấn cho người lao động trong đơn vị quản lý
rừng, tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương, tăng cường cơ chế giải quyết
khiếu nại và đảm bảo các cộng đồng địa phương có thể kiểm soát rừng của mình.
Cũng theo nghiên cứu này, việc cấp chứng chỉ có tác động lớn đến tính bền vững
của hoạt động quản lý rừng, vì các đơn vị quản lý rừng phải cải thiện hệ thống giám
sát và lồng ghép kết quả giám sát vào công tác quản lý.
Zhao và cs [31] cho biết mô hình quản lý rừng tại Trung Quốc còn tương đối
sơ khai và nhiều công ty lâm nghiệp tại Trung Quốc tập trung chủ yếu vào sản xuất
nguyên liệu thô. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ còn nhỏ, lợi nhuận thấp nên
không khuyến khích được nhiều doanh nghiệp áp dụng cấp chứng chỉ rừng. Ngoài
ra, Trung Quốc hiện đang thiếu một đề án cấp chứng chỉ rừng được công nhận bởi
cộng đồng lâm nghiệp quốc tế, đây là một bất lợi của các doanh nghiệp lâm nghiệp
Trung Quốc trong thương mại quốc tế khi bị hạn chế cơ hội xuất khẩu các sản
phẩm gỗ. Kết quả là các doanh nghiệp này phải chấp nhập trả giá cao để nhập khẩu
các nguyên liệu thô được cấp chứng chỉ để phục vụ sản xuất. Thực tế này cũng khá
phổ biến trong ngành xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
Sugiuka và nnk [36] đã tiến hành nghiên cứu về mức độ quản lý rừng bền
vững ở một số nước châu Á dựa trên các thống kê về yêu cầu sửa lỗi trong quản lý
rừng đối với các chủ rừng tại các nước này của bên cấp chứng chỉ. Dựa vào việc
thống kê và đánh giá các số liệu về yêu cầu sửa lỗi trong quản lý rừng của bên đánh
giá cấp chứng chỉ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ quản lý rừng giữa các
nước là khác nhau. Trong khi đó việc quản lý rừng được thực hiện rất tốt ở Nhật
Bản và Hàn Quốc thì vẫn còn nhiều hạn chế tại các nước như Lào, Indonesia và
Malaysia. Việt Nam nằm trong nhóm giữa. Đây cũng là một nghiên cứu có ý nghĩa

14


thực tiễn vì khi thống kê được những lỗi phổ biến mà mỗi quốc gia đang mắc phải
trong quản lý rừng sẽ giúp cải thiện các thực hành quản lý rừng tại quốc gia đó.
1.2.2.Các nghiên cứu về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Các nghiên cứu về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam đa số là nói về hoạt
động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Đối tượng cho các nghiên cứu này hầu
hết là các công ty lâm nghiệp.
Trong Cẩm nang ngành Lâm nghiệp [4] đã dành hẳn một chương viết về
Quản lý rừng bền vững gồm các nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản lý rừng
bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng.
Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 [19] cũng coi
quản lý rừng bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm để phát triển ngành
Lâm nghiệp,với mục tiêu là phải xây dựng “hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản
lý rừng bền vững” phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc tế, từ đó
mở rộng cánh cửa cho xuất khẩu lâm sản và các sản phẩm từ gỗ ra các thị trường
các nước phát triển. Mục tiêu là đến năm 2020, ngành Lâm nghiệp Việt Nam sẽ
đảm bảo “quản lý bền vững và hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có
4,15 triệu ha rừng trồng” và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho khoảng 30%
diện tích rừng sản xuất.
Theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, bộ Nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt
Nam gồm: (i) Tuân theo pháp luật Việt Nam và những thỏa thuận Quốc tế; (ii)
Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài về đất đai và tài nguyên rừng; (iii) Quyền
của người dân địa phương về quản lý, sử dụng rừng và đất rừng; (iv) Quan hệ cộng
đồng và quyền của người lao động đối với những hoạt động quản lý kinh doanh của
đơn vị; (v) Sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng. Trong
sản xuất kinh doanh không được giảm những lợi ích từ rừng và phải đảm bảo tính
bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; (vii) Phương án quản lý rừng bền vững

phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những tiêu chí rõ ràng
và biện pháp thực hiện cụ thể; (viii) Thực hiện việc giám sát định kỳ về hiện trạng
15


×