Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.75 MB, 250 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỖ THỊ TÀI THU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỖ THỊ TÀI THU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số:

9850101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Trần Văn Tuấn
2. GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án

Đỗ Thị Tài Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Tuấn
và GS.TS. Nguyễn Cao Huần. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các
thầy, những người đã tận tình hướng dẫn, cố vấn khoa học, giúp đỡ, động viên tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Khoa Địa lý, các thầy cô ở
Khoa Địa lý, đặc biệt là Bộ môn Quản lý đất đai đã chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả gửi lời cảm ơn tới các thầy cô thuộc Khoa Địa chất, Khoa Môi trường, và
Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
đã giúp đỡ, hỗ trợ cho tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, các nhà khoa học ở Viện Địa

lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, Hội
Địa lý Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai, Hội Khoa học Đất,… đã góp ý, giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP.
Hà Nội; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai; UBND huyện Quốc Oai;
Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai; các chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp,… đã cung
cấp thông tin, tài liệu tham khảo giúp tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,
những người đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án

Đỗ Thị Tài Thu

ii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

AHP

Analytical Hierarchy Process (Phương pháp Phân tích thứ bậc)

Bộ NN&PTNN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBA

Cost-Benefit Analysis (Phân tích chi phí – lợi ích)

CQNS

Cảnh quan nhân sinh

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc)

FESLM

Framework for Evaluating Sustainable Land Management
(Khung đánh giá quản lý đất đai bền vững)

GAP


Good Agricultural Practices
(Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)

HTSDĐ

Hệ thống sử dụng đất

IIASA
ITC

International Institute for Applied Systems Analysis
(Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế)
Faculty of Geo-Information Science and Earth Observation, University of
Twente.
(Khoa Khoa học Địa-Thông tin và Quan sát Trái đất, Đại học Twente)

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTST

Kinh tế sinh thái

LHSDĐ

Loại hình sử dụng đất

MUSLE


Modified Universal Soil Loss Equation
(Phương trình mất đất phổ dụng điều chỉnh)

LQIs

Land quality indicators (Bộ chỉ thị chất lượng đất đai)

N – LN

Nông – lâm nghiệp

PSR

Pressure - State – Response (Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng)

PTBV

Phát triển bền vững

PRA

Participatory Rural Appraisal
(Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia)

QH

Quy hoạch

QHSDĐ


Quy hoạch sử dụng đất

RAT

Rau an toàn

RCFEE

Research Centre for Forest Ecology and Environment
(Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng)
iii


RUSLE

Revised Universal Soil Loss Equation
(Phương trình mất đất phổ dụng hiệu chỉnh lại)

SARD

The Sustainable Agriculture and Rural Development
(Nông nghiệp bền vững và Phát triển nông thôn)

TKNN

Thiết kế nông nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


UNDP
USDA
USBR

United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc)
United States Department of Agriculture
(Bộ nông nghiệp Mỹ)
United States Bureau of Reclamation
(Cục Khai hoang Mỹ)

UNCED

United Nations Conference on Environment and Development
(Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển)

UNEP

United Nations Environment Programme
(Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)

USLE

Universal Soil Loss Equation (Phương trình mất đất phổ dụng)


WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

WAAE

Wisconsin Association of Agricultural Educators
(Hiệp hội các nhà giáo dục nông nghiệp Wisconsin)

iv


MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................4
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................................................4
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ...............................................................................................4
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN ..............................................................4
8. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................5
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 6
1.1.1. Hướng nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất ...................................................6
1.1.2.Hướng nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ...............................11
1.1.3.Hướng nghiên cứu về đánh giá hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững......................................................................................................13

1.1.4. Hướng nghiên cứu có liên quan đến đánh giá đất và hệ thống sử dụng đất ở
thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai ....................................................................21
1.1.5. Nhận xét từ kết quả tổng quan, phân tích các công trình nghiên cứu ..........22
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO HUYỆN QUỐC OAI ...... 22
1.2.1. Hệ thống sử dụng đất – hệ thống tự nhiên và nhân tác ................................23
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp – các cấp đơn vị phân loại và tính nhịp điệu mùa 24
1.2.3. Mô hình cấu trúc và chức năng của hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ......26
1.2.4. Phân vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ..............................................29
1.2.5. Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững .....30
1.2.6. Xây dựng bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp ............................................................................................................32
1.2.7. Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ................................................34
1.2.8. Định hướng không gian và các giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững ..............................................................................................40
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........... 41
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................41
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................42
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 49
v


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ......50
HUYỆN QUỐC OAI .....................................................................................................50
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN QUỐC OAI .................................................................................... 50
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên .......................................................................................50
2.1.2. Các hoạt động nhân tác .................................................................................63
2.2. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI .......... 70

2.2.1. Đơn vị đất đai ...............................................................................................70
2.2.2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp ..............................................................78
2.2.3. Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ...............................................................81
2.3. PHÂN VÙNG HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI ....... 84
2.3.1. Nguyên tắc và tiêu chí phân vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp .........84
2.3.2. Đặc điểm, cấu trúc, chức năng các tiểu vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ..85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................91
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN QUỐC OAI .......92
3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI ... 92
3.1.1. Xây dựng danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá hệ thống sử
dụng đất nông nghiệp..............................................................................................92
3.1.2. Đánh giá Kinh tế - Sinh thái các loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ....94
3.1.3. Phân tích các Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng ở các tiểu vùng hệ thống sử
dụng đất ....................................................................................................... 114
3.2. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN QUỐC OAI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................................... 127
3.2.1. Định hướng không gian sử dụng hợp lý hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 127
3.2.2. Giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp ở huyện theo hướng bền vững ....139
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................150
PHỤ LỤC ....................................................................................................................161

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí lựa chọn các chị thị cho đánh giá nông nghiệp bền vững .......................... 12
Bảng 1.2. Các tiêu chí phân loại HTSDĐ huyện Quốc Oai ...................................................... 25

Bảng 1.3. So sánh đánh giá đất đai và đánh giá hệ thống sử dụng đất .................................... 28
Bảng 1.4. Số nông hộ được điều tra theo các HTSDĐ của huyện Quốc Oai........................... 45
Bảng 1.5. Thang đo Likert 5 cấp độ ............................................................................................ 46
Bảng 1.6. Mức độ đánh giá các chỉ tiêu theo thang đo Likert ................................................... 47
Bảng 2. 1. Kết quả phân tích phẫu diện loại đất Pb tại bãi bồi ven sông Đáy ......................... 57
Bảng 2. 2. Kết quả phân tích phẫu diện đất Pk tại xã Sài Sơn .................................................. 57
Bảng 2. 3. Kết quả phân tích phẫu diện đất Pg tại xã Nghĩa Hương........................................ 58
Bảng 2. 4. Kết quả phân tích phẫu diện đất Pj ........................................................................... 59
Bảng 2. 5. Kết quả phân tích phẫu diện đất Fs tại xã Phú Mãn................................................ 60
Bảng 2. 6. Kết quả phân tích phẫu diện đất Fp tại xã Phú Mãn ............................................... 60
Bảng 2. 7. Kết quả phân tích phẫu diện đất Fl tại xã Hòa Thạch ............................................. 61
Bảng 2. 8. Kết quả phân tích phẫu diện đất Fk ....................................................................... 61
Bảng 2. 9. Biến động diện tích đất nông nghiệp qua các năm (đơn vị: ha).............................. 65
Bảng 2. 10. Cơ cấu ngành kinh tế nông lâm nghiệp huyện Quốc Oai ...................................... 65
Bảng 2. 11. Giá trị sản xuất giai đoạn 2010- 2017 (đơn vị: triệu đồng) .................................. 66
Bảng 2. 12. Các loại đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở huyện Quốc Oai ................................ 71
Bảng 2. 13. Cơ cấu diện tích theo hình thái địa hình ở huyện Quốc Oai ................................. 71
Bảng 2. 14. Cơ cấu diện tích các loại đất theo độ dốc ở huyện Quốc Oai ............................... 72
Bảng 2. 15. Cơ cấu diện tích các loại đất ở huyện Quốc Oai.................................................... 73
Bảng 2. 16. Cơ cấu diện tích các loại đất theo tầng dày đất ở huyện Quốc Oai ..................... 73
Bảng 2. 17. Cơ cấu diện tích các loại đất theo thành phần cơ giới ở huyện Quốc Oai........... 74
Bảng 2. 18. Phân cấp chế độ tưới huyện Quốc Oai ................................................................... 75
Bảng 2. 19. Phân cấp chế độ tiêu huyện Quốc Oai.................................................................... 75
Bảng 2. 20. Các đơn vị đất đai huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ........................................ 77
Bảng 2. 21. LHSDĐ nông nghiệp chủ yếu của huyện Quốc Oai năm 2018............................. 79
Bảng 2. 22. Các tiểu vùng hệ thống sử dụng đất huyện Quốc Oai............................................ 90
Bảng 3. 1. Danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai áp dụng đối với huyện Quốc Oai 93
Bảng 3. 2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá các loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ..... 95
Bảng 3. 3. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của HTSDĐ chuyên lúa ... 97
Bảng 3. 4. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của HTSDĐ lúa – cá 98

Bảng 3. 5. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của HTSDĐ rau màu.. 98
Bảng 3. 6. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của HTSDĐ cây ăn quả 98
Bảng 3. 7. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của HTSDĐ chè .. 99
Bảng 3. 8. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu của HTSDĐ rừng ..................... 99
Bảng 3. 9. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ chuyên lúa .... 100
vii


Bảng 3. 10. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ lúa - cá ........ 101
Bảng 3. 11. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ rau màu....... 102
Bảng 3. 12. Kết quả mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ cây ăn quả lâu năm ... 102
Bảng 3. 13. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ chè ............... 104
Bảng 3. 14. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ lâm nghiệp .. 104
Bảng 3. 15. Kết quả tổng hợp diện tích thích nghi sinh thái hiện tại (đơn vị %) ......... 105
Bảng 3. 16. Kết quả tổng hợp diện tích thích nghi sinh thái tương lai (đơn vị %) ...... 106
Bảng 3. 17. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTSDĐ nông nghiệp. 107
Bảng 3. 18. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTSDĐ nông nghiệp ........................... 109
Bảng 3. 19. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội HTSDĐ nông nghiệp ........... 110
Bảng 3. 20. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTSDĐ nông nghiệp ............................ 110
Bảng 3. 21. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường huyện Quốc Oai .......... 110
Bảng 3. 22. Tình hình sử dụng trung bình một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở huyện . 112
Bảng 3. 23. Đánh giá hiệu quả môi trường của các HTSDĐ .......................................... 112
Bảng 3. 24. Tổng hợp chung kết quả đánh giá của các HTSDĐ nông nghiệp ............. 113
Bảng 3. 25. Chỉ số bền vững của các HTSDĐ nông nghiệp ............................................ 113
Bảng 3. 26. Chỉ số bền vững của các HTSDĐ ở các tiểu vùng (đơn vị:%) .................. 114
Bảng 3. 27. Mức độ sử dụng đất nông nghiệp một số năm của huyện Quốc Oai ........ 115
Bảng 3. 28. Cường độ canh tác đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai từ 2008 - 2018,
dự báo đến năm 2020 (tiếp) .................................................................................................... 116
Bảng 3. 29. Áp lực từ các yếu tố tự nhiên đến HTSDĐ nông nghiệp ............................. 117
Bảng 3. 30. Áp lực đến HTSDĐ nông nghiệp từ các yếu tố kinh tế - xã hội ................. 118

Bảng 3. 31. Áp lực tới các HTSDĐ nông nghiệp từ những chính sách của nhà nước 119
Bảng 3. 32. Biến động độ pH và hàm lượng hữu cơ trong đất ở khu vực nghiên cứu 120
Bảng 3. 33. Mức độ thay đổi trong chất lượng và môi trường đất ................................. 121
Bảng 3. 34. Mức độ thay đổi sử dụng đất của các HTSDĐ trên các tiểu vùng ............ 121
Bảng 3. 35. Mức độ thay đổi các đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội .................... 122
Bảng 3. 36. Mức độ hiệu quả của các giải pháp truyền thống trong canh tác ở huyện ... 123
Bảng 3. 37. Mức độ hiệu quả của các giải pháp về sử dụng đất ở huyện ..................... 124
Bảng 3. 38. Mức độ hiệu quả của các giải pháp về chính sách SDĐ ở huyện ............. 124
Bảng 3. 39. Mức độ hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật đối với các HTSDĐNN ...... 125
Bảng 3. 40. Các áp lực, hiện trạng và giải pháp chính ở các tiểu vùng ........................ 126
Bảng 3. 41. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của huyện đến 2030 ............................... 133
Bảng 3. 42. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các HTSDĐ mới ....... 134
Bảng 3. 43. Định hướng không gian phát triển các TVHTSDĐ ...................................... 139
Bảng 3. 44. Định hướng giải pháp phát triển các TVHTSDĐ ......................................... 144

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981).................................................... 10
Hình 1.2. Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đất và các bộ phận cấu thành ....................... 23
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 27
Hình 1.4. Tháp dữ liệu thông tin .................................................................................................. 32
Hình 1.5. Sơ đồ logic xây dựng bộ chỉ thị chất lượng đất đai ................................................... 33
Hình 1.6. Quy trình đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển theo hướng
bền vững ........................................................................................................................................ 35
Hình 1.7. Sơ đồ đánh giá kinh tế - sinh thái HTSDĐ nông nghiệp ........................................... 37
Hình 1.8. Quy trình phân tích Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng các tiểu vùng .......................... 40
Hình 1.9. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 48
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai………………………………………………….50a

Hình 2.2. Bản đồ địa chất huyện Quốc Oai……………………………………………………..51a
Hình 2.3. Bản đồ địa mạo huyện Quốc Oai……………………………………………………..52a
Hình 2.4. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Quốc Oai………………………………………………...56a
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai năm 2018………………………..64a
Hình 2.6. Bản đồ độ dốc huyện Quốc Oai………………………………………………….…...72a
Hình 2.7. Bản đồ chế độ tưới huyện Quốc Oai……………………………………….………....74a
Hình 2.8. Bản độ chế độ tiêu huyện Quốc Oai…………………………………….…………….74b
Hình 2.9. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Quốc Oai………………………………………………75a
Hình 2.10. Bản đồ loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai……………….……..79a
Hình 2.11. Bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai……………………...82a
Hình 2.12. Bản đồ phân vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai…………90a
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá trị hiện ròng tích dồn của cây nhãn (chiết khấu r = 6%)... 108
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện giá trị hiện ròng tích dồn của cây keo (chiết khấu r = 6%) ..... 108
Hình 3.3. Bản đồ chỉ số bền vững của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện
Quốc Oai…………………………………………………………………...……….............113a
Hình 3.4. Chuỗi giá trị nông sản đề xuất cho huyện Quốc Oai............................................... 135
Hình 3.5. Bản đồ định hướng không gian sử dụng đất huyện Quốc Oai………………....138a
Hình 3.6. Hình ảnh hệ thống thông tin hỗ trợ nông nghiệp sinh thái ..................................... 142

ix


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là dạng tài nguyên thiên nhiên, là điều kiện để sinh tồn và không thể thiếu
được để sản xuất, nhất là nó được xem như tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm
nghiệp. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con
người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì
nòi giống đến ngày nay. Do đó để sử dụng đất đai hiệu quả, Nhà nước cần có các công
cụ để quản lý. Cùng với pháp luật, kinh tế đất thì quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là

một công cụ quan trọng để nhà nước quản lý chặt chẽ và hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt
cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp. Một trong những bước quan trọng nhất của
công tác QHSDĐ là đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng đất khác nhau.
Trong những năm qua công tác đánh giá đất đai ở các cấp đặc biệt là đất nông
nghiệp ở nước ta đã được quan tâm, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả sử dụng đất còn
chưa cao, nhiều phương án quy hoạch chưa hợp lý, chưa phù hợp với tiềm năng đất
đai của địa phương. Mặc dù, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
về đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng và
quy hoạch sử dụng đất nói chung. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng
lại ở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sau đó đánh giá từng đơn vị đất đai (ĐVĐĐ)
với yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) để phân hạng mức độ thích hợp
[89], mà chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần trong hệ thống
sử dụng đất (HTSDĐ) và giữa các hệ thống sử dụng đất với nhau. Điều đó ngụ ý rằng
nó sẽ hạn chế khả năng xác định các biện pháp cải tạo để nâng cao mức độ thích hợp
đất đai và ngoại suy kết quả đánh giá cho định hướng không gian. Do đó, nghiên cứu
đánh giá đất theo tiếp cận HTSDĐ trên quan điểm hệ thống sẽ toàn diện hơn và khắc
phục được những hạn chế của các nghiên cứu trước đây.
Hệ thống sử dụng đất là “sự kết hợp của LHSDĐ với điều kiện đất đai tạo thành
hai hợp phần tác động lẫn nhau và từ sự tương tác này sẽ quyết định các đặc trưng
về mức độ chi phí và đầu tư, năng suất sản lượng cây trồng, mức độ và các biện pháp
cải tạo đất” [90]. Việc làm rõ và đánh giá HTSDĐ cho phép xác định rõ hơn những
vấn đề hạn chế sử dụng đất và lựa chọn thích hợp nhất cho phương án quy hoạch sử
dụng đất.
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển ngày một mạnh mẽ của nền kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và áp lực dân số ngày càng tăng với những

1


tai biến thiên nhiên khó lường đã ảnh hưởng lĩnh vực nông nghiệp làm nảy sinh những

mâu thuẫn ngày càng rõ nét giữa phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, cần xây dựng, quản lý, giám sát và duy trì những mô hình HTSDĐ bền
vững trên cơ sở phân tích các chỉ số định lượng. Để đạt được mục đích này cần tiến
hành đánh giá cụ thể cả về hiệu quả sử dụng đất và quản lý sử dụng đất. Tuy nhiên,
đa số các công trình nghiên cứu chú trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đất và chưa làm
nổi bật được vai trò của con người trong quản lý sử dụng đất hay nói khác đi sự tương
tác giữa con người và đất đai cùng với dự báo xu hướng thay đổi của mối liên hệ đó.
Trong khi đó, các chỉ thị chất lượng đất đai được coi là một công cụ hữu ích phục vụ
công tác quản lý đất đai [124]. Do đó, nghiên cứu đánh giá HTSDĐ theo tiếp cận bộ
chỉ thị chất lượng đất đai sẽ góp phần định hướng chính xác và đầy đủ hơn, đặc biệt
thể hiện được sự tương tác của con người đối với đất đai cả về sử dụng và quản lý sử
dụng đất.
Quốc Oai là huyện nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội. Với sự đa dạng, thuận
lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Quốc Oai có tiềm năng phát triển
toàn diện: thuận lợi phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9637,91 ha chiếm 63,77%
tổng diện tích tự nhiên của huyện [52]. Quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên hiện tại đã tác động ngày càng lớn đến môi trường tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên trong khu vực. Chính vì vậy, việc định hướng cho người dân và các nhà
quản lý trong vùng khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên,
triển khai và duy trì các HTSDĐ nông nghiệp bền vững phục vụ phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết.
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050, huyện Quốc Oai sẽ phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn,
kết hợp với bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên và vùng nông nghiệp năng
suất cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Quốc Oai được định hướng phát triển
làng sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao trong quy hoạch chung xây dựng của
thủ đô Hà Nội [53].
Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự mong muốn được góp phần vào vào sự
phát triển bền vững của địa phương, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài luận án:

“Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp
bền vững huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.

2


2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học với bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá hệ thống sử
dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng không gian và đề xuất giải pháp phát triển
nông nghiệp bền vững huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu đặt ra, tác giả luận án đã xác định các câu hỏi nghiên cứu nhằm
góp phần định hướng cho quá trình thực hiện nội dung, phương pháp, giới hạn đối
tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm:
1) Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai cụ thể là những hệ thống
sử dụng đất nào và có những đặc điểm gì? Lựa chọn hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
trong đánh giá đất có những ưu thế gì?
2) Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai theo tiếp cận bộ
chỉ thị chất lượng đất đai có giải quyết được các nội dung của nông nghiệp bền vững
không? Dựa vào bộ chỉ thị chất lượng đất đai nào để đánh giá các hệ thống sử dụng
đất nông nghiệp? Làm thế nào để cho hệ thống sử dụng đất nông nghiệp này có thể
phát triển bền vững ở huyện Quốc Oai?
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện các nội dung sau:
(1). Tổng quan và xác lập cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đánh giá hệ thống
sử dụng đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai.
(2). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện
Quốc Oai.
(3). Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại và đặc điểm các hệ thống sử dụng

đất nông nghiệp huyện Quốc Oai.
- Đặc điểm các đơn vị đất đai huyện Quốc Oai.
- Đặc điểm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai.
- Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai.
(4). Phân vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai.
(5). Đánh giá các HTSDĐ nông nghiệp huyện Quốc Oai theo tiếp cận bộ chỉ thị
chất lượng đất đai.
- Xây dựng danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá các HTSDĐ nông
nghiệp tại huyện Quốc Oai.
- Đánh giá Kinh tế - Sinh thái các đơn vị HTSDĐ nông nghiệp của huyện, từ đó
xác định chỉ số bền vững của các HTSDĐ nông nghiệp huyện Quốc Oai.
3


- Phân tích Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng ở các tiểu vùng HTSDĐ huyện Quốc Oai.
(6). Định hướng không gian và các giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp ở
huyện Quốc Oai theo hướng bền vững.
- Định hướng không gian sử dụng hợp lý các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp.
- Giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp ở huyện theo hướng bền vững.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi không gian: Toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
 Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nội dung đặt ra, luận án giới hạn phạm vi
nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:
- Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai.
- Bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phục
vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp huyện Quốc Oai.
- Định hướng không gian và các giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp ở huyện
Quốc Oai theo hướng bền vững.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Điểm mới 1: Đã làm rõ đặc điểm và sự phân hóa các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp,
các tiểu vùng hệ thống sử dụng đất huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (tỉ lệ 1/25.000).
- Điểm mới 2: Đã xây dựng bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho đánh giá hệ thống sử
dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Quốc Oai trên cơ sở tích hợp đánh giá Kinh tế
- Sinh thái và mô hình Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng; Đề xuất định hướng không
gian và các giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp ở huyện Quốc Oai theo hướng
bền vững.
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
Luận điểm 1: Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai là hệ thống tự
nhiên - nhân tác, gồm 61 loại thuộc 4 tiểu vùng như nguồn lực cho phát triển nông
nghiệp bền vững.
Luận điểm 2: Bộ chỉ thị chất lượng đất đai được xác lập dựa trên tiếp cận Kinh tế
- Sinh thái và mô hình Áp lực – Hiện trạng - Đáp ứng, tạo cơ sở cho đánh giá hệ thống
sử dụng đất phục vụ định hướng không gian và đề xuất các giải pháp quản lý phát
triển nông nghiệp ở huyện Quốc Oai theo hướng bền vững.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN
a) Tài liệu, số liệu trung ương và địa phương: nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu
không gian và dữ liệu phi không gian được cụ thể hóa qua bảng 1 sau:
4


Bảng 1. Các loại dữ liệu nghiên cứu được sử dụng
TT
Tên dữ liệu chính
I. Dữ liệu không gian
1
Bản đồ địa hình huyện Quốc Oai tỷ lệ 1:25.000
2
Bản đồ đất tỉnh Hà Tây và thuyết minh năm 2005
3

Bản đồ địa chất và khoáng sản Hà Nội, tỷ lệ 1:50.000
4
Bản đồ địa mạo Hà Nội, tỷ lệ 1:50.000
5
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Quốc Oai
6
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Quốc Oai
Trạm tưới tiêu và thống kê số liệu
7

Định dạng

Nguồn

Microstation
Mapinfor
Mapinfor
Mapinfor
Microstation
Pdf
Pdf

Cục đo đạc và bản đồ nhà nước
Viện QH và TKNN
Tác giả Ngô Quang Toàn
Tác giả Đào Đình Bắc
Phòng TN&MT H. Quốc Oai
UBND huyện Quốc Oai
Phòng Kinh tế H. Quốc Oai


8

Microstation

Sở TN&MT Hà Nội

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Quốc Oai năm
2020 và thuyết minh
9
Quy hoạch chung đến năm 2030 của huyện Quốc
Oai, tỷ lệ 1: 10.000
II. Dữ liệu phi không gian
1
Báo cáo Thống kê – Kiểm kê đất đai của huyện Quốc
Oai từ năm 2013 đến 2017.
2
Niên giám thống kê huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008-2018
3
Báo cáo KT-XH huyện Quốc Oai từ 2009 - 2018
4
Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc
Oai đến năm 2030.

Pdf

UBND huyện Quốc Oai

Word


UBND huyện Quốc Oai

Word

UBND huyện Quốc Oai

Word
Word

UBND huyện Quốc Oai
UBND huyện Quốc Oai

b) Các công trình nghiên cứu khoa học: bao gồm các tài liệu, sách, bài báo khoa
học về lý thuyết và ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu của luận án; các đề tài,
dự án liên quan đến đánh giá đất và khu vực nghiên cứu huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội được sử dụng và trích dẫn rõ ràng trong luận án.
c) Các dữ liệu điều tra, khảo sát thực địa của nghiên cứu sinh: bao gồm kết quả
phân tích 10 phẫu diện đất, 190 phiếu điều tra,…
8. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú
phương pháp nghiên cứu trong phát triển nông nghiệp bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở, tài liệu tham khảo hữu ích
cho công tác quy hoạch sử dụng đất phục vụ hoạch định không gian phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Quốc Oai.
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai.
Chương 3: Đánh giá các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông

nghiệp bền vững huyện Quốc Oai.
5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Hướng nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất (HTSDĐ) là một phức hợp gồm đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) và loại
hình sử dụng đất (LHSDĐ) [90]. Do đó, khi nghiên cứu về HTSDĐ cần tổng quan các công
trình nghiên cứu liên quan ĐVĐĐ và LHSDĐ để đảm bảo cho nội dung nghiên cứu đầy đủ.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đơn vị đất đai
a) Hướng nghiên cứu về đơn vị đất đai
- Quan niệm đơn vị đất đai như một đơn vị tự nhiên - vạt đất/khoanh đất/khoanh vi đất
Có nhiều quan niệm về bản chất đơn vị đất đai, trong đó quan niệm đơn giản nhất
đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được coi như là “một khoanh đất được xác định cụ thể trên
bản đồ ĐVĐĐ với những đặc tính và tính chất riêng biệt, thích hợp cho từng loại
hình sử dụng đất có cùng điều kiện quản lý đất đai, cùng một khả năng sản xuất và
cải tạo” [89, 39, 4, 20]. Như vậy, mỗi ĐVĐĐ có chất lượng (đặc tính và tính chất)
riêng và thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định [39,110]. Quan niệm này
đã thể hiện tuy nhiên chưa rõ bản chất ĐVĐĐ như một hệ thống gồm các yếu tố thành
tạo và mối quan hệ tương hỗ của chúng để hình thành ĐVĐĐ.
- Quan niệm đơn vị đất đai như một bộ phân tự nhiên của hệ thống sử dụng đất
Dưới quan điểm hệ thống, ĐVĐĐ như một bộ phận tự nhiên của hệ thống sử
dụng đất. Bộ phận này là một phức hợp các yếu tố phi sinh vật có liên quan và tác
động qua lại lẫn nhau. Quan niệm này được đề cập trong các công trình nghiên cứu
của [91, 90, 107, 93, 50]. Quan niệm đã chỉ rõ và đầy đủ hơn về bản chất của ĐVĐĐ
so với quan điểm trước đó. Các yếu tố tự nhiên đóng vài trò hết sức quan trọng trong
việc hình thành các ĐVĐĐ. Chúng giúp cho việc phân biệt một cách rõ ràng giữa
ĐVĐĐ này với ĐVĐĐ khác. Mỗi đơn vị ĐVĐĐ sẽ là đơn vị cơ sở cho nghiên cứu

và đánh giá để phục vụ quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
- Quan niệm sinh thái học về đơn vị đất đai như đơn vị sinh thái cảnh
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là tổ hợp các nhân
tố sinh thái [88]. Khái niệm ĐVĐĐ tương đối đồng nhất với khái niệm “sinh thái cảnh
– site unit” bởi các ĐVĐĐ với các đặc tính và tính chất riêng biệt có liên quan đặc biệt
đến các điều kiện sinh thái và môi trường tự nhiên của mỗi vùng [23]. Khái niệm này đã
được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp và nông nghiệp của Cộng hòa
Liên bang Đức. Thuật ngữ “sinh thái cảnh” lần đầu được sử dụng ở Việt Nam qua nghiên
6


cứu Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc 1982-1984 thay cho thuật ngữ “đơn vị lập địa” thường
dùng trong khoa học lâm nghiệp [23], sau đó được phát triển rộng rãi như trong các
nghiên cứu [42, 44, 58],…
- Quan niệm đơn vị đất đai được hiểu là vùng sinh thái nông nghiệp
Khi nghiên cứu ở các cấp lãnh thổ quy mô diện tích lớn như cấp quốc gia, cấp
vùng,… ĐVĐĐ với khái niệm rộng được hiểu là vùng sinh thái nông nghiệp [39]. Đó
là các vùng và khu vực tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên và sinh thái cho trồng
trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp nhưng ở cấp quy mô lớn hơn [99, 35, 108, 39]. Phương
pháp tiếp cận này nhằm mục đích lập bản mô tả cấp toàn cầu hoặc toàn quốc các nguồn
tài nguyên đất trong một khoảng thời gian ngắn. Điều đó ngụ ý rằng thủ tục quy trình
đơn giản và cần ít dữ liệu. Tính đơn giản của cách tiếp cận này có điểm mạnh và điểm
yếu của nó, cụ thể điểm mạnh là các thủ tục quy trình giải thích sẽ nhanh được chính
thức hóa và áp dụng rộng rãi, và đưa ra các ước tính tiềm năng, sản lượng thực tế và
năng suất. Điểm yếu thể hiện ở tính chính xác của các ước lượng năng suất của các
vùng sinh thái nông nghiệp là thấp và chắc chắn là không đủ cho quy hoạch vùng [120].
- Quan niệm về đơn vị đất đai như đơn vị tổng thể không đầy đủ
Dưới góc độ của cảnh quan học, ĐVĐĐ như địa tổng thể không đầy đủ [17].
ĐVĐĐ được xem như một phức hợp bao gồm các hợp phần tự nhiên vô cơ (đá mẹ,
địa hình, khí hậu, thủy văn, đất) giữa chúng cho mối quan hệ và tác động qua lại lẫn

nhau. Từ mối quan hệ và tác động qua lại này quyết định đến năng suất tự nhiên của
mỗi ĐVĐĐ. Các ĐVĐĐ hay đơn vị sinh thái cảnh, đơn vị tổng thể không đầy đủ,
thường được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên cho mục đích
sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất. Tuy nhiên, giữa chúng có sự
khác nhau: đánh giá ĐVĐĐ phục vụ cho phát triển cây trồng trong nông nghiệp là
chính [32, 21, 47, 12], còn đơn vị sinh thái cảnh cho phát triển lâm nghiệp là chính.
Từ phân tích các công trình trên có thể thấy: các quan niệm về đơn vị đất đai của
các nhà nông nghiệp, lâm nghiệp, địa lý học, sinh thái học trong và ngoài nước đều
thống nhất coi đơn vị đất đai là khu vực đồng nhất sinh thái, có những thuộc tính tương
đối đồng nhất của các yếu tố tự nhiên. Đơn vị đất đai được hiểu là đơn vị chung, áp
dụng cho mọi lãnh thổ mà chưa có sự phân cấp, phù hợp với từng cấp độ về quy mô
diện tích (tỉnh, huyện, xã).

b) Hướng xác định chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng đơn vị đất đai
Xác định chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu để xây dựng các ĐVĐĐ nói riêng và vùng
sinh thái nông nghiệp (VSTNN) nói chung có ý nghĩa quan trọng, vì nó không những
đảm bảo tính chính xác của bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân vùng sinh thái nông
7


nghiệp mà còn phản ánh đúng các nhu cầu sử dụng đất cho các LHSDĐ và điều kiện
đất đai trong HTSDĐ của lãnh thổ [48]. Trên thế giới, ở Australia năm 2002 dựa vào
3 nhóm chỉ tiêu về đất, địa hình, khí hậu để xác định các VSTNN. Abraham S năm
2014 xác định 4 VSTNN cho huyện Bandung của Indonesia dựa vào 3 tiêu chí là khí
hậu, loại đất và địa hình [66],… Ở Việt Nam, năm 1995, Viện QH &TKNN đã hoàn
thành việc xác định các ĐVĐĐ toàn quốc nhằm phục vụ cho công tác đánh giá đất theo
FAO trên phạm vi cả nước ở tỷ lệ 1/500.000 với 7 nhóm chỉ tiêu [39]. Nghiên cứu ở
cấp quy mô nhỏ hơn có nghiên cứu của [39, 47, 2, 20, 12],… Nhìn chung, các nghiên
cứu đều dựa vào những đặc thù về điều kiện tự nhiên mà lựa chọn các chỉ tiêu và phân
cấp các chỉ tiêu thích hợp nhằm phản ánh được tính đặc trưng của lãnh thổ [39].

c) Hướng nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của đơn vị đất đai
Việc xác định các ĐVĐĐ hay VSTNN là một trong những nội dung có ý nghĩa rất
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý [111, 147, 143,
115],…; chìa khóa để xác định và giải quyết những vấn đề về quản lý tài nguyên môi
trường đất [112]; hỗ trợ chiến lược phát triển quy hoạch và cung cấp các thông tin về
nguồn tài nguyên đất [105]; nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng mang đất và di cư
[125]; tính toán mô hình dự báo lương mưa thống kê [128]. Ngoài ra, còn có các công
trình nghiên cứu như [64, 75, 119, 142, 70],… Ở Việt Nam, ĐVĐĐ cũng đã được
nghiên cứu rộng rãi và thu được các thành tựu khả quan, trong đó có hướng nghiên cứu
phục vụ sử dụng đất bền vững với các giải pháp đa lợi ích [47],…; đánh giá thích hợp
đất sản xuất nông nghiệp từ đó bố trí cây trồng hợp lý [20],… Nhìn chung, các nghiên
cứu khẳng định vai trò quan trọng của ĐVĐĐ, VSTNN, tiến hành phân vùng sinh thái
nông nghiệp hoặc thành lập bản đồ ĐVĐĐ để làm dữ liệu đầu vào cho quá trình đánh
giá đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong đánh giá đất phần lớn chưa xem xét đầy đủ mối
quan hệ tương hỗ giữa các thành phần trong ĐVĐĐ.
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về loại hình sử dụng đất nông nghiệp
a) Hướng nghiên cứu lý luận về loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Quan niệm trong khoa học đất về loại hình sử dụng đất
Để giúp đánh giá đất, khái niệm 'loại hình sử dụng đất' đã được đề cập trong công
trình “Đánh giá đất đai” của [76, 89, 39, 4],... Khái niệm này phản ánh một cách cụ thể,
thực tế trong sử dụng đất, mô tả về sản phẩm, lao động, vốn, quản lý, công nghệ, quy mô
hoạt động và tăng cường cơ sở triết học trong đánh giá đất [76].
Hướng nghiên cứu về phân loại mức độ của LHSDĐ, các tác giả hầu như đều dựa
theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá khái quát, bán chi tiết và chi tiết để phân
loại: Kiểu LHSDĐ chính và LHSDĐ. Dựa trên số lượng loại sử dụng đất có LHSDĐ
8


đa mục đích và LHSDĐ kết hợp [89]. Ở nước ta, dựa trên phân loại của FAO, Bộ
NN&PTNN cũng tiến hành phân loại 2 cấp là Kiểu LHSDĐ chính và Loại hình sử

dụng đất [4]. Trong khi đó, một số tác giả xác định gồm 3 cấp: LHSDĐ chính, LHSDĐ
và Kiểu sử dụng đất như [5, 3, 15, 32],… cũng đã xác định cấp phân loại để tiến hành
đánh giá đất. Đa số các công trình đều phân loại theo nguyên tắc: ở cấp quy mô càng
nhỏ thì LHSDĐ càng được phân loại một cách chi tiết hơn.
- Quan niệm LHSDĐ như một bộ phận nhân tác của HTSDĐ nông nghiệp
Quan niệm này được đề cập trong các công trình nghiên cứu của [76, 152, 92, 39,
61, 93],… Qua đó góp phần phân tích sơ bộ về sự ảnh hưởng của đất đai đối với hiệu
suất sử dụng đất hiện tại và các sử dụng đất thay thế.
Từ phân tích các công trình trên có thể thấy: các quan niệm về LHSDĐ đều khẳng
định LHSDĐ đề cập đến mục đích sử dụng của thửa đất phục vụ cho lợi ích của con
người. Tuy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể sử dụng sự phân loại khác nhau nhưng
chưa có sự phân cấp thống nhất với từng cấp độ về quy mô diện tích (tỉnh, huyện, xã)
khi là một phụ hệ của HTSDĐ.
b) Hướng nghiên cứu về yêu cầu của loại hình sử dụng đất
Trên thế giới, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng yêu cầu về sinh thái là yêu cầu quan
trọng nhất và hầu hết dùng cho các LHSDĐ về nông lâm nghiệp. Do đó, có rất nhiều
các tác giả đều đưa ra các điều kiện sinh trưởng từ tốt hoặc rất tốt cho từng loại cây
trồng và hoa màu. Ở Việt Nam, có các nghiên cứu của [4, 11, 43],… Điều đó cho thấy,
điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của LHSDĐ hay tình
trạng quản lý và thực hiện LHSDĐ đó. Những yêu cầu sử dụng đất của một LHSDĐ
thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu. Hay bản chất của yêu
cầu sử dụng đất có thể được định nghĩa như là “những điều kiện tự nhiên cần thiết để
thực hiện thành công và bền vững một LHSDĐ” [4].
1.1.1.3 Các công trình nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
a) Hướng nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
- Quan niệm hệ thống sử dụng đất là một hệ thống tự nhiên – nhân tác
Trong đánh giá đất, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc – FAO
(1976-1992) đã đưa ra khái niệm về HTSDĐ đầu tiên trên thế giới. Để cụ thể hơn cho
định nghĩa HTSDĐ, Beek K.J, Dent D và Young A đã đưa ra mô hình cấu trúc HTSDĐ
[152] (hình 1.1). Trong mô hình cấu trúc đã thể hiện được mối quan hệ tác động qua

lại lẫn nhau giữa ĐVĐĐ và LHSDĐ, yếu tố đầu vào – yếu tố đầu ra của hệ thống. Sau
đó, Driessen P.M và Konijn N.T, Stomph T.J, Fresco L.O và Van Keulen H, Huizing
H, ITC đã đưa ra quan điểm tương tự nhưng rõ hơn về thành phần và cấu trúc của
9


HTSDĐ so với định nghĩa trước đây [120, 141, 61]. Đặc biệt, Huizing H đã khái quát
hóa các HTSDĐ theo công thức ngắn gọn hơn là HTSDĐ = ĐVĐĐ + LHSDĐ [107].
Gần đây có các công trình nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn của HTSDĐ như [85, 127,
80, 72, 71, 144],…, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu triển khai áp dụng cụ thể cũng
chưa nhiều.
Đơn vị đất đai
Đầu vào

Đầu ra

Năng suất, thu nhập,chất
lượng môi trường,…

Vốn, lao động,..
kĩ thuật,…
Loại hình sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất

Hình 1. 1. Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981)
Trên cơ sở các nghiên cứu về lý luận HTSDĐ trên thế giới, ở Việt Nam một số tác giả
kế thừa và phát triển những nghiên cứu của mình về HTSDĐ. Mặc dù, với số lượng không
nhiều các nghiên cứu nhưng cũng góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm
nghiên cứu tổng hợp ở nhiều lĩnh vực cho các nghiên cứu sau này như [26, 29, 30, 50];…
Với ưu điểm như sự mô phỏng về cấu trúc nên cách tiếp cận HTSDĐ như vậy sẽ cho phép

dễ dàng ngoại suy kết quả đánh giá đất cho nghiên cứu hệ thống canh tác và quy hoạch sử
dụng đất. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chưa đưa ra mô hình cấu trúc hoặc có mô hình
cấu trúc nhưng ở mức độ còn khái quát, chưa thể hiện rõ được mối quan hệ tương hỗ giữa
các hợp phần trong hệ thống và sản phẩm đầu ra, đầu vào của hệ thống.
- Quan niệm hệ thống sử dụng đất như cảnh quan nhân sinh
Hệ thống sử dụng đất cũng được xem như một địa hệ tương đồng với “cảnh quan
nhân sinh” trong cảnh quan học [17, 24, 22],… chẳng hạn như cảnh quan nông
nghiệp; cảnh quan quần cư nông thôn, đô thị và công nghiệp; cảnh quan rừng nhân
sinh,… Mỗi đơn vị CQNS luôn chứa đựng 2 nhóm thuộc tính là thuộc tính tự nhiên
(địa chất, địa mạo, khí hậu – thủy văn, đất đai, sinh vật) và thuộc tính nhân tác (con
người và các hoạt động khai thác tài nguyên). Do đó, có thể ứng dụng các thành tựu
trong nghiên cứu cảnh quan học để xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần
trong HTSDĐ và giữa các HTSDĐ với nhau như một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau: thứ nhất, CQNS phản ánh đặc điểm cấu trúc
hình thái với các sản phẩm đầu ra tùy theo từng cảnh quan, còn HTSDĐ phản ánh
nhiều hơn về các LHSDĐ thích hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm bón, quản
lý cùng với sản phẩm đầu ra, trong đó sản phẩm kinh tế được chú ý nhiều hơn. Thứ

10


hai, HTSDĐ liên quan chặt chẽ với Thống kê sử dụng đất, Quy hoạch sử dụng đất và
được quản lý theo các quy định của pháp luật.
b) Hướng nghiên cứu về bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp là một loại bản đồ chuyên đề phản ánh
tổng hợp các yếu tố tự nhiên và nhân tác cùng với mối quan hệ tác động của chúng. Từ
những nghiên cứu lý luận, FAO và UNEP đã có những nghiên cứu về xây dựng bản đồ
HTSDĐ nông nghiệp ở quy mô toàn cầu cho phân tích đánh giá thoái hóa đất gồm 40
loại HTSDĐ [93, 102]. Ở Việt Nam, có những nghiên cứu về lý luận nhưng chỉ có một
số ít công trình nghiên cứu xây dựng bản đồ HTSDĐ nông nghiệp trong thực tiễn (Trần

Văn Tuấn, Nguyễn Cao Huần và nnk, 2015 - 2018,…).
c) Hướng về phân loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Các nghiên cứu về phân loại HTSDĐ còn rất hạn chế. Nếu có thì hệ thống phân
loại cũng chỉ dựa vào các tiêu chí đơn giản mặc dù HTSDĐ là hệ thống phức tạp,
hàm chứa nhiều mối quan hệ. Dựa theo mục đích sử dụng, HTSDĐ được phân loại
thành HTSDĐ đơn mục đích, HTSDĐ đa mục đích, HTSDĐ phức hợp, hệ thống
trang trại [120, 93],... Hệ thống phân loại này còn quá đơn giản bởi vì mới tính đến
LHSDĐ mà chưa xem xét đến chất lượng ĐVĐĐ tương ứng. Bởi HTSDĐ dù đơn
hay đa mục đích cũng gồm 2 phân hệ: ĐVĐĐ và LHSDĐ trong mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau. Ở Việt Nam, đánh giá sản xuất nông nghiệp cho HTSDĐ cây trồng,
dựa theo FAO, Viện QH & TKNN chia ra 2 HTSDĐ chính là hệ canh tác nhờ mưa
và hệ canh tác có tưới [60]. Hiện nay, phân loại HTSDĐ theo thứ bậc phụ thuộc quy
mô lãnh thổ chưa được nghiên cứu, cụ thể phải phân chia ra các cấp độ cho HTSDĐ
đối với các cấp xã, huyện, tỉnh và lớn hơn.
1.1.2.Hướng nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Quan điểm về nông nghiệp bền vững
Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững mới bắt đầu được quan tâm trong
hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Quan điểm về phát triển bền vững trong lĩnh vực
nông nghiệp mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng hầu hết các nhà kinh tế
học đều cho rằng phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó
có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói
và môi trường con người ở nông thôn [138, 74, 82, 81, 100, 135].
Nhằm giúp các quốc gia có một điểm khởi đầu hữu ích để xem xét về các ưu tiên
chỉ thị và nhu cầu thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, Chương trình
Nghị sự 21 về PTBV (UNCED, 1992) tại Riode Janero đã đưa ra 12 tiêu chí về phát
triển nông nghiệp bền vững và Chương trình nghị sự 21 tại Johannesburg năm 2002
đã rút gọn lại gồm 11 tiêu chí [109]. Dựa trên cơ sở đó, FAO (1997) đã đưa ra khung
chương trình phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững (The Sustainable
11



Agriculture and Rural Development – gọi tắt là SARD), bao gồm 04 lĩnh vực chuyên
đề hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Các tiêu chí và lĩnh vực chuyên đề
này được xem như là định hướng mang tính toàn cầu và mỗi quốc gia cần đặt ra các
chiến lược phù hợp và bối cảnh của quốc gia để thực hiện mục tiêu phát triển nông
nghiệp bền vững.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu từ khoảng cuối thập niên 80,
đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày 17/8/2004
của Thủ tướng chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong phần 2 mục IV của quyết định đã
đề cập tới phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ở Việt Nam. Ngoài ra, các vấn
đề lý luận về nông nghiệp bền vững được đề cập đến trong các công trình của [56, 28],...
1.1.2.2. Tiêu chí lựa chọn các chỉ thị đánh giá phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
Dựa trên các tiêu chí của khung chương trình phát triển nông thôn và nông nghiệp
bền vững (SARD), mỗi địa phương, quốc gia tùy thuộc đặc điểm lãnh thổ sẽ lựa chọn
các chỉ thị phù hợp để đánh giá nông nghiệp bền vững cho khu vực nghiên cứu. Tuy
nhiên, việc lựa chọn các chỉ thị để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững cần đảm
bảo hai tiêu chí lớn (bảng 1.1): tiêu chí khách quan và tiêu chí dễ sử dụng khi lựa
chọn các chỉ thị [62].
Bảng 1. 1. Tiêu chí lựa chọn các chị thị cho đánh giá nông nghiệp bền vững
Tiêu chí khách quan

Tiêu chí dễ sử dụng

Các chỉ thị phải có giá trị khoa học1, 8, 13, 28
Sự liên quan các chính sách2, 3, 9–11, 15, 22–26, 30

Đo lường dễ dàng1, 3, 7, 10, 15, 22, 23, 25, 29, 30
Tính sẵn có của dữ liệu1, 3, 4, 6, 8, 9, 13–15, 17–21


Hiệu quả2, 11, 14, 15, 17, 28, 29
Dự đoán trước4, 10, 12, 29

Hiệu quả chi phí1, 2, 3, 5
Khả năng hiểu1–3, 6, 13, 17,

22, 26, 29, 30

Quan hệ nhân quả
Tính toàn diện16, 17
Định hướng mục tiêu18–21
Hệ thống18, 20
Tầm quan trọng trong khu vực27
Khả năng ứng dụng thực tế27
Sự thích ứng7, 22, 24, 25, 26, 30
Quan trọng cho phát triển Nông nghiệp29

Dựa trên khái niệm
Mức độ tập hợp phù hợp2, 9, 11
Khả năng thống kê2, 28
Khả năng phân tích 2, 3, 8, 9, 12, 13, 15,
Khả thi kĩ thuật2
Giới hạn về số lượng2, 6
Khả năng đáp ứng4, 7, 8, 14–16, 28
Giá trị ngưỡng và hướng dẫn4, 16, 27

Mức độ liên quan cho tính bền vững của hệ thống30

Tích hợp4


16

2, 12, 22, 24, 25

17, 22, 23, 25, 26, 30

Phụ thuộc quy mô thời gian – không gian5, 22–24, 26, 30
Khả năng so sánh13
Dễ sử dụng để ra quyết định28
1

Pinter et al. (2008), 2 European Commission (2001), 3 COM (2001: 144), 4 Zhen and Routray (2003), 5 Pannell and Glenn
(2000), 6 UNCSD (2001), 7 Freebairn and King (2003), 8 Girardin et al. (1999), 9 MAFF (2000), 10 Tschirley (1996), 11 Guijt
(1996), 12 Smyth and Dumanski (1993), 13 Singh et al. (2009), 14 Berrotera´n and Zinck (1996), 15 Nambiar et al. (2001), 16 Meul
et al. (2008), 17 Binder et al. (2008), 18 Binder and Wiek (2001), 19 Scholz and Tietje (2002), 20 Wiek and Binder (2005), 21
Nardo et al. (2005), 22 Bell and Morse (2008), 23 Sauvenier et al. (2006), 24 van Calker et al. (2006), 25 Von Wire´n-Lehr (2001),
26
Walter and Stutzel (2009), 27 Zhen et al. (2005), 28 Andrieu et al. (2007), 29 Hua-jiao et al. (2007), 30 Go´mez-Limo´n and
Riesgo (2010)

Nguồn: Roy R và Chan N.W, 2011 [62]

12


1.1.2.3. Các khung tiếp cận phát triển nông nghiệp bền vững
Có nhiều chỉ thị được xây dựng nhằm phục vụ đánh giá phát triển nông nghiệp bền
vững. Tuy nhiên, các chỉ thị nếu không được phát triển dựa trên một khung cấu trúc,
bộ chỉ thị sẽ luôn là một hệ thống không hoàn thiện và sẽ bị tập trung hơn về chuyên
ngành của tác giả, đặt nặng về một vài lĩnh vực và sơ lược hoặc thậm chí bỏ sót nhiều

chỉ thị quan trọng khác. Vì vậy, cần phải có khung tiếp cận đúng đắn phù hợp với
mục đích nghiên cứu. Bộ chỉ thị đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững sử dụng
ba khung cấu trúc chủ yếu: (i) khung nhân – quả [124, 95, 61, 78, 13],…; (ii) khung
theo chủ đề với ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường (phụ lục 3); (iii) khung theo
mục đích. Trong đó, khung nhân – quả mô tả mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, do
đó, nó làm nổi bật sự tương tác giữa con người và đất đai và dự báo xu hướng thay
đổi của mối liên hệ đó [95].
Ở Việt Nam, từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu phục vụ phát triển nông nghiệp [36, 33, 3, 15, 34]. Đa số các công trình nghiên
cứu theo hướng tiếp cận khung chủ đề dựa trên ba trụ cột chính (kinh tế - xã hội – môi
trường) để xác định hiệu quả sử dụng đất như của các tác giả [32, 47, 45, 28],…
1.1.3.Hướng nghiên cứu về đánh giá hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển
nông nghiệp bền vững
Về cơ bản đánh giá đất và đánh giá hệ thống sử dụng đất có nhiều điểm giống nhau
về bản chất [107, 39, 131, 141]. Do đó, có thể ứng dụng những phương pháp nghiên
cứu trong đánh giá đất đai vào đánh giá HTSDĐ. Vì thế, hiện nay đã có một số cách
tiếp cận trong đánh giá HTSDĐ như sau: (i) Đánh giá theo trường phái phát sinh, (ii)
Đánh giá dựa trên cơ sở phân loại định lượng của Mỹ, (iii) Đánh giá đất theo quan
điểm kinh tế - sinh thái và phát triển bền vững của FAO - UNESCO và (iv) Đánh giá
theo bộ chỉ thị chất lượng đất đai.
1.1.3.1.Đánh giá theo trường phái phát sinh (trường phái Nga)
Cơ sở khoa học của phương pháp này là học thuyết phát sinh đất. Học thuyết do nhà
bác học Nga Docuchaev V.V đưa ra năm 1883, trong đó ông cho rằng sự tác động tổng
hợp của những yếu tố sẽ quyết định quá trình hình thành đất chính [8]. Ưu điểm của trường
phái này quan tâm đến các yếu tố mang tính khách quan và thể hiện rõ mối quan hệ của
các yếu tố hình thành đất. Tuy nhiên, hạn chế của trường phái này là chủ yếu thuần tuý
quan tâm đến khía cạnh tự nhiên, chưa xem xét đầy đủ khía cạnh kinh tế - xã hội của việc
sử dụng đất đai, đồng thời chưa thể hiện đầy đủ các tính chất hiện tại của đất vì có nhiều
tính chất không còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự nhiên ban đầu mà phụ thuộc vào
yếu tố địa phương do tác động sâu sắc của con người.


13


1.1.3.2 Đánh giá theo trường phái phân loại định lượng của Mỹ
Trường phái này đánh giá đất dựa trên cơ sở phân loại định lượng thổ nhưỡng (Soil
Taxonomy), xem xét các tính chất của từng tầng đất theo tiêu chuẩn được định lượng và
dựa trên cơ sở những tính chất đất đai hiện có. Hầu hết các tính chất vật lý, hóa học và
sinh học đều được sử dụng làm tiêu chuẩn cho Soil Taxonomy, ví dụ như trạng thái nhiệt,
ẩm quanh năm, màu sắc, thành phần cơ giới, pH, hàm lượng hữu cơ,... Trong khi nhiều
tính chất có thể quan sát ở ngoài đồng thì có rất nhiều tính chất khác yêu cầu phải dùng
kĩ thuật tinh xảo trong phòng thí nghiệm phân tích mẫu đất. Sự chính xác này làm tăng
tính khách quan của hệ thống, tuy nhiên đòi hỏi kinh phí rất lớn và kéo dài thời gian [8].
Nội dung đánh giá: phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những hạn chế của đất đai gây
trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tư vốn, lao động kĩ
thuật,… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia thành 2 mức: hạn chế tức thời
và hạn chế lâu dài [18]. Mặc dù hệ thống này được xây dựng riêng cho điều kiện nước
Mỹ, nhưng nguyên lý của nó được ứng dụng ở nhiều nước [4].
1.1.3.3. Đánh giá theo FAO - UNESCO
Về bản chất đánh giá HTSDĐ theo FAO tương đồng đánh giá kinh tế - sinh thái
trong nghiên cứu địa lý ứng dụng. Nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào khi khai thác
sử dụng đất cần phải xem xét tính thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả môi trường để làm cơ sở đánh giá tổng hợp (phụ lục 4.2). Đánh giá đất
theo FAO – UNESCO có ưu điểm là đã thống nhất, bao quát được các quan điểm của
các nước trên thế giới để đưa ra quan điểm chung và đảm bảo sự phát triển cân bằng
giữa kinh tế - xã hội – môi trường. Tuy nhiên, khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai chỉ
có khả năng tích hợp được một số lượng hạn chế các chất lượng đất đai để đối sánh,
bởi nếu quá nhiều thì việc xây dựng sẽ trở lên phức tạp và dễ mất tính phân hóa. Mặt
khác, quy trình đánh giá theo FAO đưa ra năm 1976, trải qua hơn 40 năm phát triển,
trước bối cảnh mới hiện nay khi tài nguyên đất đang bị suy thoái, khai thác quá mức,

áp lực dân số ngày càng tăng, đô thị hóa – công nghiệp hóa,... thì quản lý đất đai bền
vững trở thành vấn đề cấp thiết nhằm cân đối những cơ hội kinh tế, xã hội và môi
trường cho lợi ích hiện tại và tương lai. Do đó, số lượng chỉ thị chất lượng đất cần được
xem xét nhiều hơn nữa và đánh giá theo FAO – UNESCO chưa thể hiện rõ được vai
trò của con người trong sử dụng và quản lý sử dụng đất để làm nổi bật sự tương tác
giữa con người và đất đai và dự báo xu hướng thay đổi của mối liên đó.
a) Các nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái
Đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp của các địa tổng thể (cảnh
quan trong địa lý học, đơn vị đất đai trong khoa học nông nghiệp, sinh thái cảnh hay lập
14


×