Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

ĐỖ ĐÌNH THÁI

MỐI QUAN HỆ GIỮA
HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ SỰ HÌNH THÀNH VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SO SÁNH
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ ĐẠI HỌC TƯ THỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội – 2015
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

ĐỖ ĐÌNH THÁI

MỐI QUAN HỆ GIỮA
HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ SỰ HÌNH THÀNH VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SO SÁNH
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ ĐẠI HỌC TƯ THỤC


Chuyên ngành : Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số : 62140120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUÝ THANH

Hà Nội – 2015
ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội;
PGS. TS. Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn,
đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượng giáo
dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn; Quý
Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
ĐỖ ĐÌNH THÁI

iii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh

Đỗ Đình Thái

iv


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các hộp
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................10
1.1.1. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng ................................................10

1.1.2. Các nghiên cứu về văn hóa chất lượng .................................................18
1.1.3. Mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng .............26
1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................30
1.2.1. Các khái niệm........................................................................................30
1.2.2. Các lý thuyết áp dụng............................................................................38
1.3. Quan điểm nghiên cứu .....................................................................................42
1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................43
1.5. Kết luận chương 1............................................................................................44
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................45
2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ..........................................................................45
2.2. Thao tác hóa khái niệm ....................................................................................47
2.2.1. Các thành tố hoạt động đảm bảo chất lượng .........................................47
2.2.2. Các thành tố sự hình thành văn hóa chất lượng ....................................48
2.2.3. Mô hình tiến trình nhận thức chất lượng ..............................................49
2.2.4. Năng lực chất lượng của cá nhân và tập thể .........................................54
2.3. Biến số trong nghiên cứu .................................................................................56
v


2.4. Xây dựng công cụ khảo sát ..............................................................................57
2.4.1. Xác định mục đích, phạm vi, đối tượng cần khảo sát ...........................57
2.4.2. Dự thảo công cụ khảo sát và thử nghiệm ..............................................57
2.4.3. Cấu trúc công cụ khảo sát .....................................................................58
2.5. Chọn mẫu điều tra khảo sát .............................................................................60
2.6. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................61
2.7. Chiến lược phân tích và xử lý thông tin ..........................................................64
2.8. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .....................................................................65
2.9. Kết luận chương 2............................................................................................67
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ
HÌNH THÀNH VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG

ĐẠI HỌC .....................................................................................................68
3.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam ...............................................................68
3.2. Thực trạng đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng trong các
trường đại học Việt Nam .................................................................................70
3.2.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng ...............................................................72
3.2.2. Nguồn lực đảm bảo chất lượng .............................................................72
3.2.3. Đảm bảo chất lượng bên trong ..............................................................73
3.2.4. Văn hóa chất lượng ...............................................................................75
3.2.5. Trường đại học công lập và trường đại học tư thục ..............................76
3.3. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa
chất lượng trong trường đại học công lập và trường đại học tư thục ..............77
3.3.1. Thông tin về hoạt động đảm bảo chất lượng (Sự thông tin) .................77
3.3.2. Niềm tin của mọi người trong trường đại học (Sự tin tưởng) ...............80
3.3.3. Tham gia các hoạt động đảm bảo chất lượng trong trường đại
học (Sự tham gia) .................................................................................82
3.3.4. Nhận thức chất lượng ............................................................................93
3.3.5. Năng lực chất lượng ..............................................................................99
3.3.6. Một số yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa
chất lượng ............................................................................................102
3.4. Tổng hợp các hoạt động đảm bảo chất lượng ................................................105
3.5. Kết luận chương 3..........................................................................................106
vi


Chương 4. CÁC CHIỀU CẠNH CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH VĂN HÓA
CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC ...............................................................108
4.1. Ảnh hưởng giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn
hóa chất lượng ...............................................................................................108

4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................................113
4.2.1. Kiểm định T ........................................................................................113
4.2.2. Phân tích hiệp phương sai đa biến (MANCOVA) ..............................116
4.3. Mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................................................125
4.4. Tác động của công cụ khảo sát ......................................................................129
4.5. Một số đề xuất tăng cường gắn kết hoạt động đảm bảo chất lượng và
sự hình thành văn hóa chất lượng ..................................................................130
4.5.1. Mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng ...........130
4.5.2. Hội tụ nhận thức chất lượng ................................................................132
4.5.3. Mô hình phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học .............133
4.5.4. Một số ý kiến khác ..............................................................................137
4.6. Kết luận chương 4..........................................................................................138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................142
PHỤ LỤC ..............................................................................................................158
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát ....................................................................................158
Phụ lục 2. Đề cương thông tin dùng cho phỏng vấn bán cấu trúc ......................166
Phụ lục 3. Kết quả phân tích nhân tố (Factor analysis) ......................................173
Phụ lục 4. Kết quả phân tích hiệp phương sai đa biến (MANCOVA –
Multivariate analysis of covariance) .................................................175

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nội dung đầy đủ

CSGD

Cơ sở giáo dục

CSGDĐH

Cơ sở giáo dục đại học

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐBCLGD

Đảm bảo chất lượng giáo dục

ĐH

Đại học

ĐHCL

Đại học công lập

ĐHTT

Đại học tư thục


GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

KĐCL

Kiểm định chất lượng

SV

Sinh viên

VHCL

Văn hóa chất lượng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc văn hóa theo hoạt động ...................................................................32
Bảng 2.1. Các trường ĐH được chọn nghiên cứu .........................................................61
Bảng 2.2. Số lượng GV và SV được khảo sát ...............................................................62
Bảng 2.3. Số lượng cán bộ, GV và SV được phỏng vấn ...............................................62
Bảng 2.4. Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha trên mẫu phiếu số 1 ............................66
Bảng 2.5. Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha trên mẫu phiếu số 2 ............................66

Bảng 3.1. Cơ chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHCL và trường ĐHTT ..............76
Bảng 3.2. Tỉ lệ GV và SV biết về các hoạt động ĐBCL ...............................................78
Bảng 3.3. Tỉ lệ các nguồn thông tin GV và SV biết về hoạt động ĐBCL.....................79
Bảng 3.4. Giá trị trung bình về hành vi của mọi người trong đơn vị của GV ...............80
Bảng 3.5. Giá trị trung bình ý kiến của GV và SV về việc lấy ý kiến phản hồi............84
Bảng 3.6. Tỉ lệ GV biết các hoạt động triển khai hậu lấy ý kiến phản hồi....................86
Bảng 3.7. Giá trị trung bình ý kiến của GV và SV về ngân hàng đề thi .......................88
Bảng 3.8. Giá trị thu thập được về các thông tin hỗ trợ học tập ....................................91
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện báo cáo tự đánh giá .......................................................92
Bảng 3.10. Tỉ lệ các hoạt động cần tăng cường từ ý kiến của GV ................................94
Bảng 3.11. Giá trị trung bình quan điểm của GV về hoạt động ĐBCL ........................95
Bảng 3.12. Giá trị trung bình biểu hiện của SV hiện nay ..............................................97
Bảng 3.13. Ý kiến của GV về biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL ...............................101
Bảng 3.14. Một số vấn đề liên quan đến bản thân GV và SV .....................................102
Bảng 3.15. Văn hóa tổ chức trong trường ĐH từ ý kiến của GV ................................103
Bảng 3.16. Trách nhiệm của GV .................................................................................105
Bảng 3.17. Tổng hợp các hoạt động ĐBCL ở trường ĐHCL và trường ĐHTT .........106
Bảng 4.1. Giá trị trung bình về nhìn nhận chất lượng của GV và SV .........................109
Bảng 4.2. Các nội dung khác biệt có ý nghĩa giữa trường ĐHCL và trường
ĐHTT đối với GV ......................................................................................114

ix


Bảng 4.3. Các nội dung khác biệt có ý nghĩa giữa trường ĐHCL và trường
ĐHTT đối với SV .......................................................................................115
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các nội dung đến các giá trị VHCL ...................................120
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của loại hình trường đến các giá trị VHCL ..............................121
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các nội dung trong từng nhân tố và loại hình trường
đến các giá trị VHCL .................................................................................122

Bảng 4.7. So sánh giá trị VHCL giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT ......................124
Bảng 4.8. Các mô hình hồi quy tuyến tính cấp độ cá nhân .........................................126
Bảng 4.9. Các mô hình hồi quy tuyến tính cấp độ tập thể ...........................................127
Bảng 4.10. Điểm giống và khác nhau về các nội dung tác động ở cấp độ cá nhân
....................................................................................................................128
Bảng 4.11. Điểm giống và khác nhau về các nội dung tác động ở cấp độ tập thể
....................................................................................................................128

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các cấp độ quản lý chất lượng.......................................................................10
Hình 1.2. Mô hình ĐBCL cho hệ thống ĐBCL bên trong ............................................13
Hình 1.3. Hệ thống ĐBCL bên trong của nhà trường Việt Nam ...................................14
Hình 1.4. Bốn năng lực chất lượng ................................................................................17
Hình 1.5. Mô hình năng lực chất lượng nguồn nhân lực ...............................................17
Hình 1.6. Quản lý chất lượng và VHCL ........................................................................18
Hình 1.7. Sơ đồ phát triển VHCL 2 chiều .....................................................................20
Hình 1.8. Các loại hình VHCL ......................................................................................24
Hình 1.9. Mô hình VHCL trong ngữ cảnh và văn hóa tổ chức .....................................24
Hình 1.10. Các loại hình văn hóa ..................................................................................25
Hình 1.11. Khung quan sát sự phát triển VHCL ...........................................................25
Hình 1.12. Đề xuất mô hình VHCL trong CSGDĐH ....................................................26
Hình 1.13. Cấu trúc tinh thần trách nhiệm cá nhân .......................................................31
Hình 1.14. Tương quan giữa các thành tố và các đặc trưng giá trị bản sắc của
văn hóa Việt Nam .........................................................................................33
Hình 1.15. Bản đồ tiến hóa nhận thức ...........................................................................39
Hình 1.16. Hệ thống mở của tổ chức .............................................................................41
Hình 1.17. Khung lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và

sự hình thành VHCL ....................................................................................43
Hình 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ........................................................................46
Hình 2.2. Bốn thành tố và các hoạt động ĐBCL ...........................................................47
Hình 2.3. Ba thành tố và các giá trị VHCL ...................................................................48
Hình 2.4. Hai giá trị thiết yếu trong quá trình hình thành VHCL .................................49
Hình 2.5. Mô hình tiến trình nhận thức chất lượng .......................................................50
Hình 2.6. Mối quan hệ tương tác giữa ĐBCL và VHCL...............................................54
Hình 2.7. Mô hình các biến số trong nghiên cứu ..........................................................56
Hình 3.1. Mô hình ĐBCLGD của Việt Nam .................................................................72
xi


Hình 3.2. Tỉ lệ GV tham khảo ý kiến các đối tượng trong tình huống khó khăn ..........81
Hình 3.3. Tỉ lệ SV tham khảo ý kiến các đối tượng trong tình huống khó khăn...........82
Hình 3.4. Tỉ lệ GV cho biết các đối tượng tham gia vào hoạt động ĐBCL ..................96
Hình 3.5. Tỉ lệ GV tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về ĐBCL và VHCL...................100
Hình 4.1. Ảnh hưởng của hoạt động ĐBCL đến nhận thức của GV và tập thể ..........108
Hình 4.2. Sự cân bằng giữa năng lực và quyền lực .....................................................112
Hình 4.3. Mối quan hệ tương hỗ giữa ĐBCL và VHCL .............................................130
Hình 4.4. Quá trình hội tụ nhận thức chất lượng .........................................................132
Hình 4.5. Mô hình liên kết giữa các thành tố tạo nên VHCL ......................................134
Hình 4.6. VHCL (tập thể) được hình thành từ các thành tố VHCL (cá nhân) ............136
Hình 4.7. Tác động VHCL (tập thể) đến các thành tố VHCL (cá nhân) .....................136

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1. Thông tin về lấy ý kiến phản hồi ..................................................................85
Hộp 3.2. Thông tin về lấy ý kiến phản hồi ..................................................................85
Hộp 3.3. Thông tin về ĐBCL đội ngũ, GV .................................................................90
Hộp 3.4. Ý kiến của SV về chất lượng học tập ...........................................................95

Hộp 3.5. Quan điểm về chất lượng .............................................................................96
Hộp 3.6. Ý kiến về VHCL ..........................................................................................98
Hộp 3.7. Ý kiến về điều kiện, môi trường làm việc ..................................................104

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục cần phải được duy trì,
phát triển theo định hướng kinh tế - xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của con người,
nền tảng kiến thức giáo dục phát triển không ngừng, đặc biệt là lĩnh vực khoa học,
công nghệ luôn gây áp lực cho các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) phải thay đổi,
cải tiến liên tục về chất lượng đào tạo, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học,…
Ngoài ra, sự gia tăng số lượng các trường đại học (ĐH), áp lực từ chi phí giáo dục
gia tăng, sự khác biệt về chính sách đầu tư, mức độ tự chủ, cơ cấu tổ chức giữa các
trường đại học công lập (ĐHCL) và các trường đại học tư thục (ĐHTT) càng tạo áp
lực để các trường nỗ lực đứng vững trong thời đại chất lượng.
Phát triển hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) quốc gia là điều kiện tất yếu để
đưa đất nước hòa nhập với cộng đồng giáo dục quốc tế về mọi mặt và trên nhiều
phương diện khác nhau. Trong đó, hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục
(ĐBCLGD) quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược
phát triển chất lượng giáo dục theo kịp thời đại, từng giai đoạn phù hợp với sự phát
triển của hệ thống GDĐH hiện tại và tình hình của đất nước. Trải qua một thời gian
dài với ba triết lý: phát hiện (kiểm soát chất lượng), phòng ngừa (đảm bảo chất
lượng) và cải tiến liên tục (quản lý chất lượng tổng thể) để tìm giải pháp nâng cao
và cải tiến chất lượng liên tục nhằm giảm thiểu lãng phí nguồn lực và sản phẩm kém
chất lượng. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kết hợp xây dựng văn hóa chất lượng
(VHCL) trong trường ĐH mới có thể đảm bảo đầy đủ cho một trường ĐH cải tiến
liên tục và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng. Vì vậy,

ĐBCL GDĐH là nhiệm vụ không thể thiếu trong một trường ĐH để tồn tại, cạnh
tranh và đứng vững trong thế giới tri thức.
Đối với ĐBCL, quan niệm của các tác giả qua các thời kỳ ứng với sự thay
đổi và phát triển của xã hội xoay quanh hai quan điểm chính: (1) duy trì và ĐBCL
và (2) nâng cao và cải tiến chất lượng. Trong đó, Arsovski (2007), Gvaramadze
1


(2008), Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (2008), AUN (2011) và
Phạm Xuân Thanh (2011) nghiên cứu về ĐBCL bên trong, đề cập đến cơ chế, hình
thức và vận hành của hệ thống ĐBCL. Parri (2006), Dill (2007) và EUA (2010)
nghiên cứu về ĐBCL bên ngoài. Ngoài ra, ĐBCL bên ngoài còn được thể hiện ở 2
quan điểm: (1) quan điểm gắn kết theo các tác giả A. I. Vroeijenstijn (2003),
Karkoszka (2009) và Wantannatorn (2004); (2) quan điểm đối lập theo các tác giả
Harman (2000), AUN (2009) và Ton Vroeijenstijn (2009), trong đó Karkoszka cho
rằng hệ thống ĐBCL bên ngoài chỉ hoạt động hiệu quả khi nó có liên quan chặt
chẽ với hệ thống ĐBCL bên trong. Hơn nữa, Hiệp hội các trường ĐH châu Âu
(2010) chỉ ra rằng các thủ tục đánh giá ngoài trong nước không thật sự khách quan
dễ dẫn đến văn hóa bằng lòng hoặc tuân thủ. Do đó, Lewis (2012) nhấn mạnh cần
chú trọng ĐBCL để nâng cao chất lượng thay vì giải trình trách nhiệm. ĐBCL hiệu
quả phụ thuộc phần lớn vào năng lực chất lượng của cá nhân và tập thể qua nghiên
cứu của Ehlers (2009), Mhlanga (2008), Xiaoxiang và Liping (2011) và Mangnale
và Potluri (2011).
Đối với VHCL, nghiên cứu của các tác giả Berry (1997), Gordon (2002),
Hiệp hội các trường ĐH châu Âu (2006), Harvey và Stensaker (2008), Farcas và
Moica (2009), Harvey (2009) và Ehlers (2009) liên quan đến khái niệm VHCL.
Quan niệm của các tác giả về VHCL theo 2 hướng: (1) Admed (2008), Gvaramadze
(2008) và Vettori (2012) quan niệm theo hướng hành động, có liên quan chặt chẽ
đến văn hóa tổ chức và (2) Lê Đức Ngọc (2008), Harvey (2009) và Lanarès (2009)
quan niệm theo hướng nhận thức, tập trung vào yếu tố con người. Tungkunanan và

các cộng sự (2008), Nygaard (2009), Lanarès (2009), Katiliute và Neverauskas
(2009), Berings (2009), Wahab và các cộng sự (2010), Domovic và Vidovic (2010)
và Loukkola và Zhang (2010) nghiên cứu về xây dựng và phát triển VHCL nhằm
đưa ra khung phát triển VHCL trong trường ĐH. Nghiên cứu và đề xuất đặc điểm
VHCL từ Hiệp hội các trường ĐH châu Âu (2007) và Nygaard (2009) cho thấy quan
điểm của Nygaard tập trung vào các hoạt động cho ĐBCL hơn là định hướng hình
thành các giá trị VHCL. Các giá trị VHCL được nghiên cứu và đề nghị bởi Wood
2


(1998), Smith và Tunnicliff (2005), Vettori và các cộng sự (2007) và Nguyễn
Phương Nga (2011) đề cập đến các giá trị VHCL cần có trong một tổ chức, một
trường ĐH. Harvey và Stensaker (2008), Ehlers (2009), Daniellou (2009) và Lê Đức
Ngọc và các cộng sự (2011) đề xuất các mô hình VHCL, trong đó, Ehlers và Lanarès
tập trung vào năng lực của cá nhân và tập thể, hai tác giả còn lại tập trung vào các
hoạt động để hình thành các giá trị VHCL.
Đối với mối quan hệ giữa ĐBCL và VHCL, nhận định từ nghiên cứu của các
tác giả Strydom và các cộng sự (2004), Huỳnh Văn Thông (2006), Dano và
Stensaker (2007), Vlăsceanu và các cộng sự (2007), Lanarès (2008), Lê Đức Ngọc
(2008), Milisiunaite và các cộng sự (2009), Farcas và Moica (2009), Harvey (2009),
Bùi Thị Thu Hương (2009), Kristensen (2010), Batool và Qureshi (2010), Loukkola
và Zhang (2010), Wagenaar (2011), Sursock (2011), Nguyễn Phương Nga (2011)
và Vettori (2012) khẳng định mối quan hệ giữa ĐBCL và VHCL trong trường ĐH.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đa phần tập trung vào nhận định theo quan điểm,
một số nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào hệ thống ĐBCL bên trong và tác động
chất lượng bên ngoài như Kristensen, chưa xem xét trường ĐH như một hệ thống
mở đối với những yếu tố nội tại bên trong và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
như kinh tế - xã hội, văn hóa xã hội, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước trường
ĐH ở địa phương và quốc gia (không chỉ chính sách đối với lĩnh vực giáo dục mà
còn môi trường, chính sách chung liên quan đến nhiều tổ chức khác nhau).

Ngoài ra, chưa có nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa ĐBCL và
VHCL trong tính chất của loại hình trường theo đặc điểm sở hữu trong hệ thống mở
đối với một trường ĐH. Đặc biệt, ở Việt Nam chưa có khảo sát hay nghiên cứu nhiều
về VHCL của các trường ĐH Việt Nam [34] trong khi vấn đề này còn rất mới. Cơ
chế ĐBCL và hình thành VHCL phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của quản trị ĐH
trong loại hình trường về mô hình quản lý và mức độ tự chủ.
Vấn đề đặt ra là xây dựng hệ thống ĐBCL và hình thành VHCL bắt đầu từ
đâu? Quá trình triển khai và đánh giá hiệu quả thực hiện như thế nào? Mối quan hệ
giữa ĐBCL và VHCL thể hiện qua những đặc điểm và giá trị gì?... Từ đó, để mục
3


tiêu phát triển ĐBCL GDĐH được sự quan tâm và ủng hộ của các nhà quản lý, giảng
viên (GV), nhân viên, người học, các bên liên quan và toàn xã hội, các trường ĐH
cần phải xây dựng VHCL để từ đó mọi người hiểu được tầm quan trọng của công
tác ĐBCL, nâng cao nhận thức về chất lượng và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong
công việc hàng ngày để có thể phát huy khả năng tốt nhất phù hợp với mục tiêu phát
triển của nhà trường, nhất là cuộc chạy đua và cạnh tranh về chất lượng giữa trường
ĐHCL và trường ĐHTT. Tại mỗi trường, tùy theo sứ mạng, mục tiêu và chiến lược,
họ đưa ra quyết định, giải pháp và lộ trình xây dựng VHCL phù hợp và gắn kết chặt
chẽ với hệ thống ĐBCL bên trong.
Ở Việt Nam, cụm từ “Văn hóa chất lượng” còn chưa quen thuộc hoặc chưa
hiểu rõ như “Đảm bảo chất lượng” và “Kiểm định chất lượng”, mọi người thường
hiểu công tác ĐBCL là nhiệm vụ, chức năng của đơn vị chuyên trách ĐBCL, của
những người làm công tác chuyên môn nhưng thực chất đây là công việc đòi hỏi
sự tham gia của tất cả mọi người trong trường ĐH, kể cả người học và các bên liên
quan. Công tác ĐBCL được quan tâm từ năm 2000, đến năm 2006, VHCL mới
được đề cập đến. Từ năm 2009, VHCL được biết đến rộng rãi qua các hội thảo, hội
nghị, tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đến thời điểm hiện nay các
trường ĐH mới bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng VHCL như một công cụ,

phương pháp thúc đẩy hệ thống ĐBCL phát triển bền vững. Hiện nay, các trường
ĐH đang từng bước hình thành và phát triển VHCL sau khi triển khai hoạt động
ĐBCL trong trường ĐH để hỗ trợ nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục. Hiện
tại, nghiên cứu về VHCL chưa được thực hiện nhiều, cụ thể là bước đầu hình thành
VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT. Hơn nữa, ảnh hưởng của các hoạt
động ĐBCL đến nhận thức của cán bộ, GV và sinh viên (SV) trong trường ĐH
hiệu quả như thế nào là câu hỏi khiến các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục đặc
biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đối với một số hoạt động ĐBCL đã và
đang diễn ra trong các trường ĐH trong những năm gần đây, nhiều người còn nghi
ngờ rằng kết quả của những hoạt động đang diễn ra là thực chất (hình thành VHCL)
hay chỉ là hình thức (đối phó).
4


Vậy có thể nói đây là giai đoạn khởi đầu của việc hình thành VHCL trong các
trường ĐH tại Việt Nam. Do đó, để xác định cơ sở hình thành VHCL trong các
trường ĐH thông qua hoạt động ĐBCL cũng như ảnh hưởng của VHCL đến hoạt
động ĐBCL trong quá trình hình thành, xác định các mối quan hệ giữa hoạt động
ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH, xác định tính hiệu quả và xác thực
cho các vấn đề đã nêu, tác giả luận án chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa
hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại
học: so sánh đại học công lập và đại học tư thục”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH, luận
án làm rõ lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành
VHCL trong trường ĐH và so sánh mối quan hệ này giữa trường ĐHCL và trường
ĐHTT nhằm tìm ra các điểm giống và khác nhau, điểm mạnh và điểm yếu giữa hai
loại hình trường làm cơ sở tham khảo trong việc xây dựng và phát triển VHCL trong
trường ĐH. Nghiên cứu hướng đến các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề liên quan đến

ĐBCL, VHCL và mối quan hệ giữa ĐBCL và VHCL trong trường ĐH.
2. Xây dựng cơ sở lý thuyết, công cụ khảo sát mối quan hệ giữa hoạt động
ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH.
3. Phân tích thực trạng hoạt động ĐBCL, sự hình thành VHCL và mối
quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐHCL và
trường ĐHTT.
4. So sánh mối quan hệ thực tiễn giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành
VHCL giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT.
5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành
VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT.
6. Đề xuất một số mô hình tăng cường gắn kết hoạt động ĐBCL và sự hình
thành VHCL trong trường ĐH.

5


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình
thành VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT.
2. Khách thể nghiên cứu: Các nội dung, hình thức tổ chức, quản lý các hoạt
động trong trường ĐH và văn hóa trong trường ĐH.
3. Đối tượng khảo sát: Cán bộ, GV và SV trong trường ĐH.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH hiện nay như
thế nào?
2. Mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL ở trường
ĐHCL và trường ĐHTT như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, ĐBCL hội nhập quốc tế luôn
là thách thức đối với các trường ĐH Việt Nam. Trong đó, hoạt động ĐBCL đã và

đang được triển khai trong trường ĐH nhưng chưa phản ánh được toàn diện nhận
thức về chất lượng của cán bộ, GV và SV trong quá trình triển khai và sử dụng kết
quả ĐBCL, cụ thể đối với các trường ĐHCL và các trường ĐHTT. Bên cạnh đó,
chính sách ĐBCL GDĐH đang áp dụng tại Việt Nam không phân biệt ĐHCL và
ĐHTT, nhưng chính sách đầu tư, triển khai thực hiện có thể phụ thuộc vào cơ chế
tổ chức và hoạt động của trường ĐHCL và trường ĐHTT. Do vậy,
1. Khi hoạt động ĐBCL được triển khai hiệu quả, VHCL được hình thành tác
động tích cực đến hoạt động ĐBCL trong trường ĐH.
2. Với cơ chế tự chủ, mức độ ứng dụng các hoạt động ĐBCL và mức độ hình
thành VHCL trong mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL ở
trường ĐHTT cao hơn trường ĐHCL.
6. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập thông tin: Trong nghiên cứu, luận án sử dụng 2
nhóm phương pháp thu thập thông tin:
 Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Phương pháp trưng cầu

ý kiến, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia.
6


 Phương pháp thu thập thông tin định tính: Phương pháp phỏng vấn bán

cấu trúc, phương pháp sử dụng số liệu có sẵn.
2. Chiến lược phân tích và xử lý thông tin: Thống kê mô tả, suy luận thông
tin, đối chiếu và kiểm chứng.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung khảo sát hiện trạng hoạt động ĐBCL và sự hình thành
VHCL tại một số trường ĐHCL và một số trường ĐHTT được chọn tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh và so sánh mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình
thành VHCL giữa hai loại hình trường.

8. Những luận điểm cần bảo vệ
Trường ĐH là một tổ chức xã hội được xem như hệ thống mở gắn với yếu tố
bên trong và yếu tố bên ngoài. Xét về cơ chế tổ chức và hoạt động, trường ĐHCL và
trường ĐHTT có đặc tính giá trị, tính chất và hình thức quản trị khác nhau. Do vậy,
1. Trường ĐH với tư cách như một hệ thống mở, có mối quan hệ và tương
tác với môi trường bên trong (văn hóa tổ chức; các cơ chế, hình thức và năng lực
triển khai các hoạt động ĐBCL) và môi trường bên ngoài (môi trường kinh tế - xã
hội; văn hóa xã hội; hệ thống GDĐH) làm biến đổi hệ thống, định hình cấu trúc
chức năng dẫn đến nảy sinh, đa dạng các đặc tính, giá trị văn hóa trong tổ chức
hướng đến chất lượng.
2. Sự gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình
thành VHCL là động lực để phát triển chất lượng các hoạt động trong nhà trường,
củng cố và tạo nên các giá trị trách nhiệm và chất lượng về văn hóa và tinh thần.
Sự khác biệt về đặc tính, mô hình quản trị ĐH tạo nên sự khác biệt về sở hữu mức
độ hình thành và đặc tính VHCL trên nền tảng văn hóa tổ chức và quá trình triển
khai các hoạt động ĐBCL và sự khác biệt của VHCL trong quá trình triển khai
hoạt động ĐBCL trong nhà trường.
9. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học bao hàm lý luận, thực tiễn và
phương pháp sau đây:
1. Về lý luận: Hệ thống hóa các nghiên cứu có liên quan đến ĐBCL, VHCL
7


và mối quan hệ giữa ĐBCL và VHCL trong trường ĐH trong và ngoài nước. Xác
định hiện trạng ĐBCL và VHCL để đưa ra cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa hoạt
động ĐBCL và sự hình thành VHCL theo định hướng ĐBCL GDĐH Việt Nam.
Luận án đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết hệ thống
mở gắn kết mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường
ĐH làm nền tảng nghiên cứu so sánh giữa hai loại hình trường; đề xuất mô hình tiến

trình nhận thức chất lượng và xây dựng chỉ số, thang đo các yếu tố liên quan đến
hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL phục vụ nghiên cứu, hỗ trợ các nghiên
cứu có liên quan và các trường trong việc thu thập dữ liệu làm cơ sở xác định mức
độ nhận thức chất lượng của cán bộ, GV và SV.
2. Về thực tiễn: Qua kết quả khảo sát và phân tích, luận án làm rõ thực trạng
hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH hiện nay; làm rõ một số
hoạt động ĐBCL tác động tích cực đến sự hình thành VHCL và tầm quan trọng của
nó đối với cán bộ, GV và SV; các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài trường
ĐH; phát hiện những điểm giống và khác nhau về hoạt động ĐBCL, sự hình thành
VHCL và mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường
ĐHCL và trường ĐHTT. Cụ thể, mức độ nhận thức chất lượng ở trường ĐHTT cao
hơn trường ĐHCL từ mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL
trong hệ thống giá trị của một trường ĐH tự chủ.
Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần tăng cường nhận thức chất lượng của các
đối tượng khảo sát trong quá trình thu thập thông tin; kết quả nghiên cứu làm cơ sở để
các trường ĐH xác định các giá trị VHCL trong bước đầu xây dựng VHCL và đề xuất
một số mô hình gắn kết hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH.
3. Về phương pháp: Từ khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành chi tiết
hóa các hoạt động ĐBCL, các giá trị VHCL kết hợp xây dựng mô hình tiến trình nhận
thức chất lượng để xây dựng công cụ khảo sát, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, chọn
mẫu, thu thập và xử lý thông tin; phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa hoạt
động ĐBCL và sự hình thành VHCL dựa trên kết quả thống kê mô tả thông qua thông
tin thu thập được và dựa trên kết quả thống kê suy luận thông qua kiểm định T, phân
tích hiệp phương sai đa biến (MANCOVA) và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính.
8


10. Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung trình bày theo quy định gồm mở đầu, kết luận và kiến
nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham

khảo, phụ lục, luận án được chia thành 4 chương:
 Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết.
 Chương 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu.
 Chương 3: Thực trạng hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong
trường ĐH.

 Chương 4: Các chiều cạnh của mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự
hình thành VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT.

9


Chương 1.

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng
ĐBCL bên trong trường ĐH ngày nay được phát triển mạnh mẽ hầu hết ở các
CSGD trên thế giới. Đại học Paris đã tổ chức triển khai công tác ĐBCL bên trong
trường ĐH từ thế kỷ 13, các hệ thống ĐBCL hầu hết bắt đầu với việc đánh giá và
kiểm định chất lượng (KĐCL). Tại Mỹ, vào cuối thế kỷ 19, kiểm định đưa vào giáo
dục y khoa và các tổ chức KĐCL cũng ra đời ở Mỹ nhưng chưa đi sâu vào ĐBCL
giáo dục. Từ năm 1950 đến 1989, Mỹ đưa ra hệ thống tổng thể về KĐCL, trong khi
châu Âu đưa đánh giá chất lượng bên ngoài cấp quốc gia vào giữa thập niên 1980.
Từ năm 1990 đến nay, ĐBCL trở nên phát triển mạnh mẽ và trở thành vấn đề quan
trọng trong GDĐH. Hiện nay, kiểm định ở các nước ASEAN giống châu Âu, Mỹ,
Úc và châu Phi [48, 87].
Văn hóa
chất lượng

Kiểm định / ISO
Thanh tra
Kiểm soát
chất lượng

Đảm bảo
chất lượng

Quản lý chất
lượng tổng thể
Cải tiến
liên tục

Công cụ /
Phương pháp
Mô hình

Triết lý

Phòng ngừa

Phát hiện
…. 1920 ………………… 1960 ……………… 1980 ………

Hình 1.1. Các cấp độ quản lý chất lượng
Hình 1.1 thể hiện một thời gian dài với ba cấp độ quản lý chất lượng: kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lí chất lượng tổng thể (dựa trên ba cấp độ về
chất lượng của Sallis (2005) [173]) để tìm giải pháp nâng cao chất lượng nhằm giảm
thiểu lãng phí nguồn lực, sản phẩm kém chất lượng và cải tiến liên tục. Ngoài ra, các
CSGD còn phải kết hợp xây dựng VHCL mới có thể đảm bảo đầy đủ cho một CSGD

cải tiến liên tục và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng.
10


Quan niệm về đảm bảo chất lượng
Từ năm 2000, ĐBCL bắt đầu khẳng định tầm quan trọng của mình ở mỗi
quốc gia khi xuất hiện ngày càng nhiều các CSGDĐH tư nhân trong thị trường cạnh
tranh về giáo dục. SEAMEO1 (2002) quan niệm ĐBCL từ sự kết hợp các quan niệm
từ năm 1985 đến năm 1998, ĐBCL các mặt hoạt động trong CSGD được duy trì và
không ngừng nâng cao (thể hiện tính chất của TQM2). Ở giai đoạn này, hoạt động
ĐBCL bắt đầu có sự định hướng rõ ràng cơ chế, biện pháp nhằm ĐBCL các hoạt
động trong CSGD. UNESCO3 (2003) xác định ĐBCL trong GDĐH là các thủ tục
đánh giá và quản lý có hệ thống để giám sát hoạt động của các CSGDĐH,
INQAAHE4 (2004) cho rằng ĐBCL là các thái độ, đối tượng, hoạt động và thủ tục
cùng các hoạt động kiểm soát chất lượng, đảm bảo chuẩn học thuật được duy trì và
nâng cao. Đối với Vlăsceanu và các cộng sự (2007), ĐBCL là một vấn đề của nhận
thức và cam kết mà người ta gọi là VHCL [189], quan niệm này thể hiện ĐBCL và
VHCL có mối quan hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, mong đợi của tác giả sau
khi nghiên cứu ĐBCL, nội hàm của ĐBCL được chia sẻ và phổ biến rộng rãi, ít xảy
ra tranh cãi. Dựa trên quan điểm của SEAMEO (2002), Lê Đức Ngọc (2008) cho
rằng ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong
hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa
mãn các yêu cầu chất lượng [54]. Tương tự như vậy, định nghĩa ĐBCL của Phạm
Xuân Thanh (2009) cũng dựa trên quan điểm của SEAMEO [65].
Trải qua thời gian dài, nhiều định nghĩa, khái niệm và quan điểm về ĐBCL được
nêu ra bao hàm nhiều yếu tố hoạt động, hoạt động ĐBCL bên trong lẫn bên ngoài
CSGD. Hơn nữa, Adelman (2009) đã nhận thức được sự cần thiết của VHCL trong
GDĐH, tác giả nhấn mạnh các CSGD phải thực hiện hiệu quả các hoạt động ĐBCL để
tạo thành nền tảng VHCL trong quá trình ĐBCL. Vì vậy, ĐBCL đưa đến hai mục tiêu
SEAMEO (Southeast Asian Ministers of Education Organization): Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước

Đông Nam Á.
2
TQM (Total Quality Management): Quản lý chất lượng tổng thể
3
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ chức giáo dục, khoa học
và văn hóa của Liên hiệp quốc.
4
INQAAHE (International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education): Mạng lưới quốc
tế các tổ chức ĐBCL GDĐH.
1

11


chính là tăng cường năng lực cơ cấu bên trong và đối mặt với các chuẩn, nguyên tắc
bên ngoài [102]. AUN5 (2009) sử dụng mô tả ĐBCL của Vroeijenstijn (1992) và nhấn
mạnh thêm cải tiến và trách nhiệm giải trình từ Vroeijenstijn (1995) [87].
Theo quan điểm của Reisberg (2010), ĐBCL phải là một quá trình tự điều
chỉnh, phản ánh và cải cách liên tục [167]. Mỗi quá trình bắt đầu ở mỗi thời điểm
khác nhau dựa trên trải nghiệm riêng của từng CSGD. UNESCO (2011) quan niệm
ĐBCL là một quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan đến các nguồn
thông tin (đầu vào, quá trình và đầu ra) đáp ứng sự mong đợi hoặc đạt ngưỡng yêu
cầu tối thiểu [187]. ĐBCL liên quan đến sự phát triển liên tục, quy trình đánh giá
liên tục gồm đánh giá, giám sát, đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng. Nó mang
đặc trưng của TQM với hai mục đích quan trọng cần tập trung là trách nhiệm giải
trình và cải tiến liên tục. Trong hệ thống ĐBCL, UNESCO (2011) nhấn mạnh 3
yếu tố: kiểm soát chất lượng, trách nhiệm giải trình và cải tiến [187] (dựa trên 3
nguyên tắc chính trong ĐBCL của Harvey (1999) [126]).
Một số tác giả vẫn xem các thuật ngữ “đảm bảo chất lượng”, “quản lý chất
lượng” và “đánh giá chất lượng” là đồng nghĩa như Brennan (1997), AUN (2009),

Berings và các cộng sự (2011), UNESCO (2011), tức là chúng có nội hàm như nhau.
Một số tác giả khác lại cho rằng ĐBCL là một phần của quản lý chất lượng.
Quan điểm về ĐBCL còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng cơ bản vẫn là các hoạt
động ĐBCL bên trong, ĐBCL bên ngoài hoặc ĐBCL bên trong và bên ngoài CSGD.
Ngoài ra, một số quan điểm cho rằng ĐBCL bao gồm cả VHCL, KĐCL, số khác thì
cho rằng nó độc lập với các phương thức, thủ tục khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau trong một hệ thống.
Từ nhận định của các tác giả, nội hàm của ĐBCL hướng theo hai quan điểm
chính: Thứ nhất, ĐBCL tập trung duy trì và ĐBCL. Thứ hai, ĐBCL tập trung nâng
cao và cải tiến chất lượng. Vì vậy, theo tác giả luận án, hướng thứ hai phù hợp với
bối cảnh nghiên cứu và triết lý TQM vì ĐBCL theo từng giai đoạn phát triển của xã
hội, thích nghi với yếu tố cạnh tranh, tức là nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục.
5

AUN (Asean Univeristy Network): Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á.

12


Đảm bảo chất lượng bên trong
Tự đánh giá là hoạt động xương sống và là nền tảng trong hệ thống ĐBCL
bên trong vì nó cung cấp thông tin toàn diện về mọi hoạt động trong CSGD [89],
một nhận định khá đầy đủ về các hoạt động trong CSGD qua công tác tự đánh
giá. Theo quan điểm này, hệ thống ĐBCL bên trong đòi hỏi phải minh bạch và
trách nhiệm giải trình [157], có chiến lược phù hợp [86], xác định phạm vi năng
lực của những người liên quan [137] nhằm ĐBCL cho tất cả các hoạt động bên
trong CSGD.
ĐBCL bên trong GDĐH châu Âu gồm 7 nội dung nhấn mạnh cải tiến chất
lượng [86], nguyên tắc Chiba của APQN6 (2008) gồm 7 nội dung nhấn mạnh xây
dựng và phát triển VHCL [29] và Gvaramadze (2008) gồm 7 nội dung nhấn mạnh

trách nhiệm, VHCL và cam kết chất lượng [123]. AUN (2009) cho rằng hệ thống
ĐBCL bên trong là một hệ thống mà các nhà quản lý và cán bộ giảng dạy sử dụng
các cơ chế quản lý nhằm duy trì và nâng cao chất lượng [87], AUN (2011) đưa ra
mô hình ĐBCL cho hệ thống ĐBCL bên trong như Hình 1.2 [88].
ĐBCL bên trong
Các công cụ
giám sát

Tiến bộ
của SV

Tỉ lệ tốt nghiệp, Phản hồi của thị
trường lao động
tỉ lệ bỏ học
và cựu SV

Các công cụ
đánh giá

SV
đánh giá

Đánh giá khóa
học và chương
trình học

Đánh giá
nghiên cứu

Đánh giá

dịch vụ

Các quy trình
ĐBCL
chuyên biệt

Đảm bảo việc
kiểm tra,thi cử
của SV

ĐBCL
đội ngũ

ĐBCL
các điều kiện
hỗ trợ

ĐBCL
hỗ trợ SV

Các công cụ
ĐBCL
cụ thể

Phân tích
SWOT

Thẩm định
giữa các trường


Hệ thống
thông tin

Sổ tay
chất lượng

Thực hiện
nghiên cứu

Các việc tiếp theo

Hình 1.2. Mô hình ĐBCL cho hệ thống ĐBCL bên trong
Hình 1.2 bao gồm các hoạt động ĐBCL (cơ chế, biện pháp) trong trường ĐH
6

APQN (Asia-Pacific Quality Network): Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương .

13


×