Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.44 KB, 26 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay chuyển
giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi vay. Khi
đến hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay.
Như vậy cho vay được hiểu như sau :
Cho vay phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là người cho vay (NHTM)
còn bên kia là người vay (khách hàng vay vốn )
1.1.2.Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại :
Nguyên tắc thứ nhất
Nguyên tắc quản lý mục đích tiền vay.
Theo nguyên tắc này mặc dù người đi vay phải thế chấp tài sản để được
vay tiền, nhưng người cho vay ( ngân hàng thương mại ) có quyền kiểm tra việc
sử dụng vốn vay đối với người vay. Người vay phải xây dựng dự án, phương án
xin vay vốn và phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký với
ngân hàng. Mục đích của việc đề ra nguyên tắc này là đảm bảo tính hoàn trả của
đồng vốn đồng thời quản lý vốn đầu tư theo đúng định hướng và cơ cấu đầu tư.
Quản lý vốn đầu tư đúng định hướng từ đó đảm bảo tính cân đối trong nền kinh
tế.
Nguyên tắc thứ hai
Nguyên tắc hoàn trả :
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng sau thời gian vay
vốn. Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi người vay lĩnh tiền vay lần
đầu tiên đến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi. Nguyên tắc hoàn trả thể hiện ở hai
khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là số lượng hoàn trả Số lượng hoàn trả sẽ bằng
tổng số tiền gốc của khoản vay và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn. Khía
cạnh thứ hai là thời gian hoàn trả. Thời gian hoàn trả phải thực hiện theo thoả
thuận giữ hai bên được ghi trong hợp đồng vay tiền.
1.1.3. Các hình thức cho vay


Có nhiều cách để phân loại cho vay. Hiện nay các ngân hàng thương mại
thường phân loại theo những tiêu trí như sau:
Căn cứ vào thời gian cho vay :
Cho vay ngắn hạn
Thời gian cho vay là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng nhận nợ
khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ.
Thời gian cho vay phụ thộc vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng
vay vốn, nguồn vốn trả nợ ngân hàng của người vay và khả năng nguồn vốn của
ngân hàng.
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay đến 12 tháng
Cho vay trung hạn
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng
Cho vay dài hạn
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay từ trên 60 tháng
Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn vay
Cho vay vốn cố định.
Tài sản cố định là loại tài sản tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh
doanh, giá trị của tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sản xuất kinh
doanh và chuyển dần vào giá trị sản phẩm.
Cho vay tài sản cố định là loại cho vay mà vốn vay sử dụng vào các mục
đích mua sắm, mở rộng, duy tu tài sản cố định.
Cho vay vốn lưu động.
Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động là những tài sản chỉ tham gia
vào một quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động chuyển một
lần vào giá trị sản phẩm.
Cho vay vốn lưu động là loại cho vay mà mục đích để mua tài sản lưu
động.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay sản xuất kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay mà tiền vay tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bỏ
vốn mua các yếu tố sản xuất sau đó thực hiện quá trình lao động để kết hợp các
yếu tố sản xuất thành sản phẩm và tiêu thụ, sau đó tiếp tục quá trình tái sản xuất.
Đối với cho vay sản xuất kinh doanh có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn
hay dài hạn. Thông thường đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá các ngân hàng
thường cho vay ngắn hạn.
Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là loại cho vay mà mục đích là để sử dụng vào tiêu
dùng.
Khác với cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng vốn vay bị tiêu
dùng dần không tạo ra sản phẩm hàng hoá, vì vậy cho vay tiêu dùng phải có
nguồn thu nợ độc lập với dự án, như nguồn tiền lương, nguồn thu từ bán các tài
sản khác của người vay…
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Để thực hiện được nguyên tắc hoàn trả khi cho vay các ngân hàng thường
áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay là việc bằng cơ sở
pháp lý tạo thêm cho ngân hàng một nguồn thu thứ hai độc lập với nguồn thu từ
tài sản cho vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay thông thường là thế chấp, bảo
lãnh, cầm cố…
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà hình thức bảo đảm là
tài sản.
Khi cho vay bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tiền ngân
hàng và khách hàng ký thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi
của hợp đồng bảo đảm bằng tài sản là nếu khách hàng không trả được nợ, ngân
hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng hoặc của người thứ ba để lấy tiền trả nợ
ngân hàng. Phổ biến các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay
là cho vay đảm bảo bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản của người
vay (thế chấp) cũng có khi của người thứ 3 ( thế chấp bằng tài sản của người thứ

ba)
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà biện pháp bảo
đảm không bằng tài sản.
Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, biện pháp bảo đảm có thể là
bảo lãnh của ngân hàng khác, cho vay tín chấp…Loại cho vay không có đảm
bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng
thương mại. Phổ biến nhất của loại cho vay không đảm bảo bằng tài sản là cho
vay tín chấp. Các ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có
tín nhiệm, những khách hàng là người có thu nhập cao, có địa vị xã hội để cho
vay tín chấp. Cho vay tín chấp thường là cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng
cho vay tín chấp là vì các mục tiêu xã hội, những dự án cho vay như vậy thường
là những dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là loại cho vay mà quá trình trả nợ diễn ra đều đặn. Chu
kỳ trả nợ bằng nhau, số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau.
Cho vay trả góp cũng phân thành hai phương thức cho vay trả góp, hai
phương thức cho vay trả góp khác nhau ở cách tính và thu lãi tiền vay. Phương
thức thứ nhất là: để có số tiền trả nợ bằng nhau ngân hàng đã tính sẵn tiền lãi
trên số tiền vay ban đầu sau đó chia đều cho những kỳ trả nợ. Lãi suất danh
nghĩa của phương thức cho vay trả góp này là lãi suất được tính trên số tiền vay
ban đầu. Vì vậy mà lãi suất cho vay trả góp theo phương thức này thường thấp
hơn lãi suất cho vay các phương thức cho vay khác. Sở dĩ cho vay trả góp theo
phương thức này có lãi suất thấp bởi vì nó được tính trên dư nợ ban đầu khi
khách hàng nhận nợ, thực tế số dư nợ giảm dần theo thời gian.
Phương thức cho vay trả góp thứ hai là tính lãi trên số dư nợ thực tế. Khi
cho vay khách hàng và ngân hàng thoả thuận số tiền gốc được chia đều cho các
kỳ trả nợ, số tiền lãi được tính trên số tiền gốc của kỳ trước. Như vậy số tiền trả
nợ không bằng nhau giữa các kỳ trả nợ do số tiền lãi nhỏ dần theo dư nợ thực tế

Phương thức cho vay trả góp thường áp dụng đối với cho vay trung, dài
hạn. Phương thức cho vay trả góp mà tiền lãi được tính trên dư nợ ban đầu sau
đó chia đều cho các kỳ trả nợ hiện rất phổ biến khi cho vay tiêu dùng, như cho
vay mua ôtô trả góp, cho vay mua nhà trả góp…Ưu điểm của phương thức này
là khách hàng rất dễ nhớ và dễ tính toán bởi tính đều đặn của nó.
Cho vay phi trả góp.
Cho vay phi trả góp là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc
không đều, không đều về chu kỳ trả nợ và không đều về số tiền trả nợ từng chu
kỳ.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch trả nợ giữa ngân hàng và khách hàng là
nguồn tra nợ, những dự án có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo phương thức
cho vay trả góp. Những dự án không có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo các
phương thức phi trả góp. Cho vay phi trả góp có rất nhiều phương thức cho vay,
phổ biến hiện nay là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc do hai
bên thoả thuận, quá trình trả nợ lãi trả định kỳ hằng tháng hoặc cùng kỳ với kỳ
trả gốc. Căn cứ để ngân hàng và khách hàng xây dựng kỳ hạn trả nợ là nguồn
trả trả nợ của khách hàng, đặc điểm luân chuyển vốn vay và khả năng nguồn
vốn của ngân hàng..
Cho vay thấu chi.
Cho vay thấu chi, là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng mở cho
khách hàng một tài khoản và thoả thuận với khách hàng một hạn mức thấu chi
trong một khoảng thời gian nhất định.
Tài khoản của khách hàng khi dư có là nguồn vốn để ngân hàng kinh
doanh và ngân hàng phải trả lãi cho khách hàng. Ngược lại khách hàng có thể
rút quá số dư của mình đến một hạn mức nhất định mà khách hàng và ngân
hàng đã thoả thuận. Khi thấu chi tài khoản của khách hàng dư nợ và ngân hàng
tính lãi đối với khách hàng. Sản phẩm này hiện nay rất phổ biến và thường gắn
với sản phẩm thẻ ATM. Cho vay thấu chi phổ biến là cho vay tín chấp tiêu
dùng.
Ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh

sản phẩm cho vay thấu chi, tín chấp đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn
định và có địa vị xã hội. Phương pháp của các ngân hàng này thường làm là
đồng nhất tài khoản thấu chi và tài khoản thẻ ATM. Dịch vụ ngân hàng tự động
ATM và cho vay thấu chi hiện đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam.
Cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà ngân hàng thường áp dụng
cho vay những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc
những khách hàng có nhu cầu vay vốn quá dài. Mỗi lần vay vốnngân hàng và
khách hàng tiến hành lập một bộ hồ sơ riêng, thống nhất một mức vay cố định,
khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần nhưng tổng số tiền rải ngân phải nằm
trong phạm vi thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Phương thức cho vay từng lần thường áp dụng khi cho vay trung, dài hạn, cho
vay các thương vụ độc lập.
Cho vay theo hạn mức tín dụng .
Ngược lại với cho vay từng lần là cho vay theo hạn mức tín dụng . Cho vay theo
hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà khách hàng và ngân hàng thoả
thuận với nhau một mức dư nợ tối đa mà khách hàng được duy trì trong một
khoảng thời gian nhất định. Trong phạm vi hạn mức tín dụng về dư nợ khách
hàng có thể rút vốn và trả nợ làm nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn
mức dư nợ đã thoả thuận với ngân hàng. Hồ sơ cho vay Theo hạn mức tín dụng
được lập một lần trong suốt thời gian của hạn mức tín dụng . Mỗi lần rút vốn
khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ mà thôi. Thời gian duy trì hạn mức tín
dụng thông thường là một năm. Hết thời hạn hạn mức tín dụng ngân hàng sẽ
tiến hành đánh giá lại quá trình vay vốn, nếu thấy vốn vay an toàn hiệu quả
ngân hàng có thể gia hạn hạn mức tín dụng .
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với các
khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và vay vốn ngắn hạn.
Các phương thức cho vay khác
Còn rất nhiều các phương thức cho vay khác như cho vay trực tiếp, cho
vay gián tiếp, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo dự án, cho vay nội tệ, cho vay

ngoại tệ, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng…
Các phương thức cho vay mà các ngân hàng thương mại thực hiện đối với
khách hàng là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng. Việc phân
loại các phương thức cho vay lại tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại của người
nghiên cứu.

1.1.4. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước
tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Thông thường hiện nay
các ngân hàng thương mại trong quy trình cho vay đều có các bước cơ bản sau:
- Khai thác khách hàng:
Muốn có khách hàng các ngân hàng phải thực hiện bước khai thác khách
hàng. Khai thác khách hàng phải căn cứ vào chiến lược khách hàng và khách
hàng mục tiêu để tập trung khai thác. Có nhiều biện pháp để khai thác khách
hàng, cách thường thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi…
- Hướng dẫn khách hàng:
Khách hàng không phải là những chuyên gia về ngân hàng do vậy ngân
hàng cần phải hướng dẫn họ. Nội dung ngân hàng hướng dẫn khách hàng là
hướng dẫn về điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.
- Điều tra thông tin khách hàng và dự án vay vốn :
Thông tin về khách hàng và dự án vay tiền có vai trò đặc biệt trong việc
ra quyết định cho vay. Thông tin đúng, đầy đủ giúp cho người ra quyết định cho
vay đúng, thông tin sai lệch sẽ làm cho người ra quyết định sai lệch gây rủi ro
tín dụng . Nội dung điều tra thông tin về khách hàng bao gồm việc yêu cầu
khách hàng phải nộp cho ngân hàng một số tài liệu và những báo cáo. Tài liệu
mà doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng bao gồm 3 nhóm tài liệu: tài liệu
về nhân thân, lịch sử khách hàng, tài liệu về tài chính của khách hàng, tài liệu về
dự án của khách hàng. Ngoài việc yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu thì cán
bộ ngân hàng còn phải tự điều tra thêm thông tin về khách hàng
- Phân tích tín dụng :

Phân tích tín dụng là việc xử lý các thông tin thu thập được, bằng các
phương pháp phân tích để đưa ra những kết luận về khách hàng. Phân tích tín
dụng là một nội dung rất quan trong trong quy trình tín dụng . Nội dung của
phân tích tín dụng là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài
chính của khách hàng, tính khả thi của phương án, dự án xin vay, đánh giá về tài
sản và phương án bảo đảm tiền vay.
- Ra quyết định cho vay :
Qua kết quả phân tích tín dụng , kết hợp với điều kiện vay vốn và khả
năng nguồn vốn của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân
hàng có đủ khả năng về nguồn vốn thì ngân hàng ra chấp thuận cho vay. Ngược
lại nếu không đáp ứng được các điều kiện cho vay thì từ chối cho vay.
- Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay:
Sau khi ra quyết định cho vay, nếu khách hàng được ngân hàng chấp
thuận cho vay, ngân hàng và khách hàng cùng phối hợp để xây dựng hồ sơ cho
vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Hồ sơ chia thành 3 loại là hồ sơ do khách hàng
lập, hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập và hồ sơ do ngân hàng lập.
- Ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Soạn thảo xong hồ sơ cho vay là việc ký kết các hợp đồng. Thông thường
mỗi món cho vay có hại loại hợp đồng là hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo
đảm tiền vay. Hợp đồng đảm bảo tiền vay tuỳ theo biện pháp bảo đảm tiền vay
và loại tài sản mà có những tên khác nhau, có thể là hợp đồng thế chấp, hợp
đồng cầm cố, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng…
- Rải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay :
Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền
vay được ký kết, các bên tiến hành làm thủ tục rải ngân tiền vay. Rải ngân tiền
vay có thể rải ngân bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Rải ngân bằng
chuyển khoản không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm lao động, chi phí lưu thông tiền
mặt mà còn có ý nghĩa kiểm soát trong quá trình cho vay. Ngân hàng chỉ rải
ngân bằng tiền mặt khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi phải thanh toán bằng
tiền mặt. Tiến độ rải ngân phải phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

- Kiểm soát quá trình sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, cơ cấu lại kỳ hạn nợ, gia hạn
nợ:
Sau khi rải ngân, định kỳ khách hàng phải gửi báo cáo tình hình tài chính
cho ngân hàng cho vay. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc
sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng
vốn vay sai mục đích phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các bước
xử lý để thu nợ.
Hợp đồng vay tiền luôn xác định kế hoạch trả nợ. Căn cứ vào kế hoạch
trả nợ nhân viên ngân hàng đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng kế hoạch.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ theo đúng kế hoạch do các nguyên
nhân khách quan và xác định được nguồn và kế hoạch khắc phục ngân hàng và
khách hàng thống nhất lại kế hoạch trả nợ. Thống nhất lại kế hoạch trả nợ được
thể hiện bằng một trong hai phương thức là điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn
nợ. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc thay đổi thời điểm trả nợ các kỳ hạn trong thời
gian trả nợ mà không làm thay thời gian cho vay (không kéo dài kỳ cuối cùng).
Gia hạn nợ là việc kéo dài thời gian cho vay ( làm cho thời gian cho vay dài
thêm).

- Xử lý rủi ro:
Hoạt động cho vay luôn chứa đựng rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro, ổn định
hoạt động kinh doanh các ngân hàng phải thường xuyên trích lập quỹ dự phòng
rủi ro. Quy mô quỹ dự phòng rủi ro trích lập căn cứ vào khối lượng tín dụng
chung đồng thời căn cứ vào quy mô tài sản chứa đựng rủi ro cao.
- Thanh lý hợp đồng :
Kết thúc quá trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý
hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng chỉ được thanh lý khi khách hàng đã thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng.

×