Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.63 KB, 12 trang )

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực
I. Một số khái niệm.
1. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, một trong những
nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực khác
với các nguồn lực khác ở chỗ nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thiên
nhiên, tâm lý xã hội và kinh tế. Có thể nói nguồn nhân lực là một khái niệm khá
phức tạp vàđược nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.
Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng. Khi
nghiên cứu nguồn nhân lực ta phải chúýđến hai mặt đó.
-Phân loại nguồn nhân lực.
Tuỳ theo từng giác độ nghiên cứu để người ta phân loại nguồn nhân lực.
Căn cứ vào sự hình thành nguồn nhân lực thì nóđược phân thành 3 loại:
 Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số( dân số hoạt động ):bao gồm số người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
 Nguồn nhân lực trong hoạt động kinh tế ( dân số hoạt động kinh tế ): bao
gồm những người thuộc nguồn nhân lực sẵn có trong dân số hiện đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận tuy chưa có việc nhưng có nhu
cầu tìm việc làm.
 Nguồn nhân lực dự trữ: bao gồm những người cũng trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác nhau mà họ không tham gia vào
quá trình hoạt động kinh tế ( ví dụ như sinh viên mới tốt nghiệp; phụ nữ sinh con;
bộđội xuấ ngũ;...)
 Căn cứ vào vai trò, vị trí của người lao động, nóđược phân thành 3 loại:
 Nguồn nhân lực chính:bao gồm những người lao động nằm trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động
 Nguồn nhân lực phụ:bao gồm những người ngoài độ tuổi lao động. Trong số
này lại phân thành nguồn nhân lực phụ trên tuổi( nam từ 61đến 65 tuổi, nữ từ 56
đến 60 tuổi ) và nguồn nhân lực phụ dưới tuổi( tuổi từ 12 đến 14 )
Nguồn nhân lực bổ sung: dựa vào 3 nguồn chính là lực lượng quân đội hết


nghĩa vụ, lực lượng hợp tác lao động với nước ngoài, học sinh, sinh viên.
2. Số lượng nguồn nhân lực.
a. Quy mô: là số lượng cán bộ công nhân viên làm viêc trong công ty.
Quy mô muốn chỉ về mặt số lượng công nhân viên đang làm viêc trong
công ty nhiều hay ít, hay nhiều thể hiện nguồn lực của công ty
b. Tốc độ tăng: Muốn thể hiện sự lớn mạnh của nguồn nhân lực trong
công ty. Tốc độ tăng càng cao thì càng thể hiện công ty ngày càng lớn mạnh
3. Chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể
hiện mối quan hệ giữa các yếu tố câu thành nên bản chất bên trong của nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực liên quan chặt chẽđến trình độ phát triển
kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong phạm vi một tổ chức, chất lượng nguồn
nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó.Chất lượng nguồn nhân lực
được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
a. Sức khoẻ vàđạo đức.
Sức khoẻ cần được hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉđơn thuần là sự phát triển bình thường của
cơ thể không có bệnh tật. Sức khoẻ là sự kết hợp hài hoà giữa thể chất và
tinh thần. Trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp tình trạng sức khoẻ
nguồn nhân lực được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu như chiều cao cân
nặng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh tâm thần; tuổi tác, giới tính. Ở tầm vĩ
mô ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn dưa ra một số chỉ tiêu khác như tỷ
lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tử vong của trẻ em… Một nguồn nhân lực có
chất lượng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khoẻ tốt.
Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khoẻ. Bộ y tế nước ta quy định
có ba loại:
A: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì
B: trung bình
C: yếu, không có khả năng lao động

Gần đây Bộ Y Tế kết hợp với Bộ Quốc Phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu đểđánh
giá
-Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực
-Mắt
-Tai mũi họng
-Răng hàm mặt
-Nội khoa
-Ngoại khoa
-Thần kinh, tâm thần
-Da liễu
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình,
kém và rất kém.
Năng lực phẩm chất người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó
có thể lượng hoáđược. Chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái
độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại va phát triển của tổ chức,
khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động. Năng lực phẩm chất tốt
biểu hiện một nguồn nhân lực chất lượng cao.
b. Trình độ học vấn.
Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động
đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá thể
hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như:
- Số lượng người biết chữ, không biết chữ.
- Số người tốt nghiệp tiểu học
- Số người tốt nghiệp trung học cơ sở
- Số người tốt nghiệp trung học phổ thông
Các số liệu được thể hiện trong bảng theo mẫu sau:
STT Đơn vị Tổng
Chưa
TNPTCS
TN PTCS

TN
BT-
PTTH
TN PTTH
Ngườ
i
%
Ngườ
i
%
Ngườ
i
% Người %
1
2

n
Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất
lượng nguồn nhân lực và nó tác động mạnh mẽđến sự phát triển kinh tế xã
hội, sự phát triển của doanh nghiệp.
Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vân dụng một cách nhanh
chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
c.Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên
môn nào đó. Nó biểu hiện trình độđược đào tạo ở các trường trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học , sau đại học,có khả năng chỉđạo quản lý một công
việc thuộc chuyên môn nhất định. Vì vậy trình độ chuyên môn của nguồn nhân
lực được đo bằng:
- Tỷ lệ cán bộ trung cấp

- Tỷ lệ cán bộ cao đẳng
- Tỷ lệ cán bộĐại học- sau đai học
Tỉ lệ này được thể hiện trong bảng theo mẫu sau:
ST
T
Đơn vị Tổng
ĐH-SĐH CĐ CNKT LĐ khác
Người % Người % Người %
Ngườ
i
%
1
2

n
Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độđào tạo
Có nhiều chuyên môn khác nhau và trong mỗi chuyên môn đó lại có thể chia
thành các chuyên môn nhỏ hơn.Trình độ kỹ thuật của người lao động thường
dùng để chỉ trình độ của những người được đào tạo ở cac trường kỹ thuật, được
trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định.
Trình độ kỹ thuật được hiểu thông qua các chỉ tiêu:
- Số lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông
- Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng
- Trình độ tay nghề theo bậc thợ
Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau thông
qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong mỗi tập thể
người lao động.
4. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
-Khái niệm: nguồn nhân lực trong doanh nghiêp. là tất cả mọi cá nhân
tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Nóđược coi là một tài nguyên quý

báu nhất của doanh nghiệp
-Phân loại: nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều
cách khác nhau tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu, cụ thể là:
 Căn cứ vào chức năng công việc đảm nhiệm,nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp được phân loại như sau:
 Theo chức năng sản xuất, chế biến thì có: nhân công trực tiếp( là những lao
động tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm ) và nhân công gián
tiếp( là những nhân công phục vụ cho những nhân công trực tiếp hoặc chỉ tham
gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất )
 Theo chức năng lưu thông, tiếp thị: bao gồm bộ phận bán hàng, tiêu thụ sản
phẩm và nghiên cứu thị trường.
 Theo chức năng quản lý hành chính:đây là bộ phận nhân công tham gia vào
quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp

×