Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI P .2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.22 KB, 9 trang )

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG
ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI
(P2)

II. Những thành tựu của văn hóa phương Tây cổ - trung đại và ảnh
hưởng của nó đối với nền văn hóa thế giới

1. Chữ viết

Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và
đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao,
một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách
tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.

Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét
được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này.

Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế
kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự
của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất
quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27
chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và
được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và
tiện dụng.

So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái
Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái
người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ
dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào
kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã


hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav).
Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử
dụng.

Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công
nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm:

Chữ Hoa:

Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.

Chữ Thường:

α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω.

Tiếng Hy Lạp được dạy trong các trường và đại học ở nhiều nước từ thời
Phục hưng trở đi. Tiếng Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp
cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống nhau. Trên thế giới có
khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia
có người Hy Lạp sinh sống).

Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII –
VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo
nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN
có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã
đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta
quen gọi là chữ Latinh.

Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên
phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ

Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà
ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.

Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày
nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền
văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.

2. Văn học

Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ,
kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những
câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo
gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng,
dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các
vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú,
được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các
vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của
Hi Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:

- Thần Zeus – thần Jupiter: thần sấm sét tối cao trong 12 vị thần trên đỉnh
Olympus

- Nữ thần Aphrodite – nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp

- Nữ thần Demeter – nữ thần Cerès: nữ thần nông nghiệp


Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh

hùng với những tính cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng
sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề nhân văn và nhân sinh rất con
người được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà
cho đến nay vô số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ
những vị thần của Hi Lạp. Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có
thể được bắt nguồn từ đây.

Thần thoại Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác
của Hi Lạp: thơ, kịch, kiến trúc, điêu khắc…
Về thơ ca, nổi bật lên là 2 bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả

×