Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHÂN TÍCH và hỗ TRỢ TRONG TƯƠNG LAI CHO các GIA ĐÌNH có CON mắc rối LOẠN PHỔ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.19 KB, 31 trang )

PHÂN TÍCH VÀ HỖ TRỢ TRONG TƯƠNG LAI CHO CÁC
GIA ĐÌNH CÓ CON MẮC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
I. Lí do chọn đề tài
Theo trang tự kỉ của Liên hợp quốc – 2008 “Tự kỉ là một dạng
khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường xuất hiện trong 3 năm
đầu đời. Tự kỉ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng
của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt
giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự
kỉ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ, có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp
đi lặp lại.”
Đối với một trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK), vai trò của gia
đình vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nuôi dạy một đứa trẻ tự kỉ khó khăn
hơn nhiều so với việc nuôi dạy một trẻ không khuyết tật. Hiện nay,
công tác can thiệp, hỗ trợ dành cho trẻ RLPTK ngày càng phát triển
không ngừng, hoàn thiện nhằm kích thích và huy động sự phát triển
tối đa của trẻ, song quan điểm lấy cha mẹ, gia đình trẻ làm trung tâm
trong giáo dục đặc biệt cũng đã có nhiều thay đổi. Cha mẹ, gia đình
trẻ ngày càng được coi trọng các chương trình can thiệp, được xem là
người giáo viên của chính con mình, tiến hành can thiệp ngay tại nhà
theo những kế hoạch mà chuyên gia đề ra. Không chỉ dừng lại ở đó, vì
RLPTK là một khuyết tật phát triển theo trẻ đến suốt cuộc đời, vì vậy,
việc gia đình sẽ đồng hành cùng con từ khi còn nhỏ tới lúc trưởng
thành là điều tất yếu. Thực trạng ngày nay, đa phần các gia đình có
con mắc RLPTK đều trang bị cho mình một nền tảng kiến thức nhất


định về những đặc điểm, khó khăn và cách thức giáo dục phù hợp với
con. Tuy nhiên, vốn hiểu biết đó thường chỉ phục vụ cho công tác can
thiệp sớm và hỗ trợ khi các con còn nhỏ. Trong tương lai, bất cứ một
đứa trẻ tự kỷ nào cũng sẽ trưởng thành, gia đình sẽ phải đối mặt với


rất nhiều vấn đề phát sinh như: tuổi dậy thì, giáo dục giới tính cho trẻ
tự kỉ lớn sẽ khác rất nhiều so với giáo dục cho trẻ bé, những phương
pháp giáo dục mới phù hợp hơn,… Để đối mặt với tất cả những thách
thức nêu trên, việc phân tích và hỗ trợ trong tương lai cho các gia đình
là vô cùng cần thiết.
Trong bài tiểu luận này, em xin giới hạn phạm vi phân tích và hỗ
trợ trong tương lai cho các gia đình có con tự kỷ chức năng cao và tự
kỷ chức năng thấp dựa trên các phương diện chính: quản lí hành vi,
giáo dục giới tính, hòa nhập cộng đồng và định hướng nghề nghiệp.
II. Phân tích và hỗ trợ trong tương lai cho các gia đình có
con mắc rối loạn phổ tự kỷ.
Đây là quá trình nhà giáo dục sẽ phân tích cho trẻ gia đình về
những vấn đề, khó khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong giai đoạn trưởng
thành, từ đó đưa ra lời tư vấn và sự hỗ trợ phù hợp để giải quyết tất cả
những vấn đề đó. Trên thực tế, tương lai của trẻ sẽ có rất nhiều khó
khăn phát sinh, trở thành những thách thức không nhỏ đối với chính
bản thân trẻ và gia đình. Nhưng tựu chung lại, có ba vấn đề nổi bật mà
phụ huynh thường lưu ý và chú trọng nhất là: quản lí hành vi, giáo dục
giới tính, hòa nhập cộng đồng và định hướng nghề nghiệp.
1. Phân tích và hỗ trợ trong tương lai cho gia đình trẻ tự kỷ
chức năng cao.


Những cá nhân được chẩn đoán là tự kỉ chức năng cao (High
Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)_còn được gọi tắt là
Asperger) thường có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn
ngữ không bị chậm đáng kể. Các triệu chứng của tự kỉ chức năng cao
thường bắt đầu xuất hiện sớm trong cuộc sống. Một phụ huynh có thể
nhận thấy rằng con họ tránh giao tiếp bằng mắt. Đứa trẻ cũng có thể
cảm thấy lúng túng trong các thiết lập xã hội và đấu tranh để đáp ứng

nếu ai đó nói chuyện với chúng. Hành vi khác với một đứa trẻ nhút
nhát ở chỗ cũng thiếu khả năng tiếp nhận các tín hiệu xã hội. Chẳng
hạn, trong khi một đứa trẻ khác có thể thể hiện sự tức giận bằng cách
khoanh tay thì trẻ với Aspergers sẽ không kết nối ngôn ngữ cơ thể với
cảm xúc tức giận.
Một dấu hiệu khác của một đứa trẻ với Aspergers là trẻ có xu
hướng chỉ thể hiện một vài cảm xúc khác nhau. Thông thường, một
đứa trẻ với Aspergers nói chuyện một cách bằng phẳng, robot và
không hay cười trong một trò đùa.
Nếu một đứa trẻ mắc Aspergers (tự kỉ chức năng cao) nhận được
chẩn đoán sớm thì sẽ rất thuận lợi trong quá trình can thiệp. Các nhà
trị liệu sẽ làm việc với trẻ để cải thiện kỹ năng xã hội, kỹ năng giao
tiếp và phát triển các cách để quản lý cảm xúc và hành vi của trẻ, tất
cả sẽ giúp trẻ có cuộc sống thành công khi trưởng thành.
Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao thường được nhận ra
trên cơ sở những kĩ năng và tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội
chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có
vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, khi trẻ tương tác với
những người khác, trẻ sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù


hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển
bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng
của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về
hành vi khác như tăng động giảm tập chú ý (attention deficit
hyperactivity disorder_ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể trẻ được
chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý,
cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm
khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.
Theo bài đăng vào ngào 30 – 1- 2009 của thư viện y khoa Hoa

Kì PMC, tỷ lệ mắc hội chứng Asperger trong thời thơ ấu được ước
tính là 0,02% đến 0,03%. Asperger là phổ biến hơn nhiều ở trẻ em trai
so với trẻ em gái, với tỷ lệ giới tính là 8: 1. Các nghiên cứu đại diện về
tỷ lệ lưu hành ở người lớn hiện đang thiếu. Tuy nhiên, triệu chứng cốt
lõi của hội chứng Asperger vẫn tồn tại trong suốt cuộc đời của người
mắc hội chứng này.
Trong tương lai, gia đình trẻ tự kỉ chức năng cao cũng sẽ phải
đối mặt với những khó khăn về quản lí hành vi, giáo dục giới tính, hòa
nhập cộng đồng và định hướng nghề nghiệp cho các con. Nhiệm vụ
của nhà giáo dục là phân tích và đưa ra những hỗ trợ tích cực, xác
đáng cho gia đình trẻ.
a. Quản lí hành vi
Thiếu chú ý
Đa phần trẻ tự kỉ chức năng cao sẽ có hành vi thiếu chú ý, và
giống như một đặc điểm nhận dạng, nó sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Rất nhiều người Asperger trưởng thành vẫn khiếm khuyết trầm trọng


về khả năng duy trì và hướng sự tập trung vào nhiệm vụ trong một
khoảng thời gian được quy định sẵn. Họ rât dễ bị xao lãng, có thể rời
khỏi công việc khi có một tiếng động dù vô cùng nhỏ (tiếng rơi bút,
tiếng lật trang sách/vở,…) hoặc sự thay đổi nhỏ trong môi trường (có
người đi tới cửa phòng làm việc và nói chuyện với người làm cùng
phòng mình,…). Điều này khiến cho người tự kỉ chức năng cao
thường rất khó quay trở lại công việc, kết quả là không hoàn thành
được trọn vẹn công việc được giao.
Đối với người bình thường, việc quay lại với công việc sau khi
bị xao lãng là điều hết sức bình thường, vì vậy những người tự kỉ
chức năng cao bỗng sẽ bị đánh gia là thiếu khả năng thực hiện công
việc. Vì vậy, phụ huynh của trẻ Asperger cần ý thức sớm đước vấn đề

này, có sự can thiệp và quản lí hành vi thiếu chú ý ngay khi trẻ còn
nhỏ cho tới lúc trường thành bằng nhiều cách khác nhau. Trên đây là
một số gợi ý đối với việc dạy, kích thích và hỗ trợ những hành vi
thay thế. Để hiện thực hóa chúng, phụ huynh nên phối kết hợp chặt
chẽ với chuyên gia:
Phân tích chức năng nên được sử dụng để tiếp cận những
hành vi có vấn đề.
Có sự phản hồi thường xuyên và đặc biệt hơn.
Kết hợp chặt chẽ giữa hậu quả tích cực và tiêu cực vào
chương trình quản lí hành vi.
Các nhiệm vụ nên được chia nhỏ thành những hướng dẫn cụ
thể và giao việc cho người tự kỉ chức năng cao từng phần nhỏ một.


Sự tập trung của chương trình thay đổi hành vi nên được dựa
trên “Những kết quả cụ thể của hành vi phù hợp hơn là trên những
hành vi có liên quan đến nhiệm vụ cụ thể.”
Trao đổi với người tự kỉ chức năng cao một cách nghiêm túc
những đặc quyền mà họ có thể có nếu thực hiện hành vi tốt trước khi
hoàn thành nhiệm vụ.
Thực tế, các chiến lược trên đề có thể áp dụng được với người
Asperger từ khi họ còn nhỏ. Các bậc phụ huynh nên sớm nghiên cứu,
tìm hiểu để khắc phục những hạn chế của con, không nên bỏ mặc con
với hành vi không phù hợp kéo dài cho đến gia đoạn trưởng thành.
Hành vi rập khuôn
“Tôi nhanh chóng bị áp đảo (trong những tình huống mang
tính xã hội). Có đáng ngạc nhiên không khi tôi tự cô lập mình khỏi thê
giới và thực sự đem những suy nghĩ của mình vào tâm trí? Có đáng
ngạc nhiên không khi tôi dày vò chính bản thân mình để tìm ra đâu
mới là cảm xúc thực sự của tôi? Có đáng ngạc nhiên không khi tôi cư

nói chuyện hay lẩm bẩm một mình để không phải nghe những âm
thanh khác, như vậy tôi sẽ biêt đâu mới là suy nghĩ của mình? Tôi biêt
chắc những người đang sống kiểu này đều sẽ làm những gì tôi vẫn
làm.”
Một người tự kỉ trưởng
thành
Hành vi lặp đi lặp lại ở người tự kỷ không giống như OCD (Rối
loạn ám ảnh cưỡng chê).


Hành vi lặp đi lặp lại của người tự kỉ nói chung và người tự kỉ
chức năng cao nói riêng vô cùng đa dạng: đập tay vào người mình,
đập hai tay vào nhau, vỗ tay, vỗ ngón tay, lắc lư, nhảy, xoay tròn hoặc
xoay tròn, đập đầu và những chuyển động cơ thể phức tạp. Hay việc
sử dụng lặp đi lặp lại của một vật như: kéo một dải cao su, xoay một
đoạn dây hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến các giác
quan. Đây được gọi là hành vi tự kích thích.
Mặc dù hành vi lặp đi lặp lại thay đổi từ người này sang người
khác, những lý do đằng sau nó có thể giống nhau:


Như một nỗ lực để đạt được đầu vào cảm giác , ví dụ lắc lư

có thể là một cách để kích thích hệ thống cân bằng (tiền đình); vỗ tay
có thể cung cấp kích thích thị giác hay thính giác, …


Ngược lại, đối với một số người tự kỉ, hành vi rập khuôn

cũng giống như nỗ lực để giảm đầu vào cảm giác, ví dụ tập trung vào

một âm thanh cụ thể có thể làm giảm tác động của môi trường ồn ào,
khó chịu; điều này đặc biệt có thể được nhìn thấy trong các tình huống
xã hội.


Để đối phó với căng thẳng, lo lắng và để ngăn chặn sự không

chắc chắn.
 Để vượt qua thời gian và cung cấp sự tận hưởng.
Những hành vi rập khuôn ở người tự kỉ chức năng cao sẽ không
mất đi theo thời gian. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa những trở
ngại do hành vi rập khuôn gây ra cho cuộc sống của người Asperger?
Đây chắc chắn là một mối bận tâm lớn đối với các bậc phụ huynh. Bởi
trong tương lai, những trẻ Asperger cũng sẽ trưởng thành, và con hòa
nhập được với cuộc sống xã hội là mục tiêu mà mỗi cha mẹ đều


hướng đến. Và để làm được điều đó, cha mẹ có thể tham khảo một vài
chiến lược sau đây:
Hiểu chưc năng của hành vi
Cha mẹ hãy nên suy nghĩ về chức năng của những hành vi lặp đi
lặp lại. Đó có thể là một hình thức trốn tránh, làm giảm lo lắng hoặc
ngăn chặn tiếng ồn… Khi biết được rõ chức năng của hành vi mới có
thể đưa ra được những cách thức quản lí hành vi phù hợp.
Thay đổi môi trường
Người tự kỉ chức năng cao dường như luôn tìm ra những môi
trường đặc biệt như lớp học. Ví dụ: Trong lớp học có quá nhiều ánh
sáng, gây a những khó chịu về thị giác. Sau khi quan sát, có thể thấy
rằng việc sửa đổi môi trường (ví dụ tắt ánh sáng dải) sẽ giúp giảm
bớt sự khó chịu về cảm giác . Nếu hành vi là một cách để có được đầu

vào cảm giác, hãy tìm cách thay thế để đạt được cùng một cảm giác.
Tăng cấu trúc
Làm cho thế giới của người Asperger trở thành một nơi có cấu
trúc và dễ dự đoán hơn. Một môi trường có cấu trúc chặt chẽ có thể
làm giảm sự nhàm chán, đôi khi là một lý do cho hành vi lặp đi lặp
lại. Bạn có thể chuẩn bị một loạt các hoạt động thú vị để hướng người
đó đến nếu họ cảm thấy buồn chán hoặc căng thẳng.
Hãy thử sử dụng các hỗ trợ trực quan (như thời gian biểu hàng
ngày), câu chuyện xã hội hoặc chiến lược lên kế hoạch trước để chuẩn
bị cho sự thay đổi hoặc các sự kiện có thể gây căng thẳng hoặc thời
gian chuyển tiếp hàng ngày.


Quản lý sự lo lắng
Phát triển các chiến lược để quản lý sự lo lắng, chẳng hạn như
giới thiệu ứng dụng Brain in Hand (ứng dụng hỗ trợ tự kỉ). Bên cạnh
đó, phối kết hợp với chuyên gia để quản lí hiệu quả hơn.
Can thiệp sớm
Những hành vi, nỗi ám ảnh và thói quen lặp đi lặp lại thường
khó thay đổi khi người tự kỉ chức năng cao lớn dần lên. Một hành vi
có thể chấp nhận được ở trẻ nhỏ có thể không phù hợp khi chúng
trưởng thành, ví dụ như nỗi ám ảnh khi vuốt tóc người khác, sao chép
giọng nói của mọi người, hoặc với những thứ sáng bóng - có nghĩa là
chúng thu thập sự thay đổi mà mọi người để lại. Sẽ tốt hơn nếu cha mẹ
có thể thiết lập giới hạn xung quanh hành vi lặp đi lặp lại từ khi còn
nhỏ và hình thành nên hành vi thay thế có cùng chức năng hành vi.
Đặt ranh giới
Nếu bạn cần, đặt các giới hạn rõ ràng, nhất quán - ví dụ: thời
gian một người nên dành để nói về một chủ đề hoặc những nơi họ có
thể thực hiện một hành vi cụ thể. Thay đổi hành vi sẽ dễ dàng hơn nếu

bắt đầu từ từng bước nhỏ một. Tăng giới hạn thời gian và thông báo
về các giới hạn khác dần dần.
Quyết định cùng nhau đề ra một mục tiêu thực tế và cùng đưa ra
một kế hoạch để đạt được mục tiêu đó trong một khoảng thời gian
nhất định. Điều quan trọng là đặt ra các mục tiêu nhỏ, thực tế để giúp
xây dựng thành công và tăng sự tự tin.


Hãy suy nghĩ về việc liệu con sẽ thấy dễ dàng hơn khi tham gia
vào một hoạt động được chia nhỏ (những hoạt động nhỏ diễn ra trong
thời gian ngắn) hay trong một hoạt động xuyên suốt cả ngày (thời gian
dài hơn nhưng ít thường xuyên hơn).
Bên cạnh đó, cần chú ý xem xét những gì cần phải thay đổi.
Có phải người Asperger không thể ngừng tham gia vào hoạt
động? Có hai giả thuyết được đặt ra. Thứ nhất, họ làm việc để giảm
thời gian. Họ liên tục bắt đầu hoạt động suốt cả ngày ngay cả khi họ
đang cố gắng tập trung vào những thứ khác? Thứ hai, họ làm việc để
giảm tần số. Nếu đó là sự pha trộn của cả hai, hãy tập trung vào một
khía cạnh để thay đổi lúc đầu, để tăng cơ hội thành công và giảm lo
lắng.
Ví dụ
 Tuần 1: đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch, tạo ra một hỗ trợ
trực quan giải thích sự thay đổi.
 Tuần 2: Jane được phép nói về động cơ xe lửa trong 15 phút,
mỗi giờ.
 Tuần 3: Jane được phép nói về động cơ xe lửa trong 10 phút,
mỗi giờ.
 Tuần 4: Jane được phép nói về động cơ xe lửa trong 10 phút
cứ sau 2 giờ.
Tiếp tục theo cách này cho đến khi bạn đạt được mục tiêu, đó là

tìm sự cân bằng giữa việc tham gia với sở thích một cách thích thú và
tham gia với các hoạt động khác.


Nếu bạn đặt giới hạn xung quanh nỗi ám ảnh hoặc hành vi lặp đi
lặp lại, bạn có thể cần phải suy nghĩ đến việc cung cấp hành vi thay
thế.
Hãy nghĩ về các hành vi thay thế để hướng con đến khi con đã
đạt được hạn ngạch của chính mình về hoạt động cha mẹ đang làm. Ví
dụ, nếu con đã nói chuyện với cha mẹ về mối quan tâm của con trong
khoảng thời gian đã định ngày hôm đó, hãy xem xét việc hướng dẫn
con ghi lại suy nghĩ của mình trên điện thoại hoặc viết chúng vào một
cuốn sách quan tâm. Trong khi gia đình không còn tham gia vào hoạt
động này, những suy nghĩ vẫn được bày tỏ, hy vọng đáp ứng nhu cầu
của và do đó làm giảm sự lo lắng.
b. Giáo dục giới tính
Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên vẫn luôn thu hút
sự quan tâm của các quý phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh của trẻ rối
loạn phổ tự kỉ. Song, ở trẻ tự kỉ chức năng cao, việc giáo dục giới
tính vẫn dễ dàng hơn so với trẻ tự kỉ chức năng thấp.
Người tự kỉ chức năng cao đa phần là có khiếm khuyết về kĩ
năng xã hội. Có những quy tắc xã hội tưởng chừng rất đơn giản,
người bình thường sẽ sử dụng kinh nghiệm cuộc sống để tự ý thức
nên thì ở người Asperger lại không dễ dàng như vậy, ở họ không có
sự thấu hiểu, chấp nhận và tuân thủ theo một số nguyên tắc xã hội cụ
thể. Chính vì vậy nên khi bước sang độ tuổi vị thành niên, sinh lí
phát triển theo đúng độ tuổi, những hành vi về giới cũng dần dần bộc
lộ. Nhiều người Asperger có những hành vi kì quặc (ôm, hôn, sờ
chạm, ghì chặt, áp má,…) khi có cảm tình với người khác. Họ không



ý thức được rằng đó là những hành vi không phù hợp, gây khó chịu,
thậm chí là sợ hãi cho người khác. Hay một số khác, sự phát triển cơ
thể người lớn gây nên sở thích và cảm xúc tình dục, điều này dẫn đến
những hành vi tự kích thích bộ phận sinh dục, thủ dâm, đụng chạm bộ
phận sinh dục vào cơ thể người khác nhằm tìm kiếm cảm giác, …một
cách vô độ, tự do, không quan tâm đến thời gian, địa điểm hay những
yếu tố xã hội xung quanh. Cũng có những người vì không hiểu rõ về
quan hệ tình dục cùng những quy tắc tế nhị khi quan hệ nên thiếu sự
riêng tư, quan hệ tình dục ở những nơi công cộng, điều đó có nghĩa là
nó không an toàn và vội vã, khi có người khác chứng kiến có thể dẫn
đến bị bắt giữ, cộng đồng kì thị,... Chắc chắn còn rất nhiều những vấn
đề về giới gây khó dễ cho người tự kỉ chức năng cao, mỗi một cá nhân
Asperger có thể sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau. Chính vì vậy,
cung cấp kiến thức hữu ích vào đúng thời điểm là rất quan trọng để
đảm bảo người tự kỷ được chuẩn bị cho khía cạnh này của cuộc sống
trưởng thành. Để thực hiện được điều này, bên cạnh giáo viên, phụ
huynh chính là những người đi đầu trong công tác giáo dục giới tính
cho con của mình. National Autistic Society - một tổ chức từ thiện của
Anh đã đưa ra một số chiến lược nhằm hỗ trợ phụ huynh trẻ rối loạn
phổ tự kỉ giáo dục giới tính cho con một cách hiệu quả.
Đừng vì ngại ngùng mà trì hoãn quá lâu việc giáo dục giới
tính cho con. Hãy xem xét việc nên bắt đầu từ đâu và từ khi nào.
Việc dạy học làm nền tảng cho giáo dục giới tính và quan hệ nên
bắt đầu càng sớm càng tốt, cùng lúc với việc chúng ta tiếp cận việc
đào tạo việc đi vệ sinh - ví dụ như học về các bộ phận của cơ thể,
chạm và cởi quần áo.


Thực tế, đối với trẻ em nói chung và trẻ Asperger nói riêng, giáo

dục giới tính là vô cùng cần thiết. Phụ huynh nên lựa chọn những nội
dung phù hợp để dạy bé, nhẹ nhàng, thủ thỉ nói với bé về quy tắc 5
ngón tay, bảo vệ vùng đồ bơi của mình và không sờ/chạm/chỉ trỏ vào
vùng đồ bơi của người khác, cách thể hiện tình cảm khi quý mến một
ai đó,…Hơn ai hết, cha mẹ là những người nắm bắt rõ và có nhiều cơ
hội để trực tiếp chỉ dẫn bé (bố/mẹ dạy con trai/con gái khi tắm, mặc
quần áo cho con; khi trò chuyện cùng con,…). Tất cả những thông tin
trên không những phù hợp với lứa tuổi của trẻ, mà còn đóng vai trò
nền tảng cho việc giáo dục giới tính khi trẻ lớn hơn, ở tuổi vị thành
niên, trưởng thành hay còn xa hơn thế nữa.
Nếu con bạn thể hiện nhận thức về việc người già khác biệt về
thể chất với chúng như thế nào, thì đây là điểm khởi đầu tốt để thảo
luận. Nhận thấy một bộ râu, ngực hoặc lông nách là một dấu hiệu rất
hữu hình, trực quan cho một người tự kỷ và có thể thể hiện một sự
khác biệt rõ ràng với chính họ.
Tuổi dậy thì, hoặc bắt đầu tuổi thiếu niên, hiện đang diễn ra sớm
hơn so với các thế hệ trước, và sớm hơn ở các bé gái so với các bé trai
ở độ tuổi trung bình mười năm. Cả nam giới và phụ nữ trẻ trên phổ tự
kỷ có thể thấy sự thay đổi tâm trạng và thay đổi thể chất ở giai đoạn
này rất khó quản lý.
Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, hình thức tiếp cận thông tin cũng
đa dạng hơn. Ở Anh, tuổi 16 là độ tuổi hợp pháp về quan hệ tình dục.
Trên thực tế, ở giai đoạn này, giáo dục giới tính có thể thực hiện qua
các kênh thông tin đại chúng: tivi, tài, internet, sách báo,… hay những
chuyên gia về tâm lí dành cho những thanh niên Asperger khó tiếp


nhận mọi kiến thức được cung cấp,…Lúc này, phụ huynh có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tiếp cận, chắt lọc thông
tin phù hợp (tránh để con lĩnh hội những thông tin chưa qua biên soạn

trên internet, những văn hóa phẩm không lành mạnh,… Và thật sai
lầm nếu phụ huynh vẫn giữ sự ngại ngùng, từ chối bàn luận về những
vấn đề này với con, cố tình lảng tránh và không để con tiếp xúc với
vấn đề này. Không thể ngăn sự phát triển về sinh lí bằng cách cấm
quyền riêng tư, không thảo luận về tình dục hoặc chuyển TV sang một
kênh khác. Không biết tình dục là gì có thể dẫn đến lạm dụng hoặc
một người trẻ tuổi nói rằng họ đã quan hệ tình dục khi họ vừa được
hôn hoặc ôm.

 Giải thích về các mối quan hệ trước khi dẫn đên quan hệ
Xây dựng các mối quan hệ xã hội bằng cách kết bạn và thiết lập
các đối tác thân mật là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc sống
của thanh niên. Phát triển xã hội chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm và
những người tự kỉ nói chung và tự kỉ chức năng cao nói riêng thường
có ít cơ hội tương tác xã hội hơn so với những người đồng trang
lứa. Cơ sở của các mối quan hệ là tình bạn; vậy làm sao có thể phát
triển một mối quan hệ thân mật nếu chưa bao giờ có một người bạn?
Thanh thiếu niên trở nên trưởng thành về tình dục khoảng bốn
đến năm năm trước khi họ đạt đến độ chín về cảm xúc để đưa ra quyết
định quan trọng. Họ đang lớn lên trong một nền văn hóa thị giác trong
đó TV, internet, chơi game, điện ảnh, âm nhạc và khiêu dâm thường
truyền tải các thông điệp chỉ ra rằng các mối quan hệ tình dục là phổ


biến, được chấp nhận và đôi khi hành vi được mong đợi. Do đó, cần
phải rõ ràng với người trẻ rằng tình dục là không bắt buộc.

 Lập kê hoạch những gì cần làm
Người trẻ tự kỉ chức năng cao cần giáo dục một cách đặc
biệt. Tất cả các chương trình giáo dục giới tính cần bao gồm các vấn

đề về sức khỏe, an toàn cá nhân và các quy tắc xã hội để tăng cường
hiểu biết và giao tiếp xã hội. Những hình thức trưởng thành của tình
cảm và sự gần gũi cần được phát triển. Tối thiểu, tất cả các cá nhân
cần học những điều cơ bản về cách thức hoạt động của các bộ phận cơ
thể và cách giữ an toàn.
Đối với những người trẻ tự kỷ cũng bị thiểu năng trí tuệ, nội
dung có thể cần tập trung vào thủ dâm và tự mình xác lập danh tính
tình dục. Điều quan trọng là một người trẻ rất ý thức về sự thay đổi cơ
thể, quy tắc riêng tư, không gian cá nhân và khoảng cách, các mối
quan hệ và sự đồng ý.

 Làm rõ ranh giới
Ranh giới của cơ thể (phần riêng tư), không gian (nơi riêng tư)
và chủ đề (chủ đề riêng) cần được làm rõ cho những người tự kỷ. Cha
mẹ có thể không cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu ranh giới giảng dạy vì
họ không nhận ra rằng con mình đang phát triển đến tuổi trưởng
thành. Nhưng để tước đi ranh giới của một người là khiến họ không
biết gì về những hành vi sẽ được chấp nhận khi trưởng thành.
Hầu hết các sự cố dẫn đến rắc rối cho những thiếu niên tự kỷ là
“vi phạm ranh giới” do sự thúc đẩy của một khoảnh khắc. Chạm vào
người khác hoặc hôn mà không có sự đồng ý là trái pháp luật.


Nói rõ với một người tự kỉ chức năng cao rằng những người lớn
hỗ trợ họ hiểu rằng họ có thể muốn riêng tư hơn khi họ lớn lên và cơ
thể họ thay đổi. Giải thích rằng để làm điều này, bạn sẽ tôn trọng
những cánh cửa đóng kín và họ cũng nên như vậy.

 Xây dựng sự tự tin
Giúp người Asperger cảm thấy tích cực về bản thân và khả năng

của họ là một khía cạnh quan trọng trong việc hỗ trợ họ vượt qua tuổi
dậy thì.
Mặc quần áo phù hợp với lứa tuổi và phát triển phong cách cá
nhân, dưới bất kỳ hình thức nào, có thể giúp phát triển khả năng phục
hồi và giúp dễ dàng đối phó với những thăng trầm của việc chuyển
sang tuổi trưởng thành. Nhiều người trẻ tự kỷ cần chỉ thị, thay vì gợi ý
về quần áo để bảo vệ họ khỏi bị bắt nạt.
Tuy nhiên, đây sẽ là lời kêu gọi phán xét dành cho người lớn hỗ
trợ dựa trên cá nhân. Phát triển giới hạn và phán đoán của riêng bạn
luôn luôn quan trọng.
c. Hòa nhập cộng đồng
Một câu hỏi được đặt ra: “Những người mắc hội chứng
Asperger nhìn thế giới như thế nào?”
Một số người mắc hội chứng Asperger nói rằng thế giới xung
quanh cảm thấy quá sức với họ, điều này gây ra sự lo lắng đáng kể đối
với những người Asperger. Những người mắc chứng tự kỷ, bao gồm
cả những người mắc hội chứng Asperger, thường không có những biểu
hiện khuyết tật rõ ràng ra bên ngoài. Một số cha mẹ của trẻ tự kỷ nói


rằng những người khác chỉ nghĩ rằng con họ nghịch ngợm và chính
cha mẹ cũng thấy mình bị hiểu lầm.
Về khả năng hiểu, thiết lập mối quan hệ với người khác, tham
gia vào cuộc sống gia đình, trường học, công việc và xã hội hàng ngày
của người tự kỉ chức năng cao sẽ hạn chế hơn so với những người
bình thường. Mặc dù những người khác biết cách giao tiếp và tương
tác một cách trực quan nhưng họ vẫn phải khó khăn để có thể hòa hợp
được với người Asperger . Những người mắc hội chứng Asperger có
thể tự hỏi tại sao họ “khác biệt” và việc cảm thấy sự khác biệt xã hội
đó có nghĩa là họ nhận thấy mọi người xung quanh không hiểu họ.

Họ cũng gặp khó khăn trong việc diễn giải cả ngôn ngữ bằng lời
nói và ngôn ngữ phi lời nói (cử chỉ, điệu bộ). Những người mắc hội
chứng Asperger thường có kỹ năng ngôn ngữ tốt, nhưng họ vẫn có thể
khó hiểu được những kỳ vọng của người khác trong các cuộc trò
chuyện, có thể lặp lại những gì người khác vừa nói (điều này được gọi
là echolalia) hoặc nói dài về sở thích của họ . Bên cạnh đó, cũng
không ít người có một sự hiểu biết rất chính xác về ngôn ngữ và nghĩ
rằng mọi người luôn nghĩ chính xác như những gì họ nói. Họ cũng
thấy khó khăn khi hiểu và sử dụng: nét mặt, tông giọng, truyện cười
và châm biếm, mơ hồ, khái niệm trừu tượng.
Hay trong tương tác xã hội, những người mắc hội chứng
Asperger thường gặp khó khăn trong việc hiểu người khác - nhận ra
hoặc hiểu cảm xúc và ý định của người khác - và thể hiện cảm xúc của
chính họ. Điều này có thể khiến họ rất khó điều hướng thế giới xã
hội. Họ có thể tỏ ra vô cảm, dành thời gian cho việc ngồi một mình


khi bị người khác tác động dẫn đến quá tải chứ không tìm kiếm sự an
ủi từ người khác,…
Trong mắt số đông cộng đồng, những cách cư xử ấy rất “lạ
lùng” hoặc theo được cho là không phù hợp với xã hội. Vì vậy mà họ
có thể thấy khó hình thành tình bạn. Một số người có thể muốn tương
tác với những người khác và kết bạn, nhưng có thể không chắc chắn
về cách thực hiện.
Với một số khó khăn tiêu biểu trên, phụ huynh cần sớm ý thức
việc con mình bị thiếu hụt những kĩ năng xã hội nào, từ đó phối hợp
với chuyên gia tâm lí, giáo dục đặc biệt,… hỗ trợ hoàn thiện kĩ năng
xã hội cho con. Với sự hỗ trợ phù hợp, chúng có thể tham gia cùng
những hoạt động của những trẻ cùng lứa khác và xây dựng các mối
quan hệ thú vị và lâu dài.

Những đặc điểm của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có
thể khiến những trẻ khác coi chúng có vẻ ngốc nghếch hoặc khác lạ.
Điều này dẫn đến những tình huống trêu chọc và giễu nhại. Trẻ mắc
hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không thể phân biệt đâu là
đùa vui và đâu là trêu chọc đúng nghĩa. Giáo viên và đội ngũ giảng
dạy phải nhận thức được rằng học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ
chức năng cao luôn là đối tượng tiềm năng của sự trêu chọc, và luôn
phải chú ý bất kì một dấu hiệu nào liên quan đến việc đó.
Nhiều tương tác xã hội xảy ra suốt thời gian còn lại bên ngoài
lớp học khiến học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao
cảm thấy lạc lõng. Bạn có thể lập ra một “vòng tròn bè bạn”, như một
mô hình hành vi xã hội phù hợp, đó là một nhóm bạn cùng trang lứa
với trẻ tự kỉ, những người bạn sẽ không bỏ rơi chúng và sẽ bảo vệ


chúng khỏi sự trêu ghẹo và giễu nhại. Chiến lược này được khuyến
khích bên ngoài lớp học. Với sự hỗ trợ phù hợp, trẻ hoàn toàn có thể
tham gia cùng những hoạt động của những trẻ cùng lứa khác và xây
dựng các mối quan hệ thú vị và lâu dài.
Những đặc điểm của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có
thể khiến những trẻ khác coi chúng có vẻ ngốc nghếch hoặc khác lạ.
Điều này dẫn đến những tình huống trêu chọc và giễu nhại. Trẻ mắc
hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không thể phân biệt đâu là
đùa vui và đâu là trêu chọc đúng nghĩa. Giáo viên và đội ngũ giảng
dạy phải nhận thức được rằng học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ
chức năng cao luôn là đối tượng tiềm năng của sự trêu chọc, và luôn
phải chú ý bất kì một dấu hiệu nào liên quan đến việc đó.
Tất cả những khiếm khuyết trên sẽ không mất đi khi trẻ lớn lên,
vì vậy, giáo dục nhằm hạn chế những khó khăn đó là vô cùng cần
thiết. Song song với kế hoạch giáo dục của các chuyên gia nắm vững

chuyên môn, cha mẹ cũng chính là người tham gia vào quá trình giáo
dục con của mình.
 Nhiều tương tác xã hội xảy ra suốt thời gian bên ngoài lớp
học khiến học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao cảm
thấy lạc lõng. Bố mẹ hãy dạy con thể g có thể lập ra một “vòng tròn bè
bạn”, như một mô hình hành vi xã hội phù hợp, đó là một nhóm bạn
cùng trang lứa với trẻ tự kỉ, những người bạn sẽ không bỏ rơi chúng
và sẽ bảo vệ chúng khỏi sự trêu ghẹo và giễu nhại. Chiến lược này
được khuyến khích bên ngoài lớp học.
d. Định hướng nghề nghiệp


Khi con bạn bước vào độ tuổi vị thành niên, bạn sẽ bắt đầu nghĩ
làm thế nào để tiếp cận tương lai. Một số người mắc hội chứng
Asperger/tự kỉ chức năng cao bắt đầu vào đại học, một số đi làm, và
số khác có nhiều kế hoạch khác nữa. Ở Mỹ, dù theo con đường nào đi
nữa thì việc vạch ra một kế hoạch đi tiếp sau khi học xong trung học
là bước đầu tiên trong hành trình trưởng thành.
Việc đề ra một hành trình chuyển tiếp cho con sẽ cho phép bạn
và gia đình cùng phối hợp với trường học lên kế hoạch xa hơn sau khi
con bạn tốt nghiệp. Tìm kiếm những khả năng cho tương lai sẽ giúp
bạn gắn bó với con mình hơn. Hãy phối hợp với đội ngũ giáo dục cho
con mình để xác định những mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Những
mục tiêu này cho phép con bạn và gia đình chia nhỏ những bước tiến
để chắc chắn vào một sự thành công trong tương lai. Việc khai thác
những thế mạnh của con sẽ giúp cha mẹ lên kế hoạch cho những thành
công trong tương lai.
Năm 2004, Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật
(Individuals with Disabilities Education Act – IDEA) đã được hiệu
chỉnh và định nghĩa “chương trình chuyển tiếp” như một sự phối hợp

những hoạt động của trẻ khuyết tật như sau:
- Được thiết kế theo một tiến trình hướng về kết quả, tập trung
vào sự cải thiện việc học và những thành quả của trẻ khuyết tật, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi từ môi trường học tập sang những
hoạt động sau đó, bao gồm giáo dục sau trung học, dạy nghề, tích hợp
nghề (gồm cả hỗ trợ việc làm); tiếp tục chương trình đào tạo và những
dịch vụ cho người trưởng thành có cuộc sống độc lập và gia nhập
cộng đồng.


- Dựa trên những nhu cầu của trẻ, bao gồm cả những thế mạnh,
đam mê và sở thích.
- Bao gồm luôn những chỉ dẫn, dịch vụ liên quan, những kinh
nghiệm cộng đồng, sự phát triển nghề nghiệp và những mục tiêu
trưởng thành khác, và nếu thích hợp, hãy thu nhận những kĩ năng sống
hàng ngày và những đánh giá về chức năng công việc.
Sự chuyển tiếp thành công sẽ giúp trẻ mắc hội chứng
Asperger/tự kỉ chức năng cao hòa nhập cuộc sống để tiếp tục học hỏi
và trưởng thành. Kế hoạch dạng này có thể mất nhiều năm trời. Kế
hoạch thường bắt đầu với sự định hướng những kĩ năng và sở thích
của chúng. Điều này cho phép chúng có thời gian và không gian để soi
xét con đường tốt nhất, phát huy những kĩ năng và sở thích của mình.
Cùng với gia đình và đội ngũ giáo dục, con bạn có thể tìm thấy nhiều
sự lựa chọn như tiếp tục học đại học, hoặc đi làm, hoặc học nghề, hoặc
học thêm những kĩ năng xã hội, và rất nhiều những cơ hội khác.
Đạo luật dành cho người khuyết tật Hoa Kì nêu rõ rằng trẻ
khuyết tật hoặc mắc hội chứng Asperger được quyền bình đẳng với
những người khác trong trường học và những lĩnh vực khác. Đạo luật
cũng cung cấp sự bảo vệ cho những người sắp trưởng thành khi họ
đang học đại học, được quyền hưởng những dịch vụ hỗ trợ và tiếp cận

những chương trình phù hợp, bao gồm cả những hoạt động ngoại
khóa. Đạo luật dành cho người khuyết tật Hoa Kì cũng cấm không
được phân biệt đối xử với những người bị thiểu năng trong mọi công
việc.
Một số trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao được
gia đình định hướng cho học tiếp và còn có thể lên tới đại học hay cao


hơn nữa, đó là kế hoạch chuyển tiếp của họ. Quyết định này đòi hỏi
phải tìm hiểu những nơi có thể cung cấp các chương trình hỗ trợ tốt
nhất. Vì mỗi trường hợp đều có nhu cầu khác nhau, nên việc quan
trọng là cá nhân họ phải nhận ra đâu là những thế mạnh và môi trường
nào là phù hợp với mình. Một số học viên chọn những trường đại học
theo truyền thống, trong khi số khác lựa chọn tham gia một chương
trình không cần bằng cấp, hoặc một chương trình đào tạo liên kết.
Điều quan trọng là mỗi học viên phải chọn lựa đúng những điểm đến
phù hợp với mục tiêu tương lai, đồng thời những nơi ấy cũng phải đáp
ứng được những nhu cầu đặc biệt nữa của họ nữa. Luôn có chỗ thích
hợp cho từng cá nhân, và trước khi quyết định, hãy tìm kiếm điểm đến
phù hợp với những thế mạnh, khát khao và thách thức của con bạn.
Dựa vào khả năng và mong muốn của người tự kỉ chức năng
cao, một số nghề nghiệp được cho là phù hợp với họ: kiểm tra phần
mềm, âm nhạc, hội họa, vi tính, toán học, làm công việc nhà, công
nhân trong một bộ phận nào đó… và thường có sự theo dõi, quản lí.
Tại Mĩ, một công ty phần mềm có nguồn nhân lực vô cùng đặc
biệt - những người tự kỉ chức năng cao trưởng thành đã giúp công ty
vận hành một cách thuận lợi. Mỗi con người làm công việc kiểm tra
phần mềm tại Công ty Aspiritech có một cá tính độc đáo riêng, người
hay nói huyên thuyên, người đặc biệt ghét lái xe, người lại không ưa
ánh sáng chói, máy hút bụi và có làn da nhạy cảm, người vẽ các nhân

vật phim hoạt hình cứ như là một chiếc xe thể thao DeLorean vậy,
cũng có người cảm thấy ngồi gần người khác là đáng sợ....
Hiện nay, tại Việt Nam, không ít nhà tuyển dụng vẫn tuyển dụng
nhân viên là người tự kỉ, trong đó có tự kỉ chức năng cao, những


trường đại học cũng luôn sẵn sàng chào đón những sinh viên mắc rối
loạn này. Bên cạnh đó, cũng không ít những trung tâm đặt mục tiêu
hướng nghiệp cho trẻ RLPTK ra đời: trung tâm True Love (số 1,
ngách 51, ngõ 97 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội), lớp học A.Grand House
(Hà Nội),…
2. Phân tích và hỗ trợ trong tương lai cho gia đình trẻ tự
kỷ chức năng thấp.
Khác với trẻ tự kỉ chức năng cao (Asperger), trẻ tự kỉ chức năng
thấp hạn chế hơn trên nhiều phương diện:

 Lời nói và thách thưc ngôn ngữ:
Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ rất phổ biến và
được xem là một đặc điểm nhận dạng trẻ tự kỉ chức năng thấp. Cứ 4
hoặc 5 trẻ thì có một trẻ không bao giờ nói. Một số trẻ chỉ có thể bắt
chước tiếng kêu của con vật, phát ra những âm thanh vô nghĩa,…
Cũng có trẻ có thể phát triển ngôn ngữ nhưng thường chậm hơn
bình thường. Trẻ thường bắt đầu bằng việc lặp lại những từ người
khác nói, đặc biệt là một vài từ cuối của câu. Thậm chí, trẻ còn bắt
chước cả giọng điệu của người nói. Một số trẻ không bao giờ vượt qua
được giai đoạn nhại lời, số khác có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo
(nói từ và cụm từ trẻ nghĩ ra). Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp khó khăn
với những từ mà bản thân không tạo ra nghĩa (liên từ: thì, là,… trạng
từ: trong, trên, dưới, trước,…) nên thường bỏ qua những từ này khi
nói. Có nhiều trẻ có thể nói được câu ngắn nhưng bị sai. Một lỗi lớn

nữa mà trẻ thường gặp phải là sử dụng từ ngược nghĩa (ví dụ khi
muốn “tắt đèn” lại nói thành “bật đèn”), sử dụng một số động từ cho


rất nhiều tình huống khác nhau nhưng không phù hợp (dùng từ “ăn”
cả khi muốn uống nước, muốn xin một cai gì đó,…), đặc biệt là trong
những bối cảnh gần nhau (“bàn chải” có thể thay cho “lược”, “giày”
có thể thay cho “tất”,…) Thậm chí, đôi lúc trẻ có thể nhầm lẫn giữa
việc nói “ bố” và “mẹ” mặc dù rõ ràng chúng có thể phân biệt được
điều đó và hành động phù hợp với tình huống.
 Trên thực tế, đa phần trẻ tự kỉ chức năng thấp sẽ không sử
dụng ngôn ngữ lời nói hay duy trì kiểu ngôn ngữ kì quặc trên khi đã
lớn lên và tiếp tục nó trong cuộc sống của một người trưởng thành.
Còn có những trường hợp, sự phát triển ngôn ngữ bị thoái lui, ban đầu
có nói được nhưng sau đó giảm dần và mất hẳn. Hay một ít trường
hợp khác đặc biệt hơn, đứa trẻ vốn chưa từng nói gì lại nói một từ,
cum từ hay một câu một cách hết sức rõ ràng, nhưng sau đó không bao
giờ lặp lại nữa.

 Rối loạn chưc năng cảm giác
Trẻ tự kỉ thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lí
thông tin qua hệ thống giác quan, đặc biệt là khi cần tới những phản
hồi có tổ chức và có mục đích.
Cảm giác về vận động và xúc giác của trẻ thường xuyên bị ảnh
hưởng. tay và chân là các vùng đặc biệt nhạy cảm đối với nhiều trẻ.
Do vậy, trẻ thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu những kích
thích từ môi trường xung quanh cũng như hay có các hành vi bất
thường (vẩy tay, lắc lư,…).
Trẻ có xu hướng sử dụng một giác quan nào đó một cách rất
phức tạp, thậm chí biến giác quan đó thành trung tâm đem đến mọi

cảm giác.


Trẻ cũng có thể kén chọn hoặc không kén chọn thái quá các kích
thích cảm giác.
Mặc dù có vẻ như không nghe thấy điều người khác nói nhưng
nhiều em lại dễ bị phân tán bởi các âm thanh khác. Mặc dù dễ bị phân
tán chú ý nhưng nhiều lúc lại có xu hướng quá tập trung vào một kích
thích nào đó và không để ý đến kích thích khác.
Một chú ý lớn nữa là người cảm giác của trẻ tự kỉ nói chung và
trẻ tự kỉ chức năng thấp nói riêng rất bất thường. Với những trẻ có
ngưỡng cảm giác thấp, chỉ với những tác nhỏ nhất đã có thể khiến trẻ
trở nên quá tải, phải trốn tránh. Còn những trẻ có ngưỡng cảm giác
cao thì hoàn toàn ngược lại, sự ít nhạy cảm dẫn đến trẻ luôn tìm kiếm
cảm giác.
 Với những rối loạn trên, trẻ tự kỷ chức năng thấp thường có
hành vi tự kích thích, chỉ xử lí thông tin bằng một kênh cảm giác
khiến cho thông tin nghèo nàn, khó khăn trong việc nhận thức về thế
giới xung quanh.

 Nhận thưc
Một số trẻ có có IQ ở mức gần 75, mức cắt cho những gì từng
được gọi là chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, nói chung, thường
những người mắc chứng tự kỷ chức năng thấp có IQ thấp đến rất thấp,
nhưng ở họ cũng có những đặc điể, tư duy hết sức đặc biệt: tư duy
hình ảnh phát triển ở mức độ cao và trở thành nòng cốt của tư duy
(không phải 100% người tự kỉ đều có khả năng tư duy theo cách này),
tư duy logic gặp nhiều khó khăn, các thao tác tư duy gặp nhiều hạn
chế,…
 Hành vi



×