CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN NHÀ THẦU CỦA
CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG
TIN DI ĐỘNG VMS
Bảng 3.: Kết quả kinh doanh của công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1 Tổng doanh thu 7.547.958 9.057.549 10.959.634
2 Vốn kinh doanh 1.526.200 3.237.100 3.845.120
Vốn tích luỹ 1.100.346 1.621.150 1.732.520
3 Lợi nhuận trước thuế 7.150.135 7.681.800 8.810.560
4 Lợi nhuận sau thuế 7.148.645 8578374 10379832
5 số lao động (người) 2257 2569 2773
6 Thu nhập bình quân ngưòi/
tháng
3.5 4.1 4.8
7 Các khoản nộp ngân sách.
Trong đó
1.490 1.846 2.769
+Thuế giá trị gia tăng 357 367 658
+ Thuế thu nhập
doanh nghiệp
920 1.172 1.362
+ Thuế khác 213 307 439
8 Nợ phải trả
Nợ ngân sách
Nợ ngân hàng 1.478 2.025 2.154
9 Phải thu của khách hàng.
Trong đó
85.467 90.275 110.246
Nợ khó đòi 847 1.054
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận
của công ty ngày càng tăng.Nộp ngân sách cũng tăng lên rõ rệt.Thu nhập bình
quân đầu người cũng tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên cải thiện đáng
kể. Công ty không ngừng đầu tư và phát triển. Năm 2005, lợi nhuận công ty
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thu về là 1.037.983 triệu đồng, thu nhập bình quân người lao động là 4.8 triệu
đồng/người, nộp ngân sách là 2.769 triệu đồng.Tốc độ tăng trưởng của công
ty khoảng 1.2 lần.
Các khoản nợ phải thu của công ty ngày càng tăng và khá lớn, làm
chậm vòng quay của vốn và làm giảm hiệu quả kinh doanh.Nợ khó đòi giảm
từ 1.14% xuống 0.85% năm 2004, nhưng lại tăng lên 0.94% trong năm 2005
so với tổng nợ phải thu.Do đó công ty cần có những cách thức để thu được
những khoản tiền này.
Vòng quay khoản phải thu =
Ta thấy kì thu nợ cũng biến động lúc tăng, lúc giảm và còn ở mức độ
cao, năm 2003 kỳ thu nợ là 250 ngày, năm 2004 tăng lên là 280 ngày, nhưng
đến năm 2005 lại giảm xuống 230 ngày.
Ta thấy doanh thu và giá trị sản lượng biến đổi theo chiều hướng khả
quan hơn. Cả doanh thu và giá trị sản lượng đều tăng trong những năm qua,
điều này chứng tỏ công ty đang trên đường phát triển và sẽ phát triển hơn nữa
trong tương lai không xa.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
CHỌN NHÀ THẦU
1. Sản phẩm dịch vụ công ty VMS cung cấp
1.1 Ngành Viễn thông và dịch vụ viễn thông
Theo Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, dịch vụ thông tin di động là
một dịch vụ thuộc chuyên ngành Viễn thông nên dịch vụ thông tin di động
mang các đặc điểm của chuyên ngành Viễn thông.
Chuyên ngành Viễn thông thực hiện việc thu, truyền, đưa và phát các
âm thanh, hình ảnh, chữ viết, ký hiệu,… hoặc các dạng khác của thông tin
giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác nhau của thông tin thông qua mạng
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông thực
hiện.
Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn
thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông công
cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mạng lưới viễn thông công
cộng bao gồm hệ thống đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống chuyển
mạch, truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế, hệ thống nội tỉnh, nội hạt, hệ thống các
điểm phục vụ và hệ thống thiết bị đầu cuối.
Dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua
mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung
thông tin;
b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của
người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin
hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó sử dụng trên cơ sở hệ
thống sẵn có của hệ thống và truyền trên mạng viễn thông hoặc Internet;
c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và
với Internet quốc tế;
d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng
khả năng truy nhập Internet;
e) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử
dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng.
Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân
theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2. Doanh nghiệp thông tin di động và các dịch vụ thông tin di động
Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều, cho
phép máy điện thoại có thể nhận cuộc gọi đến và chuyển các cuộc gọi đi tới
bất kỳ máy điện thoại di động hoặc cố định nào.
Doanh nghiệp thông tin di động là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
thông tin di động nhằm mục đích sinh lợi và tuân theo quyền, nghĩa vụ mà
pháp lệnh bưu chính viễn thông quy định chung đối với các doanh nghiệp
viễn thông.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thông tin di động với nhà cung ứng các
thiết bị thông tin và với khách hàng:
Thiết bị
Dịch vụ
Tiền
Tiền
Nhà sản xuất - Người cung cấp các thiết bị thông tin di động
Nhà khai thác - Người cung cấp dịch vụ thông tin di động
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng thanh toán các dịch vụ thông tin di động mà họ sử
dụng, tạo ra doanh thu cho nhà khai thác; nhà khai thác quan tâm tới chất
lượng thiết bị mua từ nhà sản xuất, thanh toán các thiết bị thông tin di động
cho nhà sản xuất tới việc bán cho người tiêu dùng khối lượng dịch vụ lớn nhất
với giá cả phải chăng. Các doanh nghiệp thông tin di động có thể mua thiết bị
thông tin di động từ các nhà sản xuất hoặc tự chế tạo lấy. Các dịch vụ của
doanh nghiệp thông tin di động bao gồm dịch vụ cơ bản và giá trị gia tăng
sau:
Dịch vụ cơ bản
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Dịch vụ thoại (Speech services)
- Dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp (Emergency Call)
- Dịch vụ truyền số liệu
Dịch vụ giá trị gia tăng
- Dịch vụ hiện số chủ gọi (Calling Line Identification Presentation–CLIP)
- Dịch vụ cấm hiện số chủ gọi (Calling Line Identification Restriction–
CLR)
- Dịch vụ bản tin nhắn (Short Message Service – SMS)
- Dịch vụ giữ cuộc gọi (Call Hold-CH)
- Dịch vụ chờ cuộc gọi (Calling Waiting-CW)
- Dịch vụ chặn cuộc gọi (Calling Barring-CB)
- Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Forwarding-CF)
- Dịch vụ gọi quốc tế (International Call-IC)
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế (International Roaming-IR)
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước (National Roaming-NR)
Hệ thống dịch vụ nhắn tin (SMS) và hệ thống hộp thư thoại (VMS)
- Hệ thống nhắn tin SMS: bao gồm dịch vụ SMS và khai báo dịch vụ nhắn
tin.
- Hệ thống hộp thư thoại VMS: bao gồm dịch vụ trả lời cuộc gọi (Call
Answering), dịch vụ chuyển tin từ hộp thư đến hộp thư (Mailbox To Mailbox
Messaging), dịch vụ truy xuất thông tin và dịch vụ báo tin nhắn tự động (Auto
Callback).
Công ty đã phát triển cho khách hàng nhiều dịch vụ mới như : dịch vụ diện
thoại trả trước ,dịch vụ nạp tiền qua tin nhắn ngắn SMS (mobiEZ) dịch vị nạp
tiền bằng mã thẻ trả trước ,mobiplay,
- Dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày (mobi4U)
- Dịch vụ Mbichat, MobiMail, MobiFun, dịch vụ MobiLivescore
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Dịch vụ thông báo điểm thi đại học ,dịch vụ nhắn tin quốc tế
- Các dịch vụ đa dạng trên nền tin nhắn SMS.Đặc biệt đã triển khai đưa
vào khai thác thành công hệ thống GPRS thuộc công nghệ thông tin di động
2,5G và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS.
Tất cả các dịch vụ này đang được triển khai và đem lại hiệu quả cao cho
sản xuất kinh doanh của công ty .
Sản phẩm mới
Công ty đã đang nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới trong năm 2007
như:
- Misscallalert : báo hiệu cuộc gọi nhỡ
- Dịch vụ thanh toán qua di động
- Webside trò chơi điện tử cho khách hàng di động.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty VMS
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7
SV: Hoàng Thị Như Mây Lớp: Công nghiệp 45B
P.
Chăm
sóc
khách
hàng
P. Kế
hoạch
bán hàng
và
marketin
g
P. Quản
lý đầu
tư xây
dựng
P. kỹ
thuật –
Khai
thác
P.tổ
chức
hành
chính
Trung tâm II Trung tâm III Trung tâm IV
Giám đốc công ty
Mô hình Bộ máy Tổ chức của Công ty Thông tin di động VMS
P.kế
toán
thống
kê tài
chính
P.tin
học tính
cước
Phó giám
đốc công ty
P.
Thanh
toán
cước
phí
P.
Chăm
sóc
khách
hàng
Trung tâm I
Ban
quản lý
dự án
Phó giám
đốc công ty
Phó giám
đốc công ty
Phó giám
đốc công ty
P. xuất
nhập
khẩu
7
CHUYấN THC TP TT NGHIP
2.1. Chức năng của lãnh đậo công ty
Giỏm c cụng ty:giỏm c cụng ty l ngi chu trỏch nhim chung ton b
hot ng sn xut kinh doanh .Giỏm c s trc tip ph trỏch 4 phũng ban ú
l: Phũng k hoch bỏn v marketing, phũng t chc hnh chớnh, phũng xut
nhp khu, phũng tin cc.
Ngoi 4 phũng trờn giỏm c cũn ph trỏch trc tip 4 trung tõm thụng tin di
ng.
Cỏc phú giỏm c: Giỳp vic cho giỏm c cụng ty ph trỏch 2 mng ti
chớnh v u t k thut. Phú giỏm c chu s ch o trc tip ca giỏm c.
Nhim v v quyn hn ca cỏc phú giỏm c c c th nh sau:
Phú giỏm c ph trỏch ti chớnh: L ngi giỳp vic cho giỏm c trong
lnh vc ti chớnh v trc tip ph trỏch 3 phũng: Phũng k toỏn- thng kờ- ti
chớnh, phũng thanh toỏn cc phớ, phũng chm súc khỏch hng.
Phú giỏm u t k thut : l ngi giỳp viờc cho giỏm c trong lnh vc
qun lý u t xõy dng, k thut mng li, tỡnh trng k thut v thit b
mng li, cụng tỏc nghiờn cu v phỏt trin khoa hc k thut. L ngi trc
tip ph trỏch cỏc phũng ban: Phũng qun lý u t xõy dng, phong xut nhp
khu, ban qun lý d ỏn, phũng k thut khai thỏc.
2.2.Chức năng của các phòng ban trong công ty
Phũng t chc hnh chớnh:
õy l phũng cú chc nng giỳp giỏm c ch o v thc hin cỏc cụng tỏc
nh:Xõy dng mụ hỡnh t chc b mỏy cụng ty, cụng tỏc nhõn s v o to,
cụng tỏc lao ng v tin lng, cụng tỏc hnh chớnh v qun tr.
Phũng k hoch-bỏn hng- marketing:
õy l phũng cú chc nng giỳp giỏm c ch o v thc hin cỏc mt ch
yu liờn quan n k hoch bỏn hng v marketing. Mt s nhim v ch yu l
xõy dng phng hng, nhim v, mc tiờu v cỏc ch tiờu k hoch ngn hn,
di hn v hng nm ca cụng ty theo nh hng ca ngnh, ca cụng ty. T
8
SV: Hong Th Nh Mõy
Lp: Cụng nghip 45B
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chức bảo vệ khai thác và bố trí các nguồn cho việc thực hiện kế hoạch phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời, kỳ nghiên cứu, đề xuất chính
sách giá cả, chủng loại sản phẩm, cước phí dịch vụ thông tin di động.
Phòng xuất nhập khẩu:
Đây là phòng có chức năng giúp giám đốc chỉ thực hiện các công tác xuất
nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng về thông tin di động theo đúng kế hoạch
và các quy định, thủ tục xúât nhập khẩu.
Phòng tin cước
Đây là phòng có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện các mặt: Quản
lý điều hành khai thác mạng tin học hỗ trợ sản xuất kinh doanh của công ty,
nghiên cứu và phát triển mạng tin học và ứng dụng phù hợp với quy luật phát
triển công nghệ và quy trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, điều
hành công tác tính cước và đối soát cước của công ty.
Phòng chăm sóc khách hàng.
Đây là phòng giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các công tác: Quản lý thuê
bao các dịch vụ sau bán hàng trong toàn công ty, quản lý hồ sơ khách hàng và
giải quyết khiếu nại của khách hàng, đề xuất các dịch vụ mới.
Phòng kế toán- thống kê- tài chính.
Đây là phòng giúp giám đốc thực hiện: Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn
công ty, tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán theo chế độ bảo hành,
tổ chức và thực hiện công tác thông kê tài chính, phân tích kết quả tài chính và
báo cáo.
Phòng thanh toán cước:
Đây là phòng giúp giám đốc tổ chức bộ máy thanh toán cước phí trong toàn
công ty, tổ chức và thực hiện công tác thanh toán cước phí với khách hàng.
Phòng quản lý đầu tư xây dựng:
Đây là phòng giúp giám đốc quản lý nghiệp vụ về công tác đầu tư xây dựng
của công ty theo đúng nghị định về quy chế quản lý đầu tư xây dựng của chính
9
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phủ và quy định cụ thể của ngành, kiểm tra theo dõi giám sát công tác đầu tư
xây dựng của các đơn vị trong toàn công ty.
Ban quản lý dự án:
Đây là phòng có chức năng giúp giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình thông tin di động do công ty đảm nhận và giao nhiệm vụ, tổ chức
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới cũng như các dự án nâng cấp và mở
rộng do công ty làm chủ đầu tư hoặc được tổng công ty bưu chính viễn thông
Việt Nam uỷ quyền làm chủ đầu tư.
Phòng kỹ thuật khai thác:
Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp giám đốc
công ty quản lý điều hành về các lĩnh vực công tác: Quản lý, điều hành việc vận
hành, khai thác, bảo dưỡng mạng lưới thông tin di động và các hệ thống dich vụ
giá trị gia tăng, quản lý và khai thác băng tần của công ty.
3. Đặc điểm về lao động
Lúc đầu mới thành lập công ty chỉ có 5 người, đến nay công ty đã có trên
2894 cán bộ công nhân viên, hầu hết là lực lượng lao động trẻ từ 24 đến 35 tuổi.
Trong đó có hơn 90% cán bộ có trình độ đại học, cao học, nhiều cán bộ có 2 đến
3 bằng đai học.Có gần 30% là cán bộ nữ.
Có được kết quả trên là do công ty mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
từ tháng 6 năm 1993 và thực hiện chế độ thi tuyển khắt khe. Đây là số cán bộ
được lựa chọn phù hợp yêu cầu sản xuất knh doanh của công ty đề ra như: Kỹ
sư điện tử, viễn thông, cử nhân kinh tế, tài chính… trong thời gian qua phần lớn
số cán bộ đã đượ qua cá lớp bồi dưỡng, chuyển giao các kỹ năng quản lý nghiệp
vụ, nâng cao trong nước và quốc tế về các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn
thông, kinh tế. Với lực lượng có trình độ nên so với quy mô sản xuất kinh doanh
hiện tại của công ty là đáp ứng được về mặt chất lượng đồng thời có thể mở rọng
quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa. Đây cũng có thể nói là một lợi thế quan
10
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trọng giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình trên thị
trường thông tin di động Việt Nam.
Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Đặc thù của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi trình độ tư duy và sáng tạo cao (
thường thích hợp với nam giới).Do đó số lượng lao động nam trong công ty cao
hơn nữ, lao động nữ trong công ty chỉ chiếm 36% so với tổng số lao động.Qua
biểu đồ trên ta thấy số lượng lao động nam cao gần gấp đôi số lượng lao động nữ.
Cụ thể, chiếm 64% (tương ứng 1852 người).
11
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu đồ số lượng lao động qua các năm
Đơn vị: Người
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua biểu đồ ta thấy số lượng lao động qua các năm đều tăng nhưng tăng
ít, và tăng nhiều nhất vào năm 2004. Cụ thể là: Năm 2004 tăng 312 người so với
năm 2003 (tương ứng 13,8%).Năm 2005 tăng 204 người so với năm 2004
(tương ứng 7,9%).Năm 2006 tăng 121 người (tương ứng 4,3%).Từ đó ta cũng
thấy được quy mô về nguồn nhân lực của công ty ngày càng lớn và mở rộng.
4. Đặc điểm về quy trình công nghệ và kỹ thuật
"Hệ thống thông tin di động toàn cầu" GSM là sự phát triển mới của "Hệ
thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo thời
gian" TDMA (Code Division Multiple Access). GSM với tiêu chuẩn mạng tổ
ong số toàn Châu Âu sẽ giải quyết được sự hạn chế về dung lượng. GSM được
hơn 600 nhà khai thác ứng dụng tại hơn 170 quốc gia.
Quy trình thực hiện một cuộc gọi trên mạng diễn ra như sau:
12
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
Giải mã
Máy
nhận
Trạm
thu phát
Mã hóa
tại
máy gọi
Âm thanh
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Do vậy, GSM vừa cho chất lượng cuộc gọi cao, vừa mang tính bảo mật.
Ngoài ra, GSM lại còn kèm thêm các dịch vụ tiện ích khác như: nhắn tin ngắn,
kết nối GPRS, chuyển vùng cuộc gọi,...
Các phần tử cơ bản của mạng thông tin di động GSM:
Mạng thông tin di động cơ bản được chia thành hai phần: phần chuyển
mạch và phần vô tuyến. Mỗi phần đều có các khối chức năng và được lắp đặt ở
các khối khác nhau của hệ thống thiết bị mạng di động.
Các phần tử cơ bản của mạng di động GSM bao gồm:
1. Tổng đài chuyển mạch dịch vụ di động( Mobile Sẻvices Sưitch Center – MSC)
Tổng đài chuyển mạch dịch vụ di động là giao diện giữa mạng di động
GSM và các mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN. Chức năng cơ
bản là thiết lập, địng tuyến và giám sát các cuộc gọi đi, đến thuê bao di động.
Có rất nhiều chức năng khác nhau đựơc thực hiện tại tổng đầi như: nhận dạng,
mã hoá, chuyển mạch, dịch vụ.
2.Bộ đăng ký thường chú (Home Location Regiter – HLR)
Mỗi nhà khai thác di động đều có cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ thông tin
về tất cả các thuê bao thuộc nhà khai thác đó. Cơ sở dữ liệu này có thể được lưu
trữ một hay nhiều HLR. Thông tin lưu giữ trong cơ sở dữ liệu, ví dụ như: vị trí
cập nhập của thuê bao di động, các dịch vụ theo yêu cầu đăng ký của thuê bao.
HLS có thể là phần tử đứng độc lập trong mạng hoặc có thể kết hợp ngay trong
tổng đài di động MSC.
3. Bộ đăng ký tạm trú ( Visitor Location Register – VLR)
VLR được lắp ngay trong tổng đài MSC và được gọi chung là
MSC/VLR.VLR chứa đựng các thông tin thay đổi về thuê bao di động vãng lai
trong phạm vi phục vụ của vùng dịch vụ MSC/VLR.
4/ Trung tâm nhận thực (Authenticasion Centre – AUC)
Trung tâm nhận thực để đẩm bảo tính bảo mật của dịch vụ, tiếng nói và
số liệu sẽ được mã hoá và kiểm tra nhận dạng thuê bao khi truy cập . Để thực
hiện điều này, các mã khoá bảo mật sẽ được lưu trữ trong AUC và Sim của thuê
13
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
bao di động MS. AUC đựơc cài đặt trong một hay nhiều máy tính PC nối đến
HLR.
5/ Bộ đăng ký nhận dạng thiết bị (Equiment Indentify Register -EIR)
Trong mạng di động GSM có phân biệt giữa thuê bao và máy di động.
AUC kiểm tra việc nhận dạng thuê bao khi truy nhập, còn bộ phận EIR sẽ kiểm
tra việc nhận dạng máy di động để ngăn chặn việc sử dụng máy lấy trộm hoặc
máy không được phép sử dụng. EIR có thể lắp đặt ngay trong tổng đài MSC.
6/ Thiết bị điều khiển trạm gốc( Base Station Controller – BSC)
Thiết bị điều khiển trạm gốc BSC có khối chức năng để điều khiển và
giám sát các BTS và các đường nối vô tuyến trong hệ thống.
7/ Trạm thu phát gốc( Base Transceiver Station – BTS)
Trạm thu phát gốc bao gồm hệ thống Anten, bộ khuyếch đại công suất vô
tuyến và tất cả các thiết bị cần thiết để sử lý tín hiệu số.
8/ Bộ thích ứng tốc độ chuyển đổi mã (transcoding Rate Adaption Unit – TRAU)
TRAU có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu của mạng GSM ( 16 kbit/s và
ngược lại). Đồng thời, nó thực hiện việc chuyển đổi giữa các thuật toán mã hoá
thoại khác nhau ở phần chuyển mạch và phần vô tuyến.
9/ Trung tâm vận hành và bảo dưỡng(Operation Maintenance and Center - OMC)
Trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng lưới hỗ trợ các nhà khai thác
trong việc quản lý thuê bao di động, quản lý mạng lưới vô tuyến,xử lý các cảnh
báo.
10/ Trạm di động(Mobile Station – MS)
Trạm di động SM là thiết bị do khách hàng sử dụng, MS có thể là máy di
động cầm tay, lắp đặt trên ô tô hoặc để bàn.
11/Trung tâm quản lý, tính cước và chăm sóc khách hàng(Administration,
Billing and Customer Care Center – ABC)
14
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trung tâm quản lý và chăm sóc khách hàng hỗ trợ nhà khai thác cài đặt
dịch vụ thuê bao, tính cước và hộ trợ chăm sóc khách hàng như giải quyết khiếu
nại về việc cài đặt dịch vụ, tính cước dịch vụ,....
Ngoài các phần tử cơ bản trên, mạng di động có thể còn có thêm các phần
tử hoặc hệ thống thiết bị khác kết nối mạng nhằm cung cấp cho thuê bao di
động các dịch vụ giá trị gia tăng như hộp thư thoại, nhắn tin, dịch vụ trả tiền
trước, WAP và IN:
- Hệ thống dịch vụ bản tin nhắn SMS
- Hệ thống hộp thư thoại VMS
- Hệ thống dịch vụ Wap
- Hệ thống IN và PPS
Mobile
BTS
Đi
mạng khác
ABC
AUC
HLR
MSC
TRAU
VLR
OMC
VLR
MSC
TRAU
BSC
BSC
BSC
BTS
15
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BTS
Sơ đồ cấu trúc tổng thể mạng GSM
Như vậy, để có được dịch vụ thông tin di động cung cấp cho khách hàng,
doanh nghiệp thông tin di động cần phải đáp ứng được các công việc:
- Đầu tư xây dựng các tổng đài hay còn gọi là các trung tâm chuyển mạch điện
thoại di động.
- Đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm thu phát thông tin di động trong phạm
vi muốn cung cấp dịch vụ.
- Tiến hành kết nối các trạm thu phát với tổng đài chuyển mạch để tạo thành
một mạng lưới thông tin di động hoàn chỉnh thông qua các thiết bị truyền dẫn
đặc chủng (các thiết bị truyền dẫn như Viba, cáp quang,…). Cuối cùng là công
việc vận hành khai thác và bảo dưỡng nó thì mới có khả năng cung cấp được
dịch vụ thông tin an toàn, không bị gián đoạn, chất lượng cao.
5.Cổ phần hóa công ty Thông tin di động
Theo dự kiến, đến giữa năm 2006, MobiFone sẽ trở thành Công ty cổ phần.
Chính phủ đã phê duyệt Công ty nằm trong danh sách 75 doanh nghiệp Nhà
nước được cổ phần hóa, bán đấu giá, niêm yết cổ phiếu ra thị trường chứng
khoán.
16
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sau khi kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ngày 19/05/2005, cho
đến thời điểm hiện nay, VMS vẫn đang cùng với Comvik tiến hành thủ tục
thanh lý hợp đồng. Sau khi hoàn tất thanh lý, việc xác định giá trị tài sản sẽ
thuận lợi hơn. Tiếp đó, cổ phần mạng MobiFone sẽ được bán trên thị trường
chứng khoán, khi ấy, VMS sẽ chính thức hoạt động với tư cách một Công ty cổ
phần.
Hiện nay, Comvik của Thụy Điển và Telenor của Na Uy đều muốn trở thành
cổ đông lớn nhất của VMS. Vướng mắc còn lại là khả năng thanh lý hợp đồng
BCC với đối tác Comvik còn bị kéo dài.
6. Hoạt động Kỹ thuật - Đầu tư – Tin học
Trong ý nghĩ của khách hàng, mạng MobiFone được đánh giá có chất lượng
tốt nhất. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng mạng lưới luôn là ưu tiên hàng đầu
của Công ty. Có xây dựng được hệ thống mạng lưới tốt thì cung ứng dịch vụ
thông tin di động cho khách hàng của Công ty mới được đảm bảo. Các chỉ tiêu
về mạng đều được đưa vào mục tiêu chất lượng của Công ty và được Công ty
hoàn thành xuất sắc trong từng năm.
Trong hoạt động kỹ thuật, tỷ lệ kết nối thành công các cuộc gọi trên mạng
MobiFone luôn đạt mức cao, tỷ lệ rớt mạch vô tuyến luôn đạt mức thấp và hầu
hết đạt kế hoạch đề ra.
Trong tình hình mới, Công ty xác định việc nâng cao chất lượng mạng lưới
phải gắn liền với việc phát triển, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các dịch vụ
cung cấp tới khách hàng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều
hướng theo nhu cầu của thị trường và khách hàng.
Bảng 4: Tỷ lệ kế hoạch và thực hiện kết nối mạng
Chỉ tiêu
KH
2003
TH
2003
KH 2004 TH 2004 KH 2005
TH
2005
Rớt mạch vô
tuyến
1,2% 1,12% <1,2% 1,13% <=1,2% 1,01%
Tỷ lệ thiết lập
cuộc gọi thành
công
98% 98,09% >96% 96,42% >=96,0% 97,14%
17
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Nguồn: Phòng đầu tư kỹ thuật)
Trong các năm từ 2003-2005, mạng lưới của Công ty đã phát triển rất nhanh
và mạnh với 4 tổng đài, 29 BSC mới, 884 trạm BTS. Mạng lưới của Công ty
phủ sóng khắp 64/64 tỉnh thành và cho đến nay, thông qua dịch vụ chuyển vùng
quốc tế vùng phủ sóng của mạng MobiFone đã được mở rộng ra 56 quốc gia và
vùng lãnh thổ với trên 133 mạng trên toàn thế giới.
7. Hoạt động Kế hoạch – Bán hàng và Marketing
Việc chú trọng đến chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá
dịch vụ tiện ích cho khách hàng là điều kiện cần để có một thương hiệu mạnh có
sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Hiện nay, công tác bán hàng của Công ty
được triển khai trên 4 kênh chính với trên 6.000 điểm bán hàng truyền thống
của đại lý trên toàn quốc, tăng trên 1.000 điểm so với năm 2004. Đặc biệt, kênh
phân phối không truyền thống với mục tiêu cung cấp thẻ nạp tiền trả trước cho
khách hàng tiếp tục được mở rộng và tăng cường.
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường tỉnh, từ năm 2004, Công ty đã phát triển
hình thức đại lý chuyên MobiFone với mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ cho khách hàng trả sau và chủ trương xã hội hoá kênh phân phối của
Ngành Bưu điện. Có thể thấy rõ điều này khi đến nay, Công ty đã có trên 500
cửa hàng đại lý chuyên MobiFone đáp ứng các nhu cầu: thanh toán cước, hỗ trợ
các dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng,… Trong thời gian tới, để hỗ trợ hoạt
động kinh doanh tại các tỉnh, Công ty sẽ nâng cấp vai trò cửa hàng giao dịch
thành các chi nhánh hoạt động VMS – MobiFone tại các tỉnh với mục đích hỗ
trợ phát triển kênh phân phối và chăm sóc khách hàng.
Nhằm đa dạng hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ trong năm 2005, Công ty
đã đưa hình thức bán hàng không dùng thẻ - MobiEZ vào hoạt động. Đây là
hình thức bán hàng tiên tiến, thuận tiện đối với khách hàng; đồng thời cũng đưa
VMS thành Công ty đầu tiên cung cấp hình thức bán hàng này tại Việt Nam.
Hiện tại, Công ty đã có 11.000 điểm bán hàng MobiEZ với doanh số bán hàng
18
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trên 2 tỷ đồng/ngày và gần 60.000 giao dịch nạp tiền chiếm gần 40% giao dịch
nạp tiền của khách hàng thuê bao trả trước.
Hoạt động quảng cáo của Công ty ngày càng chú trọng đến việc củng cố và
xây dựng thương hiệu MobiFone. Trong năm 2003, Công ty đã thực hiện 2.000
lượt quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2004 và 2005,
Công ty đã có các chương trình quảng cáo để củng cố hình ảnh riêng và thông
qua quảng cáo, tên tuổi MobiFone đã và đang trở nên quen thuộc hơn và tạo cho
khách hàng ấn tượng dài lâu. Bên cạnh quảng cáo, các chương trình khuyến mại
cũng được Công ty sử dụng khá thường xuyên: mua SimCard giảm giá, tăng
lượng tiền trong tài khoản khi mua thẻ, quà tặng khi dung dịch vụ trả sau,…
Ngoài ra, Công đoàn Công ty cũng phối hợp với bộ phận chuyên môn triển
khai cuộc vận động “Xây dựng văn minh Bưu điện” gắn liền với các nội dung,
tiêu chí xây dựng “Văn hoá MobiFone”, chương trình thi đua: MobiFone, mọi
lúc mọi nơi, tất cả làm việc vì MobiFone, hãy tiến đến tương lai và MobiFone -
vững bước tiên phong, MobiFone - tiếp tục phát triển, hãy sẵn sàng vũ khí để
chinh phục thử thách,… được 100% cán bộ công nhân viên hưởng ứng.
8. Hoạt động Chăm sóc khách hàng
Đầu tư cho mạng lưới, phát triển hoạt động Kế hoạch – Bán hàng và
Marketing nhằm tạo nên sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, đưa sản phẩm đến
với khách hàng, tạo niềm tin và sự yêu thích sử dụng dịch vụ của VMS. Tuy
vậy, để góp phần tạo dựng niềm tin vững chắc hơn, gắn kết khách hàng với
Công ty hơn thì hoạt động Chăm sóc khách hàng của Công ty chiếm một vị trí
không kém phần quan trọng trong Công ty.
Công tác Chăm sóc khách hàng được thực hiện thống nhất trên toàn Công ty
theo các quy trình, quy định phù hợp với tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001-2000, đây là hệ thống mà Công ty đã quyết tâm đã xây dựng
nên và thực hiện triệt để nhằm đảm bảo các tiêu chí về chất lượng sản phẩm
19
SV: Hoàng Thị Như Mây
Lớp: Công nghiệp 45B
19