Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.81 KB, 34 trang )

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG CAO NGẠN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN.
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn (trước đây là nhà máy xi măng Cao
Ngạn) là doanh nghiệp trực thuộc sở xây dựng Thái Nguyên, chuyên sản xuất xi
măng PCB 40 và PCB 25 cung cấp cho một số thị trường.
Nhà máy xi măng Cao Ngạn được thành lập từ ngày 27/05/1969, công ty
cổ phần xi măng Cao Ngạn hiện nay tiền thân là một cơ sở sản xuất thực
nghiệm của Đại học và trung học chuyên nghiệp đóng xã Sơn Cẩm huyện Phú
Lương Thái Nguyên. Năm 1977 do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
xưởng không đáp ứng được nhu cầu thực nghiệm, do máy móc thiết bị, dây
truyền công nghệ lạc hậu, đường sá xa sôi cách trở… Nên trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã bàn giao về Ty xây dựng Bắc Thái quản lý gọi là xí nghiệp xi
măng Sơn Cẩm (sửa đổi là xí nghiệp xi măng Bắc Thái) chuyển giao lại cho tỉnh
Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) mà trực tiếp nhận gồm có:
Một lò nung Clanhke công suất 2500 tấn / năm
Một máy nghiền bi công suất 1.2 tấn / giờ
Ba máy nghiền bi công suất 0.5 tấn / giờ
Quy trình sản xuất xi măng kiểu lò đứng theo phương pháp ướp. Năm
1977-1981 nhà máy được đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tín dụng xây dựng
thêm một máy nghiền công suất 3 tấn/ giờ để nâng cao năng suất và hiệu ứng
kinh tế lúc này là 7500 tấn / năm.
Năm 1981 - 1988 được sự giúp đỡ của các chuyên gia xi măng của Bộ
Xây dựng đã chuyển sang sản xuất xi măng theo kiểu bán khô, sử dụng thẳng
các nguyên liệu như: đá vôi, than, đất sét … Nhưng do nhiều yếu tố như: Khả
năng xây dựng trong tỉnh lúc này chưa cao, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, dây
truyền sản xuất cao, sản lượng chỉ đạt 15 % đến 20 % công suất thiết kế dẫn đến
đời sống người lao động chưa cao.
Ngày 26/10/1988 UBND tỉnh Bắc Thái có quyết định 134/UBQĐ sát
nhập nhà máy xi măng Cao Ngạn vào nhà máy Xi măng Bắc Thái và lấy tên là


nhà máy xi măng Cao Ngạn. Lúc này nhà máy tồn tại hai cơ sở gồm nhà máy xi
măng Cao Ngạn và xưởng Sơn Cẩm. Do nhu cầu ngày càng tăng lên, thị trường
ngày càng khắt khe hơn chính vì vậy chất lượng xi măng cũng phải được nâng
cao hơn để có sức cạnh tranh trên thị trường. Tháng 12/ 1993 được sự chỉ đạo
của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhà máy đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để đầu
tư thêm một dây chuyền sản xuất xi măng tương đối hiện đại với công suất
38.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến tháng 6 năm 1995 nhà
máy có tổng số vốn kinh doanh là 360.674.414 đồng. Nhà máy chuyển sang
công ty cổ phần và hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo giấy phép số
1703000075 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp.
Ngoài việc phát triển quy mô thị trường, công ty đã tích cực sử dụng triệt
để máy móc thiết bị và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo
cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lao động, nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, được thể hiện bằng sự đánh giá của khách hàng, cải
tiến phương thức bán hàng, mở rộng lưới tiêu thụ… với những nỗ lực to lớn và
sự đoàn kết một lòng của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đến nay
công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trên thị trường vật liệu xây dựng.
Tên công ty : Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn
Địa chỉ: Xã Cao Ngạn - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, có trung
tâm giới thiệu giao dịch sản phẩm đóng tại xã Đồng Bẩm và 200 đại lý tiêu thụ
sản phẩm của công ty trong và ngoài tỉnh.
Điện thoại: 0280.720.316
Fax : : 0280.720.316
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
* Chức năng của công ty: Chuyên sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm
xi măng
* Nhiệm vụ:
- Sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Cung ứng vật tư cho các công trình xây dựng: dân dụng, công nghiệp,

giao thông, thuỷ lợi, ...
- Xây dựng và triển khai phương án kinh doanh tăng sản lượng tiêu thụ
- Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng xuất và chất
lượng sản phẩm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện dại hoá đất
nước;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu
trước mắt và lâu dài của công ty;
- Tăng thu nhập cho người lao động.
3. Quy trình công nghệ.
Do đặc thù là sản xuất xi măng nên công ty có quy trình kỹ thuật công
nghệ khép kín từ khâu nhận nguyên liệu, nhiên liệu ban đầu cho đến khi kết
thúc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Chính vì vậy, quy trình công nghệ của
công ty có tính nguyên tắc và tổ chức chặt chẽ theo một dây truyền công nghệ
tương đối hoàn chỉnh, đòi hỏi trình độ và khả năng nhất định. Công ty đã đầu tư
đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, lành nghề để
vận hành sản xuất trong từng công đoạn của dây truyền công nghệ… Đội ngũ
kỹ thuật được đào tạo tại khoa Silicat Đại học Bách khoa Hà Nội để chỉ đạo sản
xuất.
Về quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty hết sức nghiêm
ngặt do đó đòi hỏi công ty khi sản xuất phải luôn làm việc ba ca liên tục, sản
xuất 24/24 giờ trong một ngày. Chính điều đó luôn ràng buộc người công nhân
trong công ty phải vận hành đúng thao tác công nghệ đảm bảo quy phạm kỹ
thuật sản xuất như: Cân, đong, đo, đếm đúng và đủ mọi thành phần trong đơn
phối liệu và những quản lý về kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo cho sản xuất ra
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Để phục vụ tốt cho công tác quản lý nói chung và quản lý kỹ thuật nói
riêng. Ngay từ khâu đầu tiên, các nguyên liệu đầu vào được tuyển chọn, kiểm
tra, giám sát chặt chẽ trước khi nhập kho và phải đảm bảo tốt tính chất hoá, lý
theo yêu cầu sản xuất không cho phép nhập bừa nhập ẩu nguyên liệu. Công ty
đã đầu tư thiết bị một cách đồng bộ từ hệ thống phòng phân tích thành hoá lý

của nguyên liệu nhập kho cũng như của sản phẩm xuất kho một cách đầy đủ.
Rồi đến các hệ thống nghiền liệu, hệ thống nghiền xi, đóng bao… Hệ thống
điện luôn đảm bảo phục vụ tốt công tác sản xuất được bố trí nghiêm ngặt, an
toàn và hợp lý. Được thể hiện qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của
công ty.
Đất sét
Phụ gia công nghệ
TThan
TThan
han
Than
HanTHTh
Đá vôi
Nhập kho
Đập hàm
Đập búa
Kho xi lô
Định lượng
Tuyển
Phơi sấy
Xi lô chứa
Đập
Định lượng
Tuyển
Phơi sấy
Định lượng
Nhập kho
Kiểm tra
Ph¬i sÊy
Xi lô chứa

Định lượng
Máy nghiền bi
Đá vôi
Xi lô chứa
Nung luyện
đập
Máy nghiền bi
Xi lô chứa
Đóng bao
Thạch cao và phụ gia hoạt tính
Đập
hoo chøa
Định lượng
Xi lô chứa vê viên
Nước
Kho thành phẩm
Nguồn: [3]
4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.
Mô hình tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, bộ máy
quản lý được biên chế tương đối gọn nhẹ
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc kỹ thuật
Phó Tổng giám đốc kinh doanh
Phòng kế hoạch vật tư và vận t¶i
Phòng tổ chức hành chÝnh
Phòng tài vụ
Phòng kinh doanh thÞ trêng
Xí nghiệp cơ điện và dịch vụ
Xí nghiệp
Sản xuất

Clanhke
Xí nghiệp nghiền xi măng
Xí nghiệp phụ gia và VLXD
Phòng
cung ứng
n«ng th«n
Phòng
kỹthuật
và ban
ISO
Nguồn: [3]
Người đứng đầu Công ty là ban Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám
đốc có hai phó Tổng giám đốc phục trách kinh doanh và phụ trách kỹ thuật.
- Tổng giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về công ty
và là người phụ trách, điều hành chung công việc của toàn công ty. Ngoài ra sẽ
chủ trì trực tiếp các công việc sau.
+ Phê duyệt kế hoạch sản xuất tiêu thụ từng tháng, quý, năm;
+ Phê duyệt và công bố chính sách chất lượng;
+ Phê duyệt các nhà cung ứng vật tư thiết bị, nguyên vật liệu;
+ Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng;
+Bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp;
+ Đảm đảm cho việc in ấn tài liệu, ban hành hồ sơ, tài liệu.
- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh.
+ Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm.
+ Xem xét nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trường.
+ Tổ chức nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ bán hàng.
+ Ký duyệt các hợp đồng tiêu thụ do giám đốc uỷ quyền.
+ Xem xét về giá cả bán hàng.
+Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng tiêu thụ.
+ Chỉ đạo giải quyết những khiếu lại của khách hàng về số lượng, giá cả

và dịch vụ.
+ Tổng hợp thị phần ở từng thị trường.
+ Lập kế hoạch phát triển thị trường.
- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất.
+ Tiếp nhận và xem xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất chỉ
đạo công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào.
+ Theo dõi sản xuất hàng ngày tại các xí nghiệp.
+Thực hiện chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phòng kỹ thuật-
KCS và các phân xưởng sản xuất.
+ Ký hợp đồng mua vật tư do giám đốc uỷ quyền.
+ Trực tiếp chỉ đạo việc phân phối, lưu trữ và kiểm soát tài liệu hồ sơ
trong hệ thống chất lượng.
+ Ký duyệt các biện pháp an toàn trong sản xuất.
+ Ký duyệt cấp phát và sử dụng vật tư cho sản xuất của các xí nghiệp.
+ Chỉ đạo việc ban hành các tài liệu về công tác quản lý chất lượng.
+ Kiểm tra việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
+ Xem xét các hoạt động của hệ thống chất lượng.
+ Điều phối mọi hoạt động của các đơn vị liên quan trong nhà máy để đạt
được mục tiêu chất lượng.
+ Liên hệ với các cơ quan tổ chức tư vấn để thiết lập và chứng nhận hệ
thống QLCL.
+ Báo cáo giám đốc về kết quả hoạt động của HTQLCL và mọi nhu cầu
cải tiến.
+ Soát xét các quy trình biểu mẫu đối chiếu với sổ sách đang áp dụng tại
đơn vị có gì bất cập thì đề nghị xem xét và sử lý.
+ Dự thảo lịch đánh giá, chương trình đánh giá, kế hoạch đánh giá trình
QMR phê duyệt. Tổng hợp các báo cáo đánh giá cho QMR.
+ Giúp QMR giám sát kết quả thực hiện các hành động khắc phục của

đơn vị
+ Tổng hợp các biểu đồ áp dụng kỹ thuật thống kê của phòng kỹ thuật ý
kiến khách hàng và kỹ thuật thống kê của phòng kinh doanh.
Ngoài Ban giám đốc, Công ty được chia ra thành các phòng ban chức
năng và nghiệp vụ thực hiện từng hoạt động kinh doanh bao gồm các phòng ban
sau:
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc về
công tác quản lý, lao động tiền lương, tiền thưởng, công tác thi đua khen
thưởng, thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời phối hợp các phòng ban
khác xây dựng nội quy nếp sống của công ty.
- Phòng kế hạch vật tư và vận tải: có nhiệm vụ lập kế hoạch tháng, quý,
năm về vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm cung
ứng toàn bộ vật tư, nhiên nguyên liệu cho sản xuất. Đảm bảo điều xe đúng tiến độ
- Phòng kỹ thuật hoá nghiệm và ban ISO: phụ trách về chất lượng sản
phẩm, có nhiệm vụ xây dựng định mức kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh
doanh kiểm nghiệm toàn bộ bán thành phẩm và thành phẩm.
- Phòng tài vụ: tổ chức thực hiện chế độ tài chính kế toán, pháp lệnh
thống kê đối với doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính,
công tác quản lý và kinh doanh, cung cấp thông tin và lập các báo cáo tài chính
trình Tổng giám đốc và cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp trên.
- Phòng kinh doanh và thị trường: Là phòng có trách nhiệm nắm bắt
nhu cầu của thị trường, dự toán nhu cầu tiêu thụ xi măng của các đại lý để có cơ
sở lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị
trường để đáp ứng kịp thời lưu thông hàng hoá trên thị trường.
- Phòng cung ứng nông thôn: có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu về xi
măng của bộ phận nông thôn (hệ thống kênh mương), dự đoán nhu cầu tiêu thụ
xi măng của bộ phận nông thôn để lập kế hoạch tiêu thụ, mở rộng thị trường
nông thôn. Ngoài ra công ty có bốn phân xưởng có nhiệm vụ chấp hành mọi nội
quy, quy phạm trong sản xuất. Hoàn thành đúng chỉ tiêu được giao đảm bảo
công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động, sản xuất theo đúng tiến độ và

yêu cầu đặt ra.
Ngoài các hệ thống phòng ban Công ty còn có 4 xí nghiệp: Xí nghiệp cơ
điện, Xí nghiệp sản xuất Clanhke, Xí nghiệp nghiền xi, Xí nghiệp phụ gia và vật
liệu xây dựng.
Hệ thống chỉ huy sản xuất được triển khai thẳng từ Tổng giám đốc đến
các Xí nghiệp sản xuất do Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật là trưởng điều
độ trực tiếp điều hành và quản lý kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bộ
máy quản lý bao gồm hệ thống phòng nghiệp vụ giúp việc cho ban giám đốc
trong công tác tổ chức hạch toán trên cơ sở chính sách của công ty hiện hành và
thực tiễn của công ty để Tổng giám đốc có biện pháp tổ chức, đạt hiệu quả cao.
Ở các phân xưởng sản xuất mỗi xí nghiệp có một người chịu trách nhiệm
chung và có hệ thống giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp và trong các xí nghiệp
được chia ra nhiều đội, mỗi đội là Đội trưởng sản xuất và chịu sự phân công
của Giám đốc xí nghiệp.
5. Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn
Công ty xác định rõ nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng trong
sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty đã sử dụng số lượng công nhân viên và
phân công, bố trí lao động hợp lý nhằm tăng năng xuất lao động hạ giá thành
sản phẩm. Do đặc thù là doanh nghiệp quốc doanh cho nên ngoài mục tiêu lợi
nhuận thì yếu tố tạo công ăn việc làm và ổng định chính trị, nâng cao thu nhập
cũng được quan tâm đúng mức.
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
SL TL SL TL SL TL
Người (%) Người (%) Người (%)
Tổng số LĐ 428 100 481 100 411 100
I.Chia theo thời hạn HĐ
- HĐ dài hạn 383 89,5 444 92,3 395 96,1
- HĐ ngắn hạn 45 10,5 37 7,7 16 3,9
II.Chia theo TC LĐ

- LĐ trực tiếp 308 72,0 358 74,4 269 65,5
- LĐ gián tiếp 120 28,0 123 25,6 126 34,5
III.Chia theo trình độ
- Trình độ ĐH 17 4,0 21 4,4 23 5,6
- Trình độ CĐ 8 1,9 11 2,3 10 2,4
- Trình độ TC 32 7,5 35 7,3 31 7,5
- CN và LĐ phổ thông 371 86,6 414 86,0 347 84,5
Nguồn: [3] và [4]
Qua bảng trên ta thấy:
Nếu chia lao động của công ty theo tiêu chí tính chất công việc: Lao động
trực tiếp và lao động gián tiếp.
- Trong số 428 lao động của công ty năm 2004 thì có 308 lao động sản
xuất trực tiếp chiếm 72% tổng số lao động của công ty số còn lại là 120 lao
động sản xuất gián tiếp chiếm 28% tổng số lao động như vậy tỷ lệ giữa lao động
sản xuất trực tiếp và lao động sản xuất gián tiếp là 2,5:1. Tỷ lệ này tương đối
cao như đối công ty sản xuất như Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn.
- Trong năm 2005, số lượng lao động của công ty có sự biến động tổng
số lao động là 481 người trong đó lao động sản xuất trực tiếp là
358 người chiếm 74,4 % tổng số lao động, số lao động sản xuất gián tiếp là 123
người chiến 25,6%. Tỷ lệ giữa lao động sản xuất trực tiếp và lao động gián tiếp
là 3:1, như vậy là tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp đã có sự
thay đổi.
- Trong năm 2006 tỷ lệ giữa lao động sản xuất trực tiếp và gián tiếp là
2:1, đây là con số rất đáng quan tâm với một doanh nghiệp sản xuất. Công ty
nên tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (chỉ
có lao động sản xuất trực tiếp mới tạo ra được giá trị gia tăng cho sản phẩm, lao
động gián tiếp góp phần thực hiện giá trị sản phẩm). Nguồn [4]

×