Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NHNo PTNT TỈNH HOÀ BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.03 KB, 19 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NHNo PTNT TỈNH
HOÀ BÌNH
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HOÀ BÌNH TỪ NAY ĐẾN
NĂM 2005 VÀ MỐI QUAN HÊ VỚI “XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO”:
1. Định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xoá đói giảm nghèo
giai đoạn 2000 - 2005:
1.1. Định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội:
Do xuất phát điểm cho sự phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình thấp,
nên cần phấn đấu để có tốc độ cao hơn tránh tụt hậu so với các tỉnh miền núi phía
Bắc và tạo điều kiện sau một số năm đạt ngang với tốc độ phát triển chung của
toàn quốc. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chương
trình xoá đói giảm nghèo được xác định như sau:
Một là: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là việc làm thiết thực góp phần đưa
nông nghiệp tiến nhanh và vững chắc, tạo tiền đề để phát triển công nghiệp chế
biến, áp dụng công nghệ sinh học và đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất, chế biến... Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch đất đai trên địa
bàn tỉnh để xác định từng vùng trồng cây gì, nuôi con gì cho thích hợp. Xác
định các vùng chuyên canh, vùng kinh tế và có hướng tiêu thụ sản phẩm. Có chủ
trương, chính sách và biện pháp thích hợp đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
tạo điều kiện để các vùng đó phát triển, xoá đói giảm nghèo.
Hai là: Xây dựng các mô hình kinh tế hộ cho phù hợp với cơ chế mới, khuyến
khích kinh tế hộ phát triển theo mô hình V.A.C, mô hình trang trại nông - lâm kết
hợp. Đổi mới các hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của
Đảng: “Đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến
cao, triển khai thực hiện luật hợp tác xã”. Mục tiêu chủ yếu của hợp tác xã giai
đoạn đầu là làm dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển như cây, con giống, hướng dẫn
sản xuất, giải quyết đầu ra. Sự phát triển của kinh tế hộ theo quy hoạch sẽ tạo cơ sở
hình thành các vùng nguyên liệu lớn, tập trung phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Thực tế cho thấy, nếu thiếu người hướng dẫn sản xuất (hợp tác xã) thì


kinh tế hộ dễ phát triển theo hướng phân tán, manh mún, tự cấp, tự túc.
Ba là: Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gắn với vùng nguyên
liệu, xây dựng các xí nghiệp quy mô nhỏ và vừa, nhằm khai thác tiềm năng kinh tế
trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của vùng kinh tế mà xây dựng các
loại hình xí nghiệp cho phù hợp với thực tế của địa phương. Muốn cạnh tranh được
trên thị trường thì công nghệ phải tiên tiến, mẫu mã bao bì phải đẹp, hấp dẫn được
người tiêu dùng. Cho nên, việc mở rộng các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh phải tính toán kỹ cả hiệu quả kinh tế và xã hội. Việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng hình thành các vùng kinh tế là tiền đề cho việc xây dựng các nhà máy chế
biến, đáp ứng từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Về tiểu thủ công
nghiệp, cần đẩy mạnh việc phát triển ngành nghề để khai thác nguyên liệu sẵn có
trên địa bàn. Từng bước xây dựng và khôi phục lại các làng nghề truyền thống mây
tre đan, dệt thổ cẩm, chế biến nông - lâm sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Để
có được làng nghề, cần có thời gian và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng
cao tay nghề, có chính sách kinh tế thực sự khuyến khích người lao động, coi trọng
sử dụng các nghệ nhân “bàn tay vàng” tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ
cao và giá trị xuất khẩu lớn.
Bốn là: Mở rộng dịch vụ du lịch trên địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách.
Hoà Bình có nhiều danh lam thắng cảnh, có tiềm năng du lịch lớn và có nền văn
hoá dân tộc cổ truyền phong phú nhưng chưa được khai thác và đầu tư thích
đáng. Du khách đến từ nhiều nơi thường lên thăm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
xem văn hoá Mường, Thái và các dân tộc khác. Khách đến đông nhưng dừng
chân nghỉ lại Hoà Bình còn ít vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Những khách sạn ở Hoà
Bình chưa hấp dẫn du khách vì trang thiết bị và các dịch vụ chưa đồng bộ. Muốn
đáp ứng dược yêu cầu của du khách trong điều kiện hiện nay, các khách sạn của
Hoà Bình cần được nâng cấp. Mặt khác, việc xây dựng làng du lịch nhà sàn, làng
văn hoá, du lịch sinh thái cũng cần được phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng của
du khách trong và ngoài nước.
Năm là: Coi trọng công tác giao đất, giao rừng, khoán rừng, bảo vệ rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ trên địa ban tỉnh, hoàn chỉnh xong việc cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất cho nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch, trồng mới, bảo vệ và
tu bổ ba loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và có biện pháp
quản lý và sử dụng hợp lý. Xây dựng mô hình kinh tế gia đình theo hướng nông -
lâm kết hợp, hình thành các chủ trang trại lớn làm giàu cho gia đình và xã hội bằng
chính nghề rừng.
Sáu là: Coi trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phấn đấu 100% xã có
đường ô tô đến xã, xây dựng lưới điện, nước sạch, trường, trạm, chợ, các “cụm
xã”, các trung tâm kinh tế. Mặt khác, coi trọng bố trí gọn các khu dân cư quá phân
tán để quy hoạch vùng kinh tế, sử dụng cơ sở hạ tầng nhằm không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Bảy là: Tăng cường công tác xây dựng Đảng và đào tạo đội ngũ cán bộ, đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Muốn thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội
do Đại hội lần thứ VII Đảng bộ tỉnh đề ra, cần thực hiện nhiệm vụ then chốt là đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ ở địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ nắm được khoa học công
nghệ, đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, khắc phục tình trạng đội ngũ
cán bộ xã, thôn bản yếu kém. Đào tạo các trí thức người dân tộc phục vụ ngay trên
địa bàn là hiệu quả nhất, có tính bền vững nhất. Muốn vậy, cần phải mở thêm các
trường dân tộc nội trú để đào tạo con em các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Đây chính là nguồn bổ xung cán bộ trực tiếp cho các vùng này.
1.2. Mục tiêu của chương trình xoá đói giảm nghèo:
a. Chủ trương - phương hướng:
Tiếp tục làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp uỷ, Chính quyền
và các tổ chức đoàn thể cũng như nhân dân các dân tộc trong tỉnh về chủ trương
XĐGN của Đảng và Nhà nước. XĐGN là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và
của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, cộng đồng.
XĐGN đòi hỏi phải phát triển về nguồn lực, tạo vốn, tạo tư liệu sản xuất đào
tạo đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN có đủ trình độ khoa học kỹ thuật để có đủ
điều kiện, khả năng chuyển giao công nghệ khoa học cho những hộ đói nghèo tăng
cường khả năng sản xuất và kiến thức làm ăn.

- Ưu tiên các nguồn lực về XĐGN cho các hộ đói nghèo ở vùng cao, vùng sâu
đặc biệt là các hộ nghèo thuộc diện chính sách.
- Các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể phải xây dựng nội dung
chương trình XĐGN cho cấp mình, ngành mình và có kế hoạch triển khai thực
hiện các mục tiêu đề ra.
- Phải lồng ghép chặt chẽ giữa chương trình XĐGN với các chương trình kinh
tế - xã hội khác, có sự chỉ đạo thống nhất thông qua hệ thống tổ chức của Ban chỉ
đạo XĐGN từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn một cách cụ thể.
- Xây dựng mô hình huyện, xã, thôn, hộ gia đình làm công tác XĐGN để từ
đó rút kinh nghiệm nhân diện rộng.
b. Chỉ tiêu:
- Không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10% vào năm 2005.
- Mỗi năm mỗi huyện giảm từ 1 đến 2 xã nghèo. Phấn đấu đến hết năm 2005
xóa xong xã nghèo.
- Tỷ trọng cơ cấu kinh tế đến năm 2005 theo xu thế: Nông, lâm, ngư nghiệp:
44 - 46%; xây dựng cơ bản: 22 - 23%; các ngành dịch vụ: 32 - 33%.
2. Định hướng hoạt động tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Hoà Bình nhằm thực hiên mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo giai
đoạn 2001:
2.1. Đối với cho vay hộ sản xuất:
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo do Đảng và
Nhà nước đề ra, ngành Ngân hàng nói chung đóng một vị trí quan trọng trong việc
giải quyết vấn đề này. Với mục tiêu đề ra của tỉnh, Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Hoà Bình cần có những định hướng cụ thể sau:
* Định huớng:
Một là: Huy động mọi nguồn tiền tệ nhàn rỗi để đầu tư cho hộ sản xuất nói
chung và hộ nghèo nói riêng.
Hai là: Ưu tiên vốn cho vay cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,
vùng chuyên canh tập trung, chú trọng cho vay các đối tượng khác. Đồng thời cho
vay khôi phục và mở rộng các ngành nghề thủ công, mây tre đan, dệt thổ cẩm có

tính chất hàng hoá. Cho vay để khôi phục một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế
trước đây như mía tím, đậu tương, lạc... ở một số vùng thuận lợi.
Ba là: Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
Bốn là: Khuyến khích đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế
hợp tác...
Năm là: Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra,
phúc tra ở các Ngân hàng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế
những tồn tại mới phát sinh.
*Mục tiêu:
- Nguồn vốn tăng trưởng 20 - 25%.
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất và hợp tác xã tăng 20%.
- Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn chiếm 45% tổng dư nợ.
- Thực hiện tốt việc cho vay từ nguồn vốn của các dự án tài trợ của nước
ngoài và làm dịch vụ tốt cho NHNg.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
2.2. Định hướng trong hoạt động của NH phục vụ người nghèo:
Một là: Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức NHNg từ tỉnh
xuống huyện.
Hai là: Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của Trung ương để cho
vay hộ nghèo trên địa bàn, chú trọng đầu tư cho các hộ nghèo vùng cao, dân tộc ít
người và hộ chính sách. Phấn đấu 100% số hộ nghèo được vay vốn NHNg, nâng
mức dư nợ bình quân 1 hộ lên 3 triệu đồng. Từ dó khơi tăng nguồn vốn tại địa
phương, tránh sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của Trung ương.
Ba là: Phối kết hợp với các ban ngành có liên quan điều tra, phân loại hộ
nghèo để có hướng đầu tư hợp lý, giúp hộ nghèo vươn lên.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NHNo & PTNT TỈNH HOÀ BÌNH
1. Giải pháp trực tiếp
1.1. Vấn đề nguồn vốn
Nguồn vốn là nguyên liệu “đầu vào”, là hoạt động thường xuyên, liên tục của

hệ thống Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng
trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh một khi Ngân hàng thực
hiện tốt chức năng huy động vốn của mình. Đặc biệt hơn, hiện nay Chính phủ đã
cho phép Tổng công ty Bưu chính viễn thông được thực hiện dịch vụ tiết kiệm bưu
điện để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển dưới hình thức có kỳ hạn và không kỳ
hạn. Đây là một đối thủ cạnh tranh “nặng ký” của ngành Ngân hàng đặc biệt là đối
với NHNo & PTNT. Bởi vậy, đòi hỏi NHNo & PTNT phải đề ra được những đối
sách hữu hiệu:
Một là: Luôn có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt.
Lãi suất là yếu tố quan trọng giúp các Ngân hàng hấp dẫn được khách hàng
đến gửi tiền. Bởi vì, người gửi có tiền muốn đem tiền gửi Ngân hàng, trước tiên họ
sẽ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi
cũng như các dịch vụ tiện ích mà họ được hưởng.
Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động cạnh tranh, các Ngân hàng phải thường
xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên cùng địa bàn hoạt động để
có quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nước, bởi vì trên
thực tế, Kho bạc thường phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của
Ngân hàng thường mại (do Kho bạc không bị khống chế ở “trần” lãi suất). Hơn
nữa, trên cùng địa bàn, các Ngân hàng thương mại cũng có cơ chế lãi suất khác
nhau do chi phí cho hoạt động huy động vốn khác nhau. Thực tế, hoạt động của
NHNo & PTNT chứa đựng rất nhiều rủi ro, chi phí cho hoạt động huy động cũng
như cho vay lớn hơn nhiều so với hoạt động của các Ngân hàng thương mại khác.
Do đó, để có thể điều chỉnh lãi suất huy động ngang bằng với các lãi suất huy động
của các Ngân hàng thương mại khác buộc các NHNo phải tính toán, cân nhắc kỹ
lưỡng và phấn đấu giảm thiểu mọi khoản chí phí khác.
Hai là: Phải đa dạng các kỳ hạn gửi tiền gửi tiền với nhiều mức lãi suất khác
nhau theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao:
Các nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành của người dân rất đa dạng, nếu Ngân
hàng chỉ huy động các kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng... như hiện nay, thì với những

khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng tiền “không khớp” với kỳ hạn huy dộng của
Ngân hàng sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, việc đa dạng
hoá các kỳ hạn gửi tiền sẽ làm cho công việc giao dịch,quản lý, lưu trữ hồ sơ của
Ngân hàng có phần vất vả hơn nhưng không phải là không thực hiện được.
Ba là: Cần đa dạng các hình thức trá lãi và hình thức thanh toán.
Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, có người
vì an toàn, có người vì mục đích hưởng lãi hàng tháng, có người dư dật gửi tiền để
đồng tiền ngày càng sinh sôi nẩy nở... Vì thế, cách trả lãi của Ngân hàng cũng nên
sao cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng. Hiện nay, đa số các Ngân hàng áp
dụng hai hình thức trả lãi là trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ. Lý do là để đơn giản cho
công tác huy động vốn, ổn định được vốn hoạt động, dễ cân đối kế hoạch huy động

×