Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.81 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC TỐT MỘT TIẾT NGỮ VĂN
TRONG TRƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
------
PHẦN I:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tri thức nhân loại vô cùng phong phú và không ngừng biến đổi theo thời gian,
nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ thông tin. Khi khoa
học đang có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật
trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy không có con đường nào khác
ngoài học tập. Lê Nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” học không chỉ trên tài liệu mà
phải còn học ngay cả trong đời sống hàng ngày. Trong báo cáo của đại hôi Đảng lần
thứ IX trong phần nói về giáo dục đào tạo thì tầm quan trọng của việc tự học cũng
được nêu lên như sau: “Phát huy tư duy khoa học sáng tạo năng lực tự nghiên cứu của
học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn tay nghề…” đây
là một yêu cầu mà rất nhiều giáo viên có tâm huyết luôn trăn trở và quan tâm.
- Vậy là thế nào để học sinh có ý thức học tập và học tốt môn Ngữ văn và đặc
biệt ở một số tiết Ngữ văn có hiệu quả? Có thể nói trong những năm gần đây, đặc biệt
là từ khi thay đổi chương trình SGK lớp 6-7-8 và 9, bộ môn Ngữ văn đã đổi mới nhiều
trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Bộ môn Ngữ văn, từ xưa đến nay đối với
học sinh đây là một môn khó học và có tầm quan trọng so với các bộ môn khác như:
Toán, Lý, Hoá, Anh văn… nhưng ít nhiều trong suy nghĩ của các em, bộ môn ngữ văn
không quan trọng như một số bộ môn tự nhiên. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu, học
môn Ngữ Văn đạt kết quả tốt. Và từ việc học tốt, các em sẽ thích và say mê văn học
nhiều hơn.
- Từ những suy nghĩ, băn khoăn trên, tôi nghĩ làm thế nào để chọn cho mình
phương pháp dạy thích hợp nhằm giúp học sinh tự chuẩn bị bài học ở nhà thật tốt trước
khi đến lớp và thực hành vào một tiết học. Đối tượng đề tài mà tôi nghiên cứu quan
tâm và thấy phù hợp để giúp học sinh trong việc tự chuẩn bị học trong chương trình
Ngữ văn 7 đó là:


“ Một vài biện pháp giúp học sinh học tự học tốt một tiết ngữ văn trong chương trình
ngữ văn 7”
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TRONG MỘT
TIẾT NGỮ VĂN.
- Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn
hoá…. Các phương tiện thông tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng như
Internet, điện tử, truyền thông … . Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng phát triển

1
văn minh và tiến bộ hơn. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo một thực trạng
mà chúng ta, người giáo viên cần phải quan tâm đó là sự lơ là, ham chơi, bỏ học của
một số học sinh. Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên luôn tiếp xúc với nhiều
đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB thậm chí có cả yếu kém). Số có chuẩn bị
bài , có làm bài ở nhà, có học bài chiếm số ít khoảng 20%, số học sinh không chuẩn bị
bài, lười làm bài tập hoặc chỉ làm và học bài với hình thức đối phó với thầy cô. Số này
chiếm khá đông khoảng 50%, còn lại 30% số học sinh không chuẩn bị gì cả.
- Trên lớp trong một tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một
cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu
cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ
động, nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài
giảng, còn lơ là trong tiết học hoặc nói chuyện riêng…
- Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào tài liêu hay làm
theo một cách máy móc. Như vậy thường lạc đề hoặc không trình bày đúng nội dung
yêu cầu. Trong một tiết học nhiều học sinh không thể tóm tắt hoặc
trình bày lại nội dung chính của bài học, từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản,
buông xuôi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến
việc học tập.
- Trước tình học tập như trên, thầy cô giáo phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra các
biện pháp có hiệu quả trong giáo dục và đào tạo học sinh. Đây cũng là lý do để tôi viết
đề tài này. Qua đề tài này mong rằng với những gì trong thực tế giảng dạy của mình,

làm thế nào góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc
học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng.
- Qua nghiên cứu, tôi nghĩ rằng đó cũng là điều kiện để học sinh yêu thích môn
học, biết việc học tập là cần thiết, nhất là đối với những học sinh có học lực TB đặc
biệt là học sinh yếu, kém. Từ đó giúp các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng
động. chủ động chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra
những tri thức mới cho mình.

2
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Trong chương trình dạy học hiện nay, đặc biệt là chương trình SGK Ngữ văn
đã có nhiều thay đổi được biên soạn theo hướng tích hợp 3 phân môn Văn- Tiếng Việt-
Tập làm văn, có nhiều kiến thức mới và hơi khó so với học sinh đặc biệt là học sinh
vùng nông thôn. Vì vậy giáo viên phải biết quan tâm khai thác những vốn sống phong
phú, tư tưởng tích cực của học sinh và người giáo viên phải giúp các em nhận rõ được
những yếu tố quyết định cho sự thành công đó là tự rèn luyện chính bản thân mình.
- Các em cần thấy được thái độ học tập tích cực, đặt mục tiêu vào vấn đề học
tập, nhận rõ tầm quan trọng của việc tự học, sự kiên nhẫn, tự tin vào sự thành công.
Muốn tự học ở mọi nơi, mọi lúc với mọi người trong mọi lĩnh vực, các em cần có một
thái độ học tập nghiêm túc và đặc biệt phải có sự đam mê. Nhưng tự học không thể tự
phát huy tuỳ tiện và muốn học thế nào cũng được. Nó cần phải có cách thức, phương
pháp tự học sao cho hợp lý, phù hợp với chính bản thân như: phải căn cứ vào ưu điểm
trong quá trình nhận thức và hoàn cảnh của bản thân để áp dụng nguyên tắc chung nhất
là phải tìm hiểu, nắm vững được những đặc trưng yêu cầu cơ bản của các văn bản
trong chương trình Ngữ văn. Phải xác định được các loại bài, mối quan hệ giữa 3 phân
môn (Văn - Tiếng Việt - Tập Làm Văn).
Như vậy để hướng dẫn học sinh tự học trước, trong tiết học Ngữ văn giáo viên
cần hướng dẫn học sinh theo các bước cơ bản sau:
I. ĐỐI TƯỢNG :

Với học sinh giỏi, khá tiến hành cách tự học không khó. Nhưng đối với những
học sinh trung bình, yếu, kém giáo viên cần cụ thể thời gian học tập ở nhà để tạo cho
học sinh nề nếp, ý thức tự giác học tập.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Làm bài tập ở nhà.
1.1 Phần văn
Giáo viên cho học sinh về nhà làm bài tập và soạn, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở
phần Đọc – Tìm hiểu văn bản
- Đây là một khâu khá quan trọng trong vấn đề rèn luyện ý thức tự học của học
sinh. Vì hầu như trong quá trình dạy giáo viên chưa chuẩn bị khâu này, việc Đọc- tìm
hiểu văn bản trước khi đến lớp giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài
mới. Không những vậy còn giúp cho giáo viên trong quá trình dạy học tốt hơn. Khi
học sinh có sự chuẩn bị tốt về bài mới thì chất lượng bài giảng và tiết học, luyện tập ở
trên lớp sẽ trôi chảy hơn. Cả thầy và trò đều phấn khởi, học sinh hiểu bài tiết học sinh
động và cởi mở. Để thực hiện tốt học sinh phải chuẩn bị cho mình một thời gian hợp lý
và ý thức học tập còn giáo viên cần hướng dẫn bài, cách học cụ thể.

3
- Ở phần Đọc – Tìm hiểu văn bản giáo viên có thể gợi ý cho học sinh về nhà
soạn, trả lời câu hỏi theo SGK.
Ví dụ: Bài 2 “Cuộc chia tay của những con búp bê” SGK Ngữ Văn 7 trang
26-27.
GV gợi ý giúp học sinh nắm được ý.
Câu 1:
+ Về ngôi kể. (ngôi thứ mấy?)
+ Tên của truyện và ý nghĩa của tên truyện? (Búp bê có chia tay không? Vì sao
chúng phải chia tay, búp bê có lỗi gì mà phải chia tay?)
Từ những câu hỏi đơn giản đến những câu hỏi phải có sự tư duy:
Câu 5:
+ Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cho cô giáo bàng

hoàng và chi tiết nào khiến cho em cảm động nhất? vì sao?
Hoặc Câu 6:
+ Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại
“kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh
vật”.
Câu hỏi này buộc học sinh phải suy luận thì mới thấy được nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật của tác giả và sẽ trả lời câu hỏi.
+ Hai anh em Thành và thuỷ chịu đựng sự mất mát lớn như thế mà cảnh vật
vẫn diễn ra bình thường?
+ Tại sao Thành lại ngạc nhiên? Nói lên điều gì?
Nếu không có sự chuẩn bị tốt ở nhà học sinh sẽ khó trả lời, dẫn đến mất thời
gian, buổi học trùng xuống. Học sinh sẽ cảm thấy tiết học nặng nề.
1.2 Phần Tiếng việt
Ơ phần này chủ yếu là cho bài tập học sinh về nhà tự làm theo sự hướng dẫn của
giáo viên.
Khi dạy đến tiết 69 (Tiếng Việt) Ôn tập Tiếng Việt. Nội dung của bài học rất
dài, nếu học sinh không chuẩn bị ở nhà thì các câu hỏi không có thể giải quyết hết trên
lớp. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và chuẩn bị trước ở nhà một
số nội dung câu hỏi trả lời.
Ví dụ:
Câu hỏi 2 SGK trang 184
Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa, chức năng.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà lập bảng như sau:
Từ loại
Ýnghĩa, chức năng
Danh Từ, Động Từ,
Tính Từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa Biểu thị người, sự vật Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng Có khả năng làm thành

phần của cụm từ hoặc câu
Liên kết các thành phần câu
của cum từ.

4
Câu hỏi 3: Sách giáo khoa trang 184, giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa
các yếu tố Hán việt đã học
Ví dụ:
Bạch (Bạch cầu) Trắng
Bán (Tượng bán thân) Bức tượng nửa người.
Thiên (Thiên niên kỷ) Một ngàn năm.
Thư (Thư viện) Nơi tàng trữ sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc.
Tiếu (Tiếu lâm) Truyện cười.
……………
Như vậy khi đến lớp chuẩn bị tiết học, học sinh đã có những kiến thức tự trang
bị cho mình nhằm thực hiện tốt một buổi học, tránh thụ động trong quá trình học. Giáo
viên hướng dẫn cụ thể học sinh tự soạn bài, tự thân giải quyết được bài tập, soạn được
bài học một cách rõ ràng, có chất lượng. Từ đó học sinh cảm thấy hứng thú với môn
học hơn.
- Ngược lại giáo viên cuối tiết chỉ căn dặn( các em về nhà soạn bài……, SGK
trang…….,) hoặc (các em về nhà làm bài tập…., SGK trang….,) thì học sinh về nhà
cũng làm, nhưng có một số em sẽ không biết làm, không biết soạn thế nào cho đạt yêu
cầu. Từ đó dẫn đến chán nản và học cho có lệ, đối phó.
1.3 Phần Tập làm Văn
- Khi học các bài (Luyện nói) giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
sẵn có ở nhà một cách đầy đủ các nội dung:
Ví dụ:
Tuần 10 bài 10 tiết 40
Luyện nói: về văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Lập dàn ý cho những đề văn để

tiết sau chuẩn bị phát biểu miệng.
- Giáo viên chú ý học sinh về nhà cần đọc kỹ yêu cầu SGK trang 130 và có thể
gợi ý cho học sinh chuẩn bị tốt những yêu cầu của bài học, vì thời gian ở nhà học sinh
có thể nghiên cứu nhiều hơn không căng thẳng hoặc chi phối như ở trường.
- Giáo viên cho học sinh chọn đề 1 SGK trang 129 “ Cảm nghĩ về thầy cô giáo,
những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai”.
Gợi y:
Ý 1:
Ngạn ngữ phương Tây có nói:
- Mọi thiên tài đều bắt đầu bằng chữ a.
- Trong ngày đầu tiên ấy được thầy, cô tận tình dạy dỗ.
- Em không bao giờ quên lời nhắc nhở của người cô(thầy).
Ý 2:
- Em được học rất nhiều thầy cô giáo.
- Nhưng tất cả đều giống nhau ở phẩm chất tận tuỵ với công việc dạy người.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×