Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone_ Đề cương Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
ĐANG ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI CƠ
SỞĐIỀU TRỊ ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2016

Đề cương Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 60.72.03.01

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
ĐANG ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI CƠ
SỞĐIỀU TRỊ ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2016

Đề cương Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 60.72.03.01
Hướng dẫn khoa học 1



Hướng dẫn khoa học 2

TS. Lê Nhân Tuấn

ThS. Trần Quốc Tuấn

Giáo viên hỗ trợ: ThS. Trần Thị Thu Thủy


i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 2
1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 2

1.1.1.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone .... 2

1.1.2.

Chất lượng cuộc sống ................................................................... 2

1.2. Thực trạng nghiện chích ma túy và hậu quả của nghiện chích ma
túy…. .............................................................................................................. 3
1.2.1.


Thực trạng nghiện chích ma túy .................................................. 3

1.2.2.

Hậu quả của nghiện chích ma túy ............................................... 4

1.3. Tổng quan về chương trình can thiệp giảm hại và chương trình
Methadone ..................................................................................................... 5
1.3.1.

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm hại .......................... 5

1.3.2.

Chương trình điều trị nghiện thay thế CDTP bằng Methadone 6

1.4. Tổng quan về các bộ công cụ đo lường CLCS đối với bệnh nhân
đang điều trị Methadone .............................................................................. 7
1.5.

Lý do lựa chọn bộ công cụ WHOQOL-BREF ................................. 7

1.6. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
methadone và một số yếu tố liên quan ........................................................ 8
1.6.1. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
methadone………………………………………………………………...8
1.6.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
đang điều trị methadone ........................................................................... 10
1.7.


Thông tin về địa điểm nghiên cứu ................................................... 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 16
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 16

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 16

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 16

2.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 16

2.5.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 17

2.6.

Biến số nghiên cứu ............................................................................ 17


ii


2.7.

Tiêu chuẩn đánh giá, thước đo ........................................................ 20

2.8.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 21

2.9.

Đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 21

2.9.1.

Tính tự nguyện ............................................................................. 22

2.9.2.

Tính bảo mật ................................................................................ 22

2.9.3.

Đạo đức nghiên cứu ..................................................................... 22

2.10.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số, biện pháp khắc phục ............... 22

2.10.1. Hạn chế và sai số ........................................................................ 22

2.10.2. Biện pháp khắc phục .................................................................. 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................. 24
3.1.

Thông tin chung ĐTNC.................................................................... 24

3.2.

Các đặc điểm sử dụng ma túy và thời gian điều trị Methadone .. 24

3.3.

Chất lượng cuộc sống ....................................................................... 26

3.4.

Các yếu tố liên quan đến CLCS ...................................................... 26

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 29
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 30
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 32
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 36
Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu................................................ 36
Phụ lục 2: Bộ công cụ phỏng vấn ................................................................. 37
Phụ lục 3: Cách tính điểm theo bộ câu hỏi CLCS WHOQOL- BREF ......... 44
Phụ lục 4: Kế hoạch hoạt động ..................................................................... 45
Phụ lục 5: Bảng dự trù kinh phí .................................................................... 46
Phụ lục 6: Bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu bệnh nhân..................................... 47
Phụ lục 7: Bộ hướng dẫn thảo luận nhóm cán bộ y tế .Error! Bookmark not

defined.


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN
CLCS
CSĐT
ĐTNC
MMT
NCMT

Bệnh nhân
Chất lượng cuộc sống
Cơ sở điều trị
Đối tượng nghiên cứu
Methadone
Nghiện chích ma túy


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Biến số nghiên cứu ............................................................................. 18
Bảng 2: Thông tin chung của ĐTNC ................................................................ 24
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng và đặc điểm điều trị ............................................ 24
Bảng 4: Đặc điểm điều trị ................................................................................ 25
Bảng 5: Giá trị trung bình một số yếu tố về đặc điểm điều trị và lâm sàng .... 25
Bảng 6: Đánh giá CLCS theo mức độ .............................................................. 26

Bảng 7: Giá trị trung bình/ trung vị của điểm CLCS ....................................... 26
Bảng 8: Một số yếu tố cá nhân liên quan đến các khía cạnh của CLCS ......... 26
Bảng 9: Một số yếu tố về đặc điểm lâm sàng và điều trị liên quan đến các khía
cạnh của CLCS ................................................................................................. 27


-

1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hợp Quốc (UNODC), năm 2014 ước tính trên thế giới có khoảng 12,7 triệu
người nghiện ma túy [51]. Đồng thời có 36,9 triệu người đang sống chung với
HIV, trong đó khoảng 93% là người trưởng thành [50]. Tại Việt Nam tính đến
30/9/2014, có 204.377 người sử dụng ma tuý, trong đó 85% tiêm chích các
loại ma tuý như heroin [3].
Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là chương trình đã có từ
nhiều thập kỷ. Gần đây, chương trình điều trị thay thế được áp dụng rộng rãi
tại nhiều quốc gia, đặc biệt là nước thu nhập thấp và trung bình [26]. Với mục
đích giảm tác hại do nghiện các dạng thuốc phiện gây ra, giảm hoạt động
phạm tội, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone (MMT) hướng đến đối tượng là người nghiện chích ma túy
(NCMT). Chương trình được ghi nhận có hiệu quả tích cực trong việc giảm sử
dụng ma túy, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng việc
làm và cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) cho
người NCMT [10, 20, 23, 29, 30]. Điều trị Methadone là lâu dài, phức tạp, liên
quan đến tình trạng thể chất, tâm lý, xã hội đa chiều. Vì thế việc đo lường
CLCS của bệnh nhân đang điều trị MMT là cần thiết để tìm hiểu những cảm
nhận, đánh giá của cá nhân về các lĩnh vực của cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ

sử dụng ma túy [34, 49].
Tại Hà Nội, đến 6/2015, có 15.525 người nghiện ma túy dạng thuốc
phiện, trong đó chỉ có 7.922 người được quản lý tại trung tâm cai nghiện,
trường trại [17]. Số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là 18.081 người, trong đó
434 trường hợp mới phát hiện nhiễm; đáng lưu ý 61,9% trong số đó là đối
tượng NCMT [16]. Năm 2015, với mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong
nhóm NCMT và cải thiện sức khỏe, CLCS của người nghiện ma túy, Hà Nội
triển khai thêm 11 cơ sở điều trị (CSĐT) nâng tổng số cơ sở hiện đang điều trị
lên 17 cơ sở. Đồng thời, theo kế hoạch năm 2016, chương trình điều trị MMT
tại Hà Nội sẽ tiến hành xã hội hóa. Sự gia tăng về số lượng cũng như thay đổi


-

2-

hình thức quản lý đặt ra việc đánh giá hiệu quả chương trình nói chung cũng
như đo lường CLCS nói riêng tạo cơ sở để triển khai, mở rộng chương trình
trong thời gian tới.
Cơ sở điều trị Methadone Đống Đa được thành lập 05/2012, là một trong
sáu CSĐT đầu tiên của thành phố Hà Nội.Tính đến 11/2015, CSĐT đang điều
trị cho 430 bệnh nhân. Do địa bàn ở trung tâm, tiếp giáp với nhiều quận khác,
CSĐT Đống Đa không chỉ điều trị cho các bệnh nhân cư trú tại quận Đống Đa
mà còn một số quận như Ba Đình, Cầu Giấy… Bệnh nhân điều trị tại CSĐT
đa dạng về những đặc điểm như nghề nghiệp, trình độ học vấn… Vậy thực
trạng CLCS của bệnh nhân đang điều trị Methadone ở đây như thế nào và các
yếu tố nào liên quan đến CLCS của bệnh nhân đang điều trị ở đây?
Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu: “Đo lường chất lượng cuộc sống và
một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều
trị Methadone tại cơ sở điều trị Đống Đa, Hà Nội năm 2016” được thực hiện.

Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để triển khai, xây dựng kế hoạch hoạt động
cho 11 cơ sở mới, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân đang điều trị MMT.


-

1-

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị Methadone
tại cơ sở điều trị Đống Đa, Hà Nội năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân đang điều trị Methadone tại cơ sở điều trị Đống Đa, Hà Nội năm
2016.


-

2-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
Methadone là một các dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các các dạng thuốc phiện khác (đồng vận) nhưng không gây
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị.
Methadone có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng
1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ
dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [2].

Điều trị thay thế nghiện các các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone
là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường
uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu
như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm
lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [2].
1.1.2. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm được nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực khác nhau: y học, kinh tế, chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội học,
thường được sử dụng đểđánh giá hiệu quả của các chương trình sức khỏe và
chăm sóc xã hội.Năm 1990, Lawton đưa ra khái niệm tích hợp linh hoạt:
“Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, là đánh giá của cá nhân về
những mối quan hệ mà cá nhân tương tác với môi trường theo những tiêu
chuẩn đồng thời khách quan và chủ quan” [33]. Năm 1993, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là cảm nhận của cá nhân về
vị trí của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị họ đang sống và
liên quan đến mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm” [48].
Nhìn chung, các định nghĩa đều nhấn mạnh CLCS phụ thuộc vào hệ
thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ
độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của cá nhân. Nói cách
khác, CLCS mang ý nghĩa tổng thể về sự hài lòng của cá nhân trước tất cả các
yếu tố đa dạng của cuộc sống. Do đó, CLCS mang tính chủ quan cao và bị tác


-

3-

động bởi nhiều yếu tố. Việc đo lường CLCS cần lưu ý đến những đặc trưng
của CLCS về tính toàn diện, đa khía cạnh.
Hiện nay, các nghiên cứu về CLCS trên thế giới chủ yếu sử dụng định

nghĩa của WHO [49]. Tại Việt Nam, khái niệm CLCS của WHO thường được
đề cập trong các nghiên cứu [1, 11, 14] .Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa
CLCS của WHO.
1.2. Thực trạng nghiện chích ma túy và hậu quả của nghiện chích ma túy
1.2.1. Thực trạng nghiện chích ma túy
Theo UNODC, năm 2009, có khoảng 12 đến 21 triệu người sử dụng các
dạng thuốc phiện nhóm opiate, trong đó 75% sử dụng ma túy [42]. Ước tính
năm 2009, 12 đến 14 triệu người nghiện đã tiêu thụ 375 tấn heroin, chủ yếu ở
các nước châu Âu và châu Á [42]. Tại châu Âu, tỷ lệ lạm dụng chất gây
nghiện nhóm opiate (chủ yếu là ma túy) chiếm 0,6% dân số trong độ tuổi từ
15-64, đặc biệt ở Đông và Đông Nam châu Âu lên đến 0,9%-1% [42]. Trong
khi tỷ lệ này ở Nam Mỹ chỉ từ 0,3% -0,4% [42].
Đến năm 2010, số người sử dụng các dạng thuốc phiện càng tăng.
Khoảng 0,6%- 0,8% (từ 26,4 đến 36 triệu) dân số trong độ tuổi 15-64 sử dụng
chất gây nghiện nhóm opiate và một nửa trong số đó sử dụng ma túy [43]. Số
người sử dụng ma túy ở châu Á, châu Phi năm 2010 tăng đột biến trong khi tại
châu Âu, tỷ lệ này giảm và ổn định [43].
Năm 2012, có khoảng 49,41 triệu người sử dụng chất gây nghiện nhóm
opiate, cao hơn so với các nhóm chất gây nghiện khác [45]. Đến năm 2013, số
lượng này đã tăng lên đến 58,02 triệu người [46]. Nam giới có khả năng
nghiện các dạng thuốc phiện nhóm opiate cao hơn nữ giới [45]. Tỷ lệ nghiện
ma túy ở nam cũng cao hơn nữ [43]. Năm 2014 ước tính có 12,7 triệu người
nghiện ma túy, trong đó 80% đang sống ở các nước thu nhập thấp và trung
bình[51].
Tại châu Á, số người nghiện chất gây nghiện bất hợp pháp chiếm 25%
đến 40% và số người nghiện các chất dạng thuốc phiện nhóm opiate ở cũng
chiếm tới 60% [44]. Đông và Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ lạm dụng chất


-


4-

gây nghiện nhóm opiate luôn ở mức cao [42]. Năm 2009, ma túy được ghi
nhận là chất gây nghiện chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia, Myanmar,
Singapore và Việt Nam [42].Số người nghiện ma túy ở các quốc gia này chiếm
30% số trường hợp báo cáo trong 10 năm trở lại đây [42]. Đến năm 2011, tỷ lệ
người nghiện các dạng thuốc phiện nhóm opiate ở Trung Đông và Đông Nam
Á chiếm 1,9% [44].
Hiện nay, số người sử dụng ma túy bất hợp pháp ở Việt Nam rất lớn và
có xu hướng tăng nhanh.Tại Việt Nam tính đến 30/9/2014, cả nước có 204.377
người sử dụng ma tuý, trong đó 85% tiêm chích các loại ma tuý như heroin[3].
1.2.2. Hậu quả của nghiện chích ma túy
Sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và khả năng
lao động của con người. Năm 2010, trên thế giới, khoảng từ 99.000 đến
253.000 người tử vong do sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, chiếm 0,5
đến 1,3% các nguyên nhân gây tử vong trong nhóm tuổi 15-64 [43]. Năm
2012, ước tính khoảng 183.000 ca tử vong liên quan tới sử dụng các chất gây
nghiện. Cứ 1.000 người từ 15- 64 tuổi thì có 40 người tử vong do các dạng
thuốc phiện [45]. Tại Châu Á có khoảng 78.600 ca tử vong (khoảng 28/1.000)
liên quan đến chất gây nghiện [45].
Sử dụng ma túy là con đường chủ yếu gây lây nhiễm HIV/AIDS và các
bệnh lây truyền qua đường máu [27].Nhiễm HIV hoặc viêm gan C trong nhóm
NCMT có nguy cơ tử vong cao gấp từ 15- 28 lần so với quần thể người trưởng
thành tại cộng đồng[12, 46].Tỷ lệ tử vong trong nhóm nam NCMT cao gấp
13,4 lần do với nam trong quần thể chung[38]. Trên thế giới, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm NCMT giảm từ 1.397 năm 2006 xuống 971 năm 2010, nhưng sau
đó lại tăng đến 1.297 trong năm 2012[25]. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm TCMT cao nhất, chiếm 39,2%[4].Tuy tỷ lệ hiện nhiễm trong
nhóm NCMT đang giảm dần ở một số tỉnh nhưng dịch HIV/AIDS vẫn đáng

báo động.Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt.NCMT tại Việt Nam
có liên quan đến tỉ lệ gia tăng tội phạm (lên đến 30%), mâu thuẫn gia đình,
thất nghiệp và giảm đáng kể thu nhập hộ gia đình [7].


-

5-

Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong nhóm NCMT là các
bệnh liên quan đến AIDS (31%), nhưng nguyên nhân do quá liều cũng chiếm
27%[38]. Sử dụng quá liều heroin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong
do sốc thuốc[43, 45]. Khoảng 104.000 đến 263.000 ca tử vong mỗi năm liên
quan đến sử dụng ma túy bất hợp pháp. Trong đó hơn một nửa số ca tử vong
do quá liều, sốc thuốc[42]. Năm 2009, số trường hợp sốc thuốc tại châu Âu
chiếm 38% số ca sốc thuốc toàn thế giới và 63% số trường hợp sốc thuốc
làởĐông Nam châu Âu [42].
Ngoài những hậu quả về thể chất và tử vong, sử dụng ma túy còn gây
nên những gánh nặng về sức khỏe tâm thần. Ước tính khoảng 22,4% người sử
dụng ma túy nhóm opiat ở Việt Nam bị trầm cảm[24]. Người NCMT bị cộng
đồng kỳ thị, khó khăn tìm kiếm việc làm trong khi họ thường là trụ cột chăm
sóc gia đình[39].
1.3. Tổng quan về chương trình can thiệp giảm hại và chương trình
Methadone
1.3.1. Tổng quan về chương trình can thiệp giảm hại
Can thiệp giảm hại đề cập đến các chính sách, chương trình và hoạt động
nhằm mục đích giảm ảnh hưởng có hại về sức khỏe, xã hội và kinh tế của việc
sử dụng các loại thuốc gây nghiện hợp pháp và bất hợp pháp. Các biện pháp
can thiệp giảm hại giúp con người giảm thiểu được tác hại đến sức khỏe,
phòng ngừa tử vong do quá liều và kết nối với các dịch vụ xã hội, y tế khác.

Có 9 nội dung/ chương trình trong can thiệp giảm hại bao gồm: (1) Chương
trình bơm kim tiêm (NSPs); (2) Điều trị thay thế nghiện CDTP nhóm opiat;
(3) Tư vấn và xét nghiệm HIV; (4) Điều trị ART; (5) Phòng ngừa và điều trị
bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs); (6) Phân phát bao cao su; (7)
Truyền thông, giáo dục, cung cấp thông tin cho người NCMT và bạn tình; (8)
Phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị viêm gan; (9) Phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị
lao[51].


-

6-

Can thiệp giảm hại mang lại hiệu quả trong phòng chống bệnh truyền
nhiễm và cải thiện sức khỏe, làm giảm nguy cơ bệnh tật cho người TCMT và
cộng đồng [27].
1.3.2. Chương trình điều trị nghiện thay thế CDTP bằng Methadone
Methadone lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Đức từ năm 1939, sử
dụng với mục đích giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ 2 [21].Năm 1964,
tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole nghiên cứu về thuốc
điều trị cho những người nghiện heroin, họ phát hiện ra methadone giúp người
bệnh ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi dùng trong thời
gian dài, do đó liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc methadone ra đời[9]. Sau
đó Methadone lần lượt được đưa vào sử dụng tại các quốc gia như Mỹ (1965),
Hồng Kông (1972), Hà Lan (1980), Australia (1993), Trung Quốc (2004),
Malaysia (2005), Đài Loan (2006), Việt Nam (2008)[21],….. Tính đến nay đã
có hơn 80 quốc gia triển khai chương trình điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
thay thế Methadone [9].
Điều trị thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử dụng
dụng một loại thuốc tương tự nhưng gặp ít rủi ro hơn, kết hợp với liệu pháp tư

vấn và hành vi để điều trị toàn diện cho người sử dụng ma tuý. Ước tính trên
thế giới có khoảng 48,9 triệu người đang sử dụng các dạng thuốc phiện [46].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị rối loại nghiện ma túy, sự kết hợp giữa
thuốc và liệu pháp hành vi là biện pháp điều trị hiệu quả và thành công nhất
[20]. Điều trị thay thế triển khai ngoài cộng đồng tạo điều kiện về tâm lý, cho
phép bệnh nhân có thể sinh hoạt cùng gia đình và hòa nhập với cộng đồng
[27]. Điều trị MMT có hiệu quả tích cực trong việc giảm sử dụng ma túy,
giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng việc làm và nâng
cao CLCS cho người NCMT [10, 20, 23, 29, 30].
Tại Việt Nam, chương trình MMT thí điểm bắt đầu triển khai từ tháng
5/2008 với 6 trung tâm điều trị tại Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh [11].Tháng
9/2014, chương trình được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với hơn 120 CSĐT
và điều trị cho 21.317 bệnh nhân [3]. Đến cuối 9/2015, đã có 55 tỉnh, thành


-

7-

phố triển khai chương trình với hơn 200 cơ sở và số bệnh nhân hiện đang điều
trị là 40.181 [6].
Năm 2012, sau 4 năm triển khai điều trị MMT, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng
ma túy bất hợp pháp giảm đáng kể chỉ còn 14% sau 24 tháng điều trị. Tỷ lệ
bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị.
An ninh xã hội cũng đã được cải thiện đáng kể về trật tự an toàn xã hội ở khu
vực có người nghiện tham gia điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm
pháp luật giảm từ 40% xuống 3% sau 9 tháng điều trị. Các mâu thuẫn trong
gia đình giảm rõ rệt khi bệnh nhân tham gia điều trị, từ 20% xuống còn 3,5%
sau 9 tháng điều trị [7]. Methadone sử dụng bằng đường uống nên điều trị thay
thế nghiện CDPT bằng Methadone là một trong những chương trình can thiệp

giảm tác hại hiệu quả nhất trong dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT
[27]. Điều trị MMT không chỉ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người
NCMT mà còn mang lại hiệu quả kinh tế [3].
1.4. Tổng quan về các bộ công cụ đo lường CLCS đối với bệnh nhân
đang điều trị Methadone
Đo lường CLCS được sử dụng để đo lường tác động trong việc quản lý
các bệnh mãn tính, sự phụ thuộc vào thuốc, đặc biệt trong những chương trình
nhằm nâng cao CLCS bằng cách giảm tác động của bệnh [20].
Có nhiều bộ công cụ đang được sử dụng để đánh giá CLCS như đo lường
CLCS châu Âu (EuroQOL), The Short Form SF-36, The Short Form SF-20 và
MOS-HIV, WHOQoL-BREF, QoL-DA (Quality of Life Scale for Drug
Addicts)….., và hiện nay đang phát triển bộ công cụ IDUQoL (Injection Drug
Use Quality of Life Scale) bao gồm 21 domain sử dụng chuyên biệt cho nhóm
tiêm chích ma túy. Tất cả các bộ công cụ này tuy khác nhau về thang điểm
nhưng đều đánh giá sự cải thiện liên quan đến sức khỏe như thể chất, tâm lý,
xã hội và môi trường.
1.5. Lý do lựa chọn bộ công cụ WHOQOL-BREF
Bộ câu hỏi đo lường CLCS WHOQOL-BREF là bản thu gọn của bản
WHOQOL-100. Bộ câu hỏi WHOQOL-100 mặc dù được đánh giá là toàn


-

8-

diện nhất khi đề cập đến cả 6 khía cạnh sức khỏe, thể chất, tâm lý, kinh tế, xã
hội, tâm linh và môi trường song với 100 câu hỏi là tương đối dài. Bộ câu hỏi
WHOQOL-BREF gồm 26 câu hỏi ngắn gọn và mang tính ứng dụng cao hơn..
Bộ câu hỏi là công cụ hữu hiệu để: (1)Đánh giá tổng thể CLCS (rất tốt, tốt,
trung bình, xấu, rất xấu); (2) Mức độ hài lòng về sức khỏe của bệnh nhân (rất

hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng), (3) Điểm
trung bình sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường.
Đây cũng là bộ câu hỏi được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng
để đo lường CLCS của nhóm bệnh nhân NCMT và HIV/AIDS [48, 49]. Bộ
câu hỏi này cũng đã được sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá CLCS của
người NCMT tại một số quốc gia trên thế giới như Malaysia, Kyrgyz
Republic, Việt Nam…[20, 35, 36, 49]. Đồng thời, một số nghiên cứu về CLCS
trong nhóm NCMT tham gia điều trị ở Việt Nam cũng sử dụng bộ công cụ này
[8, 11].
1.6. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân methadone
và một số yếu tố liên quan
1.6.1. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân methadone
Đo lường CLCS của bệnh nhân là một cấu phần trong đánh giá hiệu quả
chương trình MMT. Năm 2004, tại NewZealand, nghiên cứu của Daryle E.
Deering đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 107 bệnh nhân điều trị
Methadone. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF-36 đưa ra kết quả tỷ lệ bệnh
nhân đánh giá chất lượng của họ tốt chiếm 22% và rất tốt chiếm 35%; 44%
còn lại cảm nhận CLCS trung bình và xấu [23]. Những thay đổi về CLCS khía
cạnh tâm lý thể hiện ở việc họ cảm nhận cuộc sống hạnh phúc hơn và sức khỏe
tốt lên [23].
Năm 2007, nghiên cứu trên 102 bệnh nhân đang điều trị MMT tại
Lithuania sử dụng bộ câu hỏi CLCS WHO-BREF [37]. Nghiên cứu đánh giá
sự thay đổi sức khỏe thể chất bằng việc kiểm tra các dấu hiệu, triệu chứng khi
dùng ma túy hay các dấu hiệu đặc trưng về sức khỏe tổng quát, hô hấp, cơ
xương khớp, tiêu hóa. Sự thay đổi về sức khỏe lĩnh vực xã hội là cải thiện mối


-

9-


quan hệ của họ với những người xung quanh hay sự hạn chế tiếp xúc của họ
với những người nghiện ma túy trước đây. Kết quả cho thấy, sau 6 tháng điều
trị, CLCS mặt thể chất và tinh thần tăng lên (p=0,004), CLCS môi trường cũng
tăng (p=0,048), trong khi CLCS xã hội không có sự khác biệt (p=0,362) [37].
Năm 2009, kết quả nghiên cứu trên 701 bệnh nhân tại Kyrgyzstan
Republic của Moller Lars cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân cho rằng CLCS tốt và rất
tốt trước điều trị là 7,3%, trong điều trị là 74,6% (p<0,005)[35]. Sự hài lòng về
sức khỏe bản thân thay đổi từ 0 lên 78% trước và sau điều trị thể hiện sự thay
đổi về lĩnh vực tinh thần [35]. Các chính sách về sức khỏe tác động đến hiệu
quả của chương trình điều trị, trong khi kinh tế và đặc trưng văn hóa không tác
động nhiều [35].Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Amer
Siddiq Amer Nordinvà cộng sự[36]. Lĩnh vực tâm lý và xã hội cũng thay đổi
nhiều nhất với mức chênh lệch 2,26 (18,9%) và 2,28 (20,0%) giữa trước điều
trị và sau điều trị[36].
Năm 2010, Baharom.N và cộng sự nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân
đang điều trị MMT tại Malaysia cho thấy: điểm trung bình CLCS trong nhóm
điều trị được 6 tháng cao hơn nhóm mới điều trị ở cả 4 lĩnh vực với p <0,001,
trong đó điểm chất lượng thể chất và tâm lý ở nhóm điều trị 6 tháng cao hơn
rõ rệt nhóm mới điều trị, lần lượt là 65,01 với 51,54 và 65,72 với 50,18[20].
Kết quả nghiên cứu của Đại học Nam Trung, Trung Quốc (2011) tại 5
CSĐT của thành phố Xi’an- Trung Quốc chỉ raCLCS cũng tăng lên nhanh
chóng sau 3 tháng điều trị, CLCS ngày thứ 30 cao hơn ngày thứ nhất (p<0,05).
Thể chất và tinh thần là những lĩnh vực được cải thiện đáng kể nhất trong
những người nghiện ma tuý được điều trị thay thế bằng Methadone, trong đó
điểm chất lượng tinh thần cao hơn điểm chất lượng về thể chất[30, 52], điểm
CLCS xã hội giữa nhóm trước điều trị và nhóm sau 1 tháng, 3 tháng điều trị
đều tăng (p<0,001)[30].
Năm 2012, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân điều trị MMT, Lashkaripour
Kobra và cộng sự đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt về điểm CLCSchung của 4



-

10-

lĩnh vực sau từng tháng điều trị, tăng từ 258,43 đến 287,56 sau 3 tháng
(p<0,05).Trong đó, điểm CLCS mặt thể chất và xã hội tăng nhanh [31].
Tại Việt Nam, năm 2012, tác giả Trần Xuân Bách và cộng sự nghiên cứu
trên 370 bệnh nhân MMT chỉ ra điểm CLCS sau điều trị đều tăng so với trước
điều trị ở cả 4 lĩnh vực [19]. Cùng trong năm, nghiên cứu của FHI 360 sử
dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF cho thấy CLCS của bệnh nhân được cải
thiện đáng kể trong 3 tháng đầu kể từ khi bắt đầu điều trị[8]. Tỷ lệ bệnh nhân
có CLCS tốt sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng lần lượt là 49,1%, 48,8% và
51,7%, tỷ lệ có CLCS rất tốt từ 3% trở lên[8]. Cùng sử dụng bộcông cụ
WHOQOL-BREF, năm 2014, nghiên cứu của Phạm Đức Mạnh và Lê Thị
Hương tiến hành tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái
cho thấy kết quả tương tự [11]. Tỷ lệ bệnh nhân tự đánh giá CLCS tốt và rất
tốt là 20,6% và 2,3%[11]. Tỷ lệ này thấp hơn ở nghiên cứu của FHI. Tuy
nhiên, điểm CLCS chung của ĐTNC là 76,1/100, trong đó điểm khía cạnh môi
trường cao nhất là 69,1 và thấp nhất là khía cạnh tinh thần(59,8)[11]. Một số
các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương đồng.CLCS của bản thân và gia
đình bệnh nhân điều trị MMT cải thiện đáng kể, ở cả khía cạnh xã hội và môi
trường[5, 13, 15].
1.6.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang
điều trị methadone
Giới:Nam giới có CLCS cao hơn nữ giới
Một số các nghiên cứu chỉ ra giới tính có mối liên quan đến điểm CLCS
[18, 28, 31, 47].Nghiên cứu của Lashkaripour Kobra và cộng sự (2012) cho
thấy điểm CLCS của nam cao hơn nữ[31]. Nghiên cứu của Margaret L.Griffin

tiến hành trên 653 bện nhân và sử dụng bộ câu hỏi SF-36 cũng tìm ra mối liên
quan giữa CLCS và giới tính với p<0,001[28]. Shahrokh Aghayan cũng đề cập
đến sự khác biệt điểm CLCS giữa nam và nữ (p<0,05) khi nghiên cứu 988
bệnh nhân MMT tại Iran năm 2015 [18]. Điểm CLCS tinh thần của nam cao
hơn nữ[18, 28].Phụ nữ cũng là đối tượng bị suy giảm sức khỏe và thể chất
nhiều

hơn

nam

giới[47].Tuy

nhiên,

nghiên

cứu

củaMoller

Lars


-

11-

(2009)Lashkaripour Kobra (2012) lại cho thấy sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê [31, 35].

Tuổi:Tuổi càng cao có điểm chất lượng thể chất càng thấp
Đo lường CLCS bằng bộ câu hỏi SF-36, nghiên cứu của Theodore J.
Cicero trên 2.573 bện nhân cho thấy nhóm tuổi trên 45 phải chịu đựng những
cơn đau về thể chất cao gấp 2 lần các nhóm tuổi khác (OR=2,12, p<0,001). Họ
cũng dễ gặp phải những rối loạn tâm thần hơn nhóm trẻ tuổi.Vì thế tuổi là một
yếu tố liên quan đến CLCS, đặc biệt về mặt thể chất và tinh thần[22].
Margaret L. Griffin cũng đưa ra kết quả tương tự: nhóm bện nhân 45-65 tuổi
cao hơn có CLCS thể chất thấp hơn so với nhóm ít tuổi, có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Nhưng, tuổi không phải là yếu tố liên quan đến CLCS tinh
thần[28].
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn càng cao, điểm CLCS mặt tâm lý
và xã hội càng cao
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ học vấn có mối liên quan đến
CLCS lĩnh vực tâm lý và xã hội như nghiên cứu của Daryle (2004), Nizam
Baharom (2012) hayShahrokh Aghayan (2015)[18, 20, 23]. Những bệnh nhân
có trình độ đại học có điểm chất lượng tâm lý và xã hội cao hơn các bệnh nhân
ở nhóm khác[18, 20].Kết quả nghiên cứu điểm CLCS của bệnh nhân ở Việt
Nam cao cũng được giải thích do trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên
[11].
Tình trạng hôn nhân: Người đã kết hôn có điểm CLCS cao hơn người
độc thân
Mặc dù kết quả nghiên cứu năm 2012 củaLashkaripour Kobra là không
có sự khác biệt về CLCS giữa các tình trạng hôn nhân [31], nhưngnghiên
cứucủa Shahrokh Aghayan năm 2015 lại cho thấy những người đã kết hôn có
điểm CLCS cao hơn những người chưa có gia đình (p<0,05) [18].
Cân nặng/BMI:Bệnh nhân có BMI thấp có CLCS về mặt thể chất và
tinh thần thấp


-


12-

Chỉ số BMI có liên quan đến CLCS về mặt thể chất và tinh thần. Nghiên
cứu tại Đài Loan trên 802 bệnh nhân MMT cho thấy bệnh nhân có BMI thấp
<18,5 có CLCS thể chất và tinh thần đều thấp[53].
Việc làm và thu nhập:CLCS ở cả 4 khía cạnh đều thấp nếu bệnh nhân
không có việc làm hay thu nhập
Công việc là nguồn thu nhập giúp bệnh nhân có thể cải thiện cuộc
sống[23, 30]. Bệnh nhân MMT đa phần là nam giới, là trụ cột và người thu
nhập chính trong gia đình. Công việc sẽ giúp họ có thu nhập hỗ trợ cho bản
thân và gia đình, từ đó cải thiện CLCS.CLCS ở cả 4 khía cạnh đều bị ảnh
hưởng nếu bệnh nhân không có thu nhập hay không có công việc ổn
định[53].Điểm CLCS của nhóm bệnh nhân có việc làm và thu nhập cao hơn
nhóm không có việc làm, không thu nhập, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05[18]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Đức Mạnh và Lê Thị
Hương (2014) tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam cũng đề cập đến việc làm
của bệnh nhân là yếu tố ảnh hưởng đến CLCS [11].
Thời gian sử dụng ma túy: Sử dụng ma túy càng lâu, CLCS càng thấp
Bệnh nhân sử dụng ma túy trong thời gian dài hơn có CLCS thấp hơn
trong nhóm sử dụng ngắn hơn[23, 30, 34]. Nghiên cứu của Yung-Feng Yen và
cộng sự năm 2014 cho thấy điểm CLCS trong 4 lĩnh vực thể chất, tâm lý, xã
hội, môi trường của người nghiện ma túy > 10 năm lần lượt là 13,2; 17,1;
12,5; 12,4 thấp hơn so với người nghiện ma túy < 10 năm[53]. Tuy nhiên
nghiên cứu của Margaret L. Griffin (2015) lại cho thấy rằng sự khác biệt đó
không có ý nghĩa thống kê[28].
Thời gian điều trị MMT: Thời gian điều trị MMT càng lâu, CLCS
càng tăng
Bệnh nhân điều trị MMT lâu hơn có thay đổi và cải thiện đáng kể về
CLCS trong tất cả các lĩnh vực hay nói các khác CLCS của họ thay đổi theo

thời gian[30]. Nghiên cứu tại Malaysia cho thấy bệnh nhân tham gia chương
trình MMT sau 12 tháng, sau 6 tháng đều có điểm CLCS cao hơn so với trước
khi tham gia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001[40].CLCS về mặt


-

13-

thể chất thay đổi rõ rệt nhất [31].Những cải thiện về CLCS có xu hướng được
nâng cao hơn với thời gian điều trị lâu hơn[30, 31].
Nhiễm viêm gan B/C/HIV:Bệnh nhân mắc HBV/HCV/HIV có điểm
CLCS thấp hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những bệnh nhân đang sống chung với virus
HIV, viêm gan B, viêm gan C có điểm CLCS thấp hơn[32]. Korthuis sử dụng
bộ công cụ SF-12 khảo sát 289 bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị Methadone
cho thấy kết quả tương tự[32]. Những bệnh nhân mắc viêm gan B, viêm gan C
cũng luôn có những ảnh hưởng thể chất và tinh thần, gián tiếp liên quan đến
CLCS [40].Họ cũng là những người chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong các
hoạt động [39].
Bệnh mãn tính:Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có điểm CLCS về thể
chất và tinh thần đều thấp
Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có điểm CLCS thấp hơn do họ
phải chịu đựng những cơn đau, cùng những căng thẳng tâm lý. Các bệnh càng
kéo dài và nghiêm trọng càng khiến bệnh nhân rối loạn tâm trạng và lo lắng
nhiều hơn[28].Điều đó dẫn đến điểm CLCS về mặt thể chất và tinh thần thấp.


-


14-

Khung lý thuyết
Từ tổng quan tài liệu và các mô hình khung lý thuyết từ các nghiên cứu
[20, 35, 36, 49], kết hợp với thực tế, kinh nghiệm quá trình điều trị bệnh nhân
Methadone khung lý thuyết đánh giá CLCS bao gồm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS
Đặc điểm cá nhân: Tuổi, giới, trình độ học vấn, trình trạng hôn nhân,
thu nhập cá nhân, nghề nghiệp
Đặc điểm lâm sàng: BMI, bệnh mãn tính, nhiễm HC/ HBV, HIV
Đặc điểm điều trị: Thời gian sử dụng ma túy, thời gian điều trị MMT,
tuân thủ điều trị
Các khía cạnh và nội dung đánh giá CLCS: Khía cạnh thể chất, Khía
cạnh tinh thần, Khía cạnh xã hội, Khía cạnh môi trường
Nghiên cứu này tập trung vào các đặc điểm lâm sàng và điều trị để
đưa ra các khuyến nghị
CLCS BỆNH NHÂN
ĐANG ĐIỀU TRỊ
METHADONE

Khía cạnh xã
hội

Khía cạnh môi
trường
- Chính sách về
chăm sóc sức
khỏe
- Kinh tế
- Văn hóa


- Mối quan hệ với
bạn nghiện trước
đây

Đặc điểm điều trị

- Thời gian sử dụng ma
túy
- Thời gian điều trị MMT
- Tuân thủ điều trị

Khía cạnh
tinh thần
- Sự hài lòng về
sức khỏe
- Trầm cảm

Đặc điểm lâm sàng

- BMI
- Bệnh mãn tính
- Nhiễm
HCV/HBV/HIV

Khía cạnh thể
chất
- Triệu chứng lâm
sàng khi còn sử
dụng ma túy

- Hô hấp
- Tiêu hóa
- Cơ xương khớp

Đặc điểm cá nhân
- Tuổi
- Giới
- Trình độ học vấn
- Tình trạng hôn nhân
- Thu nhập cá nhân
- Nghề nghiệp


-

15-

1.7. Thông tin về địa điểm nghiên cứu
Tại Hà Nội, tính đến 15/5/2015, hiện có 15.525 người nghiện ma túy
dạng thuốc phiện, trong đó chỉ có 7.922 người được quản lý tại trung tâm cai
nghiện, trường trại [17]. Số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là 18.081 người,
trong đó 6 tháng đầu năm phát hiện nhiễm mới 434 trường hợp; 61,9% trong
số đó là đối tượng NCMT [16].
Hà Nội là thành phố thứ 3 triển khai chương trình điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho bệnh nhân, bắt đầu từ 12/2009 với
6 cơ sở, bao gồm: Nam Từ Liêm (12/2009), Long Biên (7/2010), Hà Đông
(10/2010), Sơn Tây (2/1011), Hai Bà Trưng (11/2011), Đống Đa (5/2012)
[41]. Tính đến 30/6/2015, tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone toàn
thành phố là 2.810 bệnh nhân (đạt 31%), trong đó bệnh nhân hiện điều trị tại 6
cơ sở cũ là 2.131 và tại 11 cơ sở mới là 679 bệnh nhân [16]. Tuy nhiên, việc

mở rộng các dịch vụ MMT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người NCMT
cần điều trị.
Trong những năm qua, các hoạt động triển khai điều trị Methadone phụ
thuộc nhiều vào tài trợ quốc tế. Trong 17 cơ sở điều trị của Hà Nội, 6 cơ sở cũ
nhận tài trợ và cung ứng thuốc từ tổ chức quốc tế (PEPFAR và USAID).Dự
kiến đến hết năm 2015, nguồn tài trợ cho các chương trình sẽ cắt giảm.Trong
khi đó, 11 cơ sở mới thành lập đang sử dụng ngân sách của thành phố Hà Nội
và nhận cung ứng thuốc từ các công ty Dược phẩm nội địa.Dự kiến đến năm
2016-2017, Hà Nội tiến hành xã hội hóa chương trình điều trị thay thế bằng
Methadone nhằm huy động tài chính cho các hoạt động.Tuy nhiên việc tiến
hành xã hội hóa đòi hỏi đảm bảo và nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị.
Cơ sở điều trị Methadone Đống Đa là một trong sáu CSĐT đầu tiên của
thành phố Hà Nội, được thành lập 05/2012.Tính đến 11/2015, CSĐT đang
điều trị cho 430 bệnh nhân. Do địa bàn ở trung tâm, tiếp giáp với nhiều quận
khác, CSĐT Đống Đa không chỉ điều trị cho các bệnh nhân cư trú tại quận
Đống Đa mà còn một số quận như Ba Đình, Cầu Giấy… Bệnh nhân điều trị tại
CSĐT đa dạng về những đặc điểm như nghề nghiệp, trình độ học vấn…


-

16-

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân đang điều trị Methadone tại CSĐT Đống Đa
- Bệnh án của bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân

- Bệnh nhân đang điều trị methadone tại CSĐT Đống Đa- Hà Nội tính
đến thời điểm nghiên cứu
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
Bệnh án
- Bệnh án có đủ các thông tin hồi cứu cần cho nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân
- Bệnh nhân đã bỏ/ ra khỏi chương trình/ chuyển sang cơ sở điều trị
khác tính đến thời điểm nghiên cứu
- Bệnh nhân từ CSĐT khác đến uống nhờ/ uống tạm thời
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
Bệnh án
- Bệnh án thiếu một trong các thông tin
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 06 năm 2016
Địa điểm: CSĐT Methadone Đống Đa- Hà Nội
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ các bệnh
nhân tại CSĐT Methadone.Tổng số bệnh nhân đang điều trị MMT tại CSĐT
Đống Đa là 430. Cỡ mẫu: 430
Nghiên cứu định tính: dự kiến 5 đến 7 cuộc phỏng vấn sâu


-

17-

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1.

Công cụ thu thập số liệu

Nghiên cứu định lượng: Bộ câu hỏi định lượng được xây dựng dựa trên
các tham khảo từ nghiên cứu của Phạm Đức Mạnh và cộng sự (2014) và
nghiên cứu của FHI (2012) [8] [11]. Bộ câu hỏi thu thập số liệu gồm 3 phần
Phần 1: Gồm các câu hỏi về thông tin chung
Phần 2: Gồm các câu hỏi liên quan đến đặc điểm cá nhân, lâm sàng và
điều trị để tìm hiểu một số yếu tố liên quan
Phần 3: Bộ câu hỏi CLCS WHOQOL-BREF
Nghiên cứu định tính: Bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu
- Nghiên cứu viên liên hệ với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà
Nội để liên hệ với CSĐT Methadone Đống Đa.
- Liên hệ với Trưởng CSĐT MMT Đống Đa và CSĐT MMT Đống Đa.
+ Xin danh sách bệnh nhân đang điều trị methadone
+ Liên hệ bệnh nhân tại CSĐT khi bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày
+ Phỏng vấn bệnh nhân tại CSĐT
- Các bước phỏng vấn đối tượng
Bước 1: Tiế p câ ̣n ĐTNC cầ n thu thâ ̣p số liê ̣u và giới thiê ̣u về mu ̣c đích, ý
nghiã của nghiên cứu.
Bước 2: ĐTV giải thích cho ĐTNC về tính bảo mâ ̣t của thông tin mà
ĐTNC cung cấ p.
Bước 3: ĐTNC kí vào giấ y đồ ng ý nghiên cứu trước khi trả lời phỏng
vấ n
Bước 4: ĐTV đo ̣c từng câu hỏi trong bô ̣ câu hỏi cho ĐTNC nghe và lựa
chọn trên bảng hướng dẫn (thang từ 1 đến 5)
Bước 5: ĐTV hỏi la ̣i ĐTNC có cầ n thay đổ i hoă ̣c bổ sung thông tin gì
hay có câu hỏi liên quan tới nghiên cứu hay tới bê ̣nh không để giải đáp.

Bước 6: Cảm ơn ĐTNC đã tham gia.
2.6. Biến số nghiên cứu


×