Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.16 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

ĐỖ VŨ GIA LINH

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN
TRONG YÊU CẦU BẢO TỒN TÀI NGUYÊN
TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI ẤP 5, XÃ MÃ ĐÀ,
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
ĐỖ VŨ GIA LINH

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN
TRONG YÊU CẦU BẢO TỒN TÀI NGUYÊN
TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI ẤP 5, XÃ MÃ ĐÀ,
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. RAINER ASSÉ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Vũ Gia Linh


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Rainer Assé đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài
luận văn này. Thầy đã nhiệt tình định hướng, góp ý, truyền đạt kinh nghiệm, điều chỉnh và hỗ
trợ tôi về mặt học thuật trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Trần Tiến Khai, Thầy Châu Văn Thành, Thầy Huỳnh
Thế Du, Thầy Lê Công Trứ đã có những chỉ dẫn, góp ý tận tình giúp tôi mở rộng góc độ tiếp
cận và hoàn thiện luận văn của mình một cách đầy đủ, toàn diện nhất.
Cảm ơn các anh chị, các bạn MPP4, MPP5, MPP6, MPP7 đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ,

động viên, sát cánh cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Các anh chị, các bạn là
những người bạn tận tâm nhất và cũng chính là những người thầy yêu mến của tôi.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright –
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh để hỗ trợ tôi về mọi mặt trong suốt
thời gian vừa qua. Không có các nguồn động viên và giúp đỡ của mọi người, tôi không thể nào
hoàn thành luận văn này.

Đỗ Vũ Gia Linh
Học viên lớp MPP6, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


-iii-

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn ấp 5, xã Mã Đà, nằm hoàn toàn trong Khu Bảo
tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. Tình huống nghiên cứu là điển hình cho bài toán phức
tạp về việc ổn định sinh kế cho người dân sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong bối
cảnh tài nguyên và nguồn lực giới hạn, các mục tiêu chính sách về bảo vệ thiên nhiên, di dời,
bồi thường và đảm bảo sinh kế cho người dân thường xuyên mâu thuẫn và khó có thể thực hiện
đồng thời.
Kết quả nghiên cứu dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc
tế Vương quốc Anh (DFID, 2001) cho thấy người dân sống trong khu vực vốn dĩ sở hữu các
nguồn tài sản rất giới hạn về con người và phương tiện vật chất kĩ thuật. Họ sống phụ thuộc
vào tự nhiên, canh tác trên đất giao khoán hay khai thác sản vật rừng, khó tiếp cận vốn và cũng
không có mạng lưới liên kết sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các nguồn tài sản có xu hướng bị
suy giảm do tác động của chính sách di dời. Việc trì hoãn và thiếu thông tin chính sách dẫn đến
tình trạng quan hệ sở hữu không được xác lập lâu dài đối với tài sản và vốn đầu tư. Việc khai
thác tận diệt và thiếu trách nhiệm cải tạo nguồn tài nguyên không tái sinh góp phần làm suy

giảm tài sản sinh kế hộ gia đình. Họ càng dễ tổn thương trước các biến đổi về thời tiết, mùa vụ,
bệnh tật và chính sách thắt chặt quản lí tài nguyên rừng. Cơ sở hạ tầng về điện nước, giao
thông, y tế, giáo dục đều hạn chế tại địa phương khiến cho hộ nghèo không thể cho con em đến
trường. Việc suy giảm vốn nhân lực dự báo tình trạng nghèo dai dẳng qua nhiều thế hệ.
Xoay quanh những chuyển biến bất lợi của chính sách tác động lên tài sản sinh kế và
bối cảnh tổn thương của hộ dân, đề tài nghiên cứu đưa ra khuyến nghị thay đổi năm nhóm
chính sách bao gồm chính sách về di dời, bảo tồn, đầu tư hạ tầng, giáo dục và chính sách hỗ trợ
sinh kế trực tiếp. Các khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở tham vấn ý kiến chính quyền và các
chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn. Đề tài tập trung giải quyết các lỗ hổng chính sách,
cải thiện nguồn vốn con người, tăng khả năng tiếp cận vốn tự nhiên kết hợp hỗ trợ bước đầu về
vốn tài chính. Việc thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ có thể giúp cải thiện sinh kế cho
người dân đáp ứng yêu cầu bảo tồn tài nguyên trong bối cảnh hiện tại.


-iv-

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................................................iv
DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC..............................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
1.5. Cấu trúc luận văn........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........................................................5
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.................................................................................. 5
2.2. Đặc điểm dân số và hoạt động sinh kế...........................................................................6
2.3. Cơ cấu quản lí................................................................................................................ 8
2.4. Các chính sách hiện hành...............................................................................................8
2.4.1. Chính sách bảo tồn..........................................................................................8
2.4.2. Chính sách giao khoán đất............................................................................ 10
2.4.3. Chủ trương di dời.......................................................................................... 10
2.4.4. Những chuyển đổi chính sách....................................................................... 10
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............12
3.1. Khung phân tích...........................................................................................................12


-v-

3.2. Các nghiên cứu trước...................................................................................................14
3.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................17
3.3.1. Chiến lược nghiên cứu 17
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 19
3.3.3. Cách thức chọn mẫu khảo sát 19
3.3.4. Cách thu thập dữ liệu khảo sát 20
3.3.5. Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................23
4.1. Nguồn vốn sinh kế hộ gia đình....................................................................................23

4.1.1. Vốn con người 23
4.1.2. Vốn tự nhiên

25

4.1.3. Vốn tài chính

28

4.1.4. Vốn vật chất

32

4.1.5. Vốn xã hội

34

4.2. Bối cảnh tổn thương.....................................................................................................36
4.3. Chiến lược sinh kế ứng phó tổn thương.......................................................................38
4.4. Ý kiến phỏng vấn từ chính quyền và chuyên gia.........................................................39
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................42
5.1. Đánh giá tác động của các loại tài sản đối với sinh kế hộ dân.....................................42
5.1.1. Vốn con người 42
5.1.2. Vốn tự nhiên

43

5.1.3. Vốn tài chính

44


5.1.4. Vốn vật chất

45

5.1.5. Vốn xã hội

45

5.1.6. Ảnh hưởng tương tác giữa các loại nguồn vốn 45
5.2. Đánh giá tác động của chính sách đối với các loại tài sản và bối cảnh tổn thương.....46
5.2.1. Chính sách giao khoán và chủ trương di dời 46
5.2.2. Chính sách bảo tồn

47

5.2.3. Các chính sách của chính quyền địa phương 48


-vi-

5.2.4. Những mâu thuẫn chính sách 50
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.............................................52
6.1. Kết luận........................................................................................................................52
6.2. Khuyến nghị chính sách...............................................................................................55
6.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................61
PHỤ LỤC................................................................................................................................... 65



-vii-

DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

CP
DFID

Tên tiếng Việt
Chính phủ

Department for International

Cục Phát triển Quốc tế - Vương quốc

Development

Anh

Food and Agriculture Organization of

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

the United Nations

Liên Hiệp Quốc

Globalisation and Livelihood Options


Chương trình Toàn cầu hóa và Lựa chọn

of People living in Poverty

sinh kế cho người nghèo

ILO

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

IUCN

International Union for Conservation

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

of Nature and Natural Resources

và Tài nguyên Thiên nhiên

FAO
GLOPP

KBTTVĐ

Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa
Đồng Nai


OECD

Organization for Economic
Co-operation and Development

OXFAM
SCJ

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức OXFAM tại Việt Nam

Save the Children Japan

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản

UBND

Ủy ban Nhân dân

UBT

Ủy ban Tỉnh

UNESCO
VN

United Nations Educational Scientific

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa


and Cultural Organization

của Liên hiệp quốc
Việt Nam


-viii-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số hộ dân ở các cụm dân cư ấp 5.................................................................................7
Bảng 3.1. Các tiêu chí lấy mẫu...................................................................................................20
Bảng 4.1. Tỉ lệ trẻ em nghỉ học sớm trong giai đoạn 2001-2015 phân theo nhóm hộ...............24
Bảng 4.2. Tỉ lệ sử dụng các loại hình năng lượng phân theo nhóm hộ...................................... 32
Bảng 4.3. Tỉ lệ sử dụng các nguồn nước sinh hoạt phân theo nhóm hộ.....................................32
Bảng 4.4. Tỉ lệ các loại nhà ở phân theo nhóm hộ..................................................................... 33
Bảng 4.5. Tình trạng vệ sinh phân theo nhóm hộ.......................................................................33
Bảng 4.6. Bảng mô tả thời vụ trong năm....................................................................................37
Bảng 5.1. Quan hệ tương tác giữa các loại nguồn vốn sinh kế.................................................. 45
Bảng 5.2. Tác động của các chính sách đến các loại tài sản sinh kế.......................................... 51


-ix-

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu thành phần hộ gia đình theo quy mô bình quân từng nhóm hộ.................23
Biểu đồ 4.2. Nguyên nhân tình trạng nghỉ học sớm phân theo nhóm hộ................................... 25
Biểu đồ 4.3. Trình độ học vấn của trẻ em nghỉ học sớm phân theo nhóm hộ............................ 25

Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ lao động phân theo nhóm ngành trong mẫu khảo sát.................................... 26
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ thu nhập phân theo nguồn gốc thực tế...........................................................26
Biểu đồ 4.6. Diện tích đất sản xuất trung bình phân theo nhóm hộ........................................... 27
Biểu đồ 4.7. Thu nhập trung bình từ trồng trọt phân theo nhóm hộ...........................................27
Biểu đồ 4.8. Tình trạng nước tưới nông nghiệp phân theo nhóm hộ..........................................28
Biểu đồ 4.9. Chi tiêu và thu nhập trung bình phân theo nhóm hộ..............................................29
Biểu đồ 4.10. Đường phân phối thu nhập theo nhóm ngũ phân của mẫu khảo sát.................... 30
Biểu đồ 4.11. Các hình thức vay vốn phân theo nhóm hộ..........................................................31
Biểu đồ 4.12. Mục đích sử dụng vốn vay phân theo nhóm hộ...................................................31
Biểu đồ 4.13. Tỉ lệ hộ dân có sở hữu các loại tài sản sản xuất phân theo nhóm hộ................... 34
Biểu đồ 4.14. Tỉ lệ hộ dân có thành viên tham gia các Hội ở địa phương................................. 35
Biểu đồ 4.15. Mức độ đa dạng hóa sinh kế phân theo nhóm hộ.................................................38
Biểu đồ 4.16. Phương án cải thiện sinh kế phân theo nhóm hộ................................................. 39


-x-

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Đặc điểm tự nhiên của KBTTVĐ............................................................................... 6
Sơ đồ 2.2. Một số quy định của chính sách bảo tồn..................................................................... 9
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID..........................................................12
Sơ đồ 3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu.................................................................................18
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới hoạt động các ngành nghề ấp 5............................................................... 36
Sơ đồ 6.1. Những hạn chế về vốn sinh kế và tổn thương của người dân ấp 5........................... 53
Sơ đồ 6.2. Các tác động chính sách lên tài sản sinh kế người dân ấp 5..................................... 54


-xi-


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản đồ KBTTVĐ...................................................................................................... 65
Phụ lục 2. Bản đồ các phân khu chức năng KBTTVĐ...............................................................66
Phụ lục 3. Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất KBTTVĐ.................................................... 67
Phụ lục 4. Bản đồ KBTTVĐ trong khu vực Đông Nam Bộ.......................................................68
Phụ lục 5. Bản đồ Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai................................................................ 69
Phụ lục 6. Bản đồ Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai trong khu vực Đông Nam Bộ.................70
Phụ lục 7. Bản đồ hành chính xã Mã Đà và phân bố dân cư ấp 5..............................................71
Phụ lục 8. Lịch sử hình thành KBTTVĐ....................................................................................72
Phụ lục 9. Tiến độ dự án di dời KBTTVĐ................................................................................. 73
Phụ lục 10. Quy trình thực hiện nghiên cứu - minh họa bằng hình ảnh.....................................74
Phụ lục 11. Vốn con người - Tỉ lệ trẻ em nghỉ học sớm phân theo nhóm hộ và giới tính..........75
Phụ lục 12. Vốn tự nhiên - Hoạt động nhặt chai của người dân làm nghề rừng........................ 75
Phụ lục 13. Vốn vật chất - Chi phí đầu tư các hình thức sử dụng điện...................................... 76
Phụ lục 14. Vốn vật chất - Hạ tầng giao thông và phương tiện vận chuyển.............................. 76
Phụ lục 15. Vốn vật chất - Cơ sở hạ tầng xã hội........................................................................ 77
Phụ lục 16. Vốn vật chất - Tình trạng nhà ở phân theo nhóm hộ...............................................78
Phụ lục 17. Vốn vật chất - Tỉ lệ hộ dân sở hữu các loại tài sản sinh hoạt.................................. 78
Phụ lục 18. Vốn vật chất - Tỉ lệ hộ dân sở hữu các loại tài sản thông tin.................................. 79
Phụ lục 19. Vốn vật chất - Tương quan tuyến tính giữa thu nhập bình quân của hộ với số loại
tài sản sản xuất hộ sở hữu...........................................................................................................79
Phụ lục 20. Vốn vật chất - Biểu đồ phân tán biểu diễn thu nhập bình quân của hộ theo số loại
tài sản sản xuất hộ sở hữu...........................................................................................................80
Phụ lục 21. Vốn vật chất - Tỉ lệ chủng loại vật nuôi theo nhóm hộ có sở hữu vật nuôi.............80
Phụ lục 22. Vốn tài chính - Trị thống kê mô tả đại lượng thu nhập trung bình trong mẫu khảo
sát................................................................................................................................................81
Phụ lục 23. Vốn tài chính - Thông tin các loại hình vốn vay..................................................... 81
Phụ lục 24. Vốn xã hội - Cảm nhận về việc tham gia tổ chức Hội ở địa phương...................... 82
Phụ lục 25. Nội dung phỏng vấn chính quyền, chuyên gia, nhóm hộ dân................................. 82



-xii-

Phụ lục 26. Phân tích động cơ vi phạm từ tình huống minh họa của nhóm thợ săn..................88
Phụ lục 27. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã Mã Đà năm 2013 – 2014........................... 92
Phụ lục 28. Đồng quản lí tài nguyên rừng đặc dụng.................................................................. 93
Phụ lục 29. Phương pháp ghép điều để cải tạo vườn điều..........................................................94
Phụ lục 30. Bảng câu hỏi............................................................................................................96
Phụ lục 31. Nhật kí thực địa..................................................................................................... 104
Phụ lục 32. Một số hình ảnh thực tế.........................................................................................106


-1-

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU
Nội dung chương này trình bày về bối cảnh nghiên cứu, sự phù hợp của đề tài lựa
chọn. Qua đó xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi thực hiện của đề
tài. Phần cuối chương trình bày về cấu trúc của toàn bộ luận văn.
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Vào cuối năm 2003, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBTTVĐ) được
thành lập trên cơ sở sáp nhập các lâm trường địa phương. KBTTVĐ nằm trên địa giới hành
chính các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu và xã Đắc Lua thuộc huyện
1

Tân Phú (Phụ lục 1). Các cộng đồng dân cư hình thành theo lời kêu gọi nhân lực cho các lâm
trường từ năm 1980 vẫn tiếp tục sống trong KBTTVĐ sau khi các lâm trường giải thể (thời
2

điểm 2009, số hộ dân trong KBTTVĐ là 5.789 hộ, với 26.690 khẩu ). Tình trạng các hộ sống

rải rác trong rừng sau khi có chính sách bảo tồn không những gây trở ngại cho công tác quản
lí, bảo vệ tài nguyên của tỉnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các hộ dân vì các
quy định hạn chế khai thác tài nguyên và đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu (Đoàn Phú, 2014).
Tỉnh có chủ trương di dời hơn 1.300 hộ dân ra khỏi vùng lõi để ổn định và phát triển đời
sống. Tuy nhiên dự án hình thành từ 2001 và kéo dài trong 15 năm qua vẫn chưa thực hiện được vì
thiếu nguồn lực (Đức Trung và Tấn Nhất, 2014). Tác động tổng hợp từ chính sách bảo tồn và sự trì
hoãn chính sách di dời đẩy người dân rơi vào tình trạng phải duy trì cuộc sống tạm bợ, không chủ
động được trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh và lệ thuộc một phần vào việc khai thác tài
nguyên không bền vững. Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm KBTTVĐ, trong năm 2014, lực lượng
kiểm lâm đã xử lí 21 vụ việc về xâm phạm tài nguyên rừng (trong đó có

2 vụ hình sự về phá rừng và bảo vệ động vật rừng), tháo gỡ và tiêu hủy 7.828 bẫy các loại,
ngăn chặn 1.386 lượt người vào rừng trái phép. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn và mục

1 Báo cáo tham vấn xã hội – Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (2009).
2 Báo cáo tham vấn xã hội – Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (2009).


-2-

tiêu ổn định sinh kế tồn tại trong việc hoạch định và thực thi chính sách khiến cho mục tiêu
nào cũng không thực hiện được. Điển hình là quyết định đóng cửa tuyến đường xuyên rừng
vào 17/11/2014 trong khi chưa thực hiện di dời khiến người dân bị cô lập và phản ứng lại với
chính quyền (Đức Trung và Tấn Nhất, 2014).
Trong khu vực trọng điểm di dời, ấp 5 của xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
nằm hoàn toàn trong vùng lõi của KBTTVĐ. Phân bố dân cư ấp 5 trải dài trên 20 km với 412
hộ, 1.732 nhân khẩu nằm rải rác trong khu vực rừng đặc dụng. Đây là ấp có số lượng hộ nghèo
và cận nghèo cao nhất trong tổng số bảy ấp của toàn xã (93/282 hộ nghèo và 38/160 hộ cận
3


nghèo) . Theo thông tin phỏng vấn người dân và chính quyền địa phương, khu vực này cũng
như các khu dân cư khác trong vùng lõi của KBTTVĐ có những đặc điểm chung về điều kiện
hạ tầng thiếu thốn, diện tích đất canh tác ít, quyền sử dụng đất không được xác lập để tiếp cận
vốn vay ngân hàng, người dân sống lệ thuộc tự nhiên, nông nghiệp và làm thuê. Kinh tế khó
khăn dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em phải bỏ học sớm, dự báo nguy cơ tình trạng nghèo dai
dẳng qua nhiều thế hệ. Bài toán về sinh kế nếu không được giải quyết sẽ khó thực hiện được
mục tiêu bảo tồn tài nguyên trong bối cảnh hiện tại.
Để hỗ trợ người dân hiệu quả, việc cần thiết là thực hiện nghiên cứu đánh giá tổng hợp
về tình trạng nguồn lực hiện tại, những tổn thương hộ gặp phải và các tác động chính sách đối
với nguồn vốn của hộ dân. Đó là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp giúp cải
thiện sinh kế cho người dân trong khu vực.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung làm rõ các tác động của chính sách đến sinh kế của người dân
trong khu bảo tồn thông qua việc đánh giá các loại tài sản sinh kế và tình trạng tổn thương của
các hộ dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tổng hợp ý kiến đa chiều, tác giả thực hiện đề
xuất những thay đổi chính sách để cải thiện sinh kế của hộ dân đáp ứng yêu cầu bảo tồn tài
nguyên.

3 Số liệu thống kê 2014 của Ủy ban Nhân dân xã Mã Đà.


-3-

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hiện trạng sinh kế của người dân trong KBTTVĐ thể hiện như thế nào thông qua
các loại tài sản sinh kế và tình trạng dễ bị tổn thương?
2. Các chính sách hiện hành tác động như thế nào đến sinh kế của người dân trong
KBTTVĐ thông qua việc ảnh hưởng lên các loại tài sản sinh kế và tình trạng dễ bị tổn
thương?
3. Những thay đổi chính sách nào là cần thiết để cải thiện sinh kế cho hộ dân trong yêu

cầu bảo tồn tài nguyên?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ dân, bối cảnh dễ bị tổn thương và các
chính sách có liên quan. Khách thể nghiên cứu là các hộ dân sống trong khu bảo tồn thiên
nhiên. Đối tượng khảo sát là một số hộ dân tại ấp 5, xã Mã Đà, nằm hoàn toàn trong
KBTTVĐ.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại ấp 5, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng chín tháng từ 10/2014 –
7/2015.
Phạm vi chính sách: Nghiên cứu tập trung vào các chính sách liên quan đến chủ trương
bảo tồn và phát triển sinh kế cho người dân trong KBTTVĐ.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc thành sáu chương. Trong đó, chương 1 giới thiệu về bối cảnh,
mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2 trình bày thực trạng


-4-

nghiên cứu tại địa phương. Chương 3 tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu nền tảng và
cách thiết kế nghiên cứu của luận văn. Chương 4 trình bày những kết quả trọng tâm của
nghiên cứu. Chương 5 thực hiện phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu. Cuối cùng,
chương 6 nêu lên các kết luận và khuyến nghị chính sách của tác giả.


-5-

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Nội dung Chương 2 trình bày các thông tin thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, xã hội và
môi trường chính sách của khu vực nghiên cứu.
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Ấp 5 nằm về phía Tây Bắc của xã Mã Đà. Phạm vi ranh giới: phía Bắc giáp tỉnh Bình
Phước (giới hạn bởi sông Mã Đà), phía Nam giáp ấp 4 và ấp 6, phía Đông giáp ấp 7, phía Tây
giáp xã Hiếu Liêm. Tọa độ địa lí (Theo hệ quy chiếu VN-2000): 1244,188’ - 1258,357’Bắc và
415,479’ - 428,046’Đông. Toàn bộ diện tích ấp 5 nằm trong khu quy hoạch rừng đặc dụng của
KBTTVĐ (Phụ lục 2 và Phụ lục 7).
KBTTVĐ có tiền thân là Khu Dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu (thành lập 2003). Sau
nhiều lần sáp nhập và đổi tên, vào 29/06/2011, KBTTVĐ được UNESCO công nhận là vùng
lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (Phụ lục 5). KBTTVĐ nằm về phía Bắc tỉnh Đồng
Nai, diện tích tự nhiên là 91.152 ha gồm cả rừng và mặt nước hồ Trị An. Đây là khu vực sở
hữu hệ sinh thái động thực vật đa dạng, có nhiều loại quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam
và Sách Đỏ IUCN thế giới (Tóm tắt về điều kiện tự nhiên của KBTTVĐ được thực hiện trong
Sơ đồ 2.1).


-6-

Sơ đồ 2.1. Đặc điểm tự nhiên của KBTTVĐ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp thông tin theo “Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai tiềm năng và phát triển”
của Trần Văn Mùi và đ.t.g năm 2012).

2.2. Đặc điểm dân số và hoạt động sinh kế
Dân số ấp 5 gồm có 1.732 nhân khẩu, 412 hộ. Trong đó có 93 hộ nghèo và 38 hộ cận
nghèo. Thành phần dân tộc gồm: 408 hộ người Kinh, 1 hộ người Hoa, 1 hộ người Nùng, 1 hộ
người Mường và 1 hộ người Chàm.



-7-

Người dân cư trú trải dài trên phạm vi 20 km dọc theo các đường tỉnh lộ 322 và quanh hồ
Bà Hào. Có bốn cụm phân bố dân cư (Phụ lục 7) với số hộ dân được trình bày ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số hộ dân ở các cụm dân cư ấp 5

Số hộ dân

Cụm Rang Rang

Cụm Suối Sai – Be 18

Cụm Đồng 4

Cụm Bà Hào

33 hộ

17 hộ

137 hộ

225 hộ

(Nguồn: Số liệu do ấp trưởng ấp 5 cung cấp).

Đặc điểm của các cụm dân cư:
Cụm Rang Rang và cụm Suối Sai – Be 18: Hai cụm dân cư phân bố cuối tỉnh lộ 322,

giáp địa phận tỉnh Bình Phước, cách xa các cụm dân cư bên ngoài. 50 hộ dân thuộc hai cụm
dân cư này được bố trí vào dự án ưu tiên di dời năm 2015 để đóng cửa tuyến đường xuyên
rừng. Hiện tại, dự án di dời 50 hộ đã hoàn tất việc đo đạc và khảo sát để bồi thường.
Cụm Đồng 4: Nằm trong khu vực đường dân sinh, rẽ nhánh từ tỉnh lộ 322. Địa thế khu
vực gặp bất lợi vì điện lưới chưa được kéo đến hết cụm dân cư và nguồn nước thường xuyên
khô cạn. Hộ nghèo tập trung nhiều ở cụm Đồng 4 với nghề rừng và làm thuê chiếm tỉ lệ lớn.
Cụm Bà Hào: Nằm dọc tỉnh lộ 322 và quanh hồ Bà Hào. Các hộ có ưu điểm về vị trí
nên dễ kinh doanh buôn bán, cung cấp dịch vụ. Hệ thống điện nước đầy đủ nên công việc làm
nông thuận lợi hơn cụm Đồng 4.
Cơ cấu nghề nghiệp theo sinh kế chính của ấp 5 được phân bổ: 25% hộ làm nghề nông,
25% hộ kinh doanh buôn bán – cung cấp dịch vụ, 13% làm công nhân cho khu công nghiệp ở
Trảng Bom, còn lại là 38% hộ làm thuê và làm nghề rừng không khai báo chính thức (thông
tin do ấp trưởng ấp 5 cung cấp).


-8-

2.3. Cơ cấu quản lí
Hiện tại ở ấp 5 có hai cơ quan chức năng quản lí là UBND xã Mã Đà và KBTTVĐ.
UBND xã quản lí và tổ chức các hoạt động liên quan đến cộng đồng dân cư. KBTTVĐ quản lí
về toàn bộ tài nguyên kể cả đất. Mối quan hệ giữa con người và tài sản không gắn liền dẫn đến
việc dễ nảy sinh các mâu thuẫn về mục tiêu sinh kế và bảo tồn trong khu vực.
2.4. Các chính sách hiện hành
2.4.1. Chính sách bảo tồn
Ấp 5 nằm trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính của rừng
đặc dụng nên chịu sự chi phối của các luật bảo vệ tài nguyên về việc khai thác lâm sản, trồng
trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, nhận khoán đất rừng và tham gia phát triển du lịch sinh
thái. Một số quy định tiêu biểu được trình bày trong Sơ đồ 2.2.



-9-

Sơ đồ 2.2. Một số quy định của chính sách bảo tồn

Cấm săn bắt,
khai thác loài
thuộc Danh
mục loài nguy

cấp, quý,
hiếm.

Luật Bảo vệ và

Phát triển rừng
- Điều 12
- Điều 54

Luật Đa dạng sinh học

-

Điều 4
Điều 5
Điều 7

Nghị định
117/2010/NĐ-CP
- Điều 21
- Điều 23


Cấm xây dựng
công trình, nhà ở

trái phép trong
phân khu phục
hồi sinh thái.

Cấm chăn nuôi gia súc,
gia cầm theo quy mô
nông trại.
Cấm nuôi, trồng, thả vào
rừng đặc dụng các loài
động vật, thực vật không
có nguồn gốc bản địa
hay ngoại lai.
Người dân được tham gia
với dự án phát triển du lịch
sinh thái ở địa phương.
BQL rừng đặc dụng có thể
cho tổ chức, cá nhân thuê
hoặc liên doanh, liên kết với

các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch sinh thái.

Hộ dân được khoán rừng để
bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng trong phân khu phục hồi
sinh thái.

Được khai thác, sử dụng bền
vững các loài thực vật ngoài gỗ

và không thuộc danh mục các
loài nguy cấp, quý, hiếm.


-10-

Năm 2011, Trung tâm Sinh thái – Văn hóa - Lịch sử - Chiến khu Đ (Trung tâm Sinh
thái) được xây dựng nhưng hầu như không có hoạt động gì để phát triển du lịch. Theo thông
tin khảo sát, việc xây dựng Trung tâm Sinh thái đã làm thay đổi dòng chảy của nước khiến các
hộ dân ở sâu khu vực Đồng 4 bị ảnh hưởng vì mạch nước ngầm khô cạn.
2.4.2. Chính sách giao khoán đất
Sau khi lâm trường Mã Đà đóng cửa rừng tự nhiên, từ 2001 - 2002, những người dân
canh tác trên đất tự khai khẩn được lâm trường xác định diện tích và tiến hành lập sổ hợp đồng
giao khoán theo Nghị định 01/CP của Chính phủ (ban hành 04/01/1995). Đất giao khoán có
thời hạn 50 năm, có thể bị thu hồi và không có giá trị thế chấp. Hợp đồng quy định người dân
chỉ có thể dựng lán trại tạm thời để trông coi vườn tược mà không được xây dựng nhà cửa
kiên cố.
2.4.3. Chủ trương di dời
Chủ trương di dời đã xuất hiện từ 2001. Trách nhiệm được chuyển giao từ các lâm
trường Mã Đà, Hiếu Liêm cho đến UBND huyện Vĩnh Cửu để phối hợp với các đơn vị chuyên
môn lập dự án di dời trong suốt 15 năm qua (Phụ lục 9). Cho đến hiện tại vẫn chưa có kế
hoạch khả thi nào được phê duyệt. Các hộ dân sống trong trạng thái phải chuẩn bị cho việc di
dời nhưng không có thông tin về thời điểm cụ thể.
2.4.4. Những chuyển đổi chính sách
Vào 13/10/2014, UBND tỉnh Đồng Nai dựa vào đề xuất của KBTTVĐ chỉ đạo đóng
tuyến đường tỉnh lộ 322 xuyên qua khu bảo tồn sang tỉnh Bình Phước (theo công văn số
9606/UBND-CNN). Trong khi đó, 50 hộ dân sống dọc và cuối tuyến đường vẫn chưa được di

dời nên tuyến đường đã phải mở lại. Mục tiêu của UBND huyện Vĩnh Cửu là ưu tiên di dời 50
hộ dân này. Sau đó, KBTTVĐ sẽ đóng cửa tuyến đường xuyên rừng 322 để hạn chế sự đi lại
của người dân qua vùng lõi.


-11-

Với số lượng hộ di dời quá lớn, UBND huyện có đề xuất phương án xây dựng đường
dân sinh ven hồ Trị An để ổn định sinh kế 860 hộ tại chỗ. Con số di dời cần thiết thu hẹp còn
460 hộ. Đây là phương án khả thi hơn để có thể thúc đẩy tiến độ di dời.


×