THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠISỞ GD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
CHỨNG TỪ TẠISỞ GD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN I
TRIỂN NÔNG THÔN I
1. VÀI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH NH NÔNG NGHIỆP &PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I
VÀ TỔ THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Theo quyết định QĐ 15 ngày 25/11/1990 của Tổng Giám đốc ngân hàng nhà
nước, sở giao dịch I được hình thành với chắc năng là nơi thí điểm các chức năng
nhiệm vụ theo lệnh của trung ương trước khi đưa vào chính thức triển khai.
Địa bàn hoạt động của Sở giao dịch I là thành phố Hà Nội với số khách hàng
ban đầu là 7 , dư nợ 800 triệu VND.
Tuy Sở giao dịch I được quyết định thành lập ngày 25/11/1991, nhưng Sở đã
đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1991.
Đến QĐ 198/QĐ - NH5 (2/6/1998) của thống đốc Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam quyết định thành lập các đơn vị thành viên hạch
toán độc lập của Ngân nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam thì Sở giao
dịch được gọi tên chính thức là Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn I, gọi tắt là Sở giao dịch I.
Sở giao dịch I là pháp nhân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh và các cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu
riêng, hoạt động trong khuôn khổ luật nhà nước, điều lệ ngân hàng nông nghiệp và
quy định của bản thân Sở giao dịch.
Kể từ bước khởi đầu đến nay, Sở giao dịch I đã có một quá trình phát triển
với nhiều khó khăn không chỉ của ngành ngân hàng Việt Nam non trẻ nói riêng mà
còn của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung - mặc dù vậy, qua
Sở lịch sử hơn 10 năm tồn tại và phát triển của mình, Sở giao dịch ngân
hàng nông nghiệp I đã luôn được đánh giá cao về những kết quả thuộc thành tựu
nổi bật
Sở giao dịch I được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động thành
công nhất trong hệ thống, và luôn có những tìm tòi, sáng tạo để hoà nhập với nền
kinh tế đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Trụ sở của sở giao dịch I đặt tại số 4 Phạm Ngọc Thạch - quận Đống Đa -
thành phố Hà Nội. Sở giao dịch I có 1 chi nhánh ở Tây Sơn - và các phòng giao
dịch trên khắp địa bàn Hà Nội. Với lợi thế của một khu vực đông dân cư, là trung
tâm chính trị , văn hoá, kinh tế của cả nước, hoạt động kinh tế sôi động và có sự
tập trung đông đảo của các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, Sở giao
dịch I đã thu hút được lượng khách hàng tương đối đông đảo.
Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn giúp Sở
giao dịch I phục vụ được khách hàng một cách nhanh chóng thuận tiện lợi nhất,
theo phương châm " nhiều người lo hơn một người lo". Trong hệ thống ngân hàng
nông nghiệp, Sở giao dịch I luôn được coi là đơn vị tiên tiến và thực hiện xuất sắc
các mục tiêu đề ra. Với số lượng cán bộ là 237 người, hoạt động của Sở giao dịch I
luôn được lên kế hoạch phân công phân cấp trách nhiệm cụ thể và khoa học để tận
dụng tối đa hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên ngân hàng.
Sở giao dịch I vận dụng hình thức chấm điểm và đánh giá mức độ hoàn
thành công việc của từng công nhân viên - bảng tự đánh giá sẽ được nhận xét bởi
phụ trách phòng (trưởng phòng) và được dùng để đánh giá nhân viên trong công
tác, kịp thời uốn nắn các sai phạm và vi phạm kỷ luật lao động, bổ sung các lỗ
hổng kiến thức, từ đó có quyết định khen thưởng và xử lý vi phạm phù hợp và kịp
thời.
Hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng nước ta
đang trong thời kỳ phát triển để tiến kịp với lịch sử nghề ngân hàng truyền thống
của thế giới, và ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam không thể ngoài cuộc. Ngân
hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại quốc doanh có số vốn pháp định 2200
tỷ VNĐ, là 1 trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất đất nước và là
ngân hàng duy nhất được tổ chức thành 4 cấp.
Ngân hàng nông nghiệp
Chi nhánh tỉnh, thành phố
Chi nhánh quận, huyện
Chi nhánh xã.
Với mục tiêu phục vụ cho các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, ngân hàng
Nông nghiệp coi trọng việc toả chi nhánh của mình đến tận cơ sở để hỗ trợ về vốn
hiệu quả nhất cho nông ngư, lâm dân, Sở giao dịch hoạt động cũng theo định
hướng đó. Sở giao dịch I hiện nay hoạt động với chức năng của một chi nhánh
ngân hàng, là chi nhánh loại I của ngân hàng Nông nghiệp. Tuy nhiên với địa bàn
hoạt động hiện nay của mình, Sở hướng tới các khách hàng là doanh nghiệp và cư
dân trên địa bàn, các hợp đồng thầu vốn..
Sở đã đa dạng hoá các hoạt động của mình, nhanh nhạy tìm kiếm cơ hội và
chủ động nắm bắt nhu cầu của dân cư qua các hình thức huy động tiết kiệm phù
hợp. Sở phát hành các loại kì phiếu trả lãi trước, huy động tiết kiệm chiều tối,
nhằm đáp ứng các nhu cầu của dân cư khi thời gian không cho phép họ đến ngân
hàng vào giờ làm việc hành chính. Luôn linh hoạt và tạo điều kiện tốt nhất cho
khách hàng trong mối quan hệ đến cạnh tranh và sống còn của Sở là nét làm cho
Sở luôn nổi bật, và là lá cờ đầu trong hệ thống.
Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I được thể hiện như ở sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
GIÁM ĐỐC
Các P. giám đốc
Phòng kế hoạch kinh doanhPhòng kế toán ngân quỹPhòng tổ chức hành chínhPhòng giao dịchTổ kiểm tra kiểm toán
Phòng nguồn vốnPhòng tín dụngTổ thanh toán quốc tế
Như sơ đồ đã thể hiện, hiện nay tại Sở có các phòng nghiệp vụ riêng biệt,
chuyên môn hoá trong nghiệp vụ của mình, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất.
Tuy nhiên, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ
cho nhau trong công tác.
Phòng kế hoạch kinh doanh là phòng quản lý chung về nghiệp vụ, trong đó
có phòng nguồn vốn, chuyên trách về mảng huy động vốn, phòng tín dụng chuyên
về mảng cho vay với các thành phần kinh tế và hộ gia đình, tổ thanh toán quốc tế
chuyên về ngoại hối và dịch vụ thanh toán. Đây là phòng đặc trưng nhất nói lên vai
trò của một ngân hàng, ngoài ra, Sở cũng có các phòng ban chức năng khác như
Phòng tổ chức cán bộ, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng, các bộ
phận giúp việc khác cho ngân hàng.
Phòng kế toán ngân quỹ thực hiện các công việc kế toán cho ngân hàng và
cho khách hàng, thực hiện các yêu cầu về tiền mặt như thu, chi tiền mặt, lập, quản
kí sổ , tài khoản của khách hàng.
Các phòng giao dịch của Sở trải khắp địa bàn Hà nội, là cơ sở cho chiến
lược cạnh tranh thu hút khách hàng cho Sở.
Tổ thanh toán quốc tế của Sở giao dịch I hiện nay đang cung cấp các dịch
vụ như:
+ Mua bán ngoại tệ giao ngay và kỳ hạn
+ Chuyển tiền thanh toán
+ Thanh toán nhờ thu
+ Thanh toán tín dụng chứng từ
+ Tư vấn khách hàng về thanh toán quốc tế, tiếp thị và cải tiến sản phẩm.
Tuy vậy đối với Sở giao dịch I thì thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ mới
mẻ, đội ngũ cán bộ thanh toán viên còn trẻ cả về tuổi đời và kinh nghiệm, và đang
trong quá trình vừa làm vừa học hỏi. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuy chỉ bắt đầu
từ 1998, nhưng khi vừa đưa vào hoạt động đã nhận được sự ủng hộ của khách hàng
thể hiện qua doanh số hoạt động ngày càng tăng mạnh, chứng tỏ sự cần thiết của
nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đối với bản thân Sở giao dịch I đó là điều dễ hiểu,
vì Sở giao dịch I phải thực hiện thanh toán quốc tế để phục vụ các khách hàng của
mình, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường trong phạm vi hoạt động, tìm
kiếm thu nhập và tiếp cận với thị trường ngân hàng thế giới. Phải nhìn nhận rằng
thanh toán quốc tế không phải là thế mạnh của Sở giao dịch I, nhưng Sở giao dịch I
sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nghiệp vụ này trong xu hướng tiến tới mở cửa cho
ngành ngân hàng - tài chính. Bởi vậy, mục tiêu của Sở khi đưa tổ thanh toán quốc
tế vào hoạt động là làm - học - tìm cơ hội phát huy trong tương lai. Để đạt đến một
kết quả ngang tầm, hoạt động thanh toán quốc tế còn cần nhiều những kinh nghiệm
và trình độ mà không phải một sáng một chiều có thể làm được.
Tổ thanh toán quốc tế hiện nay có 11 người và tuổi đời chưa ai quá 30, đó là
một đội ngũ trẻ, năng động và lý thú với cái mới.
2. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ.
2.1. Các văn bản.
Trong lúc hoạt động thanh toán quốc tế đã là một nghiệp vụ ngân hàng được
triển khai thường xuyên đối với ngân hàng Ngoại thương thì đối với hệ thống ngân
hàng Nông nghiệp,và Sở giao dịch I hoạt động này còn rất non trẻ. Cho đến thời
điểm tháng 5/2002, hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở chỉ mới được hơn 4 năm.
Đó là một thời gian ngắn, vừa tìm tòi học hỏi nghiệp vụ vừa hoà mình vào thị
trường thanh toán đang phát triển sôi động.
Đáp lời tờ trình số 41/SGD vào ngày 22/4/98, công văn số CV853/NHNo -
08 (27/4/98) của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam đã cho phép Sở giao dịch I
được phép hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể:
- Tín dụng
- Bảo lãnh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế.
- Mua bán ngoại tệ.
Sau đó theo công văn số 489 - NHNo - 08 (24/3/99) cho phép chi nhánh
thực hiện mở L/C thanh toán hàng nhập và tập trung các tài khoản thanh toán về
trung tâm điều hành...
Cùng các văn bản khác về qui chế thanh toán liên ngân hàng, quy chế bảo
lãnh vay vốn nước ngoài, mở L/C trả chậm, các quy chế này đã tạo ra hành lang
cho hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch và các chi nhánh được phát
triển.
Và cụ thể nhất là văn bản số 234/HĐQT - 08 của hội đồng quản trị của ngân
hàng nông nghiệp đã ban hành các quyết định quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh ngoại hối trong hệ NHNo và PTNT Việt Nam, quy định cụ thể và chi tiết về
nguyên tắc hoạt động cũng như các nghiệp vụ được phép tiến hành.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam, hoạt động thanh
toán quốc tế của Sở giao dịch I áp dụng quy tắc thống nhất về tín dụng chứng từ,
UCP 500 của Phòng Thương mại quốc tế. Việc áp dụng UCP 500 vào thực tiễn
hoạt động thanh toán quốc tế của Sở hầu như không có điều chỉnh nào, và đây là
điều khác không chỉ của Sở mà là của Việt Nam so với thế giới.
UCP 500 chỉ là các nguyên tắc do ICC ấn hành, nhưng được áp dụng rộng
rãi trên thế giới và trở thành khuôn mẫu cho hoạt động tín dụng chứng từ của các
ngân hàng, những người làm việc liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ như
người nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Tuy vậy, UCP không phải là luật hoặc công ước
quốc tế, bởi vậy khi xảy ra tranh chấp, việc giải quyết là theo luật quốc gia - Việt
Nam chưa có bộ luật điều chỉnh về tín dụng chứng từ, khiến cho các chủ thể rất
khó giải quyết đúng sai.
Hiện nay, thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, các giấy tờ giao dịch giữa
nhập khẩu khách hàng hiện nay tuy rất nhiều và rườm rà như giấy nhận nợ, giấy
yêu cầu mở L/C, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ xuất khẩu...
song các giấy tờ này đơn thuần là giấy tờ giao dịch và không thể hiện được ràng
buộc giữa các bên.
Như vậy, có thể nói Sở giao dịch I hiện nay triển khai hoạt động thanh toán
tín dụng chứng từ trong hoàn cảnh chung của các ngân hàng khác tại Việt Nam, đó
là văn bản cho phép đã có nhưng chưa được quy định thật sự cụ thể và thông
thoáng .
2.2. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch.
Theo quy định số 447/QĐ - NHNo của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt
Nam đã ban hành quy định về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế
trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Đây là văn bản cụ thể, quyết định chi
tiết cho hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh của hệ thống và được triển
khai áp dụng từ 1/7/2001.
2.2.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ nhập khẩu.
2.2.1.1. Mở, ký quỹ L/C, thông báo sửa đổi L/C.
a. Khách hàng gửi ngân hàng bộ hồ sơ mở L/C gồm:
- Thư yêu cầu mở L/C theo mẫu của ngân hàng nông nghiệp.
- Bản sao có xác nhận sao y bản chính của văn bản.
+ Hợp đồng ngoại thương
+ Văn bản cho phép nhập khẩu (đối với ngành hàng có điều kiện)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đăng ký mã số xuất nhập khẩu
(nếu là khách hàng giao dịch lần đầu).
Ngân hàng tiếp nhận bộ hồ sơ mở L/C, ghi sổ theo dõi và kiểm tra - thanh
toán viên sẽ không sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết vào thư mở L/C mà yêu cầu
khách hàng hoàn chỉnh nếu phát hiện mâu thuẫn hoặc sai sót. Thư mở L/C phải có
chữ ký kế toán trưởng và chữ ký chủ tài khoản đơn vị.
Trong vòng 8h làm việc, ngân hàng phải xác định mức ký quỹ mở L/C -
khách hàng phải chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C - khoản tiền
ký quỹ không được phép vay từ chính ngân hàng. Ngân hàng phải xem xét nguồn
vốn thanh toán L/C của khách hàng là vốn tự có, hay vốn vay. Tuỳ trường hợp,
ngân hàng yêu cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ , nếu
thanh toán bằng vốn vay thì để trống ngày nhận nợ.
Ngày ngân hàng thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay được
ghi vào giấy nhận nợ.
b. Ngân hàng mở L/C:
Thanh toán viên sau khi chấp nhận mở L/C cho khách hàng sẽ:
- Đăng ký số tham chiếu L/C
- Chọn ngân hàng thông báo/thương lượng: Nếu khách hàng không chỉ định
thì chọn ngân hàng thông báo là ngân hàng có quan hệ đại lý với mình, nếu là ngân
hàng do khách hàng chỉ định mà không có quan hệ đại lý, ngân hàng mở L/C ghi
tên vào 57 của L/C.
- Nhập dữ liệu vào máy tính để mở L/C, mở bằng SWIFT theo mẫu điện MT
700, MT 701, MT 999, nếu khách hàng yêu cầu mở bằng thư thì mở bằng SWIFT
mẫu MT700, ghi vào trường 72 cụm từ chỉ thị "bằng thư" và Sở giao dịch của
NHNo sẽ chuyển L/C theo chỉ thị của chi nhánh mở.
Chi nhánh mở L/C hạch toán nội bộ bảng số ký quỹ ngoại bình quân số
thanh toán mở L/C và thu phí mở L/C theo quyết định của NHNo.
Thanh toán viên trình hồ sơ mở, điện mở L/C cho phụ trách phòng, lãnh đạo
chi nhánh duyệt và chuyển điện đến Sở giao dịch NHNo. Chi nhánh giao bản gốc
L/C cho khách hàng, vào bìa hồ sơ L/C và lưu kho theo dõi.
Trường hợp mở L/C xác nhận: Thanh toán viên kiểm tra phí xác nhận ai
chịu, ngân hàng không cho vay trả phí xác nhận. Nếu ngân hàng thông báo trùng
với ngân hàng xác nhận, L/C phải ghi câu ‘ please add your confirmation’