Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.79 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHN
O
PTNT HÀ NỘI
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHN
O
& PTNT HÀ NỘI
2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Nội.
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển:
NHNo & PTNT Hà Nội là một trong hơn 2.500 chi nhánh của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có vai trò trong việc tạo lập nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô, cung
cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch: NHNo & PTNT Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Agriculture and Rural
Development Hanoi Branch.
Trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
NHNo & PTNT Hà Nội thành lập theo Quyết định 51 ngày 27 tháng 6 năm
1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành lập các ngân hàng thương mại
trên địa bàn Hà Nội.
Khi mới hình thành, NHNo & PTNT Hà Nội tại trụ sở chính có các phòng:
Tín dụng, Kế hoạch, Tiền tệ-Kho quỹ, Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Tiết kiệm và
nguồn vốn. Đồng thời NHNo & PTNT Hà Nội lúc đó có 12 chi nhánh trực thuộc tại
các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức,
Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì.
Đến năm 1991, Nghị quyết Quốc hội Khoá 8 bàn giao 6 huyện: Hoài Đức,
Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì về tỉnh Hà Tây và huyện Mê
Linh về tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 1995, Quyết định của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bàn
giao 5 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì về Trung tâm
quản lý.


Năm 1994 thành lập chi nhánh Chợ Hôm.
Năm 1995 thành lập 2 chi nhánh Đồng Xuân và Thanh Xuân.
Năm 1996 thành lập 2 chi nhánh: Tây Hồ và Giảng Võ.
Năm 1997 thành lập chi nhánh quận Cầu Giấy.
Năm 1999 thành lập 2 chi nhánh Đống Đa và Khu vực Tam Trinh.
Năm 2002 thành lập 2 chi nhánh Tràng Tiền và Chương Dương.
Những năm vừa qua, NHNo & PTNT Hà Nội đó cú những hoạt động tích
cực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phũng ban. Hiện nay, với
một mụ hỡnh tổ chức hợp lớ, tập trung phỏt huy vai trũ và năng lực của từng bộ
phận cũng như từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày
càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trỡnh độ chuyên môn cao,
nghiệp vụ vững vàng; 100% cán bộ của ngân hàng có trỡnh độ Đại học và trên Đại
học.
Mạng lưới hoạt động của NHNNo & PTNT Hà Nội hiện nay gồm: 01 Trụ sở
chính, 10 chi nhánh Ngân hàng Quận - Khu vực trực thuộc và 33 phòng giao dịch
dàn trải trên các Quận nội thành. Các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc là: NHNo
Hai Bà Trưng, NHNo Hoàn Kiếm, NHNo Tây Hồ, NHNo Ba Đình, NHNo Chương
Dương, NHNo Thanh Xuân, NHNo Cầu Giấy, NHNo Đống Đa, NHKV Tam Trinh,
NHNo Tràng Tiền.
Hiện tại, tại trụ sở chính, NHNo & PTNT Hà Nội có một giỏm đốc, hai phó
giám đốc và 9 phũng ban là: Kế toán, Kế Hoạch, Ngân quỹ, Kinh doanh, Kiểm
soát, Tổ chức cán bộ đào tạo, Thanh toán quốc tế, Vi tính, Hành chính; hoạt động
theo Quyết định 169 ngày 7 tháng 9 năm 2000 của Chủ tịch HĐQT NHNo &
PTNT Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo &
PTNT Việt Nam. Về nhân sự, NHNo & PTNT Hà Nội có 396 cán bộ, nhân viên;
trong đó 165 người tại trụ sở chính và 231 người tại các chi nhánh Ngân hàng
Quận-Khu vực trực thuộc.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc: Phụ trách tình hình hoạt động kinh doanh của toàn bộ NHNo&
PTNT Hà Nội

Phó giám đốc: Có hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc.
Và 9 phòng ban có các nhiệm vụ sau:
 Phòng kế hoạch:
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định
hướng kinh doanh của NHNo Việt Nam.
+ Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các
chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
+ Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm và dự thảo các báo
cáo sơ kết, tổng kết.
+ Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
 Phòng hành chính:
+Hành chính, văn thư, tiếp tân
+ Quản trị, quản lý kho tàng, vật tư, ấn chỉ...
+ Tổ chức hội họp, lưu trữ hồ sơ pháp lý...
+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo
của Ban lãnh đạo chi nhánh.
 Phòng thanh toán quốc tế:
Phòng thanh toán quốc tế thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT;
+ Thanh toán nhờ thu (đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu);
+ Chuyển tiền với nước ngoài (bao gồm chuyển tiền đi và chuyển tiền đến);
+ Thanh toán biên mậu.
 Phòng kinh doanh:
+ Quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế trên địa bàn.
+ Kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
+ Tham mưu cho giám đốc điều hành kinh doanh đối với các ngân hàng quận.

 Phòng kế toán:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình
NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT trên địa bàn.
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán
qua ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng.
+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của NHNo&PTNT.
 Phòng ngân quỹ:
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo Việt
Nam.
+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
 Phòng kiểm soát: Có chức năng thanh tra viên trong ngân hàng, giúp ban giám
đốc nắm bắt kịp thời thiếu sót trong hoạt động kinh doanh nhằm chỉnh sửa và
kịp thời hạn chế sai sót.
 Phòng vi tính:
+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chi nhánh.
+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng cùng các hoạt động khác phục vụ cho
hoạt động kinh doanh.
+ Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định.

+ Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
+ Làm dịch vụ tin học.
 Phòng tổ chức cán bộ đào tạo:
Tổ chức quản lý, sắp xếp, chức đào tạo cán bộ cho phù hợp với công việc
hiện tại.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nố lực của cán bộ nhân viên ngân
hàng và chiến lược kinh doanh hợp lý ngân hàng đã đạt được kết quả khá khả
quan. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh năm 2002 đạt 369 tỷ. Trong đó cho vay là
hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHNo & PTNT Hà Nội.
Nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu cho các thành phần kinh tế trên địa
bàn Hà Nội. Phần vốn không sử dụng hết được ngân hàng chuyển về Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để điều hoà cho các ngân hàng
thiếu vốn. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao gần
90%, ngoài ra lợi nhuận còn thu được từ các hoạt động khác như kinh doanh ngoại
tệ, hoạt động thanh toán thừa vốn. Tổng dư nợ cho vay không ngừng tăng lên qua
các năm. Cụ thể tổng dư nợ 31/12/2001 đạt 1574 tỷ tăng 21,8% so với năm 2000,
bình quân đầu người đạt 5,6 tỷ. So với 12 tỷ dư nợ khi mới thành lập thì sau hơn
10 năm, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tăng 131 lần.
Sang năm 2002, tổng dư nợ đạt 2003 tỷ tăng 27,4% so với 2001, đạt chỉ tiêu tín
dụng mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giao. Chủ yếu
là nợ ngắn hạn và khách hàng chính vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ. Song đó không phải là sự phân biệt các
thành phần kinh tế mà nó khẳng định vị trí vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thành phố. Bên cạnh đó thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng khẳng định được vị trí của mình, không ngừng
phát triển góp phần vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của Hà Nội. Hoạt
động cho vay hộ nghèo đã thu được kết quả cao, góp phần vào công tác xoá đói
giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2002, được sự giúp đỡ của các
Quận, Phường NHNNo & PTNT Hà Nội đã giải ngân cho gần 700 hộ nghèo vay

2100 triệu đồng một số đã tạo thêm được công ăn việc làm, thu nhập tăng, đời sống
được cải thiện, trả nợ ngân hàng sòng phẳng. Tuy số lượng hộ vay và dư nợ cho
vay hộ nghèo của NHNNo & PTNT Hà Nội không lớn nhưng NHNNo &PTNT Hà
Nội đã góp phần cùng các cấp các ngành của Hà Nội thực hiện chương trình 03 của
Thành Uỷ Hà Nội về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế và theo thời gian của
NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2000-2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1. Tổng dư nợ 1297 1574 2003
2. Dư nợ theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế ngoài quốc doanh
884
413
1267
307
1423
580
3. Dư nợ theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn
+ Dư nợ trung và dài hạn
1122
135
1117
457
1259
744
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 – 2002)
Năm 2002, nợ quá hạn đã hạch toán 57 tỷ chiếm 2,82% tăng 0,3% so với

2001. Một số chi nhánh ngân hàng như Ngân hàng Hai Bà Trưng, Ngân hàng Tam
Trinh và 2 chi nhánh ngân hàng mới thành lập là Chương Dương và Tràng Tiền
không có nợ quá hạn. Một số chi nhánh có nợ quá hạn giảm như Đống Đa, Ba
Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, trong khi đó nợ quá hạn của Trung tâm, Tây Hồ
lại tăng.
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Hà Nội từ 2000 – 2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng dư nợ 1297 1574 2003
Nợ quá hạn 23 40 57
Tỷ trọng nợ quá hạn 1,8% 2,54% 2,84%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 – 2002)
Song ngân hàng đã tích cực khắc phục tình trạng này. Trong năm 2002,
NHNo & PTNT Hà Nội đã thu hồi và trích rủi ro xử lý được nợ tồn đọng lớn (tới
143 tỷ đồng) làm nợ quá hạn của các ngân hàng giảm xuống.
Hoạt động huy động vốn cũng đạt được kết quả cao, cung cấp đủ vốn cho
ngân hàng trong quá trình hoạt động và điều chuyển một phần lên NHNo & PTNT
Việt Nam. Đến năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 6.152 tỷ tăng 44,5% so với
năm 2001.
Đồng thời ngân hàng cũng chú ý đến các hoạt động khác nên kết quả đạt
được khá cao:
Hoạt động kinh doanh đối ngoại:
Song song với việc đáp ứng nhu cầu vốn nội tệ, NHNNo & PTNT Hà Nội
cũng luôn quan tâm tới việc đảm bảo nguồn ngoại tệ để kịp thời cung cấp cho
khách hàng. Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã
tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam dần dần hoà nhập vào mạch phát triển
chung của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước
đã thực hiện giao dịch ngoại thương với các đối tác nước ngoài trong nhiều ngành
nghề và lĩnh vực kinh doanh. Tình hình đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong thời
gian qua đang có dấu hiệu cải thiện và phục hồi. Trong những năm qua, NHNNo &

PTNT Hà Nội luôn là người đồng hành đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế trong hoạt động ngoại thương. Cho vay bằng ngoại tệ tại NHNNo &
PTNT Hà Nội áp dụng với các đối tượng sau:
- Cho vay để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá dịch vụ;
- Các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu;
- Để trả nợ nước ngoài trước hạn;
- Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
- Cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
Hiện nay, chi nhánh cho vay các ngoại tệ chuyển đổi mạnh như Đô la Mỹ
(USD), Ơ RÔ (EUR), Yên Nhật (JPY) và các loại ngoại tệ khu vực biên giới như
Nhân Dân tệ Trung Quốc, đồng Kip Lào, đồng Riên Campuchia. Lãi suất cho vay
ngoại tệ được thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng giám đốc NHNNo &
PTNT Việt Nam. Năm 2002 NHNNo & PTNT Hà Nội tiếp tục mở rộng nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, đến nay NHNNo & PTNT Hà Nội đã có quan hệ đại lý và
thanh toán với 600 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, phát triển
nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ kể cả Nhân dân tệ và tổ chức thanh toán biên mậu nhằm
đảm bảo thuận lợi cho khách hàng có quan hệ mua bán với Trung quốc. Do vậy
doanh số hoạt động tăng trưởng khá:
Về xuất khẩu:
- Đã gửi chứng từ đòi tiền 74 món, trị giá 1,8 triệu USD.
- Đã thu tiền 65 món trị giá 1,5 triệu USD.
Về nhập khẩu: Mở 877 LC trị giá 100,9 triệu USD, thanh toán LC 992 món
trị giá 92,4 triệu USD, nhờ thu 311 món trị giá 4,5 triệu USD, thanh toán nhờ thu
1.202 món trị giá 36,7 triệu USD.Thu phí dịch vụ 191 triệu USD.
Năm 2002, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam không ngừng tăng
trong khi giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh như cà phê, gạo và các hàng
nông sản khác làm cho xuất khẩu chậm, đồng thời gây tâm lý cho nhiều doanh
nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng làm cho ngoại tệ vốn đã khan
hiếm từ năm 2000 thì sang năm 2002 càng khan hiếm hơn. Thấu hiểu khó khăn của
doanh nghiệp cũng là khó khăn của ngân hàng nhất là trong quan hệ quốc tế, nên

NHNNo&PTNT Hà Nội đã tìm nhiều giải pháp kể cả phải chấp nhận mua kỳ hạn
và cung ứng cho nhiều doanh nghiệp với giá giao ngay và chấp nhận lỗ về tỷ giá để
đảm bảo cung ứng đủ lượng ngoại tệ cần thiết cho doanh nghiệp, cùng với sự hỗ
trợ tích cực của NHNN Việt Nam và của NHNNo & PTNT Việt Nam đã bán cho
NHNNo & PTNT Hà Nội 46,2 triệu USD để thanh toán nhập khẩu phân bón nên
phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng tương đối kịp thời
và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm mà ngược lại NHNNo &
PTNT Hà Nội còn được nhiều ngân hàng nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công
tác thanh toán quốc tế và nhờ vậy một số doanh nghiệp kể cả một số Tổng Công ty
90 - 91 đã thực hiện thanh toán qua NHNNo & PTNT Hà Nội. Kết quả đã mua
được 109 triệu USD, 692 triệu Yên Nhật, 16 triệu EUR và bán cho khách hàng để
thanh toán 100,4 triệu USD, 692 triệu Yên Nhật và 15,7 triệu EUR.
Hoạt động tài chính, thanh toán và ngân quỹ:
Về công tác thanh toán, với khối lượng nguồn vốn lớn của các doanh nghiệp
có quan hệ rộng trên phạm vi cả nước nên công tác thanh toán của NHNNo &
PTNT Hà Nội năm 2002 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn các năm trước.
Tuy vậy NHNNo & PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn cho các
doanh nghiệp không để chậm chễ hoặc sai xót.
Trong năm 2002 đã chuyển tiền điện tử 24.476 món với 12.137 tỷ đồng, tăng
2,3 lần số món thanh toán so với năm 2001 mà không để xảy ra nhầm lẫn cho
khách hàng.
Về kết quả tài chính, Năm 2002, chênh lệch thu chi tăng 120%, trích rủi ro
tăng 25% so với năm 2001, đạt kế hoạch NHNNo & PTNT Việt nam giao cả năm,
đảm bảo đủ tiền lương cho người lao động theo quy định chung của NHNNo &
PTNT Việt Nam.
Về ngân quỹ: với màng lưới 33 điểm giao dịch rải rác trong nội thành lại hay
bị ách tắc giao thông, nhưng NHNNo & PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác
Ngân quỹ nên vừa đảm bảo đầy đủ và kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng
nhất là dân cư, vừa mở rộng diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp như
Công ty bia Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng long, Công ty bia Việt Hà, vừa cung

ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi của khách hàng nhất là chi xã hội cho
các Chi nhánh kho bạc, các trường Đại học ...
Năm 2002, tổng thu 8.457, tăng 83% so với năm 2001 tổng chi 4.579 tỷ,
tăng 85% so với năm 2001.
Quá trình thu chi tiền mặt được chấp hành nghiêm túc các quy trình ra vào
kho, điều chuyển tiền, kiểm tra, kiểm kê tiền mặt và giấy tờ có giá theo đúng các
quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNNo & PTNT Việt Nam nên luôn
đảm bảo an toàn tiền trong kho cũng như trong quá trình điều chuyển, không xảy
ra tình trạng tham ô lợi dụng quỹ công.
Trong năm, cán bộ bộ phân kho quỹ đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết đã
trả 615 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền 792 triệu đồng, có món tới 200
triệu và 3 món, mỗi món 100 triệu được khách hàng khen ngợi, đồng thời với đức
tính cần cù tỷ mỷ và thận trọng trong thu chi đã phát hiện 14 triệu đồng tiền giả.
Hiện đại hoá Ngân hàng - đổi mới công nghệ:
Để từng bước hiện đại hoá hoạt động công nghệ thông tin, hoàn chỉnh nối
mạng thông tin nội bộ giữa NHNNo & PTNT Hà Nội với các chi nhánh NHNNo
&PTNT Quận và khu vực nên việc tổng hợp tình hình cũng như điều hành kinh
doanh được thực hiện kịp thời. NHNNo & PTNT Hà Nội là đơn vị đầu tiên được
Tổng giám đốc NHNNo &PTNT Việt Nam cho mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối
với cán bộ làm công tác kế toán các chương trình ứng dụng. Năm 2001 NHNNo &
PTNT Hà Nội đã tổ chức 7 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ vi tính như: Chế độ chuyển
tiền điện tử, thanh toán bù trừ, chương trình dự thu dự chi, mua bán ngoại tệ. Đến
nay 100% cán bộ kế toán đã thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ hiện có
của NHNNo &PTNT Việt Nam như giao dịch thanh toán, chuyển tiền điện tử,
thông tin báo cáo, thanh toán liên hàng qua mạng máy tính, đối chiếu liên hàng,
thông tin tín dụng, quản lý nhân sự, thanh toán quốc tế, mọi giao dịch trực tiếp với
khách hàng đều được thực hiện trên máy tính.
Do yêu cầu hội nhập trong khu vực, nhằm nhanh chóng hiện đại công nghệ
ngân hàng, tháng 12 năm 2001 NHNNo & PTNT Hà Nội đã thành lập phòng Vi
tính, đây là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế

hiện đại hoá ngày càng nhanh chóng về công nghệ thông tin tạo điều kiện cho
NHNNo&PTNT Hà Nội sớm hoà nhập vào hệ thống Ngân hàng trong khu vực và
thế giới.
Các công tác khác:
NHNNo&PTNT Hà Nội luôn chú trọng đến các công tác hỗ trợ cho kinh
doanh đó là:
Công tác quản lý và điều hành: Nhận thức được những khó khăn và thách
thức trong năm 2002, ban lãnh đạo NHNNo &PTNT Hà Nội đã xác định phương
châm hoạt động đúng đắn, đặt mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả lên hàng
đầu; tập trung chấn chỉnh các hoạt động Ngân hàng, rà soát lại các quy trình nghiệp
vụ và bộ máy tổ chức, nhân sự, công tác chỉ đạo điều hành luôn luôn theo sát các
diễn biến về nguồn vốn, đầu tư vốn để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời về lãi suất và
đảm bảo khả năng chi trả.
Công tác kiểm soát: được nâng cao cả về chất lượng, kết hợp cả hai hình
thức; kiểm soát từ xa và tại chỗ, đã có tác dụng ngăn ngừa được sớm những sai sót
vi phạm.
Công tác đào tạo: Năm 2002, NHNNo &PTNT Hà Nội đã tổ chức đào tạo tại
chỗ các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, vi tính và ngân quỹ cho đội ngũ cán bộ vào
những ngày nghỉ cuối tuần đạt kết quả tốt.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHN
O
& PTNT HÀ
NỘI THỜI GIAN QUA
Vốn của một ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
vốn tự có ban đầu, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ. Song cơ bản và quan trọng
nhất vẫn là nguồn vốn huy động, nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng
trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu
hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu
quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Hà Nội. Trong
nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu

là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như
giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh
hưởng của quy luật này - đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi
ngành kinh tế là tiền tệ.
Trong chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội hiện
nay, hoạt động huy động vốn được quan tâm nhiều nhất do:
Thứ nhất: Nhiệm vụ hạch toán điều chuyển vốn theo chỉ đạo của tổng giám
đốc NHNo & PTNT Việt Nam, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Nông
Nghiệp ở nhiều vùng còn thiếu vốn hoạt động. Vì thế với vai trò là Ngân hàng
Trung Ương thực hiện chức năng điều hoà vốn cho cả hệ thống, NHNo & PTNT
Việt Nam thu gom vốn tạm thời nhàn rỗi của các chi nhánh trong hệ thống cung
cấp cho những nơi thiếu vốn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo đà phát
triển vững mạnh cho cả hệ thống. Tạo nên một nét đặc trưng riêng có cũng như
thuận lợi cho cho các ngân hàng trong hệ thống NHNo, trong đó có NHNo &
PTNT Hà Nội. Kết hợp kinh doanh nguồn vốn với đầu tư tín dụng.
Thứ 2: Lợi thế của NHNo & PTNT Hà Nội nằm trên địa bàn thủ đô, trung
tâm văn hoá, chính trị, kinh tế. Nơi tập trung nhiều doanh nghiệp cũng như các tổ
chức kinh tế, cá nhân hoạt động kinh doanh, có lượng vốn dư thừa khá lớn và nhu
cầu sử dụng vốn cũng không nhỏ, cho nên NHNo & PTNT Hà Nội được coi là một
“hồ điều hoà vốn”, phối hợp với chi nhánh NHNo & PTNT các thành phố lớn khác
thực hiện điều hoà nguồn vốn trong cả nước.
Thứ 3: Tình hình kinh tế, xã hội, tính cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các
ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với các tổ chức khác có các dịch vụ tương
tự như của ngân hàng, nên trong những năm gần đây việc tìm đầu ra cho nguồn
vốn huy động là khó khăn chung cho cả hệ thống ngân hàng.
Đứng trước yêu cầu và tình hình thực tế trên NHNo & PTNT Hà Nội luôn cố
gắng xây dựng mục tiêu, đưa ra phương hướng, giải pháp hoạt động, từ đó mở rộng
và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
2.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2000 – 2002.
Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu

tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu từ nguồn vốn điều chuyển theo chỉ đạo của
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với
mức phí trước đây là 0,65%/tháng, đến nay là 0,72%/tháng tính chung cho tất cả
nguồn vốn.
Có thể nói NHNo & PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến hoạt động huy động
vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực, chủ
động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn
khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng vốn cao và đều đặn.
Trong 3 năm từ 2000 – 2002, tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà
Nội đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày
càng đa dạng. Đến ngày 31/ 12/ 2002, tổng nguồn vốn huy động đạt 6152 tỷ đồng,
tăng 184% so với năm 2000 và tăng 44,5% so với năm 2001. Kết quả này đã góp
phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như
thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo & PTNT Hà Nội đã trở thành
một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo & PTNT
Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
2.2.1.1. Về quy mô nguồn vốn:
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội
Chỉ têu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng nguồn vốn (tỷ đ) 3345 4256 6152
Tốc độ phát triển định gốc 100% 127% 184%
Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 127% 144%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002)
Biểu 2.1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn tại NHNo & PTNT
Hà Nội 2000 – 2002

Số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ
tăng trưởng tương đối nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.
Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tổng nguồn vốn năm 2001 tăng gấp 1,3 lần (tương
đương với 127%), tăng tuyệt đối 912 tỷ đồng. Năm 2002 tăng gấp 1,8 lần (tương

đương với 184%), tăng tuyệt đối là 2807 tỷ. Nếu lấy năm sau so với năm trước thì
năm 2001 tăng 127% so với năm 2000, năm 2002 tăng 144% so với năm 2001.
2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn:
 Theo thành phần kinh tế:
Có thể nói, ngân hàng có một cơ cấu nguồn vốn rất ổn định. Vì số liệu trên
thực tế cho thấy tỷ trọng vốn huy động lớn nhất là vốn huy động từ các tầng lớp
dân cư, bao gồm tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu, đặc biệt nguồn vốn này ngày càng
tăng và ổn định.
Bảng 2.4: Tình hình vốn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT
T ngỷ đồ
Hà Nội thời gian qua
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Tổng nguồn vốn huy động
3345 4257 6152
Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư
1287 1781 3027
Vốn huy động từ các TCKT +KB + TC ≠
1022 1023 1195
Vốn huy động từ các TCTD
1035 1453 1930
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002)
Biểu 2.2 Biểu đồ biểu diễn cơ cấunguồn vốn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.5: Tỷ trọng kết cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm
2000
Năm 2001 Năm 2002

Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư 38,48 41,84 49,2
Vốn huy động từ các TCKT+ KB+TC≠
30,55 24,03 19,4
Vốn huy động từ các TCTD 30,97 31,13 31,4
Tổng nguồn vốn huy động 100 100 100
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002)
Biểu 2.3: Biểu đồ so sánh cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Số liệu trên nếu lấy tổng nguồn vốn huy động làm gốc so sánh thì nguồn vốn
huy động từ tầng lớp dân cư trong 3 năm luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng liên
tục cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu như năm 2000 tiền gửi từ tầng lớp dân cư là
1287 tỷ (tương ứng với 38,48%), thì đến năm 2001 con số này đã lên tới 1781 tỷ
Tỷ đồng
N m 2002ăN m ă
Năm 2000

×