Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.36 KB, 17 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH I
NHCTVN.
I.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I- NHCTVN.
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước , sự phát triển của toàn ngành
ngan hàng Sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành Ngân Hàng Công Thương
Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí, vai trò trong hệ thống các
ngan hàng thương mại Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể cho việc thực hiện
mục tiêu đáng kể cho việc thực hiện mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà Nước,
thực thi chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng đi lên.Sở Giao Dịch I là đơn vị hạch toán tương đối phụ thuộc
vào NHCTVN,do đó cũng xác định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể
phù hợp với điều kiện của ngân hàng và theo định hướng phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước.Trong lĩnh vực tín dụng chiến lược đó được cụ thể hoá như
sau:
- Phấn đấu đạt mức tăng dư nợ tín dụng hàng năm từ 15- 20%.
- Tăng cường tỷ trọng tín dụng trung dài hạn từ 30- 40% tổng dư nợ,
đặc biệt tập trung vốn cho các ngành các tập đoàn kinh tế, các dự án có công nghệ
tiên tiến, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: điện lực, dầu khí,
bưu chính, viễn thông, hàng không…
Để đạt được mục tiêu đó,Ngân hàng phải thực hiện các giải pháp và
nhiệm vụ sau:
- Với phương châm “ tăng trưởng an toàn hiệu quả ”, chính sách tín
dụng của Sở Giao Dịch I – NHCTVN trong thời gian tới là chủ động tích cực
tìm kiếm dự án khả thi để cho vay, tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển
các dự án có vai trò chủ đạo, quan trọng trong nền kinh tế, có hiệu quả cao.
- Có chính sách, phí dịch vụ hợp lý, hấp dẫn để cạnh tranh với các ngan
hàng khác, cải tiến thủ tục, quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác tư vấn nghiệp
vụ, thông tin thị trường cho khách hàng.
- Mở rộng đi liền với củng cố, nâng cao chất lượngk tín dụng, đảm bảo
khả năng thu hồi vốn; giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi xuống dưới mức cho


phép. Có các giải pháp về khai thác tài sản, xiết nợ, xử lý nợ khó đòi …nhằm thu
hồi vốn cho ngân hàng.Tăng cường cơ chế thông tin tín dụng, nắm chắc tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sử dụng vốn vay có hiệu
quả.
- Đa dạng hoá hình thức đầu tư gắn liền với việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, quản lý vốn vay,
thẩm định dự án.
- Hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định dự án có trình
độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt …đáp ứng yêu cầu của hoạt động tín
dụng.
Để thực hiện những nhiệm vụ mục tiêu của chiến lược chung cũng như
chính sách tín dụng Ngân Hàng cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau
trong đó giải pháp về thẩm định tài chính dự án đầu tư tín dụng cần được Ngân
hàng đặc biệt coi trọng.
II. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
-Công tác thẩm định phải đứng trên giác độ người cho vay, người tài trợ để
xem xét.
- Công tác thẩm định phải được phổ cập hoá trong toàn hệ thống tới tất
cả các cán bô làm nhiệm vụ ở các bộ phận khác nhau với những yêu caùu đòi hỏi
khác nhau trong đó trọng tâm là bộ phận tín dụng.
- Công tác thẩm định phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn
diện với tất cả các dự án xin vay trong tất cả các giai đoạn của quá trình vay vốn.
- Công tác thẩm định phải được tiến hành theo một quy trình hiện đại,
khoa học, thích hợp với tình hình thực tế, phù hợp với công nghệ của Ngân hàng.
- Công tác thẩm định phải thường xuyên được trau dồi, tổng kết để rút
ra những kinh nghiệm, từ đó ngày nâng cao chất lượng thẩm định.
- Công tác thẩm định phải luôn luôn phát huy vai trò tham mưu cho các
cấp lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở trong việc quyết định các khoản cho vay.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHOVAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I –
NHCTVN.
Để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược phát triển chung của ngân
hàng công thương Việt Nam đến năm 2010, đặc biệt là các mục tiêu của chính sách
tín dụng thì việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tín dụng là nhân tố
giữ vai trò quyết định đến chất lượng một khoản vay. Ngân hàng cũng đang đưa ra
nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong đó công tác thẩm định giữ
vai trò bậc nhất.Ngân hàng luôn mong muốn có chất lượng thẩm đinh tốt nhấtđể
dựa ra quyết định cho vay đúng, đảm bảo khả năng thu nợ và thu lãi phù hợp với
tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các hoạt động của ngân hàng.
Công tác thẩm định được coi là hiệu quả khi lựa chọn được các phương pháp
chỉ tiêu phù hợp với từng loại dự án để làm sáng tỏ và phân tích các vấn đề của dự
án. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh thì chú trọng thẩm định hiệu quả tài chính.
Đối với các dự án xây dựng cơ bản thì ngoài việc thẩm định tài chính cần xem xét
về lợi ích kinh tế của dự án, lợi ích xã hội mà dự án đem lại cho chủ đầu tư, cho xã
hội.Trong quá trình thẩm định Ngân hàng thường chú trọng đến các chỉ tiêu để xác
định thời gian có thể trả nợ và kết quả tài chính của doanh nghiệp mà lại xem nhẹ
đến các chỉ tiêu sinh lời của dự án, xem nhẹ các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Vì vậy cần
phải có giải pháp để kết hợp hài hoà khi sử dụng các chỉ tiêu để thẩm định dự án.
Qua quá trình nghiên cứu xem xét các hồ sơ dự án vay vốn tại Sở giao dịch
I kết hợp với sự đánh giá nghiên cứu của các thế hệ đi trước em xin đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tín dụng tại Sở giao dịch
I – NHCTVN. Những giải pháp này được đưa ra dựa trên những gợi ý từ sách vở
cùng với những suy luận trên thực tế tại ngân hàng cũng như vai trò to lớn của công
tác thẩm định với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Những giải pháp được tập hợp thành các nhóm như sau
- Giải pháp về phương pháp thẩm định.
- Giải pháp về con người..
- Giải pháp về thông tin.
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành.

- Giải pháp về trang thiết bị kỹ thuật.
1. Giải pháp về phương pháp thẩm định.
1.1. Áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại
- Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định hơn nữa ngân hàng cần chú
trọng tăng cường áp dụng những phương pháp thẩm định tiên tiến, hiện đại trên cơ
sở học hỏi các ngân hàng trên thế giới về phương pháp từ đó áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế Việt Nam. Đồng thời mỗi một dự án có một đặc thù riêng vì
vậy cần phải vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với
các điều kiện của mỗi dự án đi vay vốn.
1.2. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là quan trọng bậc nhất bởi ngân
hàng cũng như chủ đầu tư đều quan tâm hàng đầu đến lợi nhuận. Do đó ngân hàng
cần sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính mang tính khái quát cao như
NPV, IRR, PI, PP,.. Ngân hàng cần coi đây là các chỉ tiêu bắt buộc cần phải tính
toán trong quá trình thẩm định dự án. Đặc biệt phải sử dụng linh hoạt hai chỉ tiêu là
NPV và IRR. Sử dụng chỉ tiêu NPV có thể lựa chọn các dự án theo nguyên tắc dự
án được lựa chọn là dự án mang lại giá trị hiện tại thuần lớn nhất trong khi đó chỉ
tiêu IRR nhiều khi có thể dẫn tới những quyết định không chính xác khi lựa chọn
các dự án. Những dự án có tỷ suất thu hồi vốn nội bộ cao nhưng quy mô nhỏ thì có
thể đem lại giá trị hiện tại thuần nhỏ hơn một dự án khác có tỷ suất thu hồi vốn nội
bộ thấp nhưng đem lại giá trị hiện tại thuần cao hơn.
- Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần là một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tuyệt đối
do đó NPV không thể hiện được mức độ hiệu quả, trong khi đó IRR là chỉ tiêu hiệu
quả tương đối do đó nó thể hiện được mức độ hiệu quả hơn so với NPV.
- NPV thừa nhận rõ ràng chi phí cơ hội về sử dụng vốn được áp dụng để tính
NPV của dự án nhưng phương pháp IRR lại ngầm định rằng chi phí cơ hội của việc
sử dụng vốn bằng IRR của dự án. Vì vậy mà rõ ràng phương pháp tính NPV toàn
diện hơn.
- Nếu dự án được tài trợ theo phương pháp hỗn hợp bằng một phần vốn tự có và
vay ngân hàng thì chi phí tiền vay sẽ được tính vào lợi nhuận trước thuế. Khi trả nợ

ngân hàng theo niên kim cố định có nghĩa là CF ( cash flow ) = LNST + KH + lãi
phải trả
- Nhưng CF này phải dùng để trả cho phần gốc tiền vay nên chuỗi CF này phải
trừ đi phần gốc vay hoặc giá trị thay lý tài sản nếu có rồi mới hiện tại hoá để tính
NPV.
- Nếu dự án được tài trợ bằng toàn bộ vốn tự có thì: CF = LNST + KH.
- Nếu dự án được tài trợ bằng hình thức leasing thì hàng năm người đi thuê phải
trả:
- Tiền thuê = KH + lãi tiền thuê.
- CF = LNST.
- Trong quá trình tính chi phí cho dự án ngân hàng cần tính đến giá trị còn lại của
máy móc thiết bị , giá trị còn lại này phải tính vào chi phí nhưng mang dấu âm.
- Đối với những dự án có hiệu quả nhưng trong những năm đầu dòng tiền của dự
án bị âm vì vốn đầu tư tập trung vào những năm đầu rất lớn, doanh thu những năm
đầu lại bé do đó Sở giao dịch nên tiếp tục xem xét cho vay để dự án bù đắp vào
dòng tiền âm , ngân hàng sẽ thu nợ vào các năm sau.
1.3. Tính lãi suất chiết khấu .
- Trên thực tế các dự án hiện nay ở Việt Nam được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn,
vì vậy ngân hàng cần áp dụng cách tính bình quân gia quyền lãi suất

=
i
ii
k
rk
r
*
Trong đó :
i
k

là lượng vốn lấy từ nguồn vốn thứ i

i
r
là lãi suất phải trả cho nguồn vốn thứ i
r là lãi suất thích hợp cho dự án
Ngân hàng cần phải xem xét đến mức độ rủi ro ảnh hưởng đến lãi suất như:
tỷ lệ lạm phát hàng năm , mức độ rủi ro do thời tiết, mức độ lãi suất quy định cho
các ngành nghề khác nhau… Trong những năm mà nguồn vốn kham hiếm ngân
hàng có thể tính tỷ lệ chiết khấu cao do chi phí vốn tăng và ngược lại tỷ lệ chiết
khấu thấp hơn trong những năm nguồn vốn dồi dào
1.4. Vấn đề giá trị thời gian của tiền .
Qua ví dụ về thẩm định ta thấy rằng ngân hàng trong quá trình tính toán thời
gian hoàn vốn đã không tính đến giá trị thời gian của tiền đây là một hạn chế lớn
bởi giá trị đồng tiền ở các thời điểm khác nhau là không giống nhau. Vì vậy ngân
hàng cần tính thời gian hoàn vốn của dự án theo cách tính có sử dụng tỷ lệ chiết

×