Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu bào chế curucumin dạng phytosome và dạng PEG hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.23 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Nghiên cứu bào chế curcumin dạng phytosome và dạng PEG
hóa
Mã số đề tài: QG 16.25
Chủ nhiệm đề tài: BÙI THANH TÙNG

Hà Nội, 2017


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu bào chế curcumin dạng phytosome và dạng PEG hóa
1.2. Mã số: QG 16.25
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Chức danh, học vị, họ và tên

Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

1

TS. Bùi Thanh Tùng

Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài



2

TS. Nguyễn Hữu Tùng

Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Thư ký đề tài

3

TS. Mạc Đình Hùng

Khoa Hóa-ĐHKHTN-

Thành viên chủ chốt.

ĐHQGHN
4

TS. Vũ Đức Lợi

Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Thành viên chủ chốt.

5

TS. Nguyễn Thị Thanh Bình


Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Thành viên chủ chốt.

6

ThS. Lê Anh Tuấn

Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Thành viên chủ chốt.

7

ThS. Nguyễn Thúc Thu

Khoa Y Dược- ĐHQGHN

Thành viên chủ chốt.

Hương

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Y Dược- ĐHQGHN
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:
từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý

kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 450 triệu đồng.
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên
tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
1. Đặt vấn đề
Curcumin là hợp chất curcuminoid chính được chiết xuất từ củ Nghệ (Curcuma longa) [1].
Curcumin có khả năng hòa tan tốt trong aceton, ethanol và dimethyl sulfoxid, nhưng gần như không
tan trong nước. Một số hợp chất curcuminoid cũng có mặt trong thành phần củ nghệ [2]. Curcumin
là hoạt chất tiềm năng có khả năng điều trị một số bệnh như vàng da, bệnh lý về gan, nhiễm khuẩn,
xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, bệnh thấp khớp, sỏi mật, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trầm
cảm và sa sút trí tuệ [3-7]. Tuy nhiên, curcumin mang những đặc điểm dược động học kém như:
kém hấp thu, chuyển hoá nhanh và thải trừ khỏi cơ thể nhanh nên sinh khả dụng rất thấp [8]. Sinh
khả dụng của curcumin thấp là do quá trình chuyển hóa nhanh chóng, không tan trong nước và một
số con đường chuyển hóa ở đường ruột, chủ yếu là do glucuronide hóa và sulfonate hoá [8]. Ngoài
1


ra, curcumin có tốc độ chuyển hoá nhanh và thải trừ nhanh, bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và
dễ dàng phân huỷ khi gặp ánh sáng, nhiệt độ cao và điều kiện oxi hoá [8-10].
Có nhiều phương pháp được tiến hành nhằm tăng khả năng tan, tăng khả năng hấp thu và độ
ổn định của curcumin với mục đích làm tăng sinh khả dụng của hợp chất này, trong đó có phương
pháp tạo phytosome và PEG hóa. Phytosome là dạng bào chế áp dụng vào các hợp chất tự nhiên
làm cho quá trình hấp thu tốt hơn, và làm tăng sinh khả dụng cho các hợp chất tự nhiên [11].
Phytosome là phức hợp được tạo thành bởi một phân tử phospholipid tự nhiên hay tổng hợp
(phosphatidylcholin, phosphatidylethanolamin hay phosphatidylserine) phản ứng với một hợp chất
tự nhiên có trong dịch chiết từ dược liệu [12]. Phytosome curcumin là sự kết hợp từ dịch chiết
curcumin đã được chuẩn hóa với phosphatidylcholin-một hợp chất tự nhiên từ đậu nành, đã được
chứng minh đem lại khả năng hấp thu cao (gấp khoảng 30 lần so với dạng curcumin đơn thuần) và
nồng độ duy trì lâu hơn ở trong máu, giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với dạng curcumin

thông thường [3]. Phức hợp phospholipid của curcumin cho kết quả nồng độ đỉnh trong huyết tương
và giá trị diện tích dưới đường cong (AUC) ở chuột Wistar đực cao hơn gấp 5 lần so với nồng độ
đỉnh trong huyết tương và giá trị AUC sau khi điều trị với phân tử curcumin tự do [13].
PEG hóa là kỹ thuật gắn đồng hoá trị các polymer poly(ethylene glycol) với các hoạt chất có
tác dụng dược lý, là một trong những kỹ thuật đầy triển vọng để cải thiện hiệu quả điều trị của
thuốc. PEG hóa hoạt chất có nhiều ưu điểm như: kéo dài thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể,
làm giảm quá trình chuyển hóa của thuốc bởi các enzym trong cơ thể [14]. Các phân tử thuốc có
tác dụng dược lý tiềm năng nhưng tính chất hoá lý kém nên cản trở quá trình hấp thu có thể sử
dụng kỹ thuật PEG hóa để tăng sinh khả dụng. Mục đích PEG hóa để giảm khả năng các hợp chất
bị thuỷ phân do các enzym và thải trừ nhanh qua thận, giúp tăng thời gian bán thải và khả năng hòa
tan trong nước của chất [15; 16].
PEG-curcumin hóa là kết hợp curcumin với phần đuôi của chuỗi polyme thân nước của PEG
[15]. Pandey và cộng sự đã bào chế PEG-curcumin hóa thành công, có độ tan cao trong nước và có
tác dụng kích hoạt Nrf2, có khả năng tăng độ hòa tan và sinh khả dụng của curcumin [15]. Đặc biệt
trong điều trị ung thư, PEG-curcumin hóa ức chế tăng sinh tế bào ung thư tuyến tuỵ hơn phân tử
curcumin ban đầu. PEG-curcumin hóa ức chế giai đoạn phân bào và sự hình thành của các tế bào đa
nhân bất thường.
2. Mục tiêu
 Xây dựng được quy trình bào chế curcumin dạng phytosome và PEG hóa.
 Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của curcumin dạng phytosome và PEG hóa.
 Đánh giá được tác dụng chống oxy hóa của curcumin dạng phytosome và tác dụng trên
một số dòng tế bào ung thư của curcumin dạng PEG hóa.
 Bào chế được viên nang cứng chứa curcumin dạng phytosome.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp điều chế phytosome curcumin
Phương pháp tổng hợp phytosome curcumin được dựa trên các tài liệu tham khảo đã công bố trước
đây, có thay đổi nhỏ cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm [17], [18]. Cân chính xác lượng
của curcumin và phosphatidylcholine (theo các tỷ lệ mol khác nhau: 1: 1, 1: 2, 1: 4, tỷ lệ đã được
lặp đi lặp lại ba lần) sau đó cho vào bình cầu 500 ml và thêm 150 ml dichloromethane vào. Hỗn hợp
này được đun hồi lưu ở nhiệt độ không quá 40oC trong vòng 2h. Ngoài ra chúng tôi tiến hành thay

đổi điều kiện nhiệt độ (40oC, 50oC và 60oC) và thời gian đun hồi lưu (1h, 2h và 3h) để xem điều
kiện nào cho hiệu suất tối ưu nhất. Sau đó tiến hành cô quay để loại dung môi và thêm 60 ml nhexane và khuấy liên tục. Phức hợp curcumin-phosphatidylcholine được kết tủa, tiến hành lọc, và
làm khô trong bơm chân không để loại bỏ hoàn toàn dung môi. Phức hợp curcuminphosphatidylcholine đã được giữ trong lọ thủy tinh màu tối, tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ
phòng. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, lấy kết quả trung bình.
Đánh giá phytosome curcumin tạo thành
 Hình thái phytosome curcumin
2


Sử dụng phương pháp chụp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và kính hiển vi điện tử quét (SEM)
với kỹ thuật nhuộm soi âm bản xác định hình thái của phytosome curcumin [18].
 Đo kích thước tiểu phân (KTTP)
Phân tán phytosome vào nước tinh khiết, sử dụng phương pháp tán xạ ánh sáng động với thiết bị
NanoParticle SZ-100 (HORIBA Scientific). Đo kích thước tiểu phân trung bình Zaverage (d.nm),
và phân bố KTTP thông qua chỉ số đa phân tán (PDI). Pha loãng phức hợp 100 lần bằng nước cất
trước khi đo curcumin [18].
 Phương pháp phân tích năng lượng nhiệt vi sai (DSC)
Được thực hiện trên thiết bị phân tích nhiệt Mettler Toledo. Tiến hành đánh giá với các mẫu nguyên
liệu curcumin, phosphatidylcholine và phytosome bào chế. Sử dụng đĩa nhôm chứa mẫu 40µl, đục
thủng nắp, khối lượng mẫu khoảng từ 3 – 7mg. Nhiệt độ quét từ 25 – 250oC, tốc độ gia nhiệt
10o/phút. Trong quá trình thử, thổi khí nitrogen với lưu lượng 50 ml/phút [17; 18].
 Phương pháp đo quang phổ hồng ngoại IR
Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FITR) được sử dụng để thu thập phổ hồng ngoại của curcumin,
phosphatidylcholine và phytosome curcumin [18].
 Phương pháp đo phổ 1H NMR
Các chất được đo phổ 1H-NMR bằng cách hòa tan trong dung môi CDCl3 và phân tích bằng máy
đo phổ 1H-NMR spectrometer (Brucker Advance DRX-500, BruckerBioSciences Corporation,
Billerica, MA, USA) tại tần số 500 MHz [18].
 Phương pháp tính độ hòa tan của Curcumin so với Phytosome curcumin
Chuẩn bị các dung dịch: Dung dịch HCl 0,1N; Dung dịch đệm phosphat pH 4,50,1M:; Dung dịch

đệm phosphat pH 6,8 0,1M:;
3.2. Phương pháp điều chế PEG-CUR hóa
Phương pháp điều chế được dựa trên các tài liệu tham khảo và có thay đổi cho phù hợp với điều
kiện phòng thí nghiệm [19; 20]. Trộn lẫn 9 g PEG methyl ete acrylat cùng với 2,3 g 3- acid
mercaptopropionic và 0,1 ml trietylamin trong 100 ml tetrahydrofuran khan. Sau đó khuấy hỗn hợp
ở 25°C trong 24 h, trên máy khuấy từ. Sản phẩm tạo thành (A) đem kết tủa với ete khan dư. Hòa tan
5,6 g sản phẩm A, 2,2 g N, N'-dicyclohexylcarbodiimid (DCC), 1,7 g curcumin và 0,1 g 4dimethylaminopyridin trong 50 ml tetrahydrofuran và khuấy ở các điều kiện nhiệt độ (25°C, 40oC,
50oC) trong khoảng thời gian khác nhau (6h, 12h, 24 h) để tìm điều kiện cho hiệu suất cao nhất tạo
PEG-Curcumin. Sau đó lọc sản phẩm và đem kết tủa trong ete khan dư và sấy khô ở điều kiện chân
không ở 25°C. PEG-CUR hóa được giữ trong lọ thủy tinh màu tối, tránh ánh sáng và bảo quản ở
nhiệt độ không quá 250C.
Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng của PEG-CUR
Xác định hiệu suất điều chế PEG – CUR hóa
Xác định hiệu suất điều chế PEG-CUR dựa vào định lượng curcumin tự do dựa theo phương pháp
được mô tả sau đây [17].
Xác định hàm lượng curcumin toàn phần:
Cân chính xác khoảng 50 mg PEG-CUR, hòa tan hoàn toàn bằng methanol trong bình định mức
50mL. Pha loãng bằng methanol đến nồng độ thích hợp, lọc qua màng 0,45 μm. Định lượng
curcumin (mcur toanphan) bằng phương pháp HPLC theo đường chuẩn đã xây dựng.
Xác định hàm lượng curcumin tự do:
Cân chính xác khoảng 50 mg PEG-CUR, phân tán trong nước tinh khiết với tỷ lệ 1:100 (kl/tt). Ly
tâm với tốc độ 8000 v/phút, trong 30 phút, lọc lấy cắn hòa tan trong methanol, định lượng curcumin
tự do (mcur tu do) bằng phương pháp HPLC theo đường chuẩn đã xây dựng. Từ đó, xác định hiệu suất
PEG - curcumin theo công thức:
H(%)=(mcur toan phan-mcur tu do)x100/mcur toan phan
Định lượng curcumin bằng cách sử dụng phương pháp HPLC với các điều kiện sắc ký như sau:
Điều kiện sắc ký:
Cột Agilent ZORBAX Eclipse Plus 95Å C18, kích thước cột 4.6 x 100 mm, đường kính hạt nhồi
3,5 µm;
3



Pha động: Hỗn hợp acetonitril và nước cất theo tỷ lệ nước cất- acetonitril (70:30);
Tốc độ dòng 1 ml/phút;
Thể tích tiêm mẫu: 10 µl.
Detector PDA, bước sóng 425 nm.
Xác định hàm lượng curcumin trong PEG –CUR hóa
Pha dung dịch PEG-CUR trong metanol ở nồng độ 100 µg/mL. Sau đó được pha loãng với
methanol đến nồng độ 10 µg/mL. Dung dịch được bảo quản ở 37oC trong 24 giờ [21; 22]. Lượng
chất curcumin được xác định bằng phương pháp HPLC.
- Tính khối lượng của curcumin có trong PEG - CUR theo đường chuẩn đã xây dựng được.
- Hàm lượng curcumin trong PEG – Curcumin
HL =
x 100
Trong đó: H là hiệu suất điều chế của mẫu đem đo
mcurcumin: là lượng curcumin định lượng được.
mPEG-curcumin là lượng đã cân.
Xác định độ hòa tan của PEG-CUR hóa
Chuẩn bị các dung dịch đệm: Dung dịch HCl 0,1N; Dung dịch đệm phosphat pH 4,5 0,1M:
- Dung dịch đệm phosphat pH 6,8 0,1M: Cho 50,3 ml dung dịch KH2PO4 1M và 49,7 ml
KH2PO4 1M vào bình định mức 1000ml, định mức bằng nước cất.
- Tiến hành đánh giá độ hòa tan của PEG-CUR trong các môi trường pH khác nhau. Được
tiến hành theo phương pháp được mô tả trước đây [17; 18]. Xác định độ hòa tan của PEG curcumin và curcumin tự do bằng cách thêm một lượng dư của mỗi mẫu vào 20 ml dung
môi trong bình thủy tinh kín ở nhiệt độ 25oC. Các chất lỏng được lắc trong 24 h và ly tâm ở
5000 rpm trong 10 phút. Sau đó đem đi lọc, và 1 ml dịch lọc pha loãng với methanol. Mười
µL dịch lọc được tiêm vào HPLC và phát hiện curcumin ở bước sóng 425 nm.
Đánh giá đặc điểm hóa lý của PEG-CUR
Hình thái PEG-CUR
Đo kích thước tiểu phân (KTTP)
Phương pháp phân tích năng lượng nhiệt vi sai (DSC)

Phương pháp đo quang phổ hồng ngoại IR
Phương pháp đo phổ 1H NMR
3.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của curcumin phytosome
Tiến hành gây độc tính gan bằng paracetamol được tiến hành tại Khoa Y Dược, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Chuột được chia thành các nhóm khác nhau. Quy trình tiến hành thí nghiệm trên mô
hình gây độc tính gan thực nghiệm bằng paracetamol được mô tả ở hình 1. Tất cả các chuột, trừ
nhóm đối chứng sinh lý được tiến hành gây độc tính gan bằng cách cho uống paracetamol 1
lần/ngày trong 1 tuần.
- Nhóm I (nhóm chứng sinh lý): Chuột được chăm sóc bằng chế độ bình thường.
- Nhóm II (nhóm chứng bệnh, nhóm PAR): Chuột được gây độc tính gan bằng cách cho uống
paracetamol (1 g/kg thể trọng) 1 lần duy nhất và được chăm sóc với chế độ bình thường, không
có bất cứ điều trị nào.
- Nhóm III (Nhóm CUR): Chuột được điều trị bằng curcumin với liều 200 mg/kg thể trọng trong
vòng 1 tuần và gây độc tính gan bằng cách cho uống paracetamol (1 g/kg thể trọng) vào ngày
thứ 8.
- Nhóm IV (Nhóm Phyt 100): Chuột được điều trị bằng phytosome curcumin với liều tương
đương 100 mg curcumin/kg thể trọng trong vòng 1 tuần và gây độc tính gan bằng cách cho uống
paracetamol (1 g/kg thể trọng) vào ngày thứ 8.
- Nhóm V (Nhóm Phyt 100): Chuột được điều trị bằng phytosome curcumin với liều tương đương
200 mg curcumin/kg thể trọng trong vòng 1 tuần và gây độc tính gan bằng cách cho uống
paracetamol (1 g/kg thể trọng) vào ngày thứ 8.
Vào ngày thứ 10, lấy máu động mạch cảnh của chuột, sau đó chuột bị giết và gan chuột được
tách ra. Gan chuột được đồng nhất trong hệ đệm lạnh gồm (50 mM Tris-HCl (pH 7,5); 8 mM
4


MgCl2; 5 mM ethylen glycol bis (2-aminoethyl ether)-N,N,N’,N’- tetraacetic acid (EGTA); 0,5 mM
EDTA; 0,01 mg/ml leupeptin; 0,01 mg/ml pepstatin; 0,01 mg/ml aprotinin; 1 mM
phenylmethylsulfonyl fluorid (PMSF) và 250 mM NaCl). Sau đó, ly tâm ở điều kiện (12000g, 4oC)
trong 15 phút rồi thu lấy phần dịch nổi phía trên và bảo quản ở nhiệt độ -80oC đến khi phân tích.

Nuôi thích nghi

0

-3

Điều trị bằng phytosome hoặc curcumin

8
Gây độc tính gan
bằng cách cho chuột
uống paracetamol

10
Lấy máu động mạch
cảnh, giết chuột, tách
lấy gan, đồng nhất để
đánh giá chỉ số sinh
hóa

Hình 1. Quy trình tiến hành thí nghiệm trên mô hình gây độc tính gan thực nghiệm bằng
paracetamol
Đánh giá các chỉ số sinh hóa:
+ Định lượng enzym AST, ALT: bằng Kit định lượng ALT, AST của hãng Human (Đức) cung cấp.
+ Đánh giá hoạt tính chống peroxide hóa lipid (LOP)
+ Đánh giá hoạt độ enzym Superoxide dismutase (SOD)
+ Đánh giá hoạt độ enzym Catalase (CAT)
+ Đánh giá hoạt độ enzym Glutathione peroxidase (GPx)
3.4. Đánh giá tác dụng trên một số dòng tế bào ung thư của curcumin dạng PEG hóa.
 Hai dòng tế bào ung thư đại tràng HCT116 và ung thư gan HepG2 nghiên cứu được cung cấp

bởi trung tâm giống nuôi cấy Hoa Kỳ, ATCC (American type cell culture), lưu trữ trong nitơ
lỏng, tại nhóm Nghiên cứu Ung thư học Thực nghiệm, bộ môn Sinh học Tế bào, khoa Sinh học,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Sử dụng phương pháp MTT (3-[4,5-dimethylthiazol-2]-2,5 diphenyl tetrazolium bromid) để
nghiên cứu độc tính tế bào. Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào sự khử hợp chất MTT
màu vàng thành dạng tinh thể formazan màu tím trong tế bào sống. Nồng độ formazan hình
thành được đo bằng máy quang phổ ở bước sóng 500-600 nm. Quá trình khử xảy ra dưới sự
xúc tác của enzym trong ty thể trong tế bào sống, theo đó hàm lượng của chất tạo ra tỷ lệ thuận
với số lượng tế bào sống tham gia phản ứng.

3.5. Bào chế viên nang cứng chứa curcumin dạng phytosome
Phương pháp bào chế khối thuốc đóng vào nang:
- Phytosome curcumin có nhược điểm dẻo dính, tỷ trọng nhỏ, khả năng trơn chảy kém mà trong
công thức của khối bột đóng nang chiếm tỷ lệ khá cao do vậy nhằm giúp cho khối bột chảy đều vào
nang để đảm bảo về khối lượng và hàm lượng dược chất chúng tối tiến hành bào chế khối thuốc
bằng phương pháp xát hạt ướt để khắc phục nhược điểm trên.
- Khối bột thuốc được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt theo quy trình như sau:
Bước 1: Các tá dược trơn: magnesi stearat, aerosil, natri lauryl sulfat được nghiền mịn và rây qua
cỡ rây 180, Phytosome curcumin và các tá dược còn lại được nghiền và rây qua cỡ rây 180. Cân các
nguyên liệu theo công thức.
Bước 2: Hòa tan PVP K30 trong ethanol để được dung dịch tá dược dính.
Bước 3: Trộn bột kép phytosome curcumin, Avicel PH 101, natri croscarmellose.
Bước 4: Thêm dung dịch PVP K30 vào khối bột trên, nhào trộn tạo thành khối ẩm.
Bước 5: Xát hạt qua rây 600. Sấy hạt ở nhiệt độ 50oC tới khi đạt hàm ẩm 2 - 3 %.
Bước 6: Sửa hạt qua rây 800.
5


- Lựa chọn cỡ nang số 0 với dung tích nang là 0,67ml. Hạt được đóng vào nang, sau đó thêm
manitol để vừa đủ dung tích nang. Lượng manitol thêm vào được tính theo công thức sau:

Mmanitol = (Vnang – mhạt/ dhạt) × dmanitol
Trong đó: Mmanitol: Khối lượng manitol cần thêm vào (g)
Vnang : Thể tích nang (ml)
mhạt : Khối lượng của hạt (g).
dhạt, dmanitol: Lần lượt là khối lượng riêng của cốm và manitol (g/ml).

4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Sơ đồ bào chế phytosome curcumin
Phytosome curcumin (tỉ lệ mol curcumin:phospholipid (đạt tiêu chuẩn chất lượng nhà sản
xuất) tương ứng: 1:1,) được bào chế theo sơ đồ sau:

Curcumin (2,04 g)

Phospholipid
(phosphatidylcholin)
(4,35 g)

+150ml CH2Cl2
Bình cầu 500 ml
Khuấy từ gia
nhiệt 200
vòng/phút

Đun hồi lưu nhẹ (400C),
2h

Dung dịch màu vàng


Cất loại hoàn toàn dung môi bằng

máy cô quay

Phytosome curcumin
Dạng bột, vàng



Cho kết tủa trong hexan (60ml)



Sấy và hút ẩm chân không

Kiểm tra
chất lượng

Đóng lọ,
bảo quản

Quy trình bào chế Phytosome Curcumin mẻ 6,39g
6


Hình thái và cấu trúc phytosome curcumin
Đã chụp được ảnh SEM (Scanning electron microscopy) và TEM (Transmission Electron
Microscopy) của phytosome curcumin. Ảnh chụp SEM cho thấy bề mặt mẫu Phytosome curcumin
sau khi bào chế mang các tiểu phân dạng hình cầu. Ảnh chụp TEM cho thấy các tiểu phân
phytosome curcumin có hình cầu phân bố đồng đều
Kích thước, thế Zeta
Đã đánh giá một số tiêu chuẩn vật lý của phytosome curcumin tạo thành: kích thước tiểu phân, PI,

thế zeta thu được một số kết quả khả quan
Bảng 1. kích thước tiểu phân, chỉ số phân tán và thế zeta của phytosome curcumin
PI
Z-average (d,nm)
Thế Zeta mV
0,191
131,8
-48,4
Đánh giá phân tích được phổ quét nhiệt vi sai DSC, Phổ hồng ngoại IR và phổ 1H-NMR của phức
hợp phytosome -curcumin cho thấy sự hình thành liên kết giữa phosphatidylcholine và curcumin.
Độ hòa tan của Curcumin so với Phytosome curcumin
Các mẫu phytosome được thử độ tan bão hoà trong môi trường pH khác nhau và trong noctanol, so sánh với curcumin nguyên liệu và hỗn hợp vật lý curcumin- phosphatidylcholin.
Curcumin nguyên liệu rất ít tan trong nước, nhất là ở pH 1,2, pH tăng, độ tan curcumin có xu hướng
tăng lên, Độ tan của curcumin trong n-octanol cũng không cao, đó là các nhược điểm của nhiều
hoạt chất từ tự nhiên nên sinh khả dụng qua đường uống hoặc dùng ngoài da đều hạn chế,
Phytosome làm tăng độ tan của curcumin trong nước ở pH khác nhau và cả trong n-octanol, làm
cho hoạt chất dễ khuếch tán vào màng, dễ dàng chuyển từ pha nước sang pha lipid, làm tăng sinh
khả dụng.

4.2. Tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm của curcumin dạng phytosome
Dựa vào kết quả đạt được ở hoạt động 2:
Tính chất
Chế phẩm phải có màu vàng đồng nhất, không được có màu lạ
Cân khoảng 1g chế phẩm, trải đều trên một tờ giấy trắng mịn. Quan sát bằng mắt thường, dưới ánh
sáng tự nhiên
Hình thái và cấu trúc phytosome curcumin
Ảnh chụp SEM cho thấy bề mặt mẫu Phytosome curcumin mang các tiểu phân dạng hình cầu.
Ảnh chụp TEM cho thấy các tiểu phân phytosome curcumin có hình cầu phân bố đồng đều.
Kích thước tiểu phân
Kích thước tiểu phân, chỉ số đa phân tán và thế zeta của phytosome curcumin

PI
Z-average (d,nm)
Thế Zeta mV
<0,3
<300nm
Trị tuyệt đối >25
Phân tích nhiệt quét vi sai
Giản đồ nhiệt của phức Phytosome curcumin xuất hiện các pic mới với hiệu ứng thu nhiệt thấp hơn
phosphatidylcholin.
Phổ hồng ngoại
Trên phổ hồng ngoại của dung dịch phytosome curcumin có các đỉnh hấp thụ mạnh đặc trưng cho
liên kết hydro giữa curcumin và phosphatidylcholine
Phổ 1H-NMR
Phytosome curcumin có các tín hiệu proton đặc trưng của curcumin và phosphatidylcholine.
Độ hòa tan của Phytosome curcumin
Độ tan trong nước của phytosome curcumin: 20,0-40,0 (μg/ml)
8.Bảo quản
Đựng trong lọ thủy tinh màu tối, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30oC.

7


4.3. Sơ đồ bào chế PEG-CUR
Qui trình điều chế PEG-CUR được tóm tắt như sau:
PEG methyl ete acrylat (9g)
+ khuấy ở 250 C trong 24giờ
+ 0,1 ml trietylamin
3- axit
mercaptopropionic
Cốc có mỏ 500ml

(2,3g)
+100ml tetrahydrofuran khan
Sản phẩm A
Kết tủa với ete khan dư

Curcumin (1,7g)

N,N’
Dicyclohexylcarbodiimid
(2,2g)

Sản phẩm A (5,6g)

4dimethylaminopyridin
(0,1g)

Tetrahydrofuran
50ml
+ khuấy ở 250 C trong 24giờ
+ cho kết tủa trong ete khan dư
+ sấy khô dưới chân không ở
250C

Kiểm tra
chất lượng

PEG – CUR
Dạng bột, vàng

Đóng lọ,

bảo quản

Đánh giá PEG-CUR tạo thành
Tính chất cảm quan của PEG-CUR
Mẫu thu được sau khi sấy khô dưới chân không có màu vàng cam
Hình thái và cấu trúc PEG-CUR
Ảnh chụp SEM và TEM cho thấy các tiểu phân PEG-CUR có hình cầu
Kích thước, thế Zeta
Đánh giá một số tiêu chuẩn vật lý của PEG-CUR tạo thành: kích thước tiểu phân, PI, thế zeta thu
được một số kết quả khả quan.
Bảng 2. Giá trị kích thước, chỉ số phân tán và thế zeta của PEG-CUR
Chỉ số phân tán PI

KTTP Z-average (nm)

Thế zeta mV
8


0,182

96,3

-44.5

Đánh giá phân tích được phỏ quét nhiệt vi sai DSC, Phổ hồng ngoại IR và phổ 1H-NMR của PEGCUR cho thấy sự hình thành liên kết giữa PEG và curcumin (được trình bày chi tiết trong báo cáo nội
dung 2).
Độ hòa tan của Curcumin so với PEG-CUR
PEG-CUR làm tăng độ tan của curcumin trong nước ở pH khác nhau và cả trong n-octanol,
do đó tăng hệ số phân bố D/N, làm cho hoạt chất dễ khuếch tán vào màng, dễ dàng chuyển từ pha

nước sang pha lipid, làm tăng sinh khả dụng. Kết quả cho thấy số lần tăng độ tan của PEG-CUR so
với curcumin cao nhất lên tới gần 10 lần trong môi trường n-octanol. Trong môi trường nước và
dung dịch HCL 0,1N, độ tan của phytosome curcumin cũng tăng đến 5,5 lần và 6,2 lần, tương ứng.
Ở hai môi trường dung dịch đệm phosphat pH 4,5 và pH 6,8 thì chỉ tăng hơn 2 và 3 lần.

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm của curcumin dạng PEG hóa
Dựa vào kết quả đạt được ở hoạt động 2, chế phẩm phải đạt các yêu cầu chất lượng sau:
Tính chất
Chế phẩm phải có màu vàng đồng nhất, không được có màu lạ
Hình thái và cấu trúc PEG-CUR
Ảnh chụp SEM cho thấy bề mặt mẫu PEG-CUR mang các tiểu phân dạng hình cầu.
Ảnh chụp TEM cho thấy các tiểu phân PEG-CUR có hình cầu phân bố đồng đều.
Kích thước tiểu phân
Kích thước tiểu phân, chỉ số đa phân tán và thế zeta của phytosome curcumin
Thế Zeta mV
PI
Z-average (nm)
<0,3
<300nm
Trị tuyệt đối >25
Phân tích nhiệt quét vi sai
Giản đồ nhiệt của phức hợp PEG-CUR xuất hiện các pic mới với hiệu ứng thu nhiệt thấp hơn PEG
và curcumin.
Phổ hồng ngoại
Trên phổ hồng ngoại của dung dịch PEG-CUR có các pic hấp thụ bao gồm: pic của curcumin và
một số dao động của PEG (chuỗi hydrocacbon của PEG)
Phổ 1H-NMR
PEG-CUR có các tín hiệu proton đặc trưng của curcumin và PEG.
Độ hòa tan của PEG-CUR
Độ hòa tan của PEG-CUR trong nước > 25 (μg/ml)

Bảo quản
Đựng trong lọ thủy tinh màu tối, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30oC.
4.3. Đánh giá được tác dụng chống oxy hóa của curcumin dạng phytosome
Tác dụng lên các enzym gan
Các enzym bao gồm AST và ALT là các enzym chính transaminase ở gan dùng để đánh giá các tổn
thương gan [23]. Kết quả tác dụng lên các enzym gan của các nhóm nghiên cứu trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Tác dụng của phytosome curcumin lên các enzym gan, n=6.
Enzym
Chứng trắng
Nhóm PAR
Nhóm Cur
Nhóm Phyt Nhóm Phyt
200
100
200
*
101,28 ± 11,25
81,28 ± 12,27
47,25
± 41,25 ± 5,
AST (IU/L) 38,24 ± 4,23
5,24#
32#
97,67 ± 11,84*
68,58 ± 14,45
42,15
± 37,17
±
ALT (IU/L) 31,12 ± 5,21
6,38#

3,25#
Hoạt độ của hai enzym ALT và AST tăng có ý nghĩa thống kê trong nhóm PAR so với nhóm chứng.
Khi chuột được điều trị với phytosome curcumin, hoạt độ của hai enzym này giảm đáng kể so với
9


nhóm PAR. Với nhóm điều trị bằng curcumin, hoạt độ của hai enzym này có xu hướng giảm so với
nhóm PAR nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Hoạt tính chống peroxide hóa lipid (LOP) và hoạt độ các enzym chống oxy hóa: Catalase
(CAT); Superoxide dismutase (SOD); Glutathione peroxidase (GPx)
Khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipid của các chất được đánh giá thông qua việc xác định
hàm lượng malonyl dialdehyde (MDA) - sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng tế bào.
Bảng 4. Ảnh hưởng của curcumin, phytosome curcumin đến hoạt tính chống peroxide hóa lipid
(LOP) và hoạt độ của các enzym chống oxy hóa

Chứng trắng
Nhóm PAR

MDA
(nmol/mg
protein)
0,52 ± 0,14
1,89 ± 0,15

SOD
(đơn vị/mg
protein)

CAT
(đơn vị/mg

protein)

GPx
(đơn vị/mg
protein)

0,573 ± 0,09

298,87 ± 39,15

25,35 ± 3,27

0,187 ± 0,08*

89,8 ± 13,19*

10,19 ± 2,32*

*

Nhóm Cur
1,61 ± 0,13
0,210 ± 0,07
129,8 ± 14,21
11,23 ± 3,18
200
Nhóm Phyt
1,42± 0,12#
0,282 ± 0,10#
165,15 ± 21,12#

13,68 ± 2,72
100
Nhóm Phyt
1,28 ± 0,11#
0,362 ± 0,12#
196,12 ± 23,15#
17,86 ± 4,54#
200
Ghi chú: *: p< 0,05 khi so sánh với chứng trắng, #: p< 0,05 khi so sánh với nhóm PAR
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng curcumin và phytosome curcumin làm tăng hoạt độ
của các enzym chống oxy hóa SOD, CAT, GPx và giảm mức peroxyd hóa lipid ở các mô gan.
Phytosome curcumin với mức liều tương đương với 100 mg curcumin và 200 mg curcumin/kg thể
trọng làm tăng hoạt độ của các enzym chống oxy hóa và giảm lượng peroxy hóa lipid và các enzym
gan AST, ALT có ý nghĩa thống kê so với nhóm PAR (p<0,05). Trong khi đó, khi chuột được điều
trị với curcumin ở mức liều 200mg/kg thể trọng, gấp đôi lượng curcumin so với phytosome
curcumin ở mức liều tương đương 100 mg curcumin/kg thể trọng chỉ co xu hướng làm hoạt độ của
các enzym chống oxy hóa và giảm lượng peroxy hóa lipid và các enzym gan AST, ALT mà chưa
đạt mức có ý nghĩa thống kê so với nhóm PAR (p<0,05).
4.4. Đánh giá tác dụng trên một số dòng tế bào ung thư của curcumin dạng PEG hóa.
Trên dòng HCT
Bảng 5. Tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 của hai chất PEG-CUR và Curcumin trên dòng
tế bào HCT116
Dòng
TB
[Cµg/ml]
ĐCDM
100
50
25
12,5

6,25

HCT116
PEG-CUR
A% (lần 1)
A% (lần 2)
100
10,47
46,66
55,13
85,48
93,36

100
15,45
38,05
54,08
81,25
88,16

Curcumin
A% (lần 1)
A% (lần 2)
100
15,36
16,12
43,19
45,44
74,11


100
17,55
20,31
33,46
53,89
106,08
10


3,125

102,83
110,6802
IC50=34,35 ± 3,9 µg/ml

97,90
114,09
IC50=14,49 ± 1,8 µg/ml

120

% Cell
survival
%%Tăng
sinh
tế sót
bào
Tế bào
sống


100
PEG- CUR
Curcumin

80
60
40
20
0
-1

0

1

Log (nồng độ) (μg/ml)

2

Log (Concentration) g/mL)
Hình 6. Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế tăng sinh tế bào tế bào HCT116 của Curcumin và PEG –
CUR. Giá trị IC50 của của Curcumin và PEG – CUR được tính dựa vào đồ thị và chuyển từ log
[µg/mL] sang µg/mL
Tương ứng trên dòng HCT116 đối với hai chất PEG-CUR và Curcumin lần lượt,
IC50=34,35±3,9ug/ml, IC50= 14,49±1,8ug/ml. Do hàm lượng curcumin trong PEG-CUR của mẫu
nghiên cứu là 13,26 %, nên IC50 của lượng curcumin tương ứng ức chế tế bào HCT116 chỉ là 4,55
µg/ml.
Bảng 6. Giá trị tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 của PEG-CUR trên dòng tế bào HepG2
Dòng TB
[Cµg/ml]

ĐCDM
100
50
25
12,5
6,25
3,125

PEG-CUR
A% lần 1
A% lần 2

HepG2
Curcumin
A% lần 1

A% lần 2

100
12,705
25,156
89,635
96,893
99,976

100
5,290
27,765
79,964
85,810

88,090

100
8,758
12,674
75,211
89,142
89,973

100
10,832
19,815
56,627
81,433
107,471

100,162

96,302

89,000

106,972
11


IC50=33,99 ± 8,2 µg/ml

IC50=28,61 ± 3,25 µg/ml


Cellsống
survival
% Tế%bào
sót

100
80

PEG- CUR
Curcumin

60
40
20
0
-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

(nồng độ) (µg/mL)
LogLog
(Concentration)

g/mL)
Hình 7. Đáp ứng liều của PEG-CUR và curcumin trên dòng tế bào HepG2 nuôi cấy đơn lớp
Tương ứng trên dòng HepG2 đối với hai chất PEG-CUR và Curcumin lần lượt,
IC50=33,99 ± 8,2 µg/ml, IC50= 28,61 ± 3,25 µg/ml. Do hàm lượng curcumin trong PEG-CUR của
mẫu nghiên cứu là 13,26 %, nên IC50 của lượng curcumin tương ứng ức chế tế bào HepG2 chỉ là
4,50 µg/ml.

12


5. Quy trình bào chế viên nang cứng phytosome curcumin
Sơ đồ quy trình bào chế viên nang cứng phytosome curcumin

Phytosome curcumin,
nghiền, rây 250, cân.

Avicel PH101, natri
croscarmellose, rây
250, cân

Trộn bột kép
Dung dịch PVP – K30
trong ethanol
Nhào ẩm

Xát hạt ướt
Rây 600
Sấy

Ở 50oC tới hàm ẩm

2-3%

Sửa hạt
Magnesi stearat,
Aerosil, natri lauryl
sulfat, nghiền, rây
180, cân

Rây 800
Trộn tá dược trơn
Kiểm nghiệm BTP
Đóng nang
Kiểm nghiệm BTP
Đóng lọ

Dán nhãn

Kiểm nghiệm TP

13


Yêu cầu chỉ tiêu định tính và định lượng viên nang phytosome curcumin
Chỉ tiêu

STT

Yêu cầu

Tính chất


1

Viên nang cứng số 0, có một đầu trắng và một đầu
màu cam, bột thuốc trong nang màu vàng

2

Định tính

Xuất hiện pic curcumin khi chạy HPLC

3

Định lượng

Hàm lượng curcumin đạt 45,0 ± 5,0 mg

4

Độ ẩm

<5%

5

Độ rã

Không quá 30 phút (6,8 phút) Đạt


6

Độ đồng đều khối lượng

± 7,5% so với khối lượng trung bình của viên nang

7

Độ nhiễm khuẩn

Đạt mức IV theo phụ lục 13.6 DĐVN IV

Kết quả độ ổn định
Phương pháp đánh giá độ ổn định của chế phẩm
Thực hiện theo hướng dẫn của ASIAN và WHO [13, 14]
* Đối tượng thử: Các mẫu viên nang được bào chế 3 lô khác nhau, mỗi lô 500 viên, được bảo quản
trong lọ nhựa sẫm màu tránh ánh sáng.
* Điều kiện và thời bảo quản:
- Thử nghiệm lão hóa cấp tốc: Nhiệt độ 40 ± 2ºC, độ ẩm 75 ± 5%.
* Thời gian lấy mẫu: 0, 1, 3 tháng đối với lão hóa cấp tốc.
* Tiêu chuẩn đánh giá: Theo tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm.
Kết quả:
Hình thức cảm quan: Viên nang ở cả 3 lô không bị biến đổi sau 3 tháng trong điều kiện cấp tốc ở
nhiệt độ 40°C/ độ ẩm tương đối 75%. Hình thức viên không có biến đổi gì đáng kể
Định tính: Viên nang ở cả 3 lô sau 3 tháng đều cho kết quả dương tính với thử nghiệm định tính
Độ đồng đều khối lượng: Viên nang ở cả 3 lô đạt ± 5% KLTB sau thời gian 3 tháng.
Độ ẩm:
Thời gian bảo quản

Hàm ẩm của viên nang phytosome curcumin (%)


(tháng)

Lô 1

Lô 2

Lô 3

0

4,21

4,12

4,32

1

4,31

4,12

4,40

3

4,29

4,39


4,65

14


Viên nang ở cả 3 lô sau thời gian bảo quản 3 tháng đều có hàm ẩm nhỏ hơn 5%, đạt theo tiêu chuẩn
cơ sở.
Độ rã:
Độ rã của viên nang (phút)

Thời gian bảo quản
(tháng)

Lô 1

Lô 2

Lô 3

0

6,80

6,20

6,5

1


6,79

6,35

6,67

3

6,84

6,27

6,83

Viên nang ở cả 3 lô sau thời gian bảo quản 3 tháng đều có độ rã nhỏ hơn 7 phút đạt theo tiêu chuẩn
cơ sở.
Định lượng:
Hàm lượng curcumin trong viên nang (mg)

Thời gian bảo quản
(tháng)

Lô 1

Lô 2

Lô 3

0


48,7

49,5

46,2

1

47,7

48,1

45,4

3

46,1

46,0

43,8

Viên nang ở cả 3 lô sau thời gian bảo quản 3 tháng đều có hàm lượng curcumin đạt theo tiêu chuẩn
cơ sở.
Độ nhiễm khuẩn: Sau thời gian 3 tháng, cả 3 lô đều đạt mức IV theo phụ lục 13.6 DĐVN IV.
Qua quá trình nghiên cứu về độ ổn định rút ra kết luận: Đã đánh giá độ ổn định của viên nang cứng
ở 03 lô sản phẩm ở điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5%) cho thấy sau 3
tháng bảo quản, không có sự thay đổi bất thường về chất lượng sản phẩm. Cả 3 lô thử đều đạt đúng
mức chất lượng theo TCCS của chế phẩm.


Tài liệu tham khảo
[1] Chattopadhyay I, Biswas K, Bandyopadhyay U, Banerjee RK. Turmeric and curcumin:
Biological actions and medicinal applications. Current science 87(1) (2004) 44.
[2] Sasaki J, Kichida M. Curcumin: Biosynthesis, Medicinal Uses and Health Benefits. Nova
Science (2012).
[3] Dulbecco P, Savarino V. Therapeutic potential of curcumin in digestive diseases. World journal
of gastroenterology : WJG 19(48) (2013) 9256.
[4] Maheshwari RK, Singh AK, Gaddipati J, Srimal RC. Multiple biological activities of curcumin:
A short review. Life Sciences 78(18) (2006) 2081.
[5] Çıkrıkçı S, Mozioglu E, Yılmaz H. Biological activity of curcuminoids isolated from Curcuma
longa. Rec Nat Prod 2(1) (2008) 19.
[6] Weber WM, Hunsaker LA, Abcouwer SF, Deck LM, Vander Jagt DL. Anti-oxidant activities of
curcumin and related enones. Bioorganic & Medicinal Chemistry 13(11) (2005) 3811.
[7] Han S, Yang Y. Antimicrobial activity of wool fabric treated with curcumin. Dyes and Pigments
64(2) (2005) 157.
15


[8] Anand P, Kunnumakkara AB, Newman RA, Aggarwal BB. Bioavailability of curcumin:
problems and promises. Molecular pharmaceutics 4(6) (2007) 807.
[9] Kidd PM. Bioavailability and activity of phytosome complexes from botanical polyphenols: the
silymarin, curcumin, green tea, and grape seed extracts. Altern Med Rev 14(3) (2009) 226.
[10] Jantarat C. Bioavailability enhancement techniques of herbal medicine: A case example of
curcumin. International J Pharmacy and Pharmaceutical Sci 5((2013) 493.
[11] Choubey A. Phytosome: a novel approach for herbal drug delivery. International Journal of
Pharmaceutical Sciences and Research 2(4) (2011) 807.
[12] Bhattacharya S. Phytosomes: the new technology for enhancement of bioavailability of
botanicals and nutraceuticals. International Journal of Health Research 2(3) (2009) 225.
[13] Giori A, Franceschi F. Phospholipid complexes of curcumin having improved bioavailability.
Google Patents (2007).

[14] Pasut G, Sergi M, Veronese FM. Anti-cancer PEG-enzymes: 30 years old, but still a current
approach. Advanced drug delivery reviews 60(1) (2008) 69.
[15] Pandey MK, Kumar S, Thimmulappa RK, Parmar VS, Biswal S, Watterson AC. Design,
synthesis and evaluation of novel PEGylated curcumin analogs as potent Nrf2 activators in human
bronchial epithelial cells. European Journal of Pharmaceutical Sciences 43(1–2) (2011) 16.
[16] Murphy CJ, Tang H, Van Kirk EA, Shen Y, Murdoch WJ. Reproductive effects of a pegylated
curcumin. Reproductive toxicology 34(1) (2012) 120.
[17] Phạm Thị Minh Huệ, Bùi Văn Thuấn, Đặng Việt Hùng. Nghiên cứu bào chế phytosome
curcumin. Tạp chí dược học467) (2015) 14.
[18] Maiti K, Mukherjee K, Gantait A, Saha BP, Mukherjee PK. Curcumin–phospholipid complex:
Preparation, therapeutic evaluation and pharmacokinetic study in rats. International Journal of
Pharmaceutics 330(1–2) (2007) 155.
[19] Murphy CJ, Tang H, Van Kirk EA, Shen Y, Murdoch WJ. Reproductive effects of a pegylated
curcumin. Reproductive Toxicology 34(1) (2012) 120.
[20] Tang H, Murphy CJ, Zhang B, Shen Y, Sui M, Van Kirk EA, et al. Amphiphilic curcumin
conjugate-forming nanoparticles as anticancer prodrug and drug carriers: in vitro and in vivo
effects. Nanomedicine 5(6) (2010) 855.
[21] Wichitnithad W, Jongaroonngamsang N, Pummangura S, Rojsitthisak P. A simple isocratic
HPLC method for the simultaneous determination of curcuminoids in commercial turmeric extracts.
Phytochemical Analysis 20(4) (2009) 314.
[22] Wichitnithad W, Nimmannit U, Callery PS, Rojsitthisak P. Effects of different carboxylic ester
spacers on chemical stability, release characteristics, and anticancer activity of mono‐PEGylated
curcumin conjugates. Journal of pharmaceutical sciences 100(12) (2011) 5206.
[23] Howell B, Siler S, Shoda L, Yang Y, Woodhead J, Watkins PB. A Mechanistic Model of
Drug‐Induced Liver Injury Aids the Interpretation of Elevated Liver Transaminase Levels in a
Phase I Clinical Trial. CPT: pharmacometrics & systems pharmacology 3(2) (2014) 1.

5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Về điều chế phytosome curcumin và PEG-CUR hóa
 Đã điều chế được phytosome curcumin và đánh giá được một số đặc tính vật lý của

phytosome curcumin thông qua kết quả phổ IR và phổ 1H-NMR.
 Kết quả nghiên cứu cho thấy phytosome curcumin điều chế làm tăng độ tan của curcumin
trong nước và các dung dịch HCl pH 1,2; dung dịch đệm có pH 4,5 và 6,8 và cả trong noctanol.
 Đo được kích thước hạt tiểu phân. Các hạt tiểu phân phytosome curcumin có hình cầu với
KTTP nhỏ với Z-average (d,nm) 131,8nm, khoảng phân bố hẹp chỉ số đa phân tán PI thấp
(0,191). Thế zeta của mẫu phytosome curcumin là -48,4 mV, cho thấy các hạt tiểu phân bền
vững.
16




Đã điều chế được PEG – CUR và đánh giá sự hình thành thông qua kết quả phương pháp
phân tích nhiệt vi sai DSC, phổ IR và phổ 1H-NMR.



Kết quả nghiên cứu cho thấy PEG-CUR điều chế được làm tăng độ tan của curcumin trong
nước gấp 5 lần; dung dịch HCl pH 1,2 là 6 lần; dung dịch đệm có pH 4,5 là 2 lần; dung dịch
đệm có pH 6,8 là 3 lần và trong n-octanol là 10 lần.



Đo được kích thước hạt tiểu phân. Các hạt tiểu phân PEG-CUR có hình cầu với KTTP nhỏ
hơn 100 nm (96,3nm), khoảng phân bố hẹp, có chỉ số đa phân tán PI thấp (0,182). Thế zeta
của mẫu PEG-CUR là -44.5 mV, cho thấy các hạt tiểu phân bền vững.

Về tiêu chuẩn chất lượng của phytosome curcumin và PEG-CUR hóa



Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng phytosome curcumin thông qua ảnh chụp hạt tiểu
phân nhờ kỹ thuật SEM, TEM, độ hòa tan, kích thước tiểu phân, hàm lượng curcumin, các
phương pháp phân tích nhiệt vi sai DSC, phổ IR và NMR.



Đánh giá được tiêu chuẩn chất lượng PEG -CUR thông qua các ảnh chụp hạt tiểu phân nhờ
kỹ thuật SEM, TEM, độ hòa tan, kích thước tiểu phân, hàm lượng curcumin.các phương
pháp phân tích nhiệt vi sai DSC, phổ IR và NMR.

Về đánh giá tác dụng chống ôxy hóa và bảo vệ gan in vivo của phytosome curcumin:


Phytosome curcumin với liều tương đương 100 mg curcumin/kg và 200 mg curcumin/kg
làm giảm enzym gan, giảm lượng peroxy hóa lipid và tăng hoạt tính của enzym chống oxy
hóa SOD, CAT, GPx so với nhóm chứng bệnh có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua đó cho thấy ưu điểm về hoạt tính bảo vệ gan của phytosome curcumin so với curcumin
trên mô hình gây độc gan cấp tính do paracetamol liều cao.

Về đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư của PEG- CUR.


Tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư HepG2 của PEG-CUR cao hơn nhiều so với
curcumin tự do. IC50 của PEG-CUR là 33,99 ± 8,2 µg/ml (IC50 của lượng curcumin tương
ứng trong PEG-CUR là 4,50 µg/ml), và IC50 của curcumin tự do là 28,61 ± 3,25 µg/ml.



Tác dụng độc tính tế bào trên dòng tế bào ung thư HCT116 của PEG-CUR cũng cao hơn
nhiều so với curcumin tự do, cụ thể IC50 của PEG-CUR là 34,35 ± 3,9 µg/ml (IC50 của

lượng curcumin tương ứng trong PEG-CUR là 4,55 µg/ml), và IC50 của curcumin tự do là
14,49 ± 1,8 µg/ml µg/ml.

Về bào chế viên nang phytosome curcumin


Đã xây dựng và bào chế công thức viên nang phytosome curcumin. Đánh giá được độ ổn
định của viên nang bào chế được.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt
Curcumin có nhiều tác dụng dược lý quan trọng nhưng chưa được ứng dụng nhiều trên lâm sàng do
sinh khả dụng thấp. Phytosome curcumin và PEG-CUR được nghiên cứu để tăng sinh khả dụng của
curcumin. Phytosome curcumin được bào chế bằng phản ứng giữa curcumin và
phosphatidylcholine. PEG-CUR được bào chế bằng phản ứng giữa curcumin và PEG. Phytosome
curcumin và PEG-CUR được đánh giá hình thành liên kết thông qua kết quả phổ 1H NMR, FTIR
and DSC. Một số đặc điểm hóa lý như thế zeta, độ phân bố kích thước, độ hòa tan và hàm lượng
curcumin cũng được nghiên cứu. Hàm lượng curcumin trong phytosome curcumin là 25,71 ± 0,46%
và trong PEG-CUR là 13.26 ± 1.25 %. Phytosome curcumin có kích thước nano là 131,8 nm và thế
zeta là - 48,4 mV, trong khi đó PEG-CUR có kích thước tiểu phân là 96,3 nm và thế zeta là -44.5
mV. Phytosome curcumin và PEG-CUR có độ hòa tan cao hơn so với curcumin tự do trong một số
17


môi trường khác nhau. Thí nghiệm in vivo cho thấy phytosome curcumin có tác dụng bảo vệ gan tốt
hơn so với curcumin tự do. Phytosome curcumin làm giảm ezym gan, giảm lượng peroxy hóa lipid
và tăng hoạt tính của enzym chống oxy hóa SOD, CAT, GPx tốt hơn so với curcumin trên gan
chuột bị gây tổn thương do paracetamol liều cao. Ngoài ra, chúng tôi còn cho thấy PEG-CUR có tác
dụng độc tính trên hai dòng tế bào ung thư HepG2 and HCT116 cao hơn nhiều so với curcumin tự
do.

Từ khóa: Curcumin, phytosome, PEG hóa, độ tan, chống ung thư, bảo vệ gan
Summury
Curcumin has been shown many pharmacological effects, but has limited using in clinical due to
low bioavaibility. Phytosome curcumin and PEG-CUR complex were prepared to increase the
bioavaibility. Phytosome curcumin was prepared by reaction between curcumin and
phosphatidylcholine PEG-CUR was prepared by reaction between curcumin and PEG. Phytosome
curcumin and PEG-CUR were characterized by 1H NMR, FTIR and DSC analysis. The
physicochemical parameters such as zeta potential, size distribution, solubility and curcumin
content were also investigated. The amount of curcumin in phytosome curcumin was 25.71 ± 0.46
% and in PEG-CUR was 13.26 ± 1.25 %. Phytosome curcumin has size of 131.8 nm and the zeta
potential of - 48.4 mV, in while PEG-CUR has size of 96.3 nm and the zeta potential of -44.5 mV.
The solubility of phytosome curcumin and PEG-CUR was higher than curcumin-free in different
medium. In vivo assay, phytosome curcumin showed stronger hepatoprotective effect compared to
curcumin. Administration of phytosome curcumin effectively suppressed paracetamol-induced liver
injury evidenced by a reduction of lipid peroxidation level, and elevated enzymatic antioxidant
activities of superoxide dismutase, catalase, and glutathione peroxidase in mice liver tissue. We also
have shown cytotoxicity effect of PEG-CUR was much greater than free curcumin in two different
HepG2 and HCT116 cancer cell lines.
Keywords: Curcumin, phytosome, PEGylation, solubility, cytotoxicity, hepatoprotective
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
TT
1

2

3

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được
Quy trình bào chế phytosome Chi tiết, đầy đủ thông số
Đạt yêu cầu
curcumin.
khoa học, độ lặp lại cao, đơn
giản, kinh tế.
Quy trình bào chế PEG hóa- Chi tiết, đầy đủ thông số Đạt yêu cầu
curcumin.
khoa học, độ lặp lại cao, đơn
giản, kinh tế.
500
viên
nang
cứng Đạt tiêu chuẩn cơ sở
Đạt yêu cầu
phytosome curcumin.
Tên sản phẩm

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chỉ
và cảm ơn
sự tài trợ
Sản phẩm
TT
của
ĐHQGHN
đúng quy
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
Tình trạng

(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác
nhận SHTT/ xác nhận sử
dụng sản phẩm)

Đánh giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

18


1.1 Developing and Evaluating In
Đã in
Đạt

Vitro Effect of Poly(Ethylene
Glycol) Conjugated Curcumin on
Human Cancer Cell Lines./ Curr
Drug Discov Technol.
2016;13(4):254-266.
1.2 Hepatoprotective effect of
Đã in
Đạt

Phytosome Curcumin against
paracetamol-induced liver toxicity

in mice./ Braz. J. Pharm. Sci.
2017;53(1):e16136
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1
2.2
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
3.1
3.1
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
4.1
4.2
5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Tác dụng chống oxy hóa của
Đã in

phytosome curcumin trên mô hình
gây độc gan chuột do paracetamol/
Tạp chí Dược học,56, (485), 22 –
26, 9/2016
5.2 Nghiên cứu chiết xuất curcumin và Đã in
bào chế phytosome curcumin
nhằm tăng sinh khả dụng từ củ
nghệ, Tạp chí Y học Thực Hành,
Kỷ yếu Hội nghị khoa học - công
nghệ tuổi trẻ các trường đại học,
cao đ ng Y - Dược Việt Nam lần
thứ XVIII, 1005, 697 – 701, 2016
5.3 Đánh giá tác dụng ức chế một số Đã in


dòng tế bào ung thư của PEGcurcumin, Tạp chí Dược học, số
09/2017 (Số 497 năm 57), trang:
39-41
5.4 Nghiên cứu bào chế phức hợp
Đã in

phytosome curcumin nhằm tăng độ
tan và tác dụng ức chế tế bào ung
thư của curcumin,
Kỷ yếu Khoa học Giải thưởng
Sinh viên Nghiên cứu khoa học
Eureka lần XVIII năm 2016, 123 –
127, 2016
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
6.1
19


6.2
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN
7.1
7.2
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.

Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.
3.3. Kết quả đào tạo
Thời gian và kinh phí
Công trình công bố liên quan
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận
TT
Họ và tên
tham gia đề tài
Đã bảo vệ
(số tháng/số tiền)
văn)
Nghiên cứu sinh
1
Học viên cao học
1 Phạm Thị
8 tháng/10 triệu

Nhung
2 Nguyễn
8 tháng/10 triệu

Trung Kiên
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.
PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
TT
Sản phẩm

Số lượng Số lượng đã
đăng ký hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống 01
02
ISI/Scopus
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất
bản
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
02
04
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
20


8
9

chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
Đào tạo thạc sĩ

02

02


PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
Nội dung chi

TT

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)

A
1

Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn

207.5

207.5

2
3
4
5
6


Nguyên, nhiên vật liệu, cây con.
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm
thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác (Chi phí đào tạo thạc sĩ (20 tr)
+Xây dựng đề cương chi tiết (2 tr) +Thu thập
và viết tổng quan tài liệu (8 tr)).
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

170

170

20

20

30

30

22.5

22.5


450

450

7
8

B
1
2

Ghi chú

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cấp)
Các kết quả của đề tài cho thấy PEG hóa-curcumin và phytosome curcumin làm tăng tác dụng
dược lý của curcumin, có khả năng phát triển thành các sản phẩm như một thực phẩm chức năng hỗ
trợ sức khỏe, điều trị bệnh. Sản phẩm phytosome curcumin và PEG hóa-curcumin tăng độ hấp thu
so với curcumin và tăng hiệu quả điều trị của curcumin. Để có thể phát triển và sử dụng hiệu quả
phytosome curcumin và PEG-CUR hướng tới trên lâm sàng, trong phòng ngừa và điều trị bệnh, đề
tài xin kiến nghị một số nội dung:
Tiến hành nghiên cứu sinh khả dụng in vivo của phytosome curcumin và PEG-CUR để đánh giá ưu
điểm của dạng bào chế này so với curcumin tự do; đánh giá các hoạt tính sinh học khác của
phytosome curcumin và PEG-CUR như: chống viêm, kháng khuẩn và đánh giá tác dụng ức chế tế
bào trên các dòng tế bào ung thư khác và trên mô hình in vivo.
Chúng tôi cũng kiến nghị phát triển nghiên cứu và sản xuất ở quy mô pilot và quy mô công nghiệp
để mang được sản phẩm đến với đông đảo người dân, do đó người dân sẽ có cơ hội sử dụng sản
phẩm có chất lượng tốt để phòng bệnh và chữa bệnh, sức khỏe sẽ ngày càng được nâng cao. Ngoài
ra, khả năng kết hợp với các công ty Dược phẩm và chuyển giao công nghệ để sản xuất một số thực

phẩm chức năng, hỗ trợ sức khỏe, phòng một số bệnh: viêm loét dạ dày, viêm khớp, tiểu đường,
ung thư là rất cần thiết.
PHẦN V. PHỤ LỤC CÁC ẢNH CHỤP SEM, TEM, PHỔ CỦA PHYTOSOME CURCUMIN
VÀ PEG-CUR HÓA
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
21


Danh sách các minh chứng:
1.
Quy trình bào chế phytosome curcumin.
2.
Quy trình bào chế PEG hóa-curcumin.
3.
500 viên nang cứng phytosome curcumin+ Quy trình bào chế
4. Developing and Evaluating In Vitro Effect of Poly(Ethylene Glycol) Conjugated Curcumin on
Human Cancer Cell Lines./ Curr Drug Discov Technol. 2016;13(4):254-266.
5. Hepatoprotective effect of Phytosome Curcumin against
paracetamol-induced liver toxicity in mice./ Braz. J. Pharm. Sci. 2017;53(1):e16136
6. Tác dụng chống oxy hóa của phytosome curcumin trên mô hình gây độc gan chuột do
paracetamol/ Tạp chí Dược học,56, (485), 22 – 26, 9/2016
7. Nghiên cứu chiết xuất curcumin và bào chế phytosome curcumin nhằm tăng sinh khả dụng từ củ
nghệ, Tạp chí Y học Thực Hành, Kỷ yếu Hội nghị khoa học - công nghệ tuổi trẻ các trường đại
học, cao đ ng Y - Dược Việt Nam lần thứ XVIII, 1005, 697 – 701, 2016
8. Đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của PEG-curcumin, Tạp chí Dược học, số
09/2017 (Số 497 năm 57), trang: 39-41
9. Nghiên cứu bào chế phức hợp phytosome curcumin nhằm tăng độ tan và tác dụng ức chế tế bào
ung thư của curcumin, Kỷ yếu Khoa học Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Eureka lần
XVIII năm 2016, 123 – 127, 2016
10. Các quyết định giao đề tài, quyết định bảo vệ luận văn và bằng tốt nghiệp của hai học viên cao

học

Hà Nội, ngày ........ tháng........ năm .......
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

Bùi Thanh Tùng

22



×