Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.34 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
I.Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
1.Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
Trong những năm tới, công ty sẽ nỗ lực hết mình, tận dụng hết nguồn lực
trong công ty để sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Vì vậy
việc mở rộng làm ăn với các bạn hàng nước ngoài, các bạn hàng trong nước thì
việc cổ phần hoá sẽ giúp cho công ty có nhiều mối làm ăn hơn, có nhiều vốn để mở
rộng đầu tư hơn. việc hạ giá thành và nâng cao chất lươngj sản phẩm sẽ được đảm
bảo hơn. Ngoài ra việc quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả, công nhân viên làm
đúng được năng lực của mình. Vậy việc công ty cổ phần hoá là đúng đắn trong quá
trình hội nhập này, đúng như chủ chương của nhà nước.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước không còn
được bao cấp mọi mặt như trước nữa, mặt khác lại bị các thành phần kinh tế khác
cạnh tranh quyết liệt,nên đã làm cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước thay đổi khá
rõ nét. Từ 12000 doanh nghiệp giảm xuống còn khoảng 5600 doanh nghiệp, nhờ
đổi mới về mặt tổ chức quản lý, về kĩ thuật công nghệ của các doanh nghiệp còn
lại, tổng giá trị sản phẩm không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua là khả quan, đặc biệt các
doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, nhất
là những ngành đòi hỏi đầu tư lớn, kĩ thuật công nghệ cao, các nghành sản xuất,
cung ứng các hàng hoá dịch vụ công cộng. Đồng thời doanh nghiệp nhà nước vẫn
là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách Nhà nước.
Có thể thấy rằng: Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hình thành từ thời quản
lý tập trung bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường lại thiếu sự kiểm soát việc
thành lập nên phát triển tràn lan. Mặt khác trong điều kiện kinh tế tư nhân còn non
yếu, chỉ mới hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nên
doanh nghiệp nhà nước chưa thể tập trung toàn lực cho yêu cầu phát triển ở những
nghành, lĩnh vực then chốt. Những đặc điểm trên luôn chi phối phương hướng,
bước đi và biện pháp quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn rất khó khăn, hiệu quả


kinh doanh còn thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn thua lỗ triền miên, sự đóng
góp cho ngân sách của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với phần đầu tư
của nhà nước cho nó, cũng như tình trạng thất thoát vốn đang diễn ra hết sức
nghiêm trọng, việc quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước còn quá yếu kém, đặc
biệt nghiêm trọng là tình trạng buông lỏng quản lý tài chính làm nhà nước mất vai
trò thực sự là người chủ sở hữu, tình trạng phân hoá, chênh lệch trong thu nhập
ngày càng tăng.
Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đang đóng góp vai trò to lớn
trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả
và phát sinh nhiều bất cập. Quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
tất yếu phải đổi mới căn bản doanh nghiệp nhà nước
2. Các bước để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu
đầu tư Thanh Niên Hà Nội
Trình tự và nội dung các bước tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo tiến
độ sau:
Bước1: Thành lập ban vận động cổ phần hoá doanh nghiệp. Ban vận động cổ
phần hoá doa uỷ ban nhân dân các tỉnh quyết định thành lập và cử giám đốc doanh
nghiệp làm trưởng ban. Bao gồm: các chuyên gia kĩ thuật, cán bộ quản lý, các
chuyên gia quản lý các nghành quản lý nhà nước(nghành chủ quản, tài chính, ngân
hàng). Ban vận động có nhiệm vụ chuẩn bị phương án cổ phần hoá và nội dung các
bước tiến hành cổ phần hoá xây dựng luận chứng sơ bộ về cổ phần hoá : quy mô,
loại hình sản xuất kinh doanh...
Bước 2: Phân tích và tổ chức doanh nghiệp.
Bước này nhằm làm rõ thực trạng về các mặt những vấn đề đặt ra cần xử lý
trước khi tiến hành cổ phần hoá
Bước 3: Xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị của doanh nghiệp là giá cả của doanh nghiệp khi bán cho chủ sở hữu
khác, vì vậy nó cũng chịu sự chi phối của thị trường, quan điểm cung cầu tại thời
điểm cổ phần hoá và những điều kiện kèm theo do bên bán hoặc bên mua đặt ra

việc xác định giá trị doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau:
Xác định giá trị doanh nghiệp theo số liệu thống kiểm kê thời điểm 1/1/1996
và điều chỉnh theo hệ số tại thời điểm 1/1/1997
- Đánh giá lại giá trị tài sản và vốn trong diện cổ phần hoá
- Phân tích phương án kinh doanh và lợi nhuận trong 10 năm tới.
- Xác định sơ bộ giá trị doanh nghiệp theo phương án lợi nhuận nêu trên.
- Đối chiếu kết quả này với: Trị giá vốn theo sổ sách, trị giá vốn theo đánh
giá, so với vốn đầu tư một doanh nghiệp mới, có công suất tương đương ở trong
nước hoặc ở nước ngoài (có tỷ lệ hao mòn tương đương với doanh nghiệp cổ phần
hoá)
- Dự kiến trị giá doanh nghiệp và báo cáo lên hội đồng thẩm định xem xét
trước khi cấp có thẩm quyền quyết định
- Xác định tổng số cổ phần và mệnh giá cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu bằng
tổng trị giá của doanh nghiệp chia cho tổng số cổ phần. Nói chung mệnh giá cổ
phiếu nên đặt ở mức thấp để có thể huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi, vừa
tạo điều kiện dễ dàng khi chuyển nhượng cổ phiếu.
Bước 4: Dự tính số cổ phiếu đem bán và vận động người mua.
Tổng số cổ phiếu được chia thành các cổ phần. Cổ phiếu do nhà nước nắm
giữ, số cổ phiếu hưởng lợi cho tập thể công nhân viên doanh nghiệp cổ phần
hoá(nếu có) số cổ phiếu bán trả chậm cho công nhân viên, số cổ phiếu bình
thường.
Bước 5: Xác định giá bán thực tế cổ phiếu và tiền bán hàng.
Bước 6: Họp đại hội cổ đông để làm thành lập công ty, thông qua điều lệ và
đăng ký lại doanh nghiệp.
Toàn bộ nội dung các bước trên đây được thể hiện trong đề án cổ phần hoá
doanh nghiẹp và được chủ tịch uỷ ban doanh nghiệp tỉnh thông qua trước khi tiến
hành cổ phần hoá.
3. Tiến trình cổ phần hoá- Những kết quả đạt được.
Kể từ khi có quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch hội đồng bộ
trưởng nay là Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm chuyển một số doanh nghiệp

nhà nước thành công ty cổ phần cho tới nay là tròn 10 năm và chủ trương cổ phần
hoá đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là từ năm 1998 trở lại đây.
Trong ba năm(1990-1993) Chính phủ đã đưa ra ba văn bản về cổ phần hoá nhưng
đến cuối năm 1993 mới có hai doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đó là
công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển và công ty cổ phần cơ điện lạnh. Năm
1994 là một doanh nghiệp. Năm 1995 là 3 doanh nghiệp.Năm 1996 là 5 doanh
nghiệp Cho mãi đến hết năm 1997, tức là sau 7 năm mới chuyển được 18 doanh
nghiệp. Dưới tác động của Nghị định 28/CP (ban hành ngày 7/5/1996) và Nghị
định 25/CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 28/CP), ban hành ngày 26/3/1997 đã có
100 doanh nghiệp được cổ phần hoá trong năm 1998. Việc ban hành Nghị định
44/CP ngày 19/6/1998 thay thế cho Nghị định 28/CP và hệ thống các văn bản
hướng dẫn đã kiến tạo khuôn khổ pháp luật đầy đủ nhất cho việc cổ phần hoá, khắc
phục được những khuyết điểm nảy sinh trong Nghị định 28/CP đặc biệt là các vấn
đề về ưu đãi cho người lao động, xác định giá trị doanh nghiệp, thẩm quyền định
giá, thẩm quyền ra quyết định cổ phần hoá . Về cơ bản nó mang những nội dung
tích cực phù hợp với thực tiễn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Vì
vậy năm 1999 công tác cổ phần hoá có những bước khởi sắc nhất định cổ phần hoá
được 250 doanh nghiệp. Năm 2000 cổ phần hoá được 212 doanh nghiệp và năm
2001 là 149 doanh nghiệp cho đến nay có khoảng 774 doanh nghiệp nhà nước
trong cả nước được cổ phần hoá. Trong số các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần
hoá có tới 60 doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh thua lỗ. Số còn lại
khi có lãi khi lỗ, tính chung thì có lãi ở mức thấp. Nhưng sau khi cổ phần hoá đã
đạt được.
Kết quả bước đầu như sau:
- Huy động được khoảng 3.000 tỉ đồng vốn ngoài xã hội vào đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh
- Doanh thu tăng 1,4 lần
- Lợi nhuận tăng 2 lần
- Nộp ngân sách tăng 1,2 lần
- Thu nhập người lao động so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước tăng 22%

- Số lao động tăng 5,1 lần
- Vốn của người lao động trong công ty tăng từ 1,5 đến 2 lần so với mức mua
cổ phiếu
- Giá trị cổ phiếu tăng từ 3 đến 4 lần
- Vốn điều lệ tăng từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp và phát hành thêm cổ
phiếu. Phần vốn góp nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định lại
một cách rõ ràng, minh bạch hơn, được đánh giá đúng hơn, nên vốn nhà nước đã
tăng lên so với sổ sách kế toán, đồng thời cũng tăng lên sau cổ phần hoá
- Thời gian cổ phần hoá từ 7 tháng đến 9 tháng, trung bình là 27 tháng.
Những số liệu trên đây cho thấy rằng các doanh nghiệp sau khi đã cổ phần
hoá đã tỏ ra hoạt động có hiệu quả, thu nhập của cổ đông, người lao động đều tăng
khá. Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có vốn Nhà nước dưới 10 tỉ đồng chiếm
94,3% và đạt trên 10 tỉ đồng chỉ chiếm 5,7%. Trong các doanh nghiệp cổ phần
hoá , Nhà nước có cổ phần ở 59% số công ty cổ phần . Nhà nước nắm trên 30%
tổng số vốn điều lệ ở trên 25% số công ty cổ phần , nắm trên 50% vốn điều lệ ở
8% công ty cổ phần . công ty cổ phần trong đó Nhà nước giữ vốn tới 80% là công
ty cổ phần in và bao bì Hải Phòng. Trong tổng số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá
thì có tới 50,6% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 34,7% thuộc lĩnh vực
thương mại dịch vụ; 9,9% thuộc lĩnh vực giao thông và 4,7% thuộc lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản.. Nếu so với công cuộc cổ phần hoá ở Trung quốc thì
ta thấy rõ chỉ sau 6 năm triển khai cổ phần hoá (tháng 2 năm 1993 Chính phủ
Trung quốc ra sắc lệnh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và đầu năm 1994
triển khia ở một số doanh nghiệp nhà nước) đến đầu năm 2000 Trung Quốc đã cổ
phần hoá được 1,6 vạn doanh nghiệp chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp. Kế
hoạch đặt ra đến năm 2003 Trung Quốc phấn đấu sẽ cổ phần hoá xong 2/3 tổng số
doanh nghiệp thuộc đối tượng phải cổ phần hoá, thì chúng ta thấy tiến trình cổ
phần hoá của nước bạn đạt được là hết sức khả quan đáng để cho chúng ta những
bài học kinh nghiệm để học tập. Mà mục tiêu của chúng ta đề ra trong giai đoạn
mới(2002-2005) sẽ cơ bản hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước vì vậy
chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ cổ phần hoá trong những năm tới.

II . Một số quan điểm cần quán triệt khi thực hiện cổ phần hoá
1. Quan điểm coi cổ phần hoá là giải pháp cơ bản để đổi mới doanh nghiệp
nhà nước ta hiện nay.
Nhiều quan điểm cho rằng: Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước có thể có nhiều giải pháp. Đứng trên góc độ
sở hữu có thể chia các giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước thành hai loại.
Loại thứ nhất: Các giải pháp thuộc quan điểm hoàn toàn không động chạm
đến vấn đề sở hữu, các giải pháp này nhằm tác động đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng không làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn của nó, sở
hữu của nhà nước ở doanh nghiệp vẫn giữ 100%.

×