Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Định hướng vận dụng IFRS để định giá việc thăm dò khoáng sản vào các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.73 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH NHÃ

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG IFRS ĐỂ
ĐỊNH GIÁ VIỆC THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH NHÃ

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG IFRS ĐỂ
ĐỊNH GIÁ VIỆC THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
---------------Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả, phân tích nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Minh Nhã


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục phụ lục
Mở đầu...................................................................................................................................................... 1
Chương 1 – Cơ sở lý luận về kế toán thăm dò và định giá tài nguyên khoáng
sản.............................................................................................................................................................. 7
1.1. Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với nền kinh tế............................... 7
1.2. Đặc điểm của hoạt động thăm dò, định giá và khai thác tài nguyên
khoáng sản............................................................................................................................ 8
1.2.1. Hoạt động thăm dò, định giá và khai thác tài nguyên khoáng
sản dạng rắn.............................................................................................................. 8
1.2.2. Hoạt động thăm dò, định giá và khai thác dầu mỏ, khí đốt........9
1.2.3. Hoạt động thăm dò, định giá và khai thác nước khoáng, nước
ngầm.......................................................................................................................... 10

1.2.4. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến việc thăm dò, định
giá và khai thác tài nguyên khoáng sản........................................................ 11
1.2.5. Đặc điểm tài chính trong lĩnh vực khai thác.................................. 13
1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm riêng tài nguyên khoáng sản đến công tác kế
toán........................................................................................................................................ 16
1.3.1. Phân loại và đánh giá tài sản................................................................ 16
1.3.2. Ghi nhận tài nguyên khoáng sản........................................................ 16
1.4. Kế toán về thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản trong chuẩn
mực IFRS 6........................................................................................................................ 17
1.4.1. Lịch sử hình thành IFRS 6.................................................................... 17


1.4.2. Mục tiêu

17

1.4.3. Phạm vi điều chỉnh 18
1.4.4. Các nội dung chính của chuẩn mực18
1.5. Thực tế áp dụng IFRS 6 tại một số quốc gia 30
1.5.1. Áp dụng IFRS 6 tại Canada 30
1.5.2. Áp dụng IFRS 6 tại Anh
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

31
33

Kết luận chương 1 34
Chương 2 – Thực trạng kế toán thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản tại
Việt Nam............................................................................................................................................... 35
2.1. Các qui định hiện hành về kế toán thăm dò và định giá tài nguyên

khoáng sản tại Việt Nam

35

2.1.1. Luật thuế tài nguyên 35
2.1.2. Luật khoáng sản

37

2.1.3. Luật dầu khí 40
2.1.4. Thông tư 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 hướng dẫn thi
hành luật thuế tài nguyên 41
2.1.5. Thông tư 107/2014/TT-BTC ngày 08/8/2014

43

2.1.6. Sự tương đồng và khác biệt trong qui định của kế toán Việt
Nam với chuẩn mực IFRS 6

52

2.2. Thực trạng kế toán tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thăm dò và
định giá tài nguyên khoáng sản
2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát
2.2.2. Kết quả khảo sát

54
54
55


2.2.3. Đánh giá các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò và định giá
tài nguyên khoáng sản được khảo sát

61

2.3. Đánh giá mức độ hòa hợp của kế toán Việt Nam với IFRS 6

63

2.3.1. Đánh giá mức độ hòa hợp 63


2.3.2. Nguyên nhân Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực kế toán về
tài nguyên khoáng sản

63

Kết luận chương 2 65
Chương 3 – Định hướng xây dựng các qui định về kế toán thăm dò và định giá
tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam....................................................................................... 66
3.1. Quan điểm
3.2. Định hướng cụ thể

66
68

3.2.1. Xây dựng qui định phân loại và phân loại lại tài sản thăm dò
và định giá

68


3.2.2. Xây dựng qui định đo lường tài sản thăm dò và định giá71
3.2.3. Xây dựng qui định về tổn thất tài sản thăm dò và định giá
3.3. Kiến nghị

75
77

Kết luận chương 3 79
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

80


DANH
ACSB
CAPP
CGU
CMB
FAS 69
GAAP
IAS
IASB
IASC
IFRS
IGU
TFRS
TK

TNKS
VAS


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Phân loại lại giàn khoan thăm dò khi tính khả thi kỹ
thuật và khả năng sinh lợi kinh tế được xác định
Bảng 2.1. Các tài
107/2014/TT-BTC
Bảng 2.2. Các tài
107/2014/TT-BTC
Bảng 2.3. So sánh qui định của Việt Nam với IFRS 6
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến các doanh nghiệp về các qui
định hiện hành của kế toán Việt Nam
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp về xây
dựng qui định kế toán cho hoạt động thăm dò và định giá tài
nguyên khoáng sản của Việt Nam
Bảng 3.1. Các khoản mục phát sinh trong dự án thăm dò X
Bảng 3.2. Phân loại tài sản dự án X trong năm 201X
Bảng 3.3. Phân loại tài sản dự án X trong năm 201X+4
Bảng 3.4. Chi phát sinh của công ty U và công ty V trong năm
201X
Bảng 3.5. Đo lường và ghi nhận tài sản cho công ty U và công
ty V năm 201X
Bảng 3.6. Những khoản mục phát sinh của dự án K, L, M
Bảng 3.7. Giá trị thu hồi từng CGU của dự án K, L


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Kế toán chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và
chi phí phát triển mỏ
Sơ đồ 2.2. Kế toán chi phí khai thác
Sơ đồ 2.3. Kế toán chi phí không được thu hồi
Sơ đồ 2.4. Kế toán chi phí quản lý hành chính chung
Sơ đồ 2.5. Qui mô các doanh nghiệp được khảo sát
Sơ đồ 2.6. Loại hình các doanh nghiệp được khảo sát


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 – Danh sách công ty khảo sát
Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi khảo sát


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Việt Nam đã và đang xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Đi kèm với những thuận lợi cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử
thách. Trong đó, vấn đề quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản là một vấn đề
nóng bỏng. Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên
đây là nguồn lực có hạn cần phải quản lý và sử dụng có kế hoạch. Trong những năm
gần đây, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam liên tục bị suy giảm.
Kế toán tài nguyên khoáng sản rất cần thiết với những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và những ngành công nghiệp
có nguy cơ ô nhiễm cao như Việt Nam. Nó cho phép đánh giá được tính bền vững
của quá trình phát triển kinh tế có tính đến tác động và hậu quả về môi trường. Quản

lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách thấy
được nền kinh tế phát triển dựa vào nguồn tài nguyên ở mức độ nào. Từ đó, cân
nhắc khi xem xét các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai hợp lý
và bền vững hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thăm dò và định giá tài nguyên
khoáng sản trong nền kinh tế cũng như nhu cầu cần thiết phải có công cụ giúp cho
việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã
ban hành chuẩn mực quốc tế số 6 về báo cáo tài chính: Thăm dò và định giá tài
nguyên khoáng sản (IFRS 6), chuẩn mực được ban hành ngày 09/12/2004 và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Công tác kế toán tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và định
giá tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay bị chi phối bởi các qui định khá
tổng quan, chủ yếu là nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ tài chính. Trong
khi đó, hoạt động thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản có những đặc điểm
riêng nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán
cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này áp dụng các chế


2

độ kế toán không nhất quán gây khó khăn cho việc quản

lý của các cơ quan nhà

nước. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Định

hướng vận dụng IFRS

để định giá việc thăm dò khoáng sản vào các doanh nghiệp Việt Nam” với mong
muốn cụ thể hóa nội dung kế toán cho các doanh nghiệp có những hoạt động thăm

dò và định giá tài nguyên khoáng sản.
2. Tổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây
2.1. Các công trình nghiên cứu về áp dụng IFRS 6 và kế toán môi trƣờng
Kế toán tài chính môi trường và định hướng áp dụng vào Việt Nam (Hoàng
Thụy Diệu Linh, 2013). Nghiên cứu xem xét các vấn đề kế toán tài chính về môi
trường, thực trạng kế toán tài chính môi trường ở Việt Nam và đưa ra định hướng
vận dụng vào Việt Nam. Theo nghiên cứu, kế toán về môi trường của Việt Nam hiện
nay không được chú trọng và ít được quan tâm theo dõi. Việt Nam có nhiều doanh
nghiệp có hoạt động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên (đặc biệt là lĩnh vực
khoáng sản), tuy nhiên chi phí môi trường (chủ yếu là chi phí xử lý chất thải) chưa
được các doanh nghiệp xác định và xử lý chính xác. Trên cơ sở nghiên cứu kế toán
môi trường của quốc tế, đề tài đã đưa ra định hướng áp dụng vào Việt Nam theo
quan điểm là vận dụng các qui định quốc tế và kinh nghiệm từ các nền kinh tế tương
tự Việt Nam.
Adoption of IFRS 6: Exploration for and Evaluation of Mineral Resources by
Oil & Gas companies (KPMG, 2007). Nghiên cứu đã xem xét tác động của việc áp
dụng IFRS 6 cho các công ty (12 công ty) niêm yết trên thị trường chứng khoán
London, Vương quốc Anh. Nghiên cứu thấy rằng mức độ tác động của việc áp dụng
IFRS 6 là khác nhau, phụ thuộc vào hoạt động của các công ty, mức độ và giai đoạn
của hoạt động thăm dò - định giá và chính sách kế toán các công ty đang thực hiện
trước khi áp dụng IFRS 6. Các tiêu chuẩn Anh SORP cho phép sử dụng hai mô hình
đo lường để ghi nhận các chi phí thăm dò và định giá. Cụ thể là: mô hình chi phí
toàn bộ (tất cả chi phí được vốn hóa bất kể kết quả thăm dò có thành công hay
không) và mô hình nỗ lực thành công (chi phí tìm kiếm thăm dò được vốn hóa khi
tìm thấy nguồn khoáng sản có trữ lượng và chất lượng). 5 trong số 12 công ty tiếp


3

tục áp dụng mô hình nỗ lực thành công, 5 công ty sử dụng mô hình nỗ lực thành

công thay thế cho mô hình chi phí toàn bộ và 2 công ty tiếp tục sử dụng mô hình chi
phí toàn bộ. Kết quả nghiên cứu cho rằng, áp dụng IFRS 6 ở các công ty tiếp tục sử
dụng mô hình nỗ lực thành công không có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính.
Áp dụng IFRS 6 ở công ty tiếp tục sử dụng mô hình chi phí toàn bộ có thể ảnh
hưởng đến báo cáo tài chính.
An Examination of the Accounting Policies Implemented at Mines in terms of
CMB, Tax Legislation and TFRS within the Framework of Turkey Financial
Reporting Standard-6 (Niyazi Kurnaz, 2012). Nghiên cứu đã khảo sát sự chấp nhận
của quốc tế về chính sách kế toán sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản và
các chi phí phát sinh trong các hoạt động này theo IFRS 6. Nghiên cứu cũng đề cập
đến các nguyên tắc trong TFRS 6 của Thổ Nhĩ Kỳ và so sánh với IFRS 6. Kết quả là
luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ bổ sung và công nhận đối với các nguyên tắc của IFRS 6.
Assessment Of Natural Resources - Point Of View Of The IASB (Leontina
Păvăloaia, 2013). Nghiên cứu đưa ra các phương pháp chính để đo lường và đánh
giá tài sản tài nguyên trong năm báo cáo tài chính cũng như tác động của việc áp
dụng IFRS 6 trên những thông tin được công bố. Kết quả cho thấy, định nghĩa về tài
sản thăm dò và định giá trong IFRS 6 là rõ ràng hơn và chính xác hơn so với FAS
69, tuy nhiên có những vấn đề khác vẫn không rõ ràng. Theo nghiên cứu này, mô
hình nỗ lực thành công là phù hợp nhất theo yêu cầu của IFRS 6.
Một số nghiên cứu về các vấn đề liên quan giữa chuẩn mực kế toán quốc tế
và qui định của kế toán Việt Nam cũng như việc ứng dụng vào Việt Nam
Có sự khác biệt đáng kể giữa các VAS của Việt Nam và các tiêu chuẩn của
IASB bao gồm IAS, IFRS (Yang & Nguyễn, 2003).
Kế toán Việt Nam có cách diễn giải kế toán không giống với giải thích và
hướng dẫn của ủy ban giải thích quốc tế (PWC, 2008).
Mức độ hội tụ tổng thể giữa VAS và các tiêu chuẩn của IASB là 68%, trong
đó về đo lường là 81,2%, về công bố thông tin là 57%; lý do của sự hội tụ thấp này
là VAS không có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi căn bản của



4

IAS/IFRS; có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS; và
IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin nhiều hơn VAS (Phạm Hoài Hương, 2010).
Nhận thức của các chuyên gia kế toán đối với chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế các nước đang phát triển: Bằng chứng từ Việt Nam (Duc Phan, Bruno
Mascitelli and Meropy Barut, 2013). Nghiên cứu cho rằng IFRS là kịp thời và quan
trọng đối với ngành công nghiệp, chính phủ và ngành nghề kế toán Việt Nam.
Nghiên cứu cũng đánh giá các quan điểm ủng hộ và phản đối việc chuyển đổi từ
VAS sang IFRS.
2.2. Những điểm mới của đề tài
 Nghiên cứu nội dung trong IFRS 6 do IASB ban hành ngày 09/12/2004, có
hiệu lực vào ngày 01/01/2006.
 Hệ thống hóa các quy định kế toán hiện hành của Việt Nam liên quan đến
tài nguyên khoáng sản.
 Sử dụng phương pháp định tính để khảo sát tình hình ghi nhận, đo lường,
trình bày và công bố thông tin tại các doanh nghiệp có những hoạt động liên
quan đến tài nguyên khoáng sản.
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của Việt Nam, đưa ra định hướng vận dụng
theo IFRS 6.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong đạt được những mục tiêu sau:
 Một là, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các hoạt động thăm dò

định giá tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là chuẩn mực quốc tế số 6 về báo cáo tài
chính. Tìm hiểu quá trình soạn thảo, ban hành và nội dung của chuẩn mực IFRS 6.
 Hai là, tìm hiểu các qui định về kế toán trong lĩnh vực thăm dò và định giá
tài nguyên khoáng sản hiện hành tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhận dạng các điểm
tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực này.



Ba là, nhận dạng các khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thiếu

chuẩn mực kế toán về thăm dò – định giá tài nguyên khoáng sản và đề xuất các vấn


5

đề cần lưu ý khi ban hành các qui định về kế toán trong lĩnh vực này, nhằm tiếp tục
hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, phù hợp với thông lệ kế toán
quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, tạo điều
kiện tối đa cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế trong thời gian tới.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Qui định hiện hành của kế toán Việt Nam về thăm dò và định giá
tài nguyên khoáng sản có phù hợp với IFRS 6?
Câu hỏi 2: Phương pháp hạch toán kế toán thăm dò và định giá tài nguyên
khoáng sản theo qui định hiện hành của kế toán Việt Nam có phù hợp với IFRS 6?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
 Chuẩn mực quốc tế số 6 về báo cáo tài chính: Thăm dò và định giá tài
nguyên khoáng sản – IFRS 6 và các IFRS khác có liên quan.
 Quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực IFRS 6.
 Các qui định kế toán hiện hành về thăm dò và định giá tài nguyên khoáng
sản của Việt Nam.
 Tình hình vận dụng các qui định hiện hành của kế toán Việt Nam tại các

doanh nghiệp thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác kế toán tại các doanh nghiệp có những hoạt
động thăm dò, định giá và khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam như:
+

Nước khoáng, nước ngầm;

+

Cát, đá;

+

Khoáng sản.


6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Định tính: thông qua các tài liệu và sách báo, tác giả sử dụng những phương
pháp khác nhau để thu thập dữ liệu, giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến kế
toán tài nguyên khoáng sản.


Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu tổng hợp về cơ sở lý

luận liên quan đến kế toán tài nguyên khoáng sản.



Phương pháp phân tích: phân tích dữ liệu thu thập được để đánh giá

thực trạng kế toán trong các doanh nghiệp thăm dò và định giá tài nguyên
khoáng sản.

Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh quy định hiện hành của kế
toán
Việt Nam với IFRS 6.
Định lượng: tác giả sử dụng bảng câu hỏi với thang đo định danh, Likert…
và phần mềm Excel để tiến hành khảo sát thu thập số liệu, đánh giá về thực trạng
các quy định về kế toán tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp những nghiên cứu về áp dụng IFRS 6 trên thế
giới và xem xét điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam để đưa ra định hướng xây
dựng quy định kế toán liên quan đến tài nguyên khoáng sản theo hướng hội tụ với
quốc tế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia thành 03 chương
như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thăm dò và định giá tài
nguyên


khoáng sản.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán về thăm dò và định giá tài
nguyên


khoáng sản tại Việt Nam.



Chƣơng 3: Định hƣớng xây dựng các qui định kế toán về thăm

dò và
định giá tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THĂM DÒ VÀ ĐỊNH GIÁ
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
1.1. Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với nền kinh tế
Tài nguyên khoáng sản là một bộ phận quan trọng của tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên khoáng sản bao gồm các khoáng sản ở dạng rắn (kim loại, phi kim: cát
đá…), khoáng sản dạng lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, nước ngầm…), khoáng sản
dạng khí (khí đốt, khí trơ…). Tài nguyên khoáng sản và kinh tế có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, đó là mối quan hệ tương tác, thường xuyên và lâu dài.
Tài nguyên khoáng sản là một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế. Thuế
khai thác tài nguyên không phục hồi, tài nguyên có thể tái tạo, và các nguồn tài
nguyên có thể khai thác bền vững là một nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên, đối với tăng
trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên khoáng sản chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ. Trên thực tế, nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành
những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản. Ngược lại, nhiều quốc gia có trữ
lượng tài nguyên khoáng sản đa dạng nhưng vẫn kém phát triển như Cô-oét, Chi
Lê… Việt Nam cũng là một nước có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn chưa
khai thác hiệu quả.
Tài nguyên khoáng sản là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định. Đa số
các quốc gia, việc tích lũy vốn cần một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ đến tiêu
dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quốc gia có nhiều tài
nguyên khoáng sản, có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các
sản phẩm thô để bán hoặc sử dụng cho nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu.

Tài nguyên khoáng sản là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Tài nguyên
khoáng sản là cơ sở để phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển ở
thời kỳ đầu công nghiệp hoá như Việt Nam.
Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản là vấn đề nòng cốt của phát triển kinh tế.
Việc đo lường sự tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trở nên phức tạp vì sự suy giảm
của tài nguyên không giống như tài sản hữu hình. Do đó, sự tiết kiệm tài nguyên


8

khoáng sản phải tính đến sự khấu hao vốn sản xuất, các khoản đầu tư vào nguồn lực
con người, sự suy thoái của khoáng sản, năng lượng, rừng, …; các thiệt hại từ ô
nhiễm không khí…
1.2. Đặc điểm của hoạt động thăm dò, định giá và khai thác tài nguyên khoáng sản

1.2.1. Hoạt động thăm dò, định giá và khai thác khoáng sản dạng rắn
1.2.1.1. Đặc điểm chung
Tài nguyên khoáng sản dạng rắn không phải là vô hạn, vì vậy các chính phủ
phải cố gắng tạo ra nguồn thu đủ để có thể bồi hoàn lại cho quốc gia những giá trị bị
mất đi vĩnh viễn do quá trình khai thác. Các nguồn thu này có thể là thuế tài nguyên,
thuế thu nhập, tiền hoa hồng…
Các dự án đòi hỏi phải có một khoản đầu tư tương đối lớn trước khi bắt đầu
có doanh thu và phải đối mặt với những rủi ro nhất định: rủi ro về địa chất, về sự
biến động giá tài nguyên của thị trường, sự thiếu sót về kỹ thuật cũng như những bất
ổn về chính trị…
Doanh thu từ các hoạt động này là thành phần đóng góp nhiều cho nguồn thu
ngân sách của một quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành công
nghiệp khai thác ra đời và vận hành dựa trên mối quan hệ giữa chính phủ quốc gia
đối với khối doanh nghiệp tư nhân. Các điều khoản liên quan đến tài chính, có ảnh

hưởng đến mối quan hệ trên thường có nội dung liên quan đến lợi nhuận cũng như
các rủi ro về tài chính từ các dự án mà sẽ không được chia đều cho tất cả các bên
liên quan.
1.2.1.2. Đặc điểm ở Việt Nam
Tiềm năng khoáng sản dạng rắn của Việt Nam được đánh giá là tương đối đa
dạng với nhiều điểm mỏ thuộc nhiều loại khoáng sản được phát hiện và khai thác.
Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất - chế
tạo và xây dựng, sự phát triển của hoạt động phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển
của nền kinh tế thế giới. Sản lượng khai thác và giá bán nhiều loại khoáng sản được
quyết định bởi thị trường thế giới.


9

Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một
thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản. Luật khoáng sản 2010
đã thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu
thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng
chi phí cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đang niêm yết
hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi
nhuận gộp lại cao hơn. Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có
mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác vật liệu
xây dựng lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận
tốt hơn.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thăm dò, định giá và khai thác dầumỏ, khí đốt
1.2.2.1. Đặc điểm chung
Dầu mỏ, khí đốt thường được gọi chung là dầu khí. Dầu khí là một loại
khoáng sản, tuy nhiên việc khai thác dầu khí có một số đặc điểm riêng biệt. Dầu khí
không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu nên nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền

kinh tế thế giới. Khác với than đá, hay các khoáng sản khác, việc thăm dò – khai
thác, chế biến, phân phối dầu thô đã rất nhanh chóng mang tính toàn cầu. Do đó về
mặt công nghệ, trình độ công nghiệp dầu khí ở tất cả các nước đều gần như nhau,
không phân biệt đó là nước phát triển cao hay lạc hậu.
Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều giai đoạn như thăm
dò, khai thác, chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh. Ngành dầu khí được chia là ba
nhóm: thượng nguồn, trung nguồn, và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt
động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ. Nhóm trung nguồn gồm
các hoạt động tàng trữ vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế
biến (lọc dầu, hoá dầu, hoá khí) và phân phối. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
công tác kế toán của nhóm thượng nguồn.
Ngành dầu khí có công nghệ rất hiện đại, vốn đầu tư cực kỳ lớn, rủi ro cao,
lợi nhuận nhiều và tính quốc tế cao. Thông thường, khi bỏ vốn đầu tư tìm kiếm,


10

thăm dò một mỏ dầu, các công ty có thể tốn hàng triệu USD. Nếu kết quả không đạt
thì số tiền đầu tư coi như không thể thu hồi. Các sự cố trong quá trình thăm dò, khai
thác, vận chuyển… thường gây ra những tổn thất lớn. Do đó, khi phát hiện ra mỏ
dầu, các công ty thường liên kết với nhau tập trung khai thác để thu hồi nhanh vốn
đầu tư.
1.2.2.2. Đặc điểm ở Việt Nam
Tổng tiềm năng dầu khí của Việt Nam đã được xác định trữ lượng lớn và có
khả năng về thương mại. Ngoài việc tập trung khai thác những mỏ đã có, Việt Nam
đang triển khai tích cực chương trình thăm dò mỏ mới, đảm bảo duy trì và tăng sản
lượng khai thác dầu khí cho những năm tới.
Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước
ngoài sôi động. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng
hoạt động tại Việt Nam.

Mức độ thăm dò, khai thác chủ yếu tập trung ở vùng nước nông hơn 200 mét,
diện tích các lô đã ký hợp đồng vẫn chưa phải diện tích toàn thềm lục địa. Phần diện
tích còn lại cần được đẩy mạnh thăm dò, khai thác.
1.2.3. Hoạt động thăm dò, định giá và khai thác nƣớc khoáng, nƣớc ngầm
1.2.3.1. Đặc điểm chung
Nước khoáng là nước lấy từ nguồn suối khoáng, có thành phần gồm nhiều
hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh. Nước khoáng có thể là nước sủi bọt. Nước có
nhiều ion canxi và magiê hòa tan được gọi là nước cứng. Nước chứa ít ion các kim
loại trên thì được gọi là nước mềm.


châu Âu, nước đóng chai có thể được gọi là nước khoáng nếu nước được

đóng chai tại nguồn và không qua xử lý hoặc xử lý rất ít. Nhà sản xuất được phép
loại bỏ tạp chất thông qua các quy trình xử lý với không khí giàu ozôn, miễn là việc
xử lý không làm thay đổi thành phần các chất quan trọng tạo nên đặc tính riêng của
nước. Nhà sản xuất không được bổ sung thêm các chất khác ngoại trừ cácbon
điôxít, không được loại bỏ hay tái bổ sung bằng các phương pháp vật lý đặc biệt. Ở
Mỹ, nhà sản xuất không được thêm bất cứ chất khoáng nào vào nước khoáng.


11

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Thăm dò, khai thác nước ngầm phụ thuộc vào độ sâu phân bố của mạch nước.
Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy,
việc thăm dò, khai thác tương đối đơn giản và thuận lợi. Nước ngầm tầng sâu thường
nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không

thấm nước. Việc thăm dò, khai thác mạch nước loại này thường tốn nhiều chi phí,
thời gian và có nhiều rủi ro hơn.
1.2.3.2. Đặc điểm ở Việt Nam
Phần lớn nguồn nước khoáng của Việt Nam có độ khoáng hóa vừa phải, thích
hợp cho công nghệ đóng chai. Nhiều nguồn nước khoáng có chứa một số hợp chất,
khí hoặc vi nguyên tố với hàm lượng lớn có thể tách chúng thành những sản phẩm
có ích như khí CO2, sođa, muối ăn,...
Việt Nam có những nguồn nước khoáng có giá trị khai thác phục vụ du lịch giải trí, đặc biệt nhiều nguồn nằm gần những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch
sử nổi tiếng, có thể liên kết với nhau tạo thành những quần thể du lịch hấp dẫn.


Việt Nam việc khai thác nước ngầm là phổ biến, các hình thức: giếng

đào, giếng khoan, giếng khoan nhà máy nước... Đối với nhiều đô thị, chẳng hạn như
Hà Nội, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước ngầm.
1.2.4. Ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đến việc thăm dò, định giá và khai
thác tài nguyên khoáng sản
Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản chịu ảnh hưởng rất lớn của điều
kiện môi trường tự nhiên về nhiều mặt như sản lượng khai thác, thời gian khai thác,
chất lượng của sản phẩm… Tùy từng loại tài nguyên mà sự ảnh hưởng này có mức
độ khác nhau.
Đối với những loại tài nguyên khoáng sản như kim loại, than, đá, cát, sỏi…
thì việc thăm dò, khai thác phụ thuộc nhiều vào địa hình, địa vật. Sản lượng khai
thác phụ thuộc nhiều vào trữ lượng của các mỏ và vị trí địa lý của mỏ. Thông


12

thường các mỏ nằm ở những khu vực có địa hình phức tạp, không thuận lợi về mặt
giao thông. Do đó, việc khai thác tập trung vào những mỏ được đánh giá là có trữ

lượng lớn và chất lượng khoáng sản tốt. Thời gian khai thác những tài nguyên thiên
nhiên trong nhóm này thường kéo dài nhiều năm, công việc sơ chế được thực hiện
ngay tại mỏ rồi đem đi tiêu thụ. Việc bảo quản chúng cũng không quá phức tạp và
có thể để tồn kho lâu ngày nên khoảng thời gian từ lúc khai thác đến lúc sử dụng có
thể kéo dài.
Đối với tài nguyên dầu mỏ và khí đốt thì việc thăm dò, khai thác phụ thuộc
vào sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, vị trí mỏ, điều kiện địa lý, địa chất của vùng
nước khai thác. Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên này chủ yếu được thăm dò và khai
thác ở vùng biển phía đông. Điều kiện khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới nên thời
tiết ở vùng biển thay đổi thất thường, các trận giông bão xuất hiện bất ngờ. Do đó,
việc khai thác nguồn tài nguyên này tập trung chủ yếu ở các vùng nước gần bờ. Việc
thăm dò ở các vùng biển xa bờ cũng được tiến hành tuy nhiên do điều kiện công
nghệ và thời tiết nên công việc gặp nhiều khó khăn. Khai thác tài nguyên nhóm này
thường tốn nhiều thời gian từ khi thăm dò, định vị,… đến khi lắp đặt giàn khoan và
tiến hành khai thác. Sau khi khai thác thì phải vận chuyển chúng vào đất liền bằng
hệ thống đường ống để tiến hành sơ chế ban đầu rồi cung cấp cho các đơn vị tiêu
thụ. Tùy khu vực giàn khoan gần hay xa bờ mà công tác vận chuyển nhanh hay
chậm và có bị thất thoát hay không.
Đối với tài nguyên nước khoáng và nước ngầm… thì việc thăm dò, khai thác
phụ thuộc nhiều vào địa chất khu vực và độ sâu của mạch nước. Đối với vùng mực
nước ngầm nông, có thể đào giếng hoặc khoan nông; đối với vùng nước nằm sâu
hơn, thì dùng bơm lắc tay, bơm ly tâm, bơm điện chìm, có thể đặt giếng khoan bên
trong giếng đào đường kính lớn; ở vùng đồi núi nên đào hào, khoan giếng, đào
giếng ở ven chân đồi, gom nước lại một bồn chứa rồi dẫn về nơi sử dụng; trong
vùng cát ven biển nên xây dựng hào lắp đường ống lọc nước nằm ngang, hoặc xây
dựng hệ thống giếng khoan …


13


1.2.5. Đặc điểm tài chính trong lĩnh vực khai thác
Trên thế giới, ngành công nghiệp khai thác vận hành dựa trên mối quan hệ
giữa chính phủ quốc gia đối với khối doanh nghiệp tư nhân. Các điều khoản liên
quan đến tài chính, có ảnh hưởng đến mối quan hệ trên thường có nội dung liên
quan đến lợi nhuận cũng như các rủi ro về tài chính từ các dự án khai thác mà sẽ
không được chia đều cho tất cả các bên liên quan.
Các điều khoản tài chính không chỉ ảnh hưởng tới các đánh giá về nguồn thu
kỳ vọng của quốc gia, mà còn ảnh hưởng tới việc thực thi các hợp đồng khai thác.
Sự thành công hay thất bại của hệ thống luật pháp trong việc mang lại lợi ích cho
quốc gia phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý các hợp đồng của nhà nước và đảm
bảo sự tuân thủ các quy định từ các bên liên quan.
Theo báo cáo của Natural Resource Governance Institute, một số công cụ tài
chính phổ biến nhất được các quốc gia kết hợp sử dụng là:



Tiền hoa hồng

Là khoản thanh toán một lần khi quyết toán hợp đồng, hoặc khi khởi động dự
án, khi đạt được một mục tiêu nhất định theo quy định pháp luật hay trong các hợp
đồng cụ thể. Khoản tiền này có thể thay đổi, tùy theo các dự án khác nhau.



Thuế tài nguyên

Là khoản chi cho chính phủ để nhận được quyền khai thác các tài nguyên
không tái tạo được. Phần lớn thuế tài nguyên được tính theo giá hàng hóa (dựa vào
phần trăm giá trị hàng hóa, ví dụ 3% giá trị khoáng sản khai thác được) hoặc theo
đơn vị (theo một khoản thu cố định).




Thuế thu nhập

Trong một số trường hợp, thuế thu nhập doanh nghiệp nên được áp dụng
đồng thời cho các công ty dầu khí và khoáng sản, nhưng cũng có những trường hợp
sẽ có cơ chế tính thuế riêng đối với lĩnh vực khai thác này.



Thuế lợi tức bất thường


14

Một số quốc gia đã xây dựng công cụ thuế đặc biệt này để mang lại cho
chính phủ một phần lợi tức thặng dư của dự án, thông qua các khoản thuế bổ sung
khi giá cả hoặc lợi nhuận thu được vượt quá mức cần thiết để thu hút đầu tư.



Vốn sở hữu chính phủ

Một số dự án dầu khí và khoáng sản được thành lập như những công ty cổ
phần quốc gia, có sự phân chia cổ phần giữa công ty tư nhân với doanh nghiệp nhà
nước hoặc một cơ quan nhà nước nào đó. Do đó, việc nắm giữ cổ phần sẽ giúp
chính phủ có thêm một khoản thanh toán cổ tức nhất định.




Hợp đồng chia sẻ sản phẩm

Nhiều hợp đồng dầu khí thực hiện theo phương thức chia sẻ một phần số
lượng dầu mỏ sản xuất được cho nhà nước theo nguyên tắc: Sau khi trừ đi chi phí
cho việc sản xuất, khoản còn lại sẽ được chia cho các công ty tham gia hợp đồng và
chính phủ. Với phần “lợi nhuận” nhận được, chính phủ có thể bán một phần hoặc
toàn bộ lượng sản phẩm này, hoặc cũng có thể được quy đổi và thanh toán bằng tiền
mặt thay cho lượng sản phẩm nhận được.
Mỗi quốc gia có đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội… riêng biệt khác nhau,
nên việc lựa chọn công cụ nào và công cụ nào là hiệu quả nhất rất khó xác định.
Nguyên tắc cần lưu ý khi chính phủ lựa chọn chính sách:


Điều khoản tài chính được quy định bởi luật pháp, công chúng có thể tiếp

cận dễ dàng. Hạn chế thay đổi các điều khoản tài chính theo từng hợp đồng cụ
thể để đảm bảo việc áp dụng chiến lược tài chính một cách thống nhất và chặt
chẽ.


Điều khoản tài chính bao gồm những yếu tố đảm bảo tăng nguồn thu cho

chính phủ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi xây dựng điều khoản tài
chính, chính phủ phải tính đến thời gian của dòng tiền dự kiến thu được. Chính
phủ cũng nên thiết lập chế độ tài chính tạo ra doanh thu dựa trên một khung thời
gian tương ứng với các kế hoạch phát triển quốc gia.
Trong quá trình thực hiện các điều khoản tài chính, một số kẽ hở tiềm ẩn sẽ
xuất hiện. Các doanh nghiệp có thể tận dụng nó để phá vỡ sự cân bằng trong điều
khoản tài chính. Một số kẽ hở nổi bật như:



15



Chuyển giá

Công ty mẹ có thể sử dụng doanh số bán hàng của công ty con để giảm bớt
các nghĩa vụ tài chính đối với chính phủ. Doanh thu tiêu thụ khoáng sản hoặc dầu
khí từ công ty con này cho công ty con khác với mức giá thấp hơn giá thị trường có
thể giúp giảm doanh thu trong báo cáo của công ty mẹ. Từ đó, mức tính thuế tài
nguyên và chi trả thuế cũng sẽ giảm đi. Tương tự, một công ty có thể tăng chi phí
trong báo cáo của mình và làm tăng các khoản khấu trừ và làm giảm thuế thu nhập.
Để hạn chế việc lạm dụng các khoản giá trị chuyển đổi này, chính phủ cần đưa ra
một chính sách xác định giá trị giao dịch giữa các bên liên quan, liên kết với giá bán
sản phẩm thực trên thị trường để đánh giá nguồn thu theo giá thị trường.



Tỷ lệ nợ trên vốn

Lãi vay thường được khấu trừ khi doanh nghiệp xác định thuế thu nhập.
Công ty mẹ có thể cho công ty con ở các quốc gia giàu tài nguyên vay với mức nợ
rất cao và phần lãi vay này sẽ được khấu trừ. Chính phủ có thể giải quyết vấn đề này
bằng cách giới hạn mức nợ của công ty con đối với công ty mẹ.



Hàng rào kín


Công ty có thể sử dụng khoản thua lỗ trong dự án này để bù đắp cho lợi
nhuận kiếm được từ dự án khác, do đó sẽ giảm bớt khoản thanh toán thuế. Chính
phủ có thể giải quyết tình trạng này thông qua qui định thuế sẽ thu riêng biệt đối với
từng dự án.



Kết chuyển lỗ

Công ty có thể khấu trừ khoản lỗ năm đầu tiên vào doanh thu năm tiếp theo
để giảm thiểu nguy cơ đóng cửa dự án ở những năm đầu tiên. Tuy nhiên, chính phủ
phải giới hạn khoản lỗ được khấu trừ, giới hạn thời gian được khấu trừ và doanh thu
nào sẽ được bù đắp.



Các điều khoản ổn định

Điều khoản được thiết lập vào ngày ký hợp đồng đảm bảo hợp đồng sẽ không
bị ảnh hưởng khi thay đổi pháp lý xảy ra để đảm bảo lợi ích của các công ty cũng
như chính phủ.


×