Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghiên cứu tác động của phát triển tài chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

DƯƠNG THỊ KIM HUỆ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH VÀ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

DƯƠNG THỊ KIM HUỆ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH VÀ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN NGỌC THƠ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu tác động của phát triển tài
chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của chính tác giả. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là
trung thực, các nội dung trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng và các kết quả trình bày
trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Luận
văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy GS.TS. Trần Ngọc Thơ.
TP.HCM, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Học viên

Dương Thị Kim Huệ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
TÓM TẮT............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................................ 2
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 3
1.3. Bố cục luận văn.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY............................... 5
2.1. Các khái niệm............................................................................................................................. 5
2.2. Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế....................................................................... 6

2.3. Mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế.................................................................. 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 30
3.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................... 30
3.1.1. Kiểm định tính dừng.......................................................................................................... 30
3.2.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................................... 31


3.3.3. Kiểm định quan hệ nhân quả.......................................................................................... 33
3.2. Dữ liệu và mô tả các biến.................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 39
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu......................................................................................................... 39
4.2. Hệ số tương quan.................................................................................................................... 42
4.3. Kiểm định nghiệm đơn vị.................................................................................................... 43
4.4. Kiểm định đồng liên kết....................................................................................................... 44
4.4.1. Xác định độ trễ tối ưu........................................................................................................ 44
4.4.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................................... 46
4.5. Kết quả từ mô hình ECM..................................................................................................... 51
4.6. Phân tích phản ứng xung...................................................................................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................................................... 63
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-

ADF: Augmented Dickey Fuller

-


BVAR: Bivariate Vector Autoregression Model

-

ECM: Error Correction Model

-

FM-OLS: Fully Modified - Ordinary Least Squares

-

GDP: Gross Domestic Product

-

GMM: Generalized Method of Moments

-

IMF: International Monetary Fund

-

VAR: Vector Autoregression Model

-

VECM: Vector Error Correction Model



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính
đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của mở cửa thương mại
đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu....................................................................
Bảng 4.1: Các giá trị thống kê mô tả về các biến giai đoạn từ quý 1/1998 đến quý
1/2014 ....................................................................................................................... 42

Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến lrgdp, lrgdp_capita, lrm2/GDP,

lrm2-

currency/GDP, lrtotaltrade/GDP và lrtrade/GDP trong giai đoạn từ quý 1/1998 đến
quý 1/2014 ................................................................................................................
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF ..................................................
Bảng 4.4: Xác định độ trễ tối ưu ..............................................................................
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết ..............................................................
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả theo mô hình ECM ......................


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Phản ứng của gdp trước cú sốc của biến phát triển tài chính....................... 62
Hình 4.2: Phản ứng của gdp trước cú sốc của biến mở cửa thương mại...................... 62


1

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xem xét tác động của phát triển tài
chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó bài
nghiên cứu còn xác định xem có tồn tại hay không mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và mở cửa thương mại với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong dài hạn.
Thông qua kiểm định đồng liên kết, kiểm định quan hệ nhân quả dựa trên mô hình
hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model), kết quả nghiên cứu cho thấy có
mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa phát triển tài chính và mở cửa thương mại với
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thêm vào đó, kiểm định quan hệ nhân quả dựa trên
mô hình ECM cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính
với tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại với tăng trưởng kinh tế. Qua đó, bài
nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết phát triển tài chính và mở cửa thương mại có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
còn chỉ ra rằng không những phát triển tài chính và mở cửa thương mại tác động
đến tăng trưởng kinh tế mà tăng trưởng kinh tế cũng có tác động ngược lại lên phát
triển tài chính và mở cửa thương mại


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng phát triển
mạnh mẽ thì mối liên hệ giữa tài chính và độ mở thương mại với tăng trưởng kinh tế
lại càng trở nên sâu sắc. Sự phát triển tài chính đã giúp cho nguồn lực kinh tế của
các quốc gia vững mạnh hơn, thêm nữa, việc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) đã góp phần làm cho các quốc gia đang phát triển gặt hái được những
thành tựu về mở rộng thương mại để từ đó tạo nền tảng cho xây dựng một nền kinh
tế phát triển.
Đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm của những nhà nghiên cứu kinh tế
ghi nhận tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các

nghiên cứu đều ủng hộ cho quan điểm phát triển tài chính có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế. Điển hình là các nghiên cứu của Goldsmith (1969), King và
Levine (1993), Rajan và Zingale (1998), Beck và Levine (2004), Bittencourt (2010)
… Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng có ít hoặc không có bằng
chứng về mối tương quan dương giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ví
dụ như là nghiên cứu của Shan và Morris (2002), Boulila và Trabelsi (2004), De
Gregorio và Guidotti (1995). Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa mở cửa thương
mại và tăng trưởng kinh tế cũng đã được phân tích và nghiên cứu, kết quả trong hầu
hết các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm cho rằng việc tăng cường mở cửa thương
mại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điển hình như là các nghiên cứu của
Edwards (1992), Rodriguez và Rodrik (2000), Yanikkaya (2003), Arif và Ahmad
(2012)…
Việt Nam là một trong những quốc gia đổi mới thành công nền kinh tế. Sau
gần 30 năm, hệ thống tài chính của cơ chế kinh tế mới, nền kinh tế thị trường đã
được tạo dựng, nước ta cũng đã hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, theo đó
là quá trình mở cửa thương mại, tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO,


3

tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt được những thành quả rõ nét: giai đoạn 19861990, mặc dù là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, khủng hoảng liên tục và kéo
dài nhưng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, GDP tăng
4,4%/năm; giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 19962000 mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai
nghiêm trọng xảy ra liên tiếp nhưng chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP đạt
7%; bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm.
Và vấn đề được đặt ra ở đây là có phải sự phát triển tài chính và mở cửa
thương mại là những yếu tố đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh như hiện nay
không? Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu và có những kết quả khác nhau,
tuy nhiên ở Việt Nam lại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của phát triển
tài chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để có thể đánh giá

được sự ảnh hưởng của phát triển tài chính và mở cửa thương mại tới tăng trưởng
kinh tế; xem xét mối quan hệ trong dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế, giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu tác động của phát triển tài chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế


Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xem xét tác động của phát triển tài chính và mở cửa thương mại đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
- Xem xét mối quan hệ trong dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế, giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
1.3. Bố cục luận văn
Cấu trúc của bài nghiên cứu được trình bày như sau:
 Chương 1: Giới thiệu.
Giới thiệu lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


4

 Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây.
Trình bày cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế, giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó giới thiệu
các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính và mở cửa
thương mại đến tăng trưởng kinh tế.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu và phương pháp định
lượng mà tác giả sử dụng.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Từ phương pháp nghiên cứu, mô hình định lượng được sử dụng, tác giả trình
bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho mối quan hệ giữa quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
 Chương 5: Kết luận.
Chương này sẽ tóm tắt lại toàn bộ các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, nêu
ra hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Các khái niệm
(1) Tăng trưởng kinh tế
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP là giá trị tính bằng tiền
của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh
thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho
phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.
Theo Kulkarni, Kishore G.(2008) trong chương 3 của tác phẩm “Principle of
Macro-Monetary Economics”, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia
tính bình quân trên đầu người (GDP bình quân đầu người) trong một thời gian nhất
định.
Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên thiên
nhiên, vốn, lao động, công nghệ…được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tăng
trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và
chất lượng, ngắn hạn và dài hạn…
(2) Phát triển tài chính
Theo Adnan, Noureen (2011) trong tác phẩm “Measurement of Financial
Development: A Fresh Approach” đề cập đến thuật ngữ “phát triển tài chính”. Theo

đó, phát triển tài chính được định nghĩa là các chính sách, các yếu tố và tổ chức đưa
đến các trung gian tài chính hiệu quả và thị trường tài chính hiệu quả.
Phát triển tài chính theo chiều rộng đề cập đến phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố
vốn đầu tư và lao động. Phát triển kinh tế theo sự phát triển tài chính theo chiều
rộng mang ý nghĩa là gia tăng lượng vốn đầu tư phù hợp với sự gia tăng của lao
động.


6

McKinnon (1991) trong tác phẩm “The Order of Economic Liberalization:
Financial Control in the Transition to a Market Economy” đã đề cập đến thuật ngữ
“phát triển tài chính theo chiều sâu”, theo đó phát triển tài chính theo chiều sâu là sự
gia tăng tỷ lệ giá trị các tài sản tài chính so với GDP.
(3) Mở cửa thương mại
Có nhiều quan điểm về việc tính toán độ mở cửa thương mại của một quốc
gia. Có quan điểm cho rằng đó là việc loại bỏ hàng rào thuế quan và đưa ra các
chính sách mở cửa thương mại. Có một số nghiên cứu lại sử dụng công cụ là độ bóp
méo thương mại, độ bóp méo thương mại càng ít thì độ mở thương mại càng tăng.
Hay một số nghiên cứu khác lại cho rằng mở cửa thương mại có thể đo lường bằng
việc đánh giá độ chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực,
hay sự chênh lệch giữa thị trường chính thức và thị trường phi chính thức.
Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến mở cửa thương mại có nghĩa là sự mở cửa
của một quốc gia với quốc gia khác thể hiện trong việc thực hiện hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa.
2.2. Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
được khởi xướng bởi Schumpeter (1912), Debreu (1959), Arrow (1964). Joseph
Schumpeter (1912) trong “The Theory of Economic Development” : lập luận rằng
một hệ thống tài chính vận hành tốt giúp đưa tiết kiệm vào đầu tư, thúc đẩy cải tiến

kỹ thuật và từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống tài chính phát triển sẽ tạo
điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiết kiệm,
và cung cấp nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận. Một chức năng
quan trọng của hệ thống tài chính là thu thập và xử lý thông tin về dự án đầu tư một
cách hiệu quả làm giảm chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân. Thông qua việc
giảm chi phí và tăng hiệu quả đầu tư, phát triển tài chính làm tăng tiết kiệm, quyết
định đầu tư, thúc đẩy đổi mới công nghệ từ đó làm cho kinh tế tăng trưởng. Khi


7

kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư tăng, thúc đẩy
thị trường tài chính phát triển.
Một quan điểm ngược lại thì cho rằng hệ thống tài chính chỉ có một vai trò
rất nhỏ trong quá trình phát triển của các khu vực sản xuất. Quan điểm “sòng bạc”
(casino hypothesis) cho rằng nhà nước hoàn toàn có thể không cần chú ý tới hệ
thống tài chính hoặc thậm chí còn có thể coi đó là có hại cho tăng trưởng và phân
phối thu nhập. Điển hình là Keynes, ông cho rằng nếu không quản lý tiền thận trọng
thì có thể sẽ gây ra phá hủy nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế.
Vai trò quan trọng của phát triển tài chính trong bất kỳ quá trình nào của phát
triển kinh tế đã được đề cập đến trong rất nhiều cuộc tranh luận về kinh tế và nghiên
cứu tài chính. Các quan điểm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế được đưa ra trong các nghiên cứu thực nghiệm như sau:
Trước hết, Goldsmith (1969) là người đầu tiên tìm thấy mối tương quan
dương giữa tăng trưởng và các chỉ số phát triển tài chính. Phù hợp với nghiên cứu
của Goldsmith, King và Levine ( 1993) đã chứng minh rằng hệ thống tài chính tốt sẽ
góp phần tạo ra các cải tiến kỹ thuật và phát triển tài chính, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. King và Levine đã xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bốn thước đo phát triển tài chính ở 80 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 1989. Bốn
thước đo tài chính đó là: (1) LLY là tỷ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP, (2) Ngân

hàng là tỷ lệ tài sản ngân hàng với tài sản ngân hàng cộng tài sản ngân hàng trung
ương, (3) Tư nhân là tỷ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài chính với tổng
tín dụng nội địa (4) PRIVY là tỷ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài chính
trên GDP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trung gian tài chính sẽ thúc đẩy tích lũy
vốn và cải tiến kỹ thuật góp phần làm tăng năng suất các thành phần kinh tế, điều
này dẫn đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là với các quốc gia có hệ thống tài chính
phát triển.


8

Murinde và Eng (1994), nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế ở Singapore cho giai đoạn 1979-1990. Nghiên cứu sử dụng 3
nhóm biến tài chính bao gồm Mi, Hi, Vi với i =1,2,3. Đầu tiên là Mi đại diện cho
tổng cung tiền bao gồm M1, M2 và M3; thứ hai là Hi đại diện cho tỷ lệ tiền tệ với
H1 = ACC/M1, H2 = ACC/M2, H3 = ACC/M3 (ACC là tiền đang lưu thông); thứ
ba là Vi đại diện cho biến lưu hành tiền tệ: V1 = M1/ GNP, V2 = M2/GNP, V3 =
M3/GNP. Thông qua kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, kiểm định quan
hệ nhân quả và sử dụng mô hình BVAR, bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân
quả một chiều từ sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, điều này chứng
minh cho chính sách tái cơ cấu tài chính được thực hiện bởi chính phủ của quốc gia
này trong những năm 1980.
Rajan và Zingales (1998), sử dụng dữ liệu ngành để nghiên cứu tác động của
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho rằng phát triển
tài chính có ảnh hưởng ổn định đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy rằng ngành công nghiệp ở những nước có thị trường tài chính phát triển tốt
thì tăng trưởng nhanh hơn so với các ngành tương đương ở các thị trường tài chính
kém phát triển.
Darrat (1999), sử dụng kiểm định nhân quả Granger đa biến để điều tra mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở 3 quốc gia Trung Đông

bao gồm Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Kết
quả nghiên cứu cho thấy phát triển tài chính là yếu tố cần thiết cho tăng trưởng kinh
tế.
Beck và Levine (2004), nghiên cứu tác động của sự phát triển thị trường
chứng khoán và sự phát triển của các ngân hàng, hai thành phần chủ đạo đến tăng
trưởng kinh tế. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng được tổng hợp từ 40 quốc gia cho
giai đoạn 1976-1998 và kỹ thuật GMM, bài nghiên cứu tìm thấy rằng cả thị trường
chứng khoán và các ngân hàng đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.


9

Christopoulos and Tsionas (2004), nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài
chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở 10 quốc gia đang phát triển . Tác giả sử
dụng kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng. Ngoài ra, bài
nghiên cứu còn sử dụng kiểm định đồng liên kết ngưỡng, và dữ liệu bảng năng động
cho mô hình vector sửa lỗi (VECM). Mối quan hệ trong dài hạn được kiểm tra bằng
cách sử dụng hồi quy FM-OLS. Các kết quả thực nghiệm hỗ trợ giả thuyết cho rằng
có một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng
và kết quả đồng liên kết cho thấy có mối quan hệ nhân quả một chiều từ chiều sâu
tài chính đến tăng trưởng kinh tế.
Chang và Caudill (2005), nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan từ năm 1962-1998. Nghiên cứu sử dụng mô hình
vector tự hồi quy VAR để kiểm định giả thuyết nguồn cung dẫn dắt (supply-leading)
với nguồn cầu phụ thuộc (demand-following). Kết quả kiểm định nhân quả Granger
dựa trên mô hình VECM cho thấy quan hệ nhân quả một chiều từ phát triển tài
chính ( được đo lường bằng tỷ lệ M2 so với GDP) đến tăng trưởng kinh tế. Điều này
làm nổi bật tầm quan trọng của phát triển tài chính trong sự phát triển của Đài Loan,
đặc biệt là trong những năm 1990.
Seetanah và cộng sự (2008), nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra giả

thuyết rằng có một mối liên hệ tích cực và đáng kể giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế trong các nền kinh tế đảo. Bài nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu
bảng (GMM) cho một mẫu bao gồm 20 nền kinh tế đảo trong khoảng thời gian 22
năm (từ 1980 đến 2002). Kết quả hiệu ứng “fix-effect” cho thấy phát triển tài chính
có đóng góp tích cực vào mức tăng sản lượng của các nền kinh tế đảo.
Yucel (2009), nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1989-2007. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ
M2 so với GDP làm thước đo phát triển tài chính. Thông qua kiểm định nghiệm đơn
vị ADF, kiểm định đồng liên kết Johansen and Juselius (JJ) và kiểm định nhân quả
Granger , bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát


10

triển tài chính, độ mở cửa thương mại và tăng trưởng, phát triển tài chính và độ mở
cửa thương mại có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
Bittencourt (2010) nghiên cứu vai trò của phát triển tài chính trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở bốn quốc gia châu Mỹ La tinh bao gồm Argentina,
Bolivia, Brazil và Peru, thời gian nghiên cứu từ năm 1980 đến năm 2007. Bài
nghiên cứu sử dụng hai tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ vốn hóa thị trường
chứng khoán so với GDP làm thước đo cho sự phát triển tài chính. Dựa trên phân
tích bảng dữ liệu theo chuỗi thời gian cho thấy phát triển tài chính dẫn đến việc các
doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế vĩ mô như là một điều
kiện cần thiết cho sự phát triển tài chính.
Khadraoui (2012), nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét lại mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các cách tiếp cận kinh tế
khác nhau. Nghiên cứu tiến hành với một bảng dữ liệu của 70 quốc gia trong giai
đoạn từ 1970 đến 2009 để điều tra vai trò của phát triển tài chính (được đo bằng tỷ
lệ tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP) trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế cho các nhóm nước khác nhau. Tác giả đã sử dụng cả LS (hiệu ứng cố định), ước
lượng GMM-Difference và GMM-System cho dữ liệu bảng năng động. Kết quả tìm
thấy có một mối tương quan tích cực giữa các chỉ số phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế. Tập hợp dữ liệu xuyên quốc gia tập hợp lớn với thời gian dài đã giúp
các nhà nghiên cứu khám phá một cách chặt chẽ mối quan hệ giữa tài chính phát
triển và tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực nghiệm củng cố ý tưởng rằng phát triển
tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu tìm thấy ít hoặc không có bằng chứng
về mối tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
De Gregorio và Guidotti (1995) nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa tăng
trưởng và phát triển tài chính đại diện bởi tỷ lệ giữa tín dụng tư nhân so với GDP.


11

Họ thấy rằng đại lượng này tương quan cùng chiều với tăng trưởng trong một mẫu
dữ liệu chéo các quốc gia, nhưng tác động của nó thay đổi giữa các quốc gia, và có
tương quan âm trong bảng dữ liệu cho châu Mỹ La tinh. Điều này được lý giải rằng
đây là kết quả của tự do hóa tài chính trong một môi trường pháp lý kém.
Demetriades và Hussein (1996) kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa phát
triển tài chính và GDP thực. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, mẫu
được chọn gồm 16 quốc gia từ dữ liệu IMF. Tác giả sử dụng lý thuyết đồng liên kết
và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM) với 2 biến tài chính là tỷ lệ tiền gửi ngân hàng
trên GDP và tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP. Tác giả cũng sử dụng phương pháp
Engle và Granger 2 giai đoạn và phương pháp Johasen (1988) để kiểm định sự tồn
tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Kết quả
kiểm định cung cấp rất ít bằng chứng về vai trò của tài chính trong quá trình phát
triển kinh tế( tỷ lệ số lượng quốc gia trong 16 quốc gia quan sát được tác động của
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế là rất thấp).
Shan và Morris (2002), sử dụng kỹ thuật kiểm tra quan hệ nhân quả Toda &

Yamamoto nghiên cứu các mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế, dữ liệu được lấy theo quý từ 19 quốc gia OECD và Trung Quốc. Nghiên cứu tìm
thấy bằng chứng ít ỏi về tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của phát triển tài chính
đến tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng dẫn đến nghi ngờ về tuyên bố rằng phát
triển tài chính là điều cần thiết để tăng trưởng kinh tế.
Boulila và Trabelsi (2004), nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Bài nghiên cứu sử
dụng kỹ thuật kiểm định đồng liên kết hoặc kiểm định nhân quả Granger, kết quả là
tìm thấy ít bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm rằng tài chính là một lĩnh vực trong
việc thúc đẩy tăng trưởng dài hạn ở các nước trong khu vực. Kết quả này có thể liên
quan đến các vấn đề sau: (1) sự kiểm soát tài chính chặt chẽ trong thời gian dài của
các nước trong khu vực; (2) sự chậm trễ trong việc thực hiện cải cách tài chính tại
các quốc gia; (3) những khoản cho vay không hiệu quả trong việc thực hiện cải


12

cách; (4) chi phí thông tin và giao dịch cao, ngăn chặn việc thúc đẩy phát triển tài
chính theo chiều sâu.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát
triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
Tác giả
Nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế
King

Kết quả nghiên

Levine


cứu chỉ ra rằng
trung gian tài
chính sẽ thúc
đẩy

tích

lũy

vốn và cải tiến
kỹ thuật góp
phần làm tăng
năng suất các
thành

phần

kinh tế tích lũy
vốn



tăng

năng suất các
thành
kinh

phần
tế,


dẫn

đến tăng trưởng
kinh tế đặc biệt
là với các quốc
gia có hệ thống
tài chính phát


13

Murinde



Eng

Rajan
Zingales

Darrat




14

Beck
Levine


Christopoulos
and Tsionas




15

Chang



Caudill

Seetanah
cộng sự




16

Yucel

Bittencourt

Khadraoui



17

Nghiên cứu tìm thấy ít hoặc không có bằng chứng về mối tương quan giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
De Gregorio
và Guidotti


×