Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.24 KB, 15 trang )

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LẠNG SƠN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG NHỮNG
NĂM TỚI
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong những năm tới
 Hướng đầu tư tín dụng.
Ưu tiên cho những dự án tạo ra những sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ, ưu
tiên các dự án có chiều sâu, đầu tư đồng bộ để phát huy năng lực hiện có, nhanh
chóng tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Không ngừng mở rộng thị phần cả nguồn
vốn và dư nợ. Nâng cao vị thế của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn xứng
đáng là một ngân hàng lớn mạnh của Nhà nước trên địa bàn, là ngân hàng chủ lực
cho lĩnh vực đầu tư và phát triển. Mở rộng tăng trưởng tín dụng với cơ cấu hợp lí.
Trong đó tín dụng trung dài hạn chiếm từ 50% - 60% tổng dư nợ. Thực hiện chính
sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt là lãi suất đối với các dự án đầu tư có hiệu quả, có
khả năng trả nợ và mức vốn đầu tư lớn.
Chủ trương mở rộng ngân hàng Đầu tư tại các địa bàn có kinh tế phát triển
năng động (cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng…)
Mở rộng cho vay các dự án phát riển kinh tế xã hội của tỉnh và dự án tự tìm
kiếm và quỹ tài trợ uỷ thác.
Bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ an toàn và hiệu quả. Cho vay đẩy
mạnh đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, tăng
sức cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp, mở rộng đa dạng hoá sản phẩm của
doanh nghiệp.
 Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt.
Lãi suất là công cụ quan trọng trong hoạt động Ngân hàng trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi, ngăn chặn lạm phát. Thông
qua thực hiện công cụ lãi suất các ngân hàng thương mại, có thể hỗ trợ, khuyến
khích phát triển ngành, vùng theo từng thời kỳ, thúc đẩy mở rộng hay thu hẹp đầu
tư. Các ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường, thông qua lãi suất Ngân hàng
có thể mở rộng hay thu hẹp tín dụng nói chung, tín dụng đầu tư phát triển nói
riêng, theo đó doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, kinh


doanh xuất nhập khẩu hay chuyển hướng đầu tư.
Ngân hàng là một trung gian tài chính với phương châm hoạt động là đi vay
để cho vay là lãi suất là giá cả hoạt động của các giao dịch đó. Do đó việc ngân
hàng xử lí tốt mối quan hệ giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra là việc làm
không dễ dàng. Trong điều kiện hiện nay sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín
dụng thì việc xử lý tốt công cụ lãi suất sẽ bảo đảm hài hòa giữa lợi ích người gửi,
người vay và người trung gian giữa hai người là Ngân hàng .
Thực tế trong những năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn đã
vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chính sách lãi suất như: Điều chỉnh lãi suất cho
vay, lãi suất tiền gửi theo từng thời kì phù hợp sự biến động lãi suất thị trường
nhằm tránh rủi ro cho cả hai bên. Lãi suất điều chỉnh trên cơ sở lãi suất tiền gửi tiết
kiệm bình quân cộng chi phí hợp lý của Ngân hàng. Đối với dự án mới đi vào khai
thác, sử dụng song chưa phát huy được hiệu quả. Ngân hàng đầu tư tiến hành phân
tích, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp đã điều chỉnh lãi suất
cho khách hàng một cách hợp lý và một số biện pháp nhằm tạo điều kiện để dự án
đi vào hoạt động có hiệu quả.
 Nâng cao vai trò tư vấn xây dựng dự án đầu tư.
Hoàn cảnh trong nước và quốc tế hiện nay trong điều kiện chung thực hiện
cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta đang chuẩn bị cho hội nhập khu vực và quốc tế
thì nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng, đổi mới phương tiện, thiết bị công nghệ với
mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh đặt
ra cấp bách. Tuy nhiên có không ít doanh nghiệp rất khó khăn trong việc chọn
hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư, phương thức thanh toán, trong khi ngân hàng là tổ
chức kinh doanh có điều kiện nắm bắt nhiều thông tin, tổng hợp thông tin, có hệ
thống mạng lưới rộng khắp đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Do đó
vai trò của Ngân hàng trong tư vấn đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết vừa có
ý nghĩa phục vụ khách hàng vừa trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư ngay từ
ban đầu.
Hoạt động tư vấn của Ngân hàng thương mại nói chung của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển nói riêng trong những năm qua chưa thực sự coi trọng đúng mức,

tư vấn chưa nhiều, hiệu quả chưa cao.
Để nâng cao hơn nữa trong tư vấn giúp đỡ khách hàng, trước hết ngân hàng
cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trên nhiều lĩnh vực, có năng lực trình
độ tổng hợp, từ chính trị tư tưởng đến trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ,
phải thường xuyên học tập đúc rút kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng yêu cầu giúp tư
vấn đầu tư cho doanh nghiệp
 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thẩm định tài chính.
Hoạt động tín dụng chỉ có thể có hiệu quả, an toàn, chất lượng tốt và tránh
được rủi ro cao nhất khi thực hiện tốt công tác thẩm định. Với quan điểm hiệu quả
sản xuất kinh doanh của khách hàng quyết định hiệu quả hoạt động an toàn hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, do đó công tác thẩm định là một trong
những nội dung hoạt động quan trọng của toàn hệ thống và từng Chi nhánh. Thẩm
định quyết định chất lượng, hiệu quả an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng,
đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách chủ trương đầu
tư và nâng cao vị thế của Ngân hàng.
Cùng với công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác thẩm định tài chính của
doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh còn nhiều doanh nghiệp báo
cáo tài chính sai sự thật, công tác thẩm định tài chính chủ yếu dựa trên các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp và những thông tin cần thiết trong quản lí doanh
nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp trước khi có quyết
định đầu tư sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước hết phải củng cố, kiện toàn
bộ máy tổ chức công tác thẩm định từ Trung ương tới Chi nhánh theo hướng
chuyên môn hoá.
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ thẩm định, đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ
thẩm định, trang bị cho những cán bộ những kiến thức cơ bản về dự án, kĩ năng
thẩm định và các quy định của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư. Nâng cao năng lực
thẩm định tài chính của doanh nghiệp.
Phải xây dựng được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm
định như thông tin về sản phẩm của dự án đầu tư, thông tin về giá cả, dự báo thị

trường trong nước, quốc tế, kim ngạch xuất khẩu và những triển vọng hợp tác, xu
hướng phát triển, thông tin quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển.
Tổ chức sưu tầm, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cần thiết, từng khoản
mục chi phí đối với từng ngành nghề như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, chỉ tiêu an
toàn tài chính.
 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.
Trong hoạt động Ngân hàng, cán bộ vừa là người trực tiếp cung ứng sản
phẩm dịch vụ, tạo ra sản phẩm cho khách hàng, vừa là người quan hệ với khách
hàng. Do đó vai trò của cán bộ Ngân hàng quyết định chất lượng hoạt động của
Ngân hàng, quyết định mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng, quyết định đến
chất lượng sản phẩm cung ứng.
Hoạt động tín dụng đầu tư là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực, thời gian đầu tư dài, rủi ro trong kinh doanh lớn. Vì vậy vai trò của cán bộ tín
dụng là hết sức quan trọng trong kết quả đầu tư, từ khâu tư vấn thẩm định dự án tài
chính, quyết định cho vay và thu nợ.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi lực lượng
cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức mới theo
kịp được nền khoa học kỹ thuật hiện đại.
Phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng tiêu chuẩn
đội ngũ cán bộ để từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào đạo, đào tạo lại theo hướng
chuyên môn chất lượng. Có chính sách sử dụng, khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng
đối với cán bộ có trình độ chuyên môn, các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động
của Ngành.
 Đa dạng hoá hình thức cho vay, đa dạng hoá khách hàng
Qua phân tích hiệu quả tín dụng trên địa bàn cho thấy, hoạt động tín dụng
đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn đã không ngừng
tăng trưởng đem lại hiệu quả tín dụng cho Ngân hàng và hiệu quả cho doanh
nghiệp. Song những kết quả ấy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh
tế của địa bàn. Dư nợ của Chi nhánh hầu hết tập trung vào các doanh nghiệp Nhà
nước và tập trung vào lĩnh vực xây lắp, xây dựng, công nghiệp trong khi trên địa

bàn còn rất nhiều những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu đầu tư và các
doanh nghiệp này đã đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó đa
dạng khách hàng, đa dạng hoá hình thức đầu tư trước hết sẽ tạo ra tiền đề cho sự
phát triển kinh tế trên địa bàn, khai thác sự tham gia đầu tư của mọi thành phần
kinh tế cũng như mọi tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó đa
dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá hình thức đầu tư sẽ tạo cho Chi nhánh không
ngừng tăng trưởng tín dụng và dịch vụ Ngân hàng tạo điều kiện cho việc tăng
doanh thu, tiết kiệm chi phí để từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quả tín dụng. Để
làm được điều đó trước hết Ngân hàng phải quán triệt quan điểm mở rộng khách
hàng và áp dụng nhiều hình thức đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chất sống
còn trong hoạt động của Ngân hàng. Bên
cạnh đó phải phối hợp bám sát các Ngành, địa phương trong quá trình xây dựng,
phát triển kinh tế của tỉnh như chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn,
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp… từ đó có biện pháp hỗ trợ cho các chương
trình này. Ngân hàng cũng cần có chính sách khách hàng, chính sách tín dụng cụ
thể đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tăng cường công tác
Marketing Ngân hàng.
Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn còn bị giới hạn bởi
mạng lưới hoạt động, các địa bàn huyện chưa có Chi nhánh đại diện và Phòng Giao
dịch nên trong tương lai cần chú trọng xây dựng mạng lưới hoạt động ở các huyện
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Nâng cao vai trò kiểm soát của Ngân hàng.
Kiểm soát ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô,
đáp ứng kịp thời quản lý của Nhà nước về điều hành thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia. Kiểm soát ngân hàng cũng đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Thông
qua việc kiểm soát có thể theo dõi được khả năng rủi ro có thể xảy ra từ đó có biện
pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
3.1.2. Kế hoạch năm 2007
Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng
Sơn trong năm 2007:

- Vốn huy động hàng năm tăng trưởng 25%
- Dư nợ bình quân tăng trưởng từ 20-25%, phấn đấu đến năm 2007 tổng dư nợ
đạt 500 tỷ đồng, trong đó tín dụng trung và dài hạn chiếm 55-60% trong tổng
dư nợ.
- Dư nợ cho vay bình quân cán bộ nhân viên đến 2007 đạt 7 tỷ đồng/ người.
- Dư nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ.

×