Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế huyện kinh môn hả dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.86 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM VĂN BÌNH

QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN –
HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o---------

PHẠM VĂN BÌNH

QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN –
HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI - 2015


CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đỗ Hải
Hà, Thầy đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia quá
trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá trình
giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà tôi đã sử
dụng trong quá trình học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế
khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình
học lớp Thạc sỹ vừa qua.


MỤC LỤC
CAM KẾT ................................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v

DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. i
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CHI CỤC THUẾ................................................................................................5
1.1. Thuế giá trị gia tăng .............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng ..................................5
1.1.2. Các đối tƣợng của thuế GTGT ..........................................................................9
1.1.3. Căn cƣ́ tính thuế giá tri gia
̣ tăng ........................................................................9
1.1.4. Phƣơng pháp tính thuế GTGT .........................................................................11
1.2. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế ..............................................13
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý thu thuế giá trị gia tăng .............................13
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế ...........14
1.2.3. Nô ̣i dung quản lý thu thuế giá tri ̣gia tăng của chi cu ̣c thuế ............................19
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế .32
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..36
2.1. Khung logic nghiên cứu .....................................................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................................37
2.3. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................37
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................37
2.4.1. Nguồn thông tin thứ cấp ..................................................................................37
2.4.2. Nguồn thông tin sơ cấp ...................................................................................38
2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................38


CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CỦA CHI CỤC THẾ HUYỆN KINH MÔN – HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN
2011 - 2014 ...............................................................................................................39

3.1. Khái quát về Chi cục thuế Huyện Kinh Môn .....................................................39
3.2. Kết quả thu thuế giá trị gia tăng c ủa Chi cục thuế Huyện Kinh Môn giai đoạn
2011- 2014 ................................................................................................................43
3.3. Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng c ủa Chi cục thuế Huyện Kinh Môn
giai đoạn 2011- 2014 .................................................................................................44
3.3.1. Tuyên truyền hỗ trợ NNT................................................................................44
3.3.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế......................................................48
3.3.3. Quản lý kiểm tra khai thuế ..............................................................................55
3.3.4. Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ ...........................................................................61
3.4. Đánh giá thực tra ̣ng qu ản lý thu thuế giá trị gia tăng c ủa Chi cục thuế Huyện
Kinh Môn giai đoạn 2011- 2014 ...............................................................................65
3.4.1. Điểm mạnh trong quản lý thu thuế giá trị gia tăng c ủa Chi cục thuế Huyện
Kinh Môn ..................................................................................................................65
3.4.2. Điểm yếu trong quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Chi cục thuế Huyện Kinh
Môn ...........................................................................................................................66
3.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu ..................................................................67
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN – HẢI DƢƠNG
ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................................73
4.1. Mục tiêu quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế đến năm 2020........73
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoàn thiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng.........73
4.1.2. Mục tiêu quản lý thu thuế đế n 2020 của ngành thuế ......................................75
4.1.3. Mục tiêu quản lý thu thuế giá trị gia tăng đến

2020 của chi cục thuế Huy ện

Kinh Môn ..................................................................................................................76
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng c ủa Chi cục thuế
Huyện Kinh Môn .......................................................................................................77



4.2.1. Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế ...............................................................77
4.2.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế......................................................78
4.2.3. Quản lý kiểm tra khai thuế ..............................................................................80
4.2.4. Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ ...........................................................................81
4.2.5. Các giải pháp khác ..........................................................................................83
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp ............................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................90


DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT

Viết tắt

STT

Nguyên nghĩa

1

DN

Doanh nghiê ̣p

2

ĐTNT

Đối tƣợng nộp thuế


3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

MST

Mã số thuế

5

NNT

Ngƣời nộp thuế

6

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

7

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế .........14

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Quy trình kiể m tra khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế..........25

i


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà
nƣớc. Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc.
Đối với bất cứ một chế độ xã hội nào, thuế luôn là công cụ để huy động nguồn thu
đáp ứng nhu cầu chi tiêu vào các mục tiêu kinh tế và chỉ tiêu cho bộ máy Nhà nƣớc
đó. Từ những năm 1986, cùng với công cuộc cải cách nền kinh tế Việt Nam, hệ
thống thuế Việt Nam đã đƣợc nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống thuế mới
đƣợc hình thành bao gồm hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Cùng
với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế GTGT cũng đƣợc nghiên cứu, thử
nghiệm và đến ngày 01/01/1999 Luật thuế có hiệu lực thi hành thay thế luật thuế
doanh thu và đƣợc xem là một bƣớc đột phá có tính chất quyết định trong công cuộc
cải cách thuế bƣớc 2 của Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện nền kinh tế nƣớc ta
hiện nay đang còn nhiều yếukém, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, ý thức chấp
hành luật thuế chƣa cao… vì thế, việc thực hiện luật thuế mới cũng nhƣ công tác
quản lý thu thuế đang còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Gần 10 năm thực hiện Luật thuế GTGT, cùng với sự nỗ lực của ngành thuế,
chúng ta đã thu đƣợc những thành công bƣớc đầu đó là: khắc phục đƣợc thu trùng
lặp của thuế doanh thu, giảm đƣợc nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất
tạo thuận lợi cho công tác quản lý đồng thời hạn chế đƣợc một phần vấn đề trốn lậu

thuế… Chi cục thuế huyện Kinh Môn - Hải Dƣơng trong thời gian vừa qua đã có
nhiều bƣớc thay đổi trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng, tuy có những thành
công bƣớc đầu, nhƣng do thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu tiên đƣợc đƣa vào áp
dụng ở Việt Nam, trong đó có những nội dung quy định khác với Luật thuế doanh
thu trƣớc kia và cũng không hoàn toàn giống nhƣ thuế GTGT của các nƣớc khác.
Chính vì vậy, mà vấn đề quản lý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn và dễ thất
thu thuế. Do đó tác giả chọn đề tài “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Chi cục
thuế huyện Kinh Môn - Hải Dƣơng ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cu ̣c thuế Huy

ện

Kinh Môn - Hải Dƣơng đến năm 2020.
 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung đề tài có các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế GTGT
- Phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Kinh Môn
tỉnh Hài Dƣơng giai đoạn 2011 – 2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT của Chi
cục thuế Huyện Kinh Môn - Hải Dƣơng đến năm 2020.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
(1) Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng của Chi cục thuế huyện Kinh

Môn Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2014 nhƣ thế nào?
(2) Giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng của
Chi cục Thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian tới?
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2


5. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý thu thuế GTGT ta ̣i Chi cu ̣c thuế Huy ện
Kinh Môn - Hải Dƣơng
- Phạm vi thời gian
Thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến hết quý I/ 2014 và kiế n
nghị giải pháp cho giai đoạn 2015-2020.
 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế đối với DN và hộ kinh
doanh cá thể .

3


6. Kết cấu của luận văn
Bài luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan về quản lý thu thuế GTGT của chi cục thuế
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý thu thuế

GTGT của Chi cục thuế


Huyện Kinh Môn - Hải Dương giai đoạn 2011- 2014
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiê ̣n quản lý thu thuế Giá tri ̣ gia tăng của
Chi cục thuế Huyện Kinh Môn - Hải Dương đến năm 2020

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CỦA CHI CỤC THUẾ
1.1. Thuế giá trị gia tăng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT đƣợc một ngƣời Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens đƣa ra
lần đầu tiên vào năm 1918, nhƣng ý tƣởng này của ông không đƣợc chính phủ Đức
áp dụng. Đến năm 1954, thuế GTGT lần đầu tiên đƣợc áp dụng tại Pháp dƣới hình
thức thuế đánh vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này đƣợc nhập vào thuế
lƣu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phƣơng đánh vào lƣu thông bán lẻ thành
một loại thuế thống nhất chung. Từ đó đến nay, do tính ƣu việt của mình, thuế
GTGT ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Năm 1988 số
nƣớc áp dụng thuế GTGT là 47 nƣớc, tăng lên hơn 100 nƣớc vào năm 1995 và hiện
nay là trên 120 nƣớc.
Ở Việt Nam, thuế GTGT đƣợc Quốc Hội khoá IX thông qua ở kỳ họp thứ 11
vào ngày 10 tháng 05 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sau
hơn 11 năm áp dụng, những quy định trong luật thuế GTGT đã có nhiều điều chỉnh
để phù hợp hơn với nƣớc ta cũng nhƣ tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ,
và đã thể hiện tính ƣu việt của mình trong vai trò huy động nguồn tài chính cho
NSNN cũng nhƣ điều tiết kinh tế vĩ mô.
Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thuế GTGT đƣợc định nghĩa nhƣ

sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. [12, tr.14,15]
Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là mô ̣t loa ̣i thuế gián thu đánh vào ngƣời tiêu dùng HHDV chiụ
thuế . Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của
NNT mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Tính gián
5


thu của thuế GTGT đƣơ ̣c thể hiê ̣n ở chỗ ngƣời mua HHDV chin
́ h là ngƣời phải trả
khoản thuế này thông qua giá mua HHDV đó .
- Thuế GTGT đánh vào GTGT của HHDV phát sinh ở tấ t cả các giai đoa ̣n
trong quá trình sản xuấ t , lƣu thông hàng hóa. Vì thế, số thuế GTGT ở khâu trƣớc sẽ
tƣ̣ đô ̣ng chuyể n vào giá bán hàng của khâu sau và ngƣờ
ngƣời phải trả toàn bô ̣ số thuế GTGT đánh trên HHDV đó

i tiêu dùng cuố i cùng là
. Cuố i cùng thì tổ ng số

thuế GTGT thu đƣơ ̣c ở tấ t cả các giai đoa ̣n sẽ bằ ng số thuế GTGT tính trên giá bán
của ngƣời tiêu dùng cuối cùng mua HHDV.
- Thuế GTGT là mô ̣t loa ̣i thuế có tin
́ h trung lâ ̣p cao .
Đầu tiên , thuế GTGT là loa ̣i thuế không chiụ ảnh hƣởng bởi kế t quả kinh
doanh của NNT vì NNT chiń h là ngƣời “thay mă ̣t” cho ngƣời mua HHDV để nô ̣p
khoản thuế này . Thƣ́ hai , thuế GTGT không bi ạ ̉ nh hƣởng bởi quá trin
̀ h tổ chƣ́c

,


phân chia trong quá trình sản xuấ t kinh doanh . Cuố i cùng, thuế GTGT chỉ đánh vào
các hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà không đánh vào hành vi
tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
1.1.1.2. Vai trò của thuế giá tri ̣ gia tăng
Vai trò của thuế GTGT đối với NSNN
Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và đƣợc áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ
chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc đƣợc cung ứng dịch vụ, nên tạo
đƣợc nguồn thu lớn và tƣơng đối ổn định cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế GTGT
không bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của ngƣời nộp thuế, bởi quá
trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này đặc biệt có ý nghĩa
trong thời kỳ suy giảm của nền kinh tế.
Vai trò của thuế GTGT đối với lưu thông hàng hóa
Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế
độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nƣớc đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả
sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Nếu
các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nƣớc thu
cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng

6


thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trƣớc. Ðiều đó
mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Ƣu
điểm của thuế GTGT là Nhà nƣớc chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của
các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lƣu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ
doanh thu phát sinh nhƣ mô hình thuế doanh thu. Theo nghiên cứu và thống kê của
ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nƣớc trong
đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ
đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả

các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm
một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trƣờng hợp tăng thuế suất thuế GTGT
đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh.
Nhƣ vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả,
mở rộng lƣu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh
xuất khẩu. [10, tr.17]
Vai trò của thuế GTGT đối với quản lý kinh tế - xã hội
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình vận hành theo cơ
chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan
trọng và đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Một là, thuế GTGT khuyến khích đầu tƣ, phát triến sản xuất kinh doanh.
Điều đó thể hiện ở những quan điểm mà luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối
tƣợng không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ
sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tƣ, đổi mới công nghệ, phát triến sản xuất, phù
hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của nƣớc ta.
Hai là, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch vụ. Do
vậy thuế GTGT đã khắc phục tính đánh trùng của thuế doanh thu, đồng thời thúc
đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lƣợng hạ giá thành sản phẩm.

7


Ba là, thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu nhƣ toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thuế GTGT không những đánh vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc mà còn đánh ở khâu nhập khẩu hàng
hoá, một phần tăng thu NSNN, một phần làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, hạn chế
hàng nhập khẩu, khuyến khích và một phần bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội
địa.

Bốn là, thuế GTGT có 3 mức thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong
việc tính thuế của ĐTNT và trong quản lý thuế của cơ quan thuế chức năng. Bên
cạnh đó, với ít mức thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không
can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt
hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều.
Năm là, thuế GTGT góp phần khuyến khích hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
trên cơ sở áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu. Vì vậy làm giảm giá thành
hàng xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Sáu là, thuế GTGT đƣợc thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc
căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trƣớc.Vì vậy
thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng hoá phải có
hoá đơn đầu vào và khi bán hàng phải xuất hoá đơn theo quy định. Với nguyên tắc
đó thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế đƣợc những sai sót, gian lận trong việc ghi chép
hoá đơn. Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn chứng từ kèm
theo đƣợc đƣa vào nề nếp là tiền đề cho việc áp dụng tin học vào quá trình quản lý
sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế đƣợc tốt hơn, hạn chế thất thu cho NSNN.
Thuế GTGT đƣợc ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại
thuế khác nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... góp phần làm cho hệ
thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động
và phát triển cuả nền kinh tế thị trƣờng, tƣơng đồng với hệ thống thuế trong khu vực
và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

8


Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT đƣợc coi là phƣơng
pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, đƣợc đánh giá cao do đạt đƣợc các mục tiêu lớn của
chính sách thuế.


1.1.2. Các đối tƣợng của thuế GTGT
* Đối tƣợng nộp thuế:
Ngƣời nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt N am, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ
chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá,
mua dịch vụ từ nƣớc ngoài chịu thuế GTGT (gọi là ngƣời nhập khẩu).
* Đối tƣợng chịu thuế:
Đối tƣợng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không
chịu thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có các tính chất cơ bản
sau:
+ Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời
sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng.
+ Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động đƣợc ƣu đãi vì mục tiêu xã
hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh.
+ Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích.
+ Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhƣng không phục vụ cho sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.
+ Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm nhƣ dịch vụ tín
dụng, quỹ đầu tƣ.
Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không
đƣợc khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.

1.1.3. Căn cƣ́ tính thuế giá tri gia
̣ tăng
Điều 6 luật thuế GTGT quy định: Thuế GTGT có hai căn cứ tính thuế là giá
tính thuế và thuế suất.
* Giá tính thuế


9


Giá tính thuế là giá bán chƣa có thuế GTGT đƣợc ghi trên hoá đơn bán hàng
của ngƣời bán hàng, ngƣời cung cấp dịch vụ hoặc giá chƣa có thuế GTGT đƣợc ghi
trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
Giá tính thuế GTGT bao gồm các trƣờng hợp:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chƣa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán
đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhƣng chƣa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,
cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng đƣơng tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chƣa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa bán theo phƣơng thức trả góp, trả chậm là giá tính theo
giá bán trả một lần chƣa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm.
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chƣa có thuế GTGT.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chƣa có thuế GTGT.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chƣa có
thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN.
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hƣởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu đƣợc từ các hoạt động này chƣa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ đƣợc sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế đƣợc xác định theo công thức sau:
Giá chƣa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + thuế suất (%))
* Thuế suất


10


Thuế suất thuế GTGT đƣợc áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ở
các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thƣơng mại. Hiện nay, thuế
GTGT áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% và 10%.
- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trƣờng hợp
chuyển giao công nghệ, chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ ra nƣớc ngoài; dịch vụ
tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhƣợng vốn, dịch vụ tài
chính phái sinh; dịch vụ bƣu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,
khoáng sản khai thác chƣa qua chế biến.
- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản
xuất, tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ƣu đãi nhƣ: nƣớc sạch phục vụ sản
xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản
chƣa qua chế biến; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp; thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa
học, công nghệ …
- Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thƣờng không
thuộc diện miễn thuế hoặc hƣởng thuế suất 0%, 5%. [10, tr.21]

1.1.4. Phƣơng pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT đƣợc tính theo hai phƣơng pháp: phƣơng pháp khấu trừ GTGT
và phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT.
* Phƣơng pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành
lập theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nƣớc, luật hợp tác xã, doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các
đối tƣợng áp dụng tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp trên GTGT.

Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tƣợng áp
dụng tính thuế theo phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT.

11


Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT

=

phải nộp

Số thuế GTGT
đầu ra

Số thuế GTGT
đầu vào đƣợc



khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x thuế suất
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa

đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập
khẩu và đáp ứng điều kiện:
+ Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
ở khâu nhập khẩu.
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào,
trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dƣới 20 triệu đồng.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn phải có
hợp đồng ký kết với bên nƣớc ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
* Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT
Đối tƣợng áp dụng: Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
Luật đầu tƣ và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh
mua, bán vàng, bạc, đá quý.
Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT

=

GTGT của hàng

12

x

Thuế suất của



phải nộp

hoá, dịch vụ chịu

hàng hoá, dịch

thuế bán ra

vụ đó (%)

Trong đó:
GTGT của hàng
hoá, dịch vụ chịu

Giá thanh toán

Giá thanh toán
=

thuế bán ra

của hàng hoá,

của hàng hoá,

-

dịch vụ mua


dịch vụ bán ra

vào

Riêng đối với những cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa
đơn, chứng từ theo chế độ quy định, xác định đƣợc đúng doanh thu bán hàng hóa,
dịch vụ nhƣng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT đƣợc
xác định nhƣ sau:
GTGT của hàng
hoá, dịch vụ chịu

=

Doanh thu

thuế bán ra

x

Tỷ lệ % GTGT tính
trên doanh thu

1.2. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.2.1.1. Khái niê ̣m quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế
Quản lý thu thuế là hoạt động của Nhà nƣớc mà cơ quan thuế là ngƣời đại
diê ̣n, để tổ chức , điề u hành các hoa ̣t đô ̣ng đô ̣ng viên nguồ n thu tƣ̀ thuế vào NSNN
và đƣa pháp luật thuế hòa nhập với cuộc sống.
Quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế là hoạt động mà chi cục thuế là cơ
quan thƣ̣c hiê ̣n các chƣ́c năng cơ bản : tuyên truyề n hỗ trơ ̣ NNT , quản lý đăng ký

thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT; kiểm tra thuế GTGT; quản lý nợ thuế và cƣỡng
chế nợ thuế GTGT.
1.2.1.2. Nguyên tắ c quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục thuế

13


- Chi cục thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
- Viê ̣c quản lý thu thuế GTGT đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t Quản
lý thuế, luâ ̣t thuế GTGT và các quyế t đinh
̣ , thông tƣ liên quan.
- Viê ̣c quản lý thu thuế GTGT phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình
đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NNT.

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí quản lý thu thuế giá trị gia tăng của chi cục
thuế
1.2.2.1. Mục tiêu quản lý thu thuế gia trị gia tăng của chi cục thuế
- Thƣ̣c hiê ̣n Kế hoa ̣ch đƣơ ̣c giao của Cu ̣c thuế
Thuế là mô ̣t trong nhƣ̃ng nguồ n thu chính của NSNN . Vì vậy, mỗi năm Đảng
và Nhà nƣớc luôn giao chỉ tiêu thu đối với ngành thuế để đảm bảo kinh phí thực
hiê ̣n các chƣơng triǹ h, dƣ̣ án… của Chin
́ h phủ . Thuế GTGT là mô ̣t trong nhƣ̃ng loa ̣i
thuế có số thu lớn của thuế ngoài quố c doanh nên viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n hoàn thành kế
hoạch đƣợc giao từ trên là điều luôn đƣợc ngành thuế nói chung và chi cục thuế nói
riêng đă ̣c biê ̣t quan tâm. Để hoàn thành đƣơ ̣c các chỉ tiêu đƣơ ̣c giao thì viê ̣c quản lý
thu thuế GTGT tố t, hiê ̣u quả là vấ n đề tro ̣ng tâm của chi cu ̣c thuế .
- Chố ng thấ t thu

Với nhiê ̣m vu ̣ hế t sƣ́c quan tro ̣ng

– là nguồn thu chủ yếu của N SNN, thì

ngành thuế luôn luôn đề cao mục tiêu chống thất thu cho nhà nƣớc . Thuế GTGT là
loại thuế mang lại số thu lớn , thƣờng xuyên cho NSNN hàng năm thì viê ̣c quản lý
thu thuế GTGT càng là vấ n đề cấ p thiế t hơn bao giờ hế t .
1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế giá tri ̣ gia tăng của chi cục thuế
Nhằm đánh giá quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế thì ngành thuế đã
thực hiện việc chia thành hai nhóm tiêu chí đánh giá đối với quản lý thu thuế: nhóm
tiêu chí đánh giá cấp độ chiến lƣợc và nhóm tiêu chí đánh giá cấp độ hoạt động.
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế
Tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế

14


b1, Nhóm

(1.1)Tiêu chí thực (1.1 a)Tỷ lệ số thu thuế GTGT trên tổng thu nội địa

tiêu chí

hiện nhiệm vụ thu (1.1 b) Tổng thu thuế GTGT trên dự toán pháp lệnh

đánh giá cấp NSNN

đƣợc giao

độ chiến


(1.2) Tiêu chí tuân (1.2 a) Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT nộp đúng hạn

lƣợc

thủ của NNT

b2, Nhóm

(2.1) Số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ , giải đáp vƣớng mắc trên s ố DN đang

tiêu chí

hoạt động

(1.2 b) Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT đã nộp

đánh giá cấp (2.2) Tỷ lệ NNT tham gia tập huấn
độ hoạt

(2.3) Số DN đang hoạt động trên số DN đã đƣợc cấp mã số thuế

động

(2.4) Số DN kiểm tra phát hiện có sai phạm về thuế GTGT
(2.5) Số thuế truy thu của công tác kiểm tra thu thuế
(2.6) Tỷ lệ số tiền nợ thuế GTGT
(2.7) Tỷ lệ số tiền nợ thuế GTGT từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay
(Nguồn: Tổng cục thuế)
b1, Nhóm tiêu chí đánh giá cấp độ chiến lƣợc

(1.1) Tiêu chí thƣ̣c hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ thu ngân sách nhà nƣớc.
(1.1 a) Tỷ lệ số thu thuế GTGT trên tổng thu nội địa .
Tổ ng thu nô ̣i điạ do chi cu ̣c thuế quản lý chin
́ h là các khoản thuế , phí mà chi

cục thuế thu đƣơ ̣c trong năm , bao gồ m cả thu tƣ̀ dầ u , thu tiề n sƣ̉ du ̣ng đấ t , thu cố
đinh
̣ ta ̣i xã và các khoản thu khác ngân sách .
Công thƣ́c tiń h:
Tỷ lệ số thu thuế GTGT
trên tổ ng thu nô ̣i điạ

Tổ ng thu thuế GTGT
=

Tổ ng thu nô ̣i điạ do chi cu ̣c
thuế quản lý

(1.1 b) Tổ ng thu thuế GTGT trên dƣ̣ toán pháp lê ̣nh đƣơ ̣c giao .
Dự toán pháp lệnh thuế GTGT là d ự toán thu thuế GTGT đƣ ợc Cu ̣c thuế
giao.

15


Công thƣ́c tiń h:
Tổ ng thu thuế GTGT

Tổ ng thu thuế GTGT trên dƣ̣


=

toán pháp lệnh đƣợc giao

Dƣ̣ toán pháp lê ̣nh thuế
GTGT

(1.2) Tiêu chí tuân thủ của ngƣời nô ̣p thuế
(1.2a) Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT nộp đúng thời hạn.
Số tờ khai thuế GTGT đúng ha ̣n là số tờ khai thuế mà NNT đã đế n chi cu ̣c
thuế đúng thời ha ̣n quy đinh
̣ của Luâ ̣t quản lý thuế . Số tờ khai GTGT đã nô ̣p là số tờ
khai thuế mà NNT đã nô ̣p lầ n đầ u đế n chi cu ̣c thuế trong kỳ .
Công thƣ́c tiń h:
Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT nộp
đúng thời ha ̣n

Số tờ khai thuế GTGT đã nô ̣p đúng ha ̣n

=

Số tờ khai thuế GTGT đã nô ̣p

(1.2 b) Tỷ lệ tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp .
Số tờ khai thuế GTGT NNT phải nô ̣p là tổ ng số tờ khai thuế GTGT ngƣời
nô ̣p thuế phải nộp đến chi cục thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Công thƣ́c tiń h:
Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT đã nộp

Số tờ khai thuế GTGT đã nô ̣p


=

Số tờ khai thuế GTGT phải nô ̣p

b2, Nhóm tiêu chí đánh giá cấp độ hoạt động
(2.1) Số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ, giải đáp vƣớn g mắ c trên s ố DN đang hoạt
động.
Số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ trực tiếp tại chi cục thuế và qua điện thoại là toàn bộ
DN đƣợc hỗ trợ trực tiếp tại Chi cục thuế và qua điện thoại trong năm đánh giá. Số
DN đang hoạt động là số DN đã đƣợc cấp mã số thuế và đang hoạt động sản xuất
kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.
Công thức tính:
Số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ trực tiếp tại chi
Số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ trực

cục thuế + số lƣợt DN đƣợc hỗ trợ qua

16


tiếp tại chi cục thuế và qua điện

điện thoại+ Số lƣơ ̣t DN hỗ trơ ̣ qua văn bản

=

thoại trên số DN đang hoạt động
Số DN đang hoạt động


(2.2) Tỷ lệ NNT tham gia tập huấn
Số NNT tham gia tập huấn là toàn bộ số NNT đã tham dự các lớp tập huấn
do Chi cục thuế tổ chức. Số NNT đƣợc mời tham gia tập huấn là tổng số NNT đã
đƣơ ̣c tham gia các lớp tập huấn do Chi cục thuế tổ chức.
Công thức tính:
Tỷ lệ NNT tham gia tập huấn

Số NNT tham gia tập huấn

=

Số NNT đƣợc mời tham gia tập huấn

(2.3) Tỷ lệ DN đang hoạt động trên số DN đã đƣợc cấp mã số thuế .
Số DN đang hoa ̣t đô ̣ng là số DN đã đƣơ ̣c cấ p mã số thuế đang hoa ̣t đô ̣ng sản
xuấ t kinh doanh . Số DN đã đƣơ ̣c cấ p mã số thuế là tổ ng số DN đã đƣơ ̣c cấ p mã số
thuế .
Công thƣ́c tiń h:
Tỷ lệ DN đang hoạt động trên
số DN đã đƣơ ̣c cấ p MST

=

Số DN đang hoa ̣t đô ̣ng
Số DN đã đƣơ ̣c cấ p MST

(2.4) Tỷ lệ DN kiểm tra phát hiện có sai phạm
Số DN kiể m tra phát hiê ̣n có sai pha ̣m là số DN đã kế t thúc
kiể m tra trong năm và kế t quả kiể m tra DN có sai pha ̣m .
Công thƣ́c tính:

Tỷ lệ DN kiểm tra phát hiện
có sai phạm

=

Số DN kiể m tra phát hiê ̣n có sai pha ̣m
Số DN đã hoàn thành kiể m tra trong năm

17


×