Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương nghiên cứu Nâng cao ý thức sử dụng rác thải nhựa của sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN nằm giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.85 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQGHN NHẰM GIẢM GIẢM
THIỂU RÁC THẢI NHỰA THẢI RA MÔI TRƯỜNG.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THÙY ANH THƯ
MÃ SINH VIÊN

: 19030029

CHUYÊN NGÀNH

: ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI:


NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQGHN NHẰM GIẢM GIẢM
THIỂU RÁC THẢI NHỰA THẢI RA MÔI TRƯỜNG.

Giáo viên hưỡng dẫn: Phan Hồng Giang
Sinh viên thực

: Hoàng Thùy Anh Thư

Mã sinh viên

: 19030029

Chuyên ngành

: Đông phương học

HÀ NỘI - 2020
MỤC LỤC


PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI.......................................................................................................1
1. Tên đề tài.........................................................................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................4
6. Mẫu khảo sát..............................................................................................................................4
7. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................................4

8. Giả thuyết khoa học...................................................................................................................4
9. Phương pháp chứng minh giả thuyết khoa học.....................................................................5
10. Luận cứ.....................................................................................................................................5
10.1. Luận cứ lý thuyết..............................................................................................................5
10.1.1. Khái niệm về nhựa..........................................................................................................5
10.1.2. Thành phần của nhựa....................................................................................................5
10.1.3. Tác hại của nhựa với con người và môi trường sống..................................................6
10.1.4. Khái niệm về ý thức........................................................................................................8
10.1.5. Mối quan hệ giữa ý thức và hành động xã hội............................................................8
10.1.6. Sựa tác động qua lại giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.................................9
10.2. Luận cứ thực tiễn..............................................................................................................9
PHẦN 2: DỰ KIẾN DÀN BÀI BÁO CÁO...................................................................................11
Chương 1: Cơ sở lý luận..............................................................................................................11
1.1. Nhựa...................................................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm về nhựa.........................................................................................................11
1.1.2. Thành phần của nhựa....................................................................................................11
1.1.3. Tác hại của nhựa gây ra cho con người và môi trường tự nhiên...............................11
1.2. Ý thức.................................................................................................................................11


1.2.1. Khái niệm về ý thức........................................................................................................11
1.2.2. Mối quan hệ giữa ý thức và hành động........................................................................11
1.2.3. Sự tác động qua lại giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng...................................11
Chương 2: Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN...........................................................................................11
2.1. Tổng quan..........................................................................................................................11
2.1.1. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa trên thế giới...................................................11
2.1.2. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa ở Việt Nam.....................................................11
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất ở trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN......................................................................................11

Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN...............................................................11
3.1. Nguyên nhân khách quan.................................................................................................11
3.2. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................................................11
Chương 4: Biện pháp nâng cao ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN............................................................................11
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................13


PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài
Nâng cao ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – ĐHQGHN nhằm hạn chế nhằm giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi
trường.
2. Lý do chọn đề tài
Mỗi năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với
trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu .Như vậy chẳng bao lâu nữa, con người cũng
không còn đất để sinh sống bởi khoảng trống đó đã bị lấp đầy bởi số lượng rác thải nhựa
khổng lồ đang ngày càng gia tăng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây: số rác thải nhựa từ đâu mà
có? Và vì sao chúng ngày càng có xu hướng tăng lên? “Theo báo cáo của Chương trình
Môi trường Liên hợp quốc năm 2018: mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và
khoảng 40% nhựa được sản xuất ra để đóng gói“Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu
dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong hai mươi năm tới. Hơn nữa, loại
chất dẻo này lại khó phân hủy. Một chiếc túi nylon được sản xuất trong 5 giây, được sử
dụng trong 5 phút và chỉ cần 1 giây để vứt bỏ nhưng lại mất đến 500 – 1.000 năm để phân
hủy”.[24]
Thế nhưng, gần 1/3 số túi nylon mà con người sử dụng lại không được thu gom và
xử lý một cách hiệu quả, triệt để; và hậu quả là rác thải nhựa và túi nylon phát sinh không
ngừng, có mặt khắp nơi. “Theo Hiệp hội Thống kê Hoàng gia Anh, nếu sản xuất và quản

lý rác thải như hiện nay, “đại dương” rác thải nhựa ước tính sẽ tăng gần gấp hai lần lên
12.000 triệu tấn vào năm 2050”.[10]
“Trong một báo cáo của UNEP, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được ra mỗi
năm, trong đó 8 triệu tấn trôi ra các đại dương. Khi được xả ra biển, rác thải nhựa phải
mất tới hơn 400 năm để có thể phân hủy. Theo thống kê, cứ mỗi phút trôi qua lại có hơn
1.000 chiếc túi nylon được xả ra biển” [10]. Điều này gây nguy hại trầm trọng cho nguồn
nước cũng như các sinh vật biển.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm
7% tổng lượng chất thải rắn thải ra môi trường, tương đương gần 2.500 tấn /ngày. Theo
1


đó , mỗi năm , Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6%
toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới – đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
công bố thông tin này tại hội thảo quôc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc
gia về quản lí rác thải nhựa đại dương sáng 10/12.” [26]
Tại một số vùng biển ở nước ta, trong mỗi mẻ lưới kéo lên, một số vùng biển ở
nước ta, cứ 3 phần cá thì có 1 phần rác thải nhựa. Sự việc trên cho thấy, số rác thải nhựa ở
Việt Nam được thu gom và tái chế là cực ít, phần nhiều chúng được chôn cùng các rác
thải khác hoặc vứt bỏ ở khắp nơi. Biển là một trong những điểm đến cuối cùng của túi
nylon.
Thực tế, hầu như ai cũng biết rằng việc sử dụng sản phẩm bằng nhựa như cốc dùng
một lần, túi nylon, ống hút nhựa, … có hại cho môi trường, mất nhiều năm để phân hủy.
Nhưng dù có nhận thức về điều đó, chúng ta vẫn sử dụng chúng hàng ngày, và sử dụng
càng nhiều hơn. Và hậu quả là các bãi chôn lấp đều trong tình trạng quá tải. Đây quả là
một việc báo động tại Việt Nam. “Một ví dụ là các khu xử lí rác thải ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế đang quá tải; còn các bãi chôn ở thành phố Hạ Long thì đóng
cửa vì ô nhiễm.Riêng với Hà Nội, theo báo cáo của Sở Công thương, mỗi ngày, khối
lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố từ 5.500 – 6.000 tấn, trong đó rác thải
nhựa chiếm đến 8 – 10%, tương đương 60 tấn”[17].Việc rác thải nhựa tồn đọng và không

được xử lí hợp lí, hiệu quả và nhanh chóng đã gây ra hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng: ô
nhiễm nguồn đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí khi đốt rác thải nhựa,…
Mặc dù nhựa gây ra những hậu quả nguy hại nghiêm trọng cho cả con người lẫn
môi trường tự nhiên nhưng tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng đồ nhựa. Minh chứng là trong
những năm gần đây số lượng người sử dụng đồ nhựa không những không giảm đi mà còn
có xu hướng tăng lên. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy ý thức của người tiêu dùng đóng vai trò
rất quan trọng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi trường. Từ đó, tôi cho rằng
nâng cao được ý thức người tiêu dùng đồng nghĩa với việc ta đã có thể giảm thiểu đáng kể
số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường. Vậy nên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài
nghiên cứu: Nâng cao ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN nhằm hạn chế nhằm giảm thiểu rác
thải nhựa thải ra môi trường.
2


3. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới, số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng tăng và
khiến toàn cầu phải đối mặt với một thảm họa mang tên “Thảm họa trắng”. Vậy nên vấn
đề rác thải nhựa ngày càng được nhiều người quan tâm và đã có rất nhiều các nhóm
nghiên cứu, nhà khoa học, tác giả nghiên cứu về đề tài này.
Ở nước ngoài,tháng 12 năm 2019, trên tạp chí Advanced Science đã đăng tải một
công trình nghiên cứu “Biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện” của PGS. Soo
Han Sen và nhóm nghiên cứu khoa học trường Đại học Công nghệ Nanyang[16] về việc
tìm ra giải pháp biến rác thải nhựa trở nên thân thiện với môi trường.
Ở Việt Nam, cũng đã diễn ra một số hội thảo quốc gia, quốc tế bàn về đồ nhựa, rác
thải nhựa với các chủ đề như “Ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Nghiên cứu khoa học hỗ trợ
xây dựng chính sách” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (IUCN) cùng với vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào ngày
10/6/2019[15]; “Kết quả nghiên cứu về chất thải rắn, rác thải nhựa tại Việt Nam và
hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương” do

WWF tổ chức vào ngày 27/12/2019[27]; “Ô nhiễm rác thải nhựa: Giải pháp quản lý và
nghiên cứu khoa học” do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Trung
tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trủ chì[14]; “Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.” do Viện Tài nguyên và Môi trường cùng Viện
Nghiên cứu Biển và Hải đảo – Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Viện Kỹ thuật
Nhiệt đới - Viện Hàn lậm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức vào ngày 29
-30/11/2019[18]; …, diễn đàn “Ô nhiễm và rác thải nhựa và giải pháp” do Viện Công
nghệ sinh học của Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam tổ chức vào ngày
10/12/2019[11]. Một số tác giả có những bài nghiên cứu khoa học liên quan như “Nghiên
cứu khảo sát hiện trạng chất thải nhựa tại Việt Nam” của Ths. Trần Thu Hương – Cán bộ
kỹ thuật cấp cao, WWF – Việt Nam [3]; “Báo cáo về thực trạng rác thải nhựa tại các
vùng biển Việt Nam” của TS. Vũ Thị Quỳnh Chi (trung tâm quan trắc môi trường biển, Bộ
tư lệnh Hải quân) [1]; “Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật liệu
xây dựng” của nhóm nghiên cứu Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh
Hậu, Ngô Vân Ánh (Đại học Cần Thơ)[5]. “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp
3


quản lý chất thải rắn nylon tại thành phố Đà Nẵng” của Trần Thị Kiều Ngân (Đại học Đà
Nẵng)[4]; “Thay thế thói quen xã hội trong việc sử dụng túi nylon bằng túi vải” của Bùi
Thị Hồng Hạnh và các đồng sự [2]; “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nylon cho bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh” của
nhóm nghiên cứu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội [6],..
Trong đề tài này, tác giả thừa kế những kết quả nghiên cứu nói trên và đưa ra một
hướng tiếp cận nhằm giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi trường qua phương án nâng cao
ý thức sử dụng đồ nhựa của người tiêu dùng, cụ thể là sinh viên trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra biện pháp nâng cao, cải thiện ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
- Phạm vi thời gian: 30/4/2020 – 30/6/2020
- Phạm vi nội dung: xem xét việc nâng cao ý thức của sinh viên nhằm giảm thiểu
rác thải nhựa thải ra môi trường.
6. Mẫu khảo sát
Ý thức sử dụng đồ nhựa của 100 sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm cách nào để nâng cao ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN?
8. Giả thuyết khoa học
Để giải quyết những vấn đề trên đây, tác giả đưa ra giả thuyết sau đây:
- Ý thức của sinh viên chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thực trạng
một lượng lớn rác thải nhựa xuất hiện ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
ĐHQGHN. Nâng cao ý thức của sinh viên là điều kiện tiên quyết để khắc phục thực trạng
này.

4


9. Phương pháp chứng minh giả thuyết khoa học
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tài liệu có sẵn về sự độc hại
của đồ nhựa và thực trạng sử dụng đồ nhựa ở thế giới và ở Việt Nam.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
10. Luận cứ
10.1. Luận cứ lý thuyết
10.1.1. Khái niệm về nhựa
Nhựa (Plastic) “ là thuật ngữ phổ biến chung cho các loại vật liệu rắn vô định hình

tổng hợp cho bán tổng hợp thích hợp cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp”, “từ Plastic
xuất phát từ tiếng Hy Lạp (plastikos) có ý nghĩa là phù hợp cho đúc, và (plastos) có nghĩa
là đúc. Nó đề cập đến tính dẻo dai của chúng, hoặc dẻo trong quá trình sản xuất, cho phép
chúng được đúc, ép hoặc ép đùn thành nhiều hình dạng khác nhau”. [23]
Hay nói một cách đơn giản hơn nhựa là “các chất cao phân tử” [16], “là bất kỳ
polyme hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp”[25], “có khả năng bị biến dạng khi chịu tác
động của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng”[28].
10.1.2. Thành phần của nhựa
Thành phần chính của nhựa gồm: polyme hữu cơ và các chất phụ gia:
Polyme hữu cơ: “Phần lớn các polyme này có nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có các
nguyên tử cacbon hoặc kết hợp với oxi, lưu huỳnh và nito. Để tạo ra tính chất đặc trưng
của chất dẻo, các nhóm phân tử khác nhau được liên kết với mạch cacbon tại những vị trí
thích hợp. Cấu trúc của các chuỗi liên kết này quyết định trực tiếp đến tính chất của các
polyme. Bằng cách lặp lại cấu trúc phân tử tạo thành nhiều tính chất của polymer. Tên gọi
của nhựa phụ thuộc vào thanh phần các polyme hiện có.” [25]
Các chất phụ gia là thành phần không thể thiếu trong nhựa. Đó là “loại chất được
pha thêm vào trong quá trình sản xuất, chế biến nhằm làm biến đổi tính chất lý hóa của
sản phẩm.” [9], là “những loại hợp chất, đơn chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ, có
nguồn gốc từ tự nhiên hay tổng hợp” [12]. Thông thường, “có 7 loại phụ gia nhựa: loại
phụ gia nhựa tăng bôi trơn, loại phụ gia có tính hóa dẻo, loại phụ gia tăng tính ổn định
cho nhựa, loại phụ gia chống lão hóa cho nhựa, loại phụ gi chống tĩnh điện cho nhựa, lọa
phụ gia chống cháy, loại phụ gia giúp khử mùi nhựa” [13].
5


10.1.3. Tác hại của nhựa với con người và môi trường sống
Trong danh sách các chất độc hại gây ô nhiễm mà Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ quy định có tới “ít nhất 78% là các chất liên quan đến rác thải từ nhựa”[21], tương tự
ở Liên minh Châu Âu thì “con số này là 61%”[21]. Các chất hóa học này bao gồm những
chất có trong polyme hữu cơ và đặc biệt là các chất phụ gia trong nhựa.

Một bài báo cáo khoa học đã đánh giá tác hại của polyme nhựa dựa trên các thành
phần hóa học như sau: “29% trong số 55 loại polymer nghiên cứu được làm một phần
hoặc hoàn toàn được tạo ra từ các monome được phân loại là chất gây ung thư, gây đột
biến hoặc gây độc cho sinh sản”[21]
Trong thành phần của nhựa không thể thiếu chất phụ gia nhưng cũng chính những
chất phụ gia ấy lại góp tạo ra những chất độc hại khôn lường trong nhựa. Có rất nhiều
tranh cãi đã xảy ra xoay quanh việc kết hợp nhựa và chất phụ gia bởi “các hợp chất gốc
hữu cơ đặc biệt độc hại” [28]. Người ta thống kê được 3 nhóm chất phụ gia nhựa phổ biến
gây nên bệnh tật cho con người: “BPA hoặc Bisphenol A, Chất hóa dẻo (Phthalates), Chất
chống cháy”. “BPA thường được sử dụng trong các hộp đựng thực phẩm hoặc đồ uống, nó
gây loạn cực mạnh nội tiết tố trong cơ thể con người và dễ dàng phát tan ngấm vào môi
trường xung quanh. Chất hóa dẻo thường được sử dụng trong sản xuất đồ chơi, sàn nhà,
quần áo, …; chúng là tác nhân gây ra dị tật thai nhi, rối loạn phát triển, ngộ độc trực tiếp,
các bệnh về phổi như hen suyễn hoạc dị ứng. Chất chống cháy được sử dụng trong các vật
dụng điện hoặc điện tử, bọc và các vật sử dụng liên quan đến an toàn cháy nổ; chất chống
cháy đã bị Liên Hợp Quốc cấm do những tác động bất lợi mà chúng gây ra cho môi
trường và sức khỏe con người.”.[22]
Khi nhựa bị hư hỏng, chúng giải phóng các hóa chất độc hại như BPA, phthalates
và một loạt các thành phần độc hại khác bao gồm chì, thủy ngân, cadmium và Dioxin ra
biển. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường biển đang bị ô nhiễm một cách nặng nề và
các loại vi sinh vật ở biển đang roi vào tình thế nguy hiểm.
Ngoài ra, nhựa có tuổi thọ tương đối cao, gấp nhiều lần so với tuổi thọ của con
người.

6


Thời gian phân hủy của các loại túi nhựa

Thời gian phân hủy của các loại chai nhựa


Thời gian phân hủy của các loại rác thải nhựa khác

7


10.1.4. Khái niệm về ý thức
Theo định nghĩa của Triết học Mác – Lenin thì ý thức là “một phạm trù song sog
với phạm trù vật chất, theo đó là sự phán ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người và
có sự cải biên sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.”[30]
Theo định nghĩa của tâm lý học “ ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
riêng con người mới có, được phán ảnh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được
các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của
phản ánh). Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý)
do “cặp mắt thứ nhất” (cảm giác, tri giác, tri nhớ, tư duy, cảm xúc, …) mang lại. Với ý
nghĩa đó ta có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.” [8]
10.1.5. Mối quan hệ giữa ý thức và hành động xã hội
Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (social actions) “là hành động xã hội
khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo cái ý đã được nhận
thức bởi chủ thể.” [7]
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được
cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, “hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý
nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có
gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng
cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ
bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân
không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến
sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động
xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải
là hành động xã hội.”[29] Trong lời nhận xét về hành động xã hội, nhà xã hội học người

Đức Max Weber đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa hành động và ý thức. Ông nêu ra
quan điểm “Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không
phải là hành động xã hội”. Từ đó ta có thể nhận định rằng ý thức là một trong những điểm
khởi dầu của hành động xã hội. Điều này cũng đã được nhắc đến trong giáo trình Tâm lý
học đại cương (Nguyễn Quang Uẩn chủ biên): “ Ý thức là năng lực nhận thức cao nhất

8


của con người về thế giới, ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới, ý thức
thể hiện năng lực điều khiển điều chỉnh hành vi của con người, khả năng tự ý thức”[8]
Ý thức con người giúp con người nhận thức được thế giới, qua sự nhận thức về thế
giới khách quan, con người sẽ hình thành thái độ với thực tại (đồng tình hoặc phản đối),
từ thái độ của mình với thế giới con người hình thành những hành động phù hợp với thái
độ của mình. Từ đó, ta có thể thấy được rằng “Ý thức thống nhất với hoạt động, hình
thành, phát triển và thể hiện hành động. Ý thức chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh hành động,
làm hành động có ý thức.” [8]
10.1.6. Sựa tác động qua lại giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
- Sự tác động giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng:
+ Ý thức xã hội là “khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác
nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng,
truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã
hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.”[19]
+ Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng có mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau,
thâm nhập vào nhau và làm phong phú nhau. Theo giáo trình Tâm lý học đại cương
(Nguyễn Quang Uẩn chủ biên) thì “trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của
con người sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể.”[8] Và
ngược lại khi ý thức cá nhân của con người nằm trong ý thức cộng đồng sẽ ít nhiều bị ý
thức cộng đồng chi phối và ảnh hưởng.
10.2. Luận cứ thực tiễn

- Số rác thải nhựa thải ra môi trường trên thế giới hiện nay là một con số đáng báo
động về một thực trạng mang tên “thảm hỏa trắng”.
- Tại Châu Á, những nước như Trung Quốc, Philipins và Việt Nam là những nước
có lượng rác thải nhựa lớn thải ra môi trường.
- Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải nhựa khổng lồ những trong đó các
chuyên gia đã chỉ ra rằng ý thức cửa người tiêu dùng nguyên nhân quan trọng bậc nhất
dẫn đến thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa như hiện nay.
- Các nhà chức trách đang cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm thay đổi và nâng cao
ý thức sử dụng đồ nhựa của người dân.
9


- Bảng khảo sát trực tuyến về ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN.

10


PHẦN 2: DỰ KIẾN DÀN BÀI BÁO CÁO
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Nhựa
1.1.1. Khái niệm về nhựa
1.1.2. Thành phần của nhựa
1.1.3. Tác hại của nhựa gây ra cho con người và môi trường tự nhiên
1.2. Ý thức
1.2.1. Khái niệm về ý thức
1.2.2. Mối quan hệ giữa ý thức và hành động
1.2.3. Sự tác động qua lại giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
Chương 2: Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

2.1. Tổng quan
2.1.1. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa trên thế giới
2.1.2. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa ở Việt Nam
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất ở trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm
nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
3.1. Nguyên nhân khách quan
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Chương 4: Biện pháp nâng cao ý thức sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

11


PHỤ LỤC
Bảng 1. Thời gian phân hủy của rác thải nhựa
Bảng 2. Tình hình sử dụng đồ nhựa của sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
Bảng 3. Sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
ĐHQGHN ý thức về tác hại của đồ nhựa.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Việt Nam:
[1]: TS. Vũ Thị Quỳnh Chi (2018) “Báo cáo về thực trạng rác thải nhựa tại các
vùng biển Việt Nam”, trung tâm quan trắc môi trường biển, Bộ tư lệnh Hải quân
[2]: Bùi Thị Hồng Hạnh và các đồng sự (2012-2013),“Thay thế thói quen xã hội

trong việc sử dụng túi nylon bằng túi vải”
[3]: Ths. Trần Thu Hương. “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng chất thải nhựa tại Việt
Nam”, WWF – Việt Nam
[4]: Trần Thị Kiều Ngân (2012). “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản
lý chất thải rắn nylon tại thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng
[5]: Nhóm nghiên cứu Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh
Hậu, Ngô Vân Ánh (2017). “Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật
liệu xây dựng”, Đại học Cần Thơ
[6]: Nhóm nghiên cứu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ,”Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nylon cho bãi
biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh”, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội .
[7]: Bùi Thư Trang (2016). Giáo trình xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
[8]: Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự (2015). Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tài liệu trực tuyến:
[9]: Á Châu Plastic, “Một số loại phụ gia nhựa phổ biến”
Truy cập từ: />[10]: Anh Quân (2019), “Hành động để chống rác thải nhựa - Bài 3: Rác thải nhựa
– Vấn nạn toàn cầu”, truy cập từ />[11]: Lê Hoàng Đức (2019). “Diễn đàn khoa học Ô nhiễm rác thải nhựa và giải
pháp”. Truy cập từ: />
13


[12]: Europlas (2016), “Phụ gia nhựa và cuộc cách mạng trong ngành nhựa”.
Truy cập từ: />[13] : Europlas (2019), “7 loại phụ gia nhựa trong sản xuất.”
Truy cập từ: />[14]: Mai Lan (2019). “Ô nhiễm rác thải nhựa: Giải pháp quản lý và nghiên cứu
khoa học”. Truy cập từ: />[15]: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường (2019). “Hội thảo ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Nghiên cứu khoa học hỗ trợ
xây dựng chính sách.” Truy cập từ: />[16]: Hoàng Thi (2019), “Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo
ra điện.”. Truy cập từ: />[17]: Hương Thơm (2019), “Cơn khủng hoảng rác thải nhựa ở Việt Nam là có

thật”. Truy cập từ: />[18]: Thu Thúy (2019). “Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Ô nhiễm rác thải nhựa trên
biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.
Truy cập từ: />[19]: Ku Bean, “Bài giảng môn triết: Ý thức và xã hội”. Truy cập từ:
/>[20]: Nhuavietnam.com, “Các thành phần của đồ nhựa”
Truy cập từ: />14


[21]: Nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống “Các lọa hóa chất nguy
hiểm trong nhựa”. Truy cập từ: />[22]: Hoàng Khang Organic (2019), “Tác hại của rác nhựa lên sức khỏe và kế
hoạch loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa trên toàn thế giới”.
Truy cập từ: />[23]: Profession Plastic (2020).
Truy cập từ />[24]: Trang Lê (2018), “Những con số đáng báo động về rác thải”, truy cập từ
/>[25]: Thoughtco.com (2018), “Nhựa là gì?”
Truy cập từ: />[26]: VNU-CRES (2019), “Việt Nam xả rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới”.
Truy cập từ />[27]: Thu Vân (2019). “Kết quả nghiên cứu về chất thải rắn, rác thải nhựa tại Việt
Nam của WWF”. Truy cập từ: />[28]: Wikipedia, “Chất dẻo”.Truy cập từ: />[29]: Wikipedia, “Hành động xã hội”. Truy cập từ: />[30]: Wikipedia, “Ý thức (triết học Macx – Lenin)”.
Truy cập từ: />
15



×