Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố tác động đến chỉ số PE của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN THỊ BÍCH VÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ P/E CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN THỊ BÍCH VÂN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ P/E CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ THI LANH

Đồng Nai, Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ học tập và kết quả nghiên
cứu thực tế trong thời gian qua. Các số liệu sử dụng trong bài là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Luận văn thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô
PGS.TS Lê Thị Lanh.
Tác giả

Trần Thị Bích Vân


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã luôn động viên,
khích lệ và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các Thầy Cô Khoa Sau
đào tạo đại học Trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện hỗ trợ tác giả trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Lê Thị Lanh đã tận tình
hướng dẫn trong suốt thời gian làm luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Trần Thị Bích Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT
TẮT
BV

Gía trị sổ sách một cổ phiếu

Caex

Lượng vốn tái đầu tư

DPS

Cổ tức mỗi cổ phiếu

DE

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

DP

Tỷ chi trả cổ tức

EPS


Thu nhập bình quân trên một cổ phần

EG

Tăng trưởng thu nhập

FEM

Mô hình hồi quy tác động cố định

MB

Gia thị trường trên giá sổ sách

NAVPS

Gía trị tài sản ròng trên mỗi cổ phần

NĐT

Nhà đầu tư

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

P/E

Chỉ số giá trên thu nhập


P/S

Chỉ số giá so với doanh số

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

REM

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

SIZE

Quy mô doanh nghiệp

VMP

Biến động giá thị trường


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Nội dung bảng

Trang

Bảng 2.1


Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E

12

Bảng 4.1

Kết quả phân tích thống kê mô tả dữ liệu

28

Bảng 4.2

Ma trận tương quan giữa các biến

30

Bảng 4.3

Kết quả hồi quy POOLED

31

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy bằng mô hình ảnh hưởng cố định

33

FEM
Bảng 4.5


Kết quả hồi quy bằng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

35

REM
Bảng 4.6

Bảng kết quả kiểm định Likelihood Ratio Test

37

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định Breuch and Pagan Test

38

Bảng 4.8

Kết quả kiểm định Hausman Test

39

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

40


Bảng 4.10

Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi

41

Bảng 4.11

Kết quả kiểm định tự tương quan

41

Bảng 4.12

Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự

42

tương quan bằng GLS


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập có vai trò quan
trọng đối với các đối tượng tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán sử dụng
phương pháp P/E như công cụ quyết định đầu tư. Tuy nhiên có khá ít nghiên cứu
thực nghiệm ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này. Bài nghiên cứu này sử dụng
dữ liệu bảng với nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của 107 doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ
2014 – 2018. Với mô hình ước lượng dành riêng cho dữ liệu bảng đươc lựa chọn
là mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng đến hệ số giá trên thu nhập gồm tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu, tăng trưởng thu nhập, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô công ty và tỷ số
giá thị trường trên giá sổ sách.
Từ khóa: Hệ số giá trên thu nhập (P/E), mô hình hồi quy đa biến, tỷ lệ chi
trả cổ tức, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng thu nhập, lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, quy mô công ty và tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................1

1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................2
1.6. Bố cục của đề tài ......................................................................................................................3
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ P/E VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ P/E.................................4
2.1 Tổng quan về chỉ số P/E ..........................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm chỉ số P/E.................................................................................... 4
2.1.2 Đo lường chỉ số P/E ...................................................................................... 4
2.2 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E ...............................7
2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................... 7
2.2.1.1 Nghiên cứu của Kulling Karl Johan & Lundberg Filip (2007) ................................... 7

2.2.1.2 Nghiên cứu của Talat Afza và Samya Tahir (2012) ................................................. 8
2.2.1.3 Nghiên cứu của Vahid Faezinia (2012) .................................................................. 8
2.2.1.4 Nghiên cứu của Imad Zeyad Ramadan (2014) ....................................................... 9
2.2.1.5 Nghiên cứu của Kumar Debasis Dutta, Mallika Saha và Dibakar Chandra Das (2017)
.................................................................................................................................... 11

2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ............................................... 12
2.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Bá Hải Sơn (2012) .......................................................... 12
2.2.2.2 Nghiên cứu của Hứa Quang Trí (2013)................................................................ 12

2.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E từ các nghiên cứu thực
nghiệm liên quan trước đây ............................................................................... 13


Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 17
3.1. Thiết kế và dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 17
3.2. Mô hình ước lượng và các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 18
3.2.1 Mô hình ước lượng .................................................................................... 18
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 26
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả........................................................................... 27
3.3.2 Phân tích ma trận tương quan ................................................................. 27
3.3.3 Ước lượng mô hình ........................................ Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt chương 3………………………………………………………………….. 27
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 28

4.1 Thống kê mô tả các biến ....................................................................................................... 28

4.2 Ma trận tương quan .............................................................................................................. 29
4.3 Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số P/E ............................................. 33
4.3.1 Hồi quy Pooled trên Panel Data ............................................................... 33
4.3.2 Hồi quy bằng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) ................................. 35
4.3.3 Hồi quy bằng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) .......................... 37
4.3.4 So sánh lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho bộ số liệu hiện có ............ 39
4.3.4.1 So sánh giữa mô hình POOLED và mô hình FEM ................................................. 39
4.3.4.2 So sánh giữa mô hình POOLED và mô hình REM ................................................. 38
4.3.4.3 So sánh giữa mô hình FEM và mô hình REM ....................................................... 38

4.3.5 Kiểm định mô hình REM .......................................................................... 39
4.3.5.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................... 39
4.3.5.2 Kiểm tra hiện tượng phướng sai thay đổi trong mô hình REM (xttest0) .............. 43
4.3.5.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan (xtserial) .................................................... 44

4.3.6 Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan bằng
GLS ...................................................................................................................... 45


Tóm tắt chương 4………………………………………………………………….. 44
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 49

5.1 Kết luận ................................................................................................................................... 49
5.2 Khuyến nghị ........................................................................................................................... 48
5.3 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ CHẠY PHẦN MỀM STATA
PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MẪU NGHIÊN

CỨU
PHỤ LỤC 3: TÊN CÔNG TY NIÊM YẾT


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia trên thị trường chứng
khoán chưa có nền tảng vững vàng về phân tích tài chính nên việc tìm hiểu một
công cụ định giá cổ phiếu đơn giản, hiệu quả trước khi ra quyết định đầu tư càng
cần thiết hơn bao giờ hết. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày nay, phương pháp định giá
bằng tỷ số P/E (hệ số giá trên thu nhập) được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn
so sánh cho các quyết định đầu tư. Sự hiểu biết về P/E cũng như các yếu tố quyết
định tỷ số P/E là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư cá nhân, nhà quản lý quỹ,
chuyên gia phân tích thị trường và những người đưa ra quyết định.
Chỉ số giá trên thu nhập của cổ phiếu chỉ ra cho ta thấy rằng mức giá trung
bình mà thị trường sẵn sàng trả giá để mua một đồng thu nhập mà công ty đó đã tạo
ra trong suốt quá trình kinh doanh, nó cũng phản ánh được chất lượng thu nhập và
tiềm năng tăng trưởng của công ty, những thay đổi trong các điều kiện kinh tế khác
nhau và nhận thức của nhà đầu tư về kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai. Nghiên cứu
này xem xét các yếu tố có thể giải thích cho sự biến động này, bởi lẽ việc so sánh tỷ
số P/E theo thời gian là vô nghĩa nếu như những thay đổi trong các yếu tố quyết
định đến P/E không được tính đến. Một tỷ lệ P/E cao hay thấp có thể được đánh giá
đúng và điều chỉnh phù hợp dựa trên những thay đổi trong các yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến P/E. Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của tác giả, có rất ít nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số P/E tại thị trường chứng khoán Việt Nam và
các nghiên cứu này không còn mang tính cập nhật. Đó là động lực để tác giả chọn
đề tài “Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :
-

Các yếu tố nào tác động đến chỉ số P/E tại các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng Việt Nam.

-

Mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số P/E tại các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng Việt Nam.


2
-

Một số khuyến nghị để mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như tạo được
vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ cho mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả bài nghiên cứu đã đặt ra ba câu hỏi
cần phải giải quyết như sau:

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động chính đến chỉ số P/E tại các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số P/E như thế nào?
Câu hỏi 3: Những khuyến nghị cần thiết nào để mang lại hiệu quả cho các
nhà đầu tư cũng như tạo được vị thế cạnh tranh cho các DN phi tài chính niêm yết
trên TTCK Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động chính đến chỉ số
P/E tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn
2014 – 2018.
- Đối tượng khảo sát là các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng,
quyết định đến chỉ số P/E của các công ty ở các nước phát triển cũng như mới nổi
mà các nhà nghiên cứu thực nghiệm trước đã đề cập đến trong kết quả nghiên cứu
của mình, nhưng trong phạm vi bài này tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố nội tại tại
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Mẫu nghiên cứu trên 107 doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng
cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:


3
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết liên
quan đến chỉ số P/E cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về
các yếu tố tác động đến chỉ số P/E. Từ đó, tác giả lựa chọn mô hình và đưa ra các
giả thuyết về các yếu tố tác động đến chỉ số P/E tại các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ bộ dữ liệu thu thập được của 107
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018.

Tác giả sử dụng phần mềm Stata 13 để phân tích, xử lý dữ liệu bảng, phân tích ma
trận tương quan, xem xét sự phù hợp của các biến, từ đó chạy 3 mô hình: Mô hình
hồi quy POLLED OLS; Mô hình hồi quy tác động cố định FEM; Mô hình hồi quy
tác động ngẫu nhiên REM. Sau khi đã có 3 mô hình trên, tác giả sẽ tiến hành so
sánh và lựa chọn ra một mô hình tốt nhất với bộ số liệu hiện có và thực hiện các
kiểm định Likelihood Test, kiểm định Breuch Pagan Test, kiểm định Hausman Test
cho mô hình đã lựa chọn, gồm các kiểm định: Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định
phương sai thay đổi, và kiểm định tự tương quan.
1.6. Bố cục của đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ P/E VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ P/E
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Tóm tắt chương 1
Có thể nói vấn đề nghiên cứu của đề tài là cần thiết vì là một cơ sở để các
nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán tham khảo trước khi quyết định đầu tư. Mục
tiêu đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở phương
pháp định lượng, cụ thể bằng cách phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 13.
Nghiên cứu này thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 107 công ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 05 năm từ năm 2014 đến
2018.


4


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ P/E VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ P/E
2.1 Tổng quan về chỉ số P/E

2.1.1 Khái niệm chỉ số P/E
Chỉ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là chỉ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ
Price to Earning Ratio trong tiếng Anh) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng
trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Chỉ số P/E đo lường mối quan hệ
giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share EPS) hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng để có được một đồng thu nhập
từ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.(Nguyên Minh Diện – Thẩm định giá tài sản &
doanh nghiệp – tr 437).

2.1.2 Đo lường chỉ số P/E
Chỉ số P/E là chỉ số về sự so sánh giá hiện tại của cổ phiếu với thu nhập
của cổ phiếu đó. Chỉ số P/E cung cấp cho nhà đầu tư một khái niệm sơ khởi về
mối quan hệ giữa giá (Price) và thu nhập của các loại cổ phiếu khác nhau (EPS :
Earning Per Share). Trong một ngành nhất định, một loại cổ phiếu nào đó có chỉ
số P/E cao thường có giá trị cao, P/E được tính theo công thức 2.1 như sau:
Công thức 2.1 : Công thức tính chỉ số P/E theo định nghĩa

P/E =

Những công ty thuộc nhóm ngành tăng trưởng thường có P/E cao hơn
những công ty bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế. Người đầu tư sẵn sàng trả giá
cao hơn cho một loại cổ phiếu có thu nhập ổn định và tăng trưởng so với những
loại cổ phiếu của những công ty thu nhập bị ảnh hưởng theo chu kỳ kinh tế.
Chỉ số P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu
nhập của một chứng khoán. Có nghĩa là lượng vốn hoá của một doanh nghiệp
gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân



6
phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng
dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của
TTCK. Chỉ số P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương
ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược hệ số này,
nghĩa là chỉ số E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, P/E là
hệ số vốn hoá.
Theo quan điểm này, P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nền
kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào
những khoản thu nhập lợi nhuận hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại.
Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập
liên tục là điều hết sức quan trọng. P/E là một tỷ số gồm hai đại lượng, phụ
thuộc vào giá trị tương ứng và định nghĩa của từng đại lượng. Đối với giá thị
trường thị giá, khi được đưa ra sử dụng, có thể có nhiều cách định nghĩa: 1. Là
giá thị trường của phiên cuối cùng hoặc phiên gần nhất; 2. Là giá thị trường của
phiên ngày 31 tháng 12 năm vừa qua; 3. Là giá thị trường trung bình của từng
thời kỳ: tháng, quý hoặc năm..v.v..Đối với đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng giá
giao dịch hằng ngày để tính giá thị trường trung bình của từng tháng và từ đó
tính giá trung bình năm (trung bình 12 tháng). Ngoài ra, giá trên tử số của P/E bị
ảnh hưởng bởi cổ tức. Cổ tức làm giảm giá cổ phiếu vì giá trị được mang ra khỏi
công ty. Nhưng thu nhập dưới mẫu không bị cổ tức tác động. Vì thế, chỉ số P/E
có thể khác nhau do chi trả cổ tức khác nhau. Để chỉnh sự sai biệt này, chỉ số
P/E được tính theo công thức 2.2 như sau :
Công thức 2.2 : Công thức tính chỉ số P/E điều chỉnh

P/E =

Trong đó DPS cổ tức trên mỗi cổ phiếu, Po là giá sau khi chi trả cổ tức (cổ

tức có thể tiền mặt hoặc cổ phiếu). Do tác giả sử dụng dữ liệu trong quá khứ


7
(dữ liệu thứ cấp) nên tác giả sử dụng cách tính này là hợp lí cho bài nghiên cứu
này.
Tính chỉ số EPS:
Là số thu nhập ròng trừ đi cổ tức cổ phần ưu đãi rồi lấy kết quả đó chia
cho tổng số cổ phần thường đang lưu hành, được tính theo công thức 2.3 như
sau:
Công thức 2.3 : Công thức tính chỉ số EPS

Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)=
Trong đó dữ liệu EPS được tác giả thu thập trong Báo cáo tài chính hợp
nhất (đã được kiểm toán) hàng năm của công ty niêm yết trong giai đoạn nghiên
cứu, phần kết quả kinh doanh, mục lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Nếu thu nhập của mỗi cổ phần (EPS) không đổi, giá cổ phiếu thường tăng
thì P/E tăng, ngược lại giá cổ phiếu giảm thì P/E giảm. Mặt khác, nếu giá cổ
phiếu không đổi, thu nhập mỗi cổ phần tăng thì P/E giảm, ngược lại thu nhập
mỗi cổ phần giảm thì P/E tăng. Vì vậy ta có thể kết luận : P/E càng thấp thì giá

cổ phiếu càng rẻ, P/E càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt.
Liên quan tới vấn đề thu nhập của cổ phiếu, cần lưu ý là có 3 vấn đề được
đặt ra. Thứ nhất, lợi nhuận xuất phát từ khái niệm nào, lợi nhuận thuần sau thuế
hoặc lợi nhuận thuần từ ngành kinh doanh chính....Thứ hai, liệu đó có phải là lợi
nhuận thuần được điều chỉnh, có nghĩa là phải loại bỏ các yếu tố không đồng
nhất giữa các chuẩn mực kế toán khác nhau hay không. Và thứ ba, thời hạn liên
quan là năm nào Nghĩa là:
- Lợi nhuận thuần của năm tài chính vừa qua và đã được công bố,
- Lợi nhuận ước lượng của năm tài chính hiện tại,

- Lợi nhuận kỳ vọng của năm tài chính sắp tới.
Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra cho việc định giá: So sánh các chỉ số P/E
có thể so sánh được bằng cách đảm bảo rằng việc xác định lợi nhuận là giống


8
nhau trong các trường hợp, cũng như phải quan tâm đến tính chính xác của các
thời kỳ được so sánh. Khi so sánh các tỷ số P/E của các doanh nghiệp khác
nhau, có thể có sự chênh lệch xuất phát từ một số nguyên nhân chính:
- Sự nhầm lẫn trong việc công bố số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
- Việc không hợp nhất các tài khoản của một phần doanh nghiệp không
niêm yết.
- Sự khác biệt của các phương pháp kế toán, đặc biệt là đối với những vấn
đề như: các khoản dự phòng rủi ro hoặc các khoản khấu hao.
Việc định nghĩa và tính toán số lượng cổ phiếu có thể là nguồn gốc của
nhiều nhầm lẫn đáng ngạc nhiên khi cần thiết phải đưa ra các dự đoán. Hiện
đang tồn tại trên thế giới nhiều loại công cụ phái sinh mà chúng có thể là cổ
phiếu hoặc không phải là cổ phiếu theo tính chất của nó, giống như các cổ phiếu
ưu đãi, là dạng cổ phiếu không có quyền biểu quyết, hoặc các trái phiếu có thể
biến đổi thành cổ phiếu như trái phiếu chuyển đổi.
Những chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc quyền chuyển
đổi thành cổ phiếu trong một thời hạn nào đó, có thể làm biến đổi hoặc không
làm biến đổi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể không gây tác động mạnh
đến việc giảm giá trị của doanh nghiệp nhưng ngược lại, lại làm giảm một cách
rất nhạy cảm giá trị của từng cổ phiếu.
Cần phải có một sự chú ý đặc biệt đối với việc tính toán các lợi nhuận của
cổ phiếu trong những trường hợp tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nay
mai, doanh nghiệp đang sở hữu các quyền chọn về cổ phiếu của mình, hoặc có
các loại chứng khoán khác như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái
phiếu kèm quyền mua cổ phiếu.

2.2 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các nhân tố cơ bản luôn là một vấn đề
được quan tâm bởi các nhà phân tích thị trường, các giám đốc quỹ và các nhà đầu
tư. Liên quan đến vấn đề này, hệ số giá trên thu nhập đã trở nên rất phổ biến trong


9
việc đánh giá mức độ tiềm năng để đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ. Nhiều nghiên
cứu thực nghiệm tại các thị trường chứng khoán trên thế giới đã xác định ra các yếu
tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu dựa trên các phân tích về thị
trường và phân tích ngành. Sau đây là những nghiên cứu liên quan mà tác giả đã sử
dụng tham khảo để hỗ trợ cho việc thực hiện luận văn này.

2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1.1 Nghiên cứu của Kulling Karl Johan & Lundberg Filip (2007)
Nghiên cứu của Kulling Karl Johan & Lundberg Filip (2007) có bài
nghiên cứu (ngày hội thảo 04/6/2007) mang tựa đề “A quantitative study of the P/E
ratio on the Swedish market” dịch là “ Một nghiên cứu định lượng về chỉ số P/E
trên thị trường chứng khoán Thụy Điển “. Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả các
công ty trên thị trường chứng khoán Thụy Điển trong 09 năm từ 1999 – 2007. Dựa
vào bài nghiên cứu cho thấy hai nhóm yếu tố tác động đến chỉ số P/E.
-

Thứ nhất, nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như : Lãi suất, rủi ro thay đổi
thị trường, tỷ lệ chi trả cổ tức và mức tăng trưởng của thị trường.

-

Thứ hai, nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu,
vốn hóa thị trường của công ty và tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách.

Kết quả của nghiên cứu là các biến: tỷ lệ chi trả cổ tức, lãi suất, P/B, quy mô

công ty, đòn bẩy tài chính có tác động đến chỉ số P/E. Trong đó, tỷ lệ chi trả cổ tức,
đòn bẩy tài chính và quy mô công ty có tác động tiêu cực đến chỉ số P/E có nghĩa là
các biến này tăng thì chỉ số P/E giảm và ngược lại. Còn hai biến còn lại là lãi suất
và M/B có tác động tích cực đến chỉ số P/E có nghĩa là các biến này tăng thì chỉ số
P/E tăng và ngược lại.
2.2.1.2 Nghiên cứu của Talat Afza và Samya Tahir (2012)
Talat Afza và Samya Tahir (2012) “Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E
trên TTCK Pakistan” Tạp chí Phát triển Kinh tế 238. International Journal of
Academic Research in Business and Social Sciences, Vol. 2, No.8. Nghiên cứu
được thực hiện trên 25 doanh nghiệp (DN) niêm yết trên thị trường chứng khoán
(TTCK) Pakistan giai đoạn từ 2005-2009. Talat Afza và Samya Tahir nghiên cứu
mối quan hệ của các nhân tố tỷ lệ cổ tức chỉ trả cổ tức, tăng trưởng doanh thu


10
Tobin’s Q, tính thanh khoản, biến động giá, tốc độ tăng trưởng thu nhập, thu nhập
của cổ đông và quy mô công ty đến tỷ số giá trên thu nhập.
Talat Afza và Samya Tahir thực hiện hồi quy trên dữ liệu gộp gồm 125
quan sát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 4 yếu tố tác động đến P/E có ý nghĩa thống
kê, bao gồm: Tỷ lệ chi trả cổ tức (DP), tăng trưởng doanh thu (Tobin’s Q), biến
động giá cả thị trường (VMP) và quy mô của công ty (Size). Trong đó, biến DP,
Tobin’s Q và VMP tác động cùng chiều với chỉ số P/E có mức ý nghĩa từ 1%-5%,
còn biến Size tác động ngược chiều với P/E với mức ý nghĩa 5%.
2.2.1.3 Nghiên cứu của Vahid Faezinia (2012)
Vahid Faezinia (2012) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E trên

TTCK Tehran” (Iran). Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng
mô hình hồi quy Logarithmic, dữ liệu bảng được sử dụng để phân tích dữ liệu 120 DN

niêm yết tại TTCK Tehran giai đoạn từ 2005-2011.
Tác giả đưa ra 8 biến tài chính tác động đến chỉ số P/E bao gồm:
o

Lãi suất (r)

o

Lạm phát

o

Tăng trưởng thu nhập (GR)

o

Rủi ro (β)

o

Thu nhập trên vốn cổ phần (ROE)

o

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev)

o

Tỷ lệ chia cổ tức (DP)


o

Size ( qui mô doanh nghiệp)

Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bởi phần mềm Eviews thông qua việc dùng
mô hình hồi quy logarit, cách tiếp cận dữ liệu dạng bảng (panel data) và các kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy 95%. Tác giả bài nghiên cứu đã lựa chọn mô hình các yếu tố cố
định (FEM), kết quả hồi quy cho thấy 58% sự thay đổi của P/E được giải thích bởi các biến
phụ thuộc, các biến giải thích được sự khác nhau của chỉ số P/E, cụ thể là: Lãi suất, cổ tức,
lạm phát có tác động tiêu cực đến chỉ số P/E. Các biến còn lại có tác động tích cực đến chỉ
số P/E.

2.2.1.4 Nghiên cứu của Imad Zeyad Ramadan (2014)
Imad Zeyad Ramadan (2014) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
chỉ số P/E tại các DN niêm yết trên TTCK Amman” (Jodan) thông qua các phương
pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy (OLS) cho tất
cả các công ty phi tài chính niêm yết giai đoạn từ 1999-2013.


11
Trong nghiên cứu này, chỉ số P/E được chọn là biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu, tác giả đưa ra 6 biến tài chính tác động đến chỉ số P/E bao gồm:
o Lãi suất (r)
o Tăng trưởng thu nhập (GR)
o Tobin’s Q
o Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev)
o Tỷ lệ chia cổ tức (DP)
o Size (qui mô doanh nghiệp)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 biến có ý nghĩa thống kê là biến DP,
Tobin’s Q và Egrowth và Size. Trong đó, biến DP, Tobin’s Q và Egrowth có ý

nghĩa quan trọng trong việc thu hút, tạo niềm tin cho các nhà các nhà đầu tư (NĐT)
và có tác động tích cực đến chỉ số P/E, còn biến Size có tác động tiêu cực đến chỉ số
P/E.
2.2.1.5 Nghiên cứu của Kumar Debasis Dutta, Mallika Saha và Dibakar
Chandra Das (2017)
Kumar Debasis Dutta, Mallika Saha và Dibakar Chandra Das(2017).” Các
yếu tố quyết định đến chỉ số P/E: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản
xuất trên được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Dhaka” (Bangladesh).
Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng thống kê mô tả, ma trận tương quan
và phân tích hồi quy các tác giả đã nghiên cứu 45 doanh nghiệp sản xuất niêm yết
tại sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015
nhằm xác định các yếu tố quyết định chính đến tỷ lệ P/E của các doanh nghiệp sản
xuất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Dhaka.
Trong nghiên cứu, chỉ số P/E được chọn là biến phụ thuộc trong mô hình
nghiên cứu, các tác giả đưa ra 10 biến tài chính tác động đến chỉ số P/E bao gồm:
o

Tăng trưởng cổ tức (DG)

o

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR)

o

Tỷ suất cổ tức (DY)

o

Tăng trưởng thu nhập (EG)


o

Tỷ lệ đòn bẩy (Lev.)

o

Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phần (NAVPS)


12
o

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

o

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

o

Kích thước (SZ)

o

Tobin Q (TQ).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất cổ tức, đòn bẩy, quy mô và giá trị tài sản
ròng trên mỗi cổ phiếu là những yếu tố quyết định đáng kể đến tỷ lệ P/E. Trong đó,
tỷ suất cổ tức và quy mô có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số P/E nhưng đòn bẩy tài

chính và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến tỷ số P/ E.

2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
2.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Bá Hải Sơn (2012)
Huỳnh Bá Hải Sơn (2012) nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số
P/E của các Doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HOSE) “. Kết quả thực nghiệm bằng hồi quy dữ liệu bảng với tiêu chuẩn
chọn mẫu 244 DN giai đoạn từ 2006-2010, sử dụng phần mềm stata 10 với các kiểm
định Hausman test, Wald, White, kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và
tự tương quan.
Nghiên cứu đã đề xuất 05 biến độc lập là 05 yếu tố tác động đến chỉ số P/E
gồm:
o Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế
o Biến đại diện cho khả năng sinh lợi (ROA)
o Biến đại diện cho rủi ro của từng công ty trong mẫu nghiên cứu
(Risk)
o Biến đòn bẩy tài chính (Lev)
o Biến quy mô doanh nghiệp (Size).
Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ có 4 yếu tố tác động đến chỉ số P/E gồm: Lev,
ROA, Risk và Size. Trong đó, biến Lev, ROA và Risk tác động tiêu cực đến tỷ số
P/E, còn biến Size có tác động tích cực đến tỷ số P/E.
2.2.2.2 Nghiên cứu của Hứa Quang Trí (2013)
Hứa Quang Trí (2013) nghiên cứu “Các yếu tố quyết định đến chỉ số
P/E của các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE” bằng hồi quy dữ liệu bảng
và dữ liệu chéo riêng cho từng năm trong giai đoạn 2008-2013 sử dụng phần mềm


13
STATA 11. Phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình POOLED OLS, FEM, REM và
dùng các kiểm định Hausman Test, Likelihood Test, Breuch – Pagan Test.

Nghiên cứu đã đề xuất một biến phụ thuộc là P/E và 07 biến độc lập là 07
yếu tố tác động đến chỉ số P/E gồm:
o Tỷ lệ thanh toán cổ tức (DP)
o Tobin’s Q
o Thu nhập thị trường (MktRtr)
o Tăng trưởng thu nhập ròng (EG)
o Biến động giá thị trường (VMP)
o Đòn bẩy tài chính (LEV)
o Quy mô công ty (SIZE)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 biến gồm DP, Tobin’s Q, Lev, Egrowth,
Size và thu nhập thị trường (MktRtr) đều tác động đến P/E và có ý nghĩa thống kê.
Trong đó, biến DP, Tobin’s Q, Lev, MktRtr có tác động tích cực đến chỉ số P/E,
biến Egrowth và Size tác động tiêu cực đến chỉ số P/E.

2.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E từ các nghiên
cứu thực nghiệm liên quan trước đây
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E


14

Yếu tố

Tác động của các yếu tố đến hệ số P/E
Thuận chiều (+)

Nghịch chiều (-)

Không có ý
nghĩa


- Talat Afza và

Tỷ suất cổ
tức (DY)

- Kulling Karl Johan

Samya Tahir

& Lundberg Filip

(2012)

(2007).

- Vahid Faezinia
(2012)
- Imad Zeyad
Ramadan
(2014)
- Hứa Quang Trí
(2013)
Tỷ số nợ trên
vốn chủ sở

-

Hứa Quang Trí
(2013)


- Kulling Karl Johan
& Lundberg Filip
(2007).

hữu (DE)

- Vahid Faezinia
(2012)
- Huỳnh Bá Hải Sơn
(2012)

Tăng trưởng
thu

nhập

(EG)

- Vahid Faezinia
(2012)
- Imad Zeyad
Ramadan
(2014)

Thu

nhập

-


Vahid

- Hứa Quang Trí
(2013)


15

ròng trên vốn

Faezinia

chủ sở hữu

(2012)

(ROE)
Quy



- Vahid Faezinia

doanh nghiệp

(2012)

(SIZE)


- Huỳnh Bá Hải
Sơn (2012)

- Kulling Karl
Johan &
Lundberg Filip
(2007).
-

Imad Zeyad
Ramadan
(2014)

- Hứa Quang Trí
(2013)
- Talat Afza và
Samya
Tahir(2012).
Tỷ số giá thị - Kulling Karl Johan
trường trên giá

& Lundberg Filip

sổ sách (M/B)

(2007).
- Vahid Faezinia
(2012).

- Kumar Debasis

Dutta, Mallika Saha
và Dibakar Chandra
Das(2017)

- Imad Zeyad
Ramadan
(2014)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về hệ số P/E của doanh nghiệp, trong đó đã làm
rõ khái niệm, thước đo về hệ số P/E.
Ngoài ra, trong chương này cũng đã trình bày tổng quát một số nghiên cứu thực
nghiệm trước đây về hệ số P/E. Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở những


×