Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 99 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
---------------&---------------

LÊ HỒNG MINH

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
---------------&---------------

LÊ HỒNG MINH

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH
BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hiệp Thương


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận án “ Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu” là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc
sỹ tại bất cứ một trường đại học nào. Không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn./.
Học viên thực hiện luận văn

Lê Hồng Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu” là kết quả nghiên cứu của
bản thân và sự giúp đỡ động viên của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và ngư ời thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thà nh đ ến quý Thầy Cô trường Đ ại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt
thời gian qua, những kiến thức ấy là nền tảng quan trọng giúp tôi có thể nghiên cứu
và làm việc tốt hơn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu s ắc nhất tới TS. Lê Thị Hiệp Thương,
người đã tận tình giúp tôi định hướng và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bảy tỏ lòng cám ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, gia đình luôn
khuyến khích, động viên tôi để tôi có thêm nghị lực và quyết tâm trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ.
Tác giả

Lê Hồng Minh


iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN
Làm thế nào để quản lý, kiểm soát được nợ xấu là vấn đề hết sức quan trọng
đối với các ngân hàng thương mại, bởi tỷ lệ nợ xấu gia tăng đ ồng nghĩa với tắc
nghẽn “mạch máu” của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống ngân hàng nói
riêng. Trong thời gian qua, Saigonbank Chi nhánh Bạc Liêu mặc dù đã áp d ụng
nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu nhưng nợ xấu vẫn
phát sinh và có dấu hiệu gia tăng. Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, việc
quản lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng như có các biện pháp để
xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng đã và đang thành vấn đề rất được quan tâm, trong đó
có Saigonbank – chi nhánh Bạc Liêu, tác giả chọn đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu” làm
Luận văn Thạc sỹ.
Những đóng góp của luận văn, Luận văn đã làm rõ các nội dung như:
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu và quản
lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại từ các nghiên cứu trước đây.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu trong giai đo ạn
2014 – 2017, thông qua đó ghi nh ận những kết quả đạt đư ợc, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị đồng bộ nhằm tăng cường công tác

quản lý nợ xấu tại chi nhánh từ đó góp phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng trong thời gian tới.


iv

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... i
TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN................................................. iii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU....................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................................... x
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................................... 3
1.3.1. Mục tiêu chung......................................................................................................................... 3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 4
1.5. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 4
1.7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................................. 5
1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước................................................................ 5
1.9. Kết cấu của luận văn................................................................................................................ 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI................................................................................................................................... 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của ngân hàng thương mại............................... 9
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ngân hàng......................................................................................... 9
1.1.2. Các tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng..........................10
1.1.3. Các tiêu chí nhận biết nợ xấu............................................................................................ 13


v

1.1.3.1. Tiêu chí định lượng.............................................................................................. 13
1.1.3.2. Tiêu chí định tính.................................................................................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại............................... 14
1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại...................................... 14
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nợ xấu theo Basel.......................................................................... 15
1.2.3. Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại.............................................. 18
1.2.3.1. Nhận biết nợ xấu................................................................................................... 18
1.2.3.2. Đo lường nợ xấu................................................................................................... 21
1.2.3.3. Ngăn ngừa nợ xấu................................................................................................ 22
1.2.3.4. Xử lý và tài trợ nợ xấu........................................................................................ 23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu........................................... 24
1.2.4.1. Nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô.................................................................. 24
1.2.4.2. Nhân tố bên trong ngân hàng........................................................................... 25
1.2.4.3. Nhân tố khách hàng............................................................................................. 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại và bài học
cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc
Liêu......................................................................................................................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên thế giới.....27
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nợ xấu cho Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu........................................................................ 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC
LIÊU....................................................................................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi
nhánh Bạc Liêu................................................................................................................................. 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................................... 33
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu................................. 34
2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu..................................................................................... 39
2.2.1. Tình hình dư nợ và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công


vi

Thương – Chi nhánh Bạc Liêu...................................................................................................... 39
2.2.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu....................................................... 44
2.2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn
2014 – 2017.......................................................................................................................................... 48
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu........................................................................... 55

2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................................................... 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu............................... 57
2.3.2.1. Hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh
Bạc Liêu................................................................................................................................... 57
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại
Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu................................................................................. 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH BẠC LIÊU............................................................................................................ 64
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và quản lý nợ xấu của Saigonbank –
Chi nhánh Bạc Liêu đến năm 2025......................................................................................... 64
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu. . .64
3.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu...................65
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu................................................................... 66
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng góp phần giảm nợ xấu
cho chi nhánh....................................................................................................................................... 66
3.2.2. Chi nhánh phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
trình tín dụng........................................................................................................................................ 68
3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ tại chi nhánh......................................................................... 70
3.2.4. Tuân thủ quy trình tín dụng và tăng cường biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu
71


vii

3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................................... 72
3.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................................................. 72
3.3.1.1. Đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định và bền vững.................................... 72
3.3.1.2. Ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động xử lý nợ tại các ngân hàng
thương mại............................................................................................................................... 73
3.3.1.3. Phát triển thị trường mua bán nợ.................................................................... 74
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam........................................................................ 75
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng thanh tra giám sát hoạt động của ngân hàng
thương mại............................................................................................................................... 75

3.3.2.2. Phát triển hạ tầng thông tin tín dụng............................................................. 76
3.3.2.3. Phối hợp với các Ban/Ngành khác trong việc đẩy mạnh xử lý tài sản
đảm bảo.................................................................................................................................... 77
3.3.3. Đối với Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
77
3.3.3.1. Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng............................................... 77
3.3.3.2. Áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo sớm rủi ro
tín dụng..................................................................................................................................... 79
3.3.3.3. Phát triển công nghệ ngân hàng...................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................. 81
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 83


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
tắt
CBCNV
CBTD
CKH
CNTT
DNNVV
HĐQT
IAS
IMF
KKH
KHTH

NHNN
NHTM
NPL
NVTD
QLRR
RRTD
TCTD
TDNH
TMCP
TSBĐ
XLNX

VAMC
WTO


Tiếng Anh

International Accounting
Standards
International Monetary Fund

Non Performing Loan

Vietnam Asset Management
company
World Trade Organization


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2014 – 2017............................................................................................................................... 35
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2014 – 2017............................................................................................................................... 40
Bảng 2.3: Nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017.....41
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2014 – 2017............................................................................................................................... 42
Bảng 2.5: Cơ cấu nợ xấu theo ngành tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2014 – 2017............................................................................................................................... 43
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc
Liêu.......................................................................................................................................................... 43
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ xấu của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu theo hình thức đảm
bảo............................................................................................................................................................ 44


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÔ
Trang
Biểu đồ 2.1: Dư nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017
.............................................................................. Error! Bookmark not defined.39


1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó điển hình là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu đã trở
thành một nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàng thương mại không chỉ ở trên thế
giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam. Do vậy, quản lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng. Nhiều hội thảo đã tập trung bàn luận những vấn đề như: thực trạng
nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam; nguyên nhân gây ra nợ xấu; những biện pháp
tháo gỡ, cơ chế xử lý nợ và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra,
những vấn đề như nguồn tài chính xử lý nợ, cách thức giải cứu của Chính phủ, có
nên tìm một định chế mới để tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu cũng được đề cập
tới. Thực tế, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề chuyển nợ, vấn đề đạo đức
nghề nghiệp làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng khiến nợ xấu có mức cao như
hiện nay. Dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại, đã và đang ảnh hưởng kh ông nhỏ đến
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đến lưu thông dòng vốn vào
nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Việc xử lý
nợ xấu không tốt hay để xảy ra tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng
đến tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay. Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm
2016 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, dù tỷ lệ nợ xấu ghi nhận mức giảm,
song nợ chờ xử lý (bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn vẫn lớn.
Nợ xấu đang là mọ t̂trong những vấn đề rất đu ợ̛c quan tâm nghiên cứu hiẹn̂ nay, đạc̆ biẹt̂các nhà nghiên cứu chú trọng tìm ra
những cách thức xử lý nợ xấu góp phần mang lại sự ổn định của hẹ ̂thống ngân hàng. Theo Reinhart và Rogoff (2010); Nkusu (2011) và
Louzis và ctg (2012), nợ xấu đuợ̛c xem là dấu hiẹû cảnh báo cho cuọĉ khủng hoảng tài chính trong tuơng̛ lai nếu không theo dõi và xử lý
kịp thời.

Quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) là vấn đề quan tâm
hàng đầu của toàn hệ thống ngân hàng từ nhiều năm nay, bởi đây được coi như “cục


2


máu đông” có thể làm tắc nghẽn “mạch máu” của nền kinh tế. Từ năm 2012, vấn đề
nợ xấu đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hệ thống ngân hàng quyết liệt
thực hiện, đến nay đã mang lại nhiều kết quả khả quan, tạo nền tảng cho những
chuyển biến tích cực trong thời gian tới…Đặc biệt gần đây, ngân hàng Nhà nước
Việt đã ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) ngày 15/08/2017 về thí
điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng ra đời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong
các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng,
thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự an toàn
hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, qua đó góp
phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nợ xấu tại các
ngân hàng thời gian qua cũng còn có những hạn chế, tồn tại cần có sự phối hợp, vào
cuộc đồng bộ của các cơ quan hữu quan triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Đây là
những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh triển khai quản lý nợ xấu hiện nay cần giải
quyết.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Công Thương (Saigonbank) đã không ngừng vượt qua những khó kh ăn và thách
thức, tận dụng được cơ hội để hoàn thiện mình và vươn lên, tăng trưởng không chỉ
về quy mô, tài sản, huy động, cho vay mà còn về mạng lưới hoạt động cũng như có
nhiều đóng góp cho nền kinh tế.Từ nguồn vốn điều lệ ban đầu chỉ ở mức 650 triệu
đồng (năm 1987) đến nay vốn điều lệ của Saigonbank đã đạt con số 3.080 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động, từ 1 cơ sở và 1 chi nhánh của thời kỳ đầu, hiện nay
Saigonbank đã mở rộng 90 điểm giao dịch trên toàn quốc, tỷ lệ nợ xấu đến
31.12.2017 của Saigonbank là 2,97% tổng dư nợ.
Tại Bạc Liêu, thế mạnh là nông nghiệp gắn với các sản phẩm chủ lực là trồng
trọt và chế biến hàng hoá nông sản, nuôi trồng thủy sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thị
trường và rủi ro về giá cả đầu ra, kể cả rủi ro liên quan đến những yếu tố khách quan

như mất mùa do thiên tai, hạn hán… dễ dẫn đến thua lỗ, ảnh hưởng xấu đến tín dụng


3

ngân hàng. Bạc Liêu có 16 chi nhánh ngân hàng và 58 phòng giao dịch tại thành phố
và các huyện. Trong môi trường hoạt động như vậy, các tổ chức tín dụng phải cạnh
tranh gay gắt với nhau về lãi suất, chính sách cấp tín dụng, cũng như nới lỏng quy
trình và thủ tục cho vay để giành giật thị phần và chiếm lĩnh thị trường. Điều này có
thể sẽ làm giảm chất lượng tín dụng và gia tăng nợ xấu.
Trong thời gian qua, Saigonbank Chi nhánh Bạc Liêu mặc dù đã áp dụng nhiều
biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu như: Tăng cường chức
năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chấn chỉnh công tác cán bộ, điều chỉnh cơ cấu tín
dụng, …nhưng nợ xấu vẫn phát sinh và có dấu hiệu gia tăng. Chính vì vậy, việc quản
lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng như có các biện pháp để xử lý
và tài trợ rủi ro tín dụng đã và đang thành vấn đề rất được quan tâm tại các NHTM
hiện nay, trong đó có Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu. Chi nhánh cần phải có
những giải pháp phù hợp hơn nữa để xử lý nợ xấu trong thời gian tới mà quan trọng
hơn hết là xử lý nợ xấu phải luôn gắn liền với ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong
tương lai cũng như tài trợ cho rủi ro tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà
đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
– Chi nhánh Bạc Liêu” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để tăng cường công tác quản lý nợ xấu, từ
đó giúp Saigonbank - Chi nhánh Bạc Liêu phát triển bền vững.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể


Phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Saigonbank –


Chi nhánh Bạc Liêu, phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
− Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường công tác quản

nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu.


4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận thực tiễn về quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Không gian nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi

nhánh Bạc Liêu.
− Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2014 -2017
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
− Cơ sở lý luận cho vấn đề quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại là gì?
− Thực trạng quản lý nợ xấu tại Saigonbank - Chi nhánh Bạc Liêu như thế
nào? Có những tồn tại hạn chế và nguyên nhân gì trong hoạt động quản lý nợ xấu tại
Chi nhánh?


Giải pháp và kiến nghị nào sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý nợ xấu

tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu trong thời gian tới.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phuơng̛ pháp thống kê: Số liẹû được thu thạ p̂ từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của
Sagonbank – Chi nhánh Bạc Liêu, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, báo cáo thường niên mọt ̂số
NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng xử lý nợ xấu
tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu.
Phuơng̛ pháp phân tích số liẹû thứ cấp: Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về nợ xấu và quản lý nợ xấu được tác giả thu thạp ̂ dưới
dạng các báo cáo tổng hợp được ngân hàng công bố. Trong đó có các nọ i ̂dung về nợ xấu thuộc các nhóm ngành nghề, đối tượng khách hàng nào. Các số liẹu
được tác giả chọn lọc, xử


5

lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng thống kê.
− Phương pháp tổng hợp, so sánh được sử dụng viẹĉ phân tích thực trạng và

đánh giá hoạt động quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu từ đó tổng hợp, rút kinh nghiẹm̂
làm tiền đề, cơsở để đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ xấu.

1.7. Đóng góp của đề tài
Luận văn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn tại Chi nhánh, cụ thể:
Về lý luạn:̂ Làm rõ lý thuyết về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM, trong đó tác
giả cũng đã đưa ra cơ sở lý luận về bản chất và hậu quả của nợ xấu, các nhân tố tác động
đến nợ xấu , mô hình quản lý nợ xấu của NHTM các nước trên thế giới và bài học cho
Saigonbank.

Về thực tiễn: Luận văn đã tập hợp được những đề xuất và đưa ra hẹ ̂thống giải
pháp, kiến nghị đồng bộ và mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý nợ xấu. Đồng thời, luận văn cũng nhấn mạnh việc các nhà quản trị ngân

hàng tại chi nhánh cần hiểu rõ hơn các nhân tố tác động đến nợ xấu, từ đó đưa ra
những chiến lược và chính sách phù hợp trong việc quản lý nợ xấu nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững đối với hoạt
động cho vay trong điều kiện hiện nay và giúp phát triển mạnh trong tương lai.
1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), Quản lý nợ xấu tại ngân

hàng thương mại Việt Nam. Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về nợ xấu và quản
lý nợ xấu tại các NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý nợ xấu tại một số
ngân hàng trên thế giới; làm rõ thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu
tại các NHTM Việt Nam.


Nghiên cứu của Lê Thị Thuỳ Vân (2017), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực

trạng và những vấn đề đặt ra. Nghiên cứu đã phân tích được thực trạng xử lý nợ xấu
tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu ảnh hưởng đến quá trình mua và thu hồi nợ, trong


6

đó nổi bật là những vấn đề về nguồn lực xử lý nợ, khuôn khổ pháp lý xử lý tài sản
đảm bảo liên quan đến nợ xấu và thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu
cạnh tranh, quá trình xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu của WAMC và các
tổ chức tín dụng còn nhiều tồn tại vướng mắc pháp lý, Sự phối hợp giữa VAMC và
các TCTD chưa hiệu quả khiến tốc độ xử lý nợ còn chậm trong khi các TCTD không

tích cực bán nợ cho VAMC. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Đáng chú ý là giải pháp về
hoàn thiện khung khổ pháp lý điều tiết tất cả các hoạt động trong xử lý nợ xấu, đảm
bảo tính minh bạch, bình đẳng cho các tổ chức. Bên cạnh đó, cũng cần hoàn thiện
khung khổ pháp lý đối với các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, thu
giữ tài sản, phát mại tài sản, thị trường mua - bán nợ...

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) “Nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu nợ xấu của các NHTM Viẹt̂Nam - các nguyên nhân và ảnh hu ở̛ng của
nợ xấu. Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã: (1) Đánh giá các nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM
Viẹt̂Nam. Để đạt đu ợ̛c mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhưsau: Các yếu tố đạc̆ thù
của ngân hàng, yếu tố đạc̆ thù ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô có tác đọnĝ đến nợ xấu của các NHTM Viẹt̂Nam hay
không? Chiều huớ̛ng cũng nhưmức độtác đọnĝ của các yếu tố đó nhưthế nào? Đây là vấn đề luạn̂
án xác định cần phải tìm hiểu và trả lời trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiẹn̂ viẹĉ đánh giá ảnh hu ở̛ng dài hạn của các
yếu tố đạc̆ thù và yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các NHTM Viẹt̂Nam. Để thực hiẹn̂ mục tiêu nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các yếu tố
đạc̆ thù ngân hàng, yếu tố đạ c̆ thù ngành hay các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác đọnĝ dài hạn đến nợ xấu của NHTM Viẹt̂Nam; Mục tiêu thứ
hai là phân tích tác đọ nĝ của nợ xấu đến hiẹ û quả chi phí, hiẹû quả lợi nhuạn,̂ an toàn vốn và tanğ truở̛ng tín dụng của các NHTM
Viẹt̂Nam. Để đạt đu ợ̛c mục tiêu này, tác giả tìm hiểu: Nợ xấu có ảnh huở̛ng nhưthế nào đến hiẹû quả chi phí và hiẹû quả lợi nhuạn̂ của các
NHTM Viẹt̂Nam? Nợ xấu gia tanğ có làm giảm an toàn vốn và làm giảm tanğ truở̛ng tín dụng của hệthống NHTM Viẹt̂Nam? Tóm lại, trên
cơ sở xác định nguyên nhân và hạ û quả của nợ xấu tại hệthống NHTM Viẹt̂Nam,


7
nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu đối với hệthống NHTM Viẹt̂Nam. Đồng thời, kiến nghị cải cách các chính sách
kinh tế vĩ mô, cải cách khuôn khổ giám sát tài chính chạt̆chẽ nhằm ngan̆ ngừa khủng hoảng của hệthống ngân hàng trong tuơng̛
lai.



Nghiên cứu của Phan Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Duyên (2016), Bàn thêm


về xử lý nợ xấu. Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức các tổ chức tín dụng thực hiện để xử
lý nợ xấu như: Đòi nợ khách hàng, bán tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc đòi
người bảo lãnh, khởi kiện khách hàng, phát mãi doanh nghiệp, xử lý bằng dự phòng,
bán nợ…. Trong đó, nghiên cứu đi s âu vào phân tích 2 biện pháp là Xử lý bằng dự
phòng và bán nợ. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả
trong việc xử lý nợ.


Nghiên cứu của Nguyễn Hà Thành (2013), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng

thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 5 TP HCM. Nghiên cứu
tập trung làm rõ các nội dung về cơ chế, quy định, quy trình, quản lý nợ xấu trên thế
giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Qua đó tìm hiểu thực trạng nợ xấu
và quản lý nợ xấu cũng như biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh 5, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao khả năng quản lý
nợ xấu tại chi nhánh. Hạn chế của đề tài là các giải pháp đưa ra chỉ dừng lại ở việc
kiện toàn các quy trình biện pháp quản lý nợ xấu tại chi nhánh, mà chưa đề xuất các
biện pháp kiểm soát cũng như tài trợ rủi ro cho chi nhánh.
Mặc dù nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng là chủ đề không mới và đã có
khá nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề này.
Nhưng mỗi công trình nghiên cứu phản ánh những góc nhìn khác nhau về thực trạng
quản lý nợ xấu tại ngân hàng. Mỗi chi nhánh ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức,
chiến lược quản lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình hoạt động kinh
doanh khác nhau, và các ngân hàng sẽ có những giải pháp khác nhau mang tính đặc
thù trong công tác quản lý nợ xấu. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa những nghiên cứu
trước, tác giả đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu gắn liền
với đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh cũng như phù hợp với chương
trình hành động của Chính phủ và Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu của Quốc hội.



8

1.9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
− Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại


Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài

Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu


Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ngân hàng
Có một số quan niệm về nợ xấu của ngân hàng thương mại như sau:
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoản cho vay được coi
là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90
ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu
hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng các nguyên nhân
nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của

IMF dựa trên hai yếu tố: Quá hạn trên 90 ngày, hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Theo cách hiểu này thì nợ xấu được tiếp cận dựa trên 2 khía cạnh là thời gian quá
hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.
Theo Ủy ban Basel giám sát ngân hàng (BCBS 1998): BCBS tuy chỉ dùng khái
niệm “nợ quá hạn” (“past due loans”) để chỉ c ác khoản nợ đến hạn không được
thanh toán nhưng cách tiếp cận của BCBS cũng có nét tương đồng với IMF ở khía
cạnh cũng chọn mốc 90 ngày quá hạn để chỉ ra các biện pháp cần thiết để xử lý
khoản nợ, cụ thể, BCBS cho rằng: “Một khoản nợ không trả được xảy ra với một
bên có nghĩa vụ liên quan khi xuất hiện một trong hai tình huống:Ngân hàng cân
nhắc rằng người vay nợ không có khả năng trả nợ tín dụng đầy đủ; Người vay nợ bị
quá hạn hơn 90 ngày với bất kỳ nghĩa vụ tín dụng nào tại ngân hàng”.
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS39 2003): Cách tiếp cận của IAS có khác
biệt so với cách tiếp cận của IMF (2004) khi không đề c ập nợ xấu theo thuật ngữ
“nonperforming loan” mà sử dụng khái niệm khoản nợ bị suy giảm (“impaired
loan”), theo đó, một khoản nợ được coi là bị suy giảm khi có bằng chứng khách
quan chứng minh điều đó và cần ghi giảm một lượng tài sản tương ứng cho khoản
vay bị suy giảm đó. Hơn nữa, khái niệm của IAS39 cũng không đề cập tới một số
ngày cụ thể nào sau khi khoản nợ không được hoàn trả thì mới xếp nó vào khoản nợ
suy giảm.
Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thông tư 02/2013/TT -


10

NHNN ngày 21/01/2013 về “Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài” thì các khoản nợ được chia thành 5 nhóm nợ (điều
10). Trong đó, “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5” (điểm 8, điều 3).
Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện tại Thông tư 02
cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ

đáng lo ngại. Điều này có nghĩa là không chỉ sau khi khoản nợ bị quá hạn một thời
gian nhất định thì bị coi là nợ xấu mà ngay cả khi khoản vay nợ mới phát sinh, chưa
phát sinh trễ hạn nhưng có các dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả nợ của khoản
vay là đáng nghi ngờ thì cũng được coi là một khoản nợ xấu.
1.1.2. Các tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
Tương tự như tác động của các biến kinh tế vĩ mô và vi mô là nguyên nhân gây
ra nợ xấu, tới lượt nó, khi nợ xấu xuất hiện, nó cũng tác động ngược lại gây ra những
hệ quả không tốt cả cho nền kinh tế lẫn hoạt động của các NHTM. Các tác động to
lớn của nợ xấu cụ thể như sau:
ü

Tác động đối với ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút
và cung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó,
rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Thứ nhất, nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các NHTM.
Khi NHTM không thu hồi được nợ gốc lãi và TSBĐ của khách hàng (theo thời gian)
không đủ cấn trừ khoản vay (hoặc không có TSBĐ) thì NHTM buộc phải trích lập
dự phòng với các chi phí liên quan, khoản trích lập này được lấy từ nguồn lợi nhuận
của NHTM. Mặt khác, khi khoản vay được xếp vào nợ xấu, việc dự thu lãi (qua đó
xác định lợi nhuận kinh doanh) buộc phải tạm ngừng, dẫn tới không có nguồn thu
hoạt động trong khi trả lãi tiền gửi huy động vẫn phải thực hiện. Sự thiệt hại kép này
ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh, quy mô hoạt động của NHTM và cổ
đông của NHTM chính là những người đầu tiên chịu ảnh hư ởng. Nếu tình trạng tồi
tệ hơn, lợi nhuận hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp, NHTM buộc phải dùng
vốn chủ sở hữu để xử lý các khoản nợ xấu thì rủi ro âm vốn chủ sở hữu và phá sản là


11


kịch bản các NHTM có thể nhìn thấy rất rõ. Thực tế hoạt động của các NHTM tại
Việt Nam thời gian qua đã cho thấy điều này, khi một loạt các NHTM hoạt động
không hiệu quả (trong đó có nguyên nhân làm tăng nợ xấu) dẫn tới phá sản về mặt
kỹ thuật (bị sáp nhập, bị mua lại bắt buộc…).
Thứ hai, nợ xấu tác động tiêu cực tới khả năng thanh khoản của NHTM. Khi
một NHTM gặp phải vấn đề nợ xấu tăng nhanh, các dòng vốn bị tồn đọng dẫn tới
kém thanh khoản. Khó khăn càng được phóng đại khi một mặt, NHTM đó phải trả
lãi tiền gửi đầu vào, mặt khác phải duy trì tỷ lệ thanh khoản theo quy định của cơ
quan quản lý. Và nếu khách hàng rút tiền hàng loạt thì hoạt động của NHTM đó sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ ba, nợ xấu làm tăng nguy cơ phá sản ngân hàng. Những sự suy giảm trên
quy mô lớn cả về chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán và tính thanh khoản
của một NHTM đẩy ngân hàng đó vào vùng xoáy nguy cơ phá sản.
Thứ tư, giảm uy tín của ngân hàng: Khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của
các tài sản càng cao thì ngân hàng đó càng thường đứng trước uy cơ mất uy tín của
mình trên thị trường. Khách hàng sẽ không thích gửi tiền vào một ngân hàng mà có
tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và
gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao
thường được báo chí truyền thông và sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của dân chúng vào
ngân hàng đó. Điều này sẽ khiến cho uy tín của ngân hàng trên thị trường bị giảm
mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác.
ü

Tác động đối với nền kinh tế

Thứ nhất, nợ xấu tác động kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Cơ chế dẫn truyền
thông qua hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể, nợ xấu làm giảm nguồn cung tín dụng của
NHTM cho nền kinh tế, nguyên nhân là do các NHTM phải trích lập dự phòng nhiều
hơn, dẫn tới việc tăng chi phí sử dụng vốn huy động từ thị trường 1 và thị trường 2.

Việc này kéo theo tăng lãi suất cho vay đầu ra, hệ quả là các đối tượng vay vốn trong
nền kinh tế (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp) khó tiếp cận vốn, ảnh hưởng tới sản
xuất kinh doanh và cuối cùng, làm giảm tăng trưởng kinh tế. Theo Ủy ban giám sát
tài chính quốc gia - UBGSTCQG (2017) trong cả năm 2017, nợ xấu vẫn là


12

rào cản lớn nhất cho việc hạ thấp lãi suất của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Ngoài
ra, các NHTM cũng thận trọng hơn trong việc cung ứng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro
thu hồi vốn. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan này khiến cho dòng vốn bị
ngưng trệ, ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống
NHTM.
Thứ hai, như một hệ quả đặc trưng của hoạt động ngân hàng, nợ xấu tác động
trực tiếp tới thanh khoản của hệ thống NHTM, qua đó, có thể có hiệu ứng lan truyền
tiêu cực khi một NHTM bị phá sản. Cơ chế này xảy ra khi một NHTM không đáp
ứng được thanh khoản cho cả khoản tiền gửi của khách hàng lẫn đầu ra cho vay do
nguồn vốn bị tồn đọng trong các khoản nợ xấu, điều này dẫn tớ i mất lòng tin của
khách hàng, và nếu không được giải quyết kịp thời, hiệu ứng này sẽ lan tỏa trong cả
hệ thống NHTM, khi đó, một cuộc khủng hoảng thật sự trên diện rộng xảy ra. Tới
lượt nó, nợ xấu làm cho tính thanh khoản của NHTM càng yếu kém, ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng luân chuyển vốn của các quốc gia trong mẫu.
Thứ ba, nợ xấu có thể làm tăng chi phí hữu hình và chi phí vô hình của dòng
vốn trong toàn bộ nền kinh tế và các chi phí này càng lớn khi thời gian xử lý càng
kéo dài. Ngoài dòng vốn bị tồn đọng trong các khoản nợ xấu, chi phí hữu hình có thể
thấy rõ nhất là sự suy giảm giá trị TSBĐ, các loại tài sản (máy móc, thiết bị, công
nợ…) bị hao mòn, hư hỏng theo thời gian dẫn tới giá trị khai thác, sử dụng giảm, ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng tạo lợi nhuận của tài sản. Chi phí vô hình xuất hiện khi
các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế (Moody, Fitch, standard & Poor…) đánh
trượt hạng tín nhiệm của một quốc gia, dẫn tới các dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh

tế, hoặc triển vọng kinh tế kém khiến Việt Nam phải huy động các nguồn vốn với lãi
suất cao hơn trên thị trường quốc tế, gây khó khăn chung cho toàn bộ nền kinh tế.
Thứ tư, nợ xấu có thể làm gia tăng thêm tình trạng tồi tệ của nợ công. Khi nợ
xấu diễn ra trên diện rộng, số lượng khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) lâm vào
tình trạng vỡ nợ vượt quá khả năng bù đắp của các đệm vốn tại NHTM, lúc này,
Chính phủ phải dùng các nguồn lực như phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài để
xử lý. Do đó, một cách trực tiếp, nợ xấu làm giảm nguồn lực của Chính phủ.


×