Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.56 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.H Ồ CHÍ MINH

NGUYỄN THÙY LINH

SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TI ỀN TỆ ĐẾN LÃI
SUẤT BÁ N LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP
VÀ PHÁT TRI ỂN NÔNG THÔN VI ỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.H Ồ CHÍ MINH

NGUYỄN THÙY LINH

SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TI ỀN TỆ ĐẾN LÃI
SUẤT BÁ N LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP
VÀ PHÁT TRI ỂN NÔNG THÔN VI ỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN NGỌC THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018



1

Tóm t ắt (Abstract)
Bài nghiên c ứu này nghiên c ứu về độ truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông
qua kênh truyền dẫn lãi suất, và sự tác động của nó đến lãi suất huy động của Ngân hàng
Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Vi ệt Nam trong điều kiện lạm phát, cụ thể là lãi su
ất tại chi nhánh Đông Gia Lai. Cũng giống với những nước có n ền kinh tế trong giai đoạn
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước, các
doanh nghiệp và ngân hàng t ại Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc và thị trường tài
chính đang trên đà phát triển. Dựa trên phương pháp hồi quy chuỗi dữ liệu lãi suất huy
động (các kì hạn: Không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng) và chu ỗi lãi
suất bài nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát và lãi su ất
huy động, tuy nhiên mối quan hệ này là khá y ếu và tồn tại một độ trễ giữa lạm phát và lãi
su ất. Trong ngắn hạn, khi lãi suất vượt ra khỏi mức cân bằng với lạm phát, Ngân Hàng
Nhà Nước thông qua kênh truy ền dẫn sẽ tiến hành điều chỉnh mức lãi suất làm cho lãi su
ất huy động tại Ngân hàng nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Vi ệt Nam chi nhánh
Đông Gia Lai lên hoặc xuống tới mức cân bằng. Tuy nhiên, bài nghiên c ứu không tìm
được những bằng chứng có ý ngh ĩa kinh tế về việc điều
chỉnh bất cân xứng trong lãi suất. Mối quan hệ yếu trong dài hạn giữa lạm phát và lãi suất
thể hiện sự thiếu hiệu quả trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam, và việc điều chỉnh lãi suất
huy động một cách cân x ứng có th ể được dẫn đến từ việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chỉ đưa ra mức trần lãi suất huy động và mức lãi suất cơ bản, còn m ức lãi

suất thực tế là do Ngân hàng nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Vi ệt Nam chi
nhánh Đông Gia Lai tự niêm yết theo như quy định, có th ể mức độ cạnh tranh giữa các
ngân hàng đã khiến cho lãi suất huy động được điều chỉnh một cách cân x ứng.


2


Lời cam đoan
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công b ố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thùy Linh


3

Lời cảm ơn!
Hai năm học tập và bồi dưỡng kiến thức tại trường Đại học Ngân hàng Thành ph ố Hồ
Chí Minh thực sự là khoảng thời gian rất quý báu v ới tôi. T ại đây, tôi không chỉ được
tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích mà còn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè,
sự dìu dắt tạo điều kiện hết sức của tất cả các thầy cô. Tôi xin g ửi lời cảm ơn đến tất cả
các thầy cô và b ạn bè đã ch ỉ bảo, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong su ốt thời gian qua. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo và toàn th ể cán bộ viên chức của
Ngân hàng Nông nghi ệp và Nông thôn chi nhánh huy ện Ia Grai Đông Gia Lai đã luôn
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có th ể hoàn thành vi ệc học và hoàn thi ện
luận văn của mình.
Luận văn của tôi mang tên “Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tại Ngân
hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn Vi ệt Nam”. Để có th ể hoàn thiện luận văn
này, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy PGS. TSKH Nguyễn Ngọc Thạch, đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có th ể hoàn thành lu ận văn một cách tốt nhất.


Vì vốn kiến thức còn có h ạn và khả năng trình bày còn h ạn chế nên trong luận văn
không th ể tránh khỏi những sai sót. Mong Th ầy (Cô) có th ể châm chước đồng thời
góp ý đển bản than tôi có th ể tiến bộ hơn sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn!


4

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 7
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................... 7
1.2 Tổng quan các công trình nghiên c ứu liên quan..................................................................... 8
1.3 Mục tiêu nghiên c ứu.......................................................................................................................... 9
1.4 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................................. 9
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 10
1.6 Phương pháp nhgiên cứu................................................................................................................ 10
1.7 Đóng góp của đề tài.......................................................................................................................... 11
1.8 Kết cấu của luận văn........................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ CÁC NGHIÊN C ỨU THỰC NGHIỆM VỀ CƠ
CHẾ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TI ỀN TỆ ĐẾN LÃI SU ẤT BÁN L Ẻ CỦA
NGÂN HÀNG
2.1 Chính sách tiền tệ và các công c ụ của chính sách tiền tệ.................................................. 13
2.2 Cơ chế truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ.................................................................. 14
2.3 Tổng quan các nghiên c ứu liên quan........................................................................................ 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 28
3.1 Mô hình hồi quy................................................................................................................................. 28
3.2 Dữ liệu và cách th ức chọn mẫu.................................................................................................. 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TI ỀN TỆ
ĐẾN LÃI SU ẤT BÁN L Ẻ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP VÀ PHÁT TRI ỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI............................................................................ 32
4.1 Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2008-2017....................................................... 32

4.2 Thống kê mô t ả................................................................................................................................. 45


5

4.3 Hệ số tương quan.............................................................................................................................. 46
4.4 Kiểm định tính dừng, quan hệ nhân quả Granger và đồng liên kết................................ 46
4.5 Mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát và lãi su ất......................................................... 50
4.6 Động lực điều chỉnh ngắn hạn...................................................................................................... 52
4.7 Tốc độ điều chỉnh bất cân xứng................................................................................................... 52
4.8 Thực trạng Chính sách tiền tệ tác động đến lãi suất huy động của Agribank Chi
nhánh Đông Gia Lai................................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GI ẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH LÃI SU ẤT CỦA
AGRIBANK VÀ AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI........................................... 58

5.1 Kết luận................................................................................................................................................. 58
5.2 Giải pháp tại Agribank và Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai........................................ 60
5.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về chính sách lãi suất trong thời gian tới. ........61
KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 67
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………..70
Phụ lục…………………………………………………………………………………75


6

 Danh mục chữ viết tắt
Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Việt Nam:
Agribank
-


Chính sách tiền tệ: CSTT

-

Ngân hàng Trung ương: NHTW

-

Ngân hàng nhà nước: NHNN

-

Ngân hàng thương mại: NHTM

-

Tổ chức tín dụng: TCTD
 Danh mục bảng

-

Bảng 4.1: Mục tiêu và t hực hiện chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam

Bảng 4.2: Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của Ngân hàng
Nhà nước
-

Bảng 4.3: Thống kê mô t ả

-


Bảng 4.4: Hệ số tương quan

-

Bảng 4.5: Tính xu thế của chuỗi dữ liệu

-

Bảng 4.6: Kiểm định nghiệm đơn vị

-

Bảng 4.7: Kiểm định nhân quả Granger 2 chiều

-

Bảng 4.8: kiểm định đồng liên kết Johansen

-

Bảng 4.9: Mối quan hệ trong dài hạn.

-

Bảng 4.10: Động lực ngắn hạn

-

Bảng 4.11: Tốc độ điều chỉnh bất cân xứng


-

Bảng 4.12: Độ trễ điều chỉnh trung bình
 Danh mục hình

Hình 2.1: Cơ chế truyền dẫn công c ụ chính sách tiền tệ đến mức giá
chung
-

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Việt Nam

-

Hình 4.2: Diễn biến lãi suất giai đoạn 2012 - 2017 (%)

-

Hình 4.3: tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam (2012-2017)


7

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ
ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại tất cả các nền kinh tế, chính sách tiền tệ là một công c ụ thiết yếu để quản lí và điều
hành nền kinh tế, và lãi su ất là một trong những công c ụ chính để quản lí tổng cầu,
kiểm soát lạm phát và đưa đến sự phát triển vững chắc của nền kinh tế. Tuy nhiên, tại
các quốc gia có n ền kinh tế đang phát triển, các công c ụ, mục tiêu và kênh truyền dẫn
có th ể có s ự khác biệt so với các quốc gia phát triển, do đó, sự tác động của chính sách

tiền tệ lên nền kinh tế vĩ mô là khác nhau.
Không gi ống như các nước phát triển, mục tiêu chính trong chính sách tiền tệ tại Việt
Nam không t ập trung vào bất kì một mục tiêu nào c ụ thể mà là điều hòa giữ ổn định
nền kinh tế, tạo lập việc làm và đảm bảo cho sự phát triển bền vững (Thông cáo báo chí
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2008). Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây nền
kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ lạm phát lớn, cao hơn so với mục tiêu lạm
phát được đặt ra: năm 2010 lạm phát đạt 11.75% và năm 2011 đạt 18.582% trong khi
lạm phát mục tiêu là <7% ( theo dữ liệu từ tổng cục thống kê năm 2011), đối mặt với
tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã đ ổi mới chính sách tiền tệ, nhưng liệu những
chính sách ấy khi được thực hiện có mang l ại những hiệu quả lâu dài cho n ền kinh tế?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tác động đến lạm phát thông qua kênh truy ền dẫn lãi
suất bằng cách thay đổi lãi suất cơ bản. Vậy kênh dẫn truyền này có đạt được hiệu lực
như kỳ vọng? Bài nghiên c ứu sẽ đánh giá mức độ dẫn truyền lãi suất của chính sách
tiền tệ đến lãi suất bán lẻ trên thị trường.
Bài nghiên c ứu này sẽ đi sâu vào thực tế chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua
kênh truyền dẫn lãi suất và sự dẫn truyền từ các chính sách cụ thể trong từng thời kì đến
lãi suất bán lẻ thực tế trên thị trường, trường hợp cụ thể ở đây là lãi su ất được áp dụng
tại Ngân Hàng Nông Nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Chi Nhánh Đông Gia Lai.


8

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tại Việt Nam các nghiên c ứu về sự dẫn truyền lãi suất hiện vẫn còn r ất hạn chế.
Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2014) đã nghiên c ứu về sự dẫn truyền lãi suất từ
lãi suất thị trường (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng) sang lãi su ất bán lẻ, kết
quả nghiên cứu đã ch ỉ ra rằng mức độ truyền dẫn là không hoàn toàn t ừ lãi suất thị
trường và lãi su ất chính sách đến lãi suất cho vay và lãi su ất huy động và các tác gi ả
cũng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của các yếu tố minh bạch chính sách tiền tệ
đến truyền dẫn từ lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi su ất chính sách đến lãi suất

bán lẻ. Đinh Thị Thu Hồng và cộng sự (2013) đã phân tích về cơ chế truyền dẫn lãi
suất từ lãi suất bán lẻ ở Việt Nam và một số nền kinh tế mới nổi khác nhau ở Châu Á
thông qua ki ểm định đối xứng và tính bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất, kiểm tra
tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh và hiệu ứng
đòn b ẩy lên truyền dẫn. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ truyền
dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ là không h oàn toàn với cơ chế truyền dẫn
đối xứng hoặc bất đối xứng, trong một số trường hợp, độ biến động lãi suất làm tăng
biên độ truyền dẫn, nhưng cũng có một số trường hợp cho thấy kết quả ngược lại.
Chính vì các nghiên cứu về sự truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam còn khá ít do đó tác giả
chọn đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này dựa trên sự kế thừa các phương pháp nghiên
cứu đã đư ợc đưa ra bởi các nhà nghiên c ứu trước đó và áp dụng cho nền kinh tế Việt
Nam để đo lường mối quan hệ giữa tỷ lệ làm phát và lãi su ất bán lẻ trên thị trường cụ
thể tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Chi Nhánh Đông Gia Lai,
liệu sự thay đổi của lạm phát có ph ải là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong các chính
sách điều chỉnh lãi suất. Để từ đó rút ra được mức độ hiệu quả của các chính sách tiền
tệ tại Việt Nam.


9

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát:

Xác định cơ chế và mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tại
Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn chi nhánh Đông Gia Lai trong điều
kiện lạm phát.



Mục tiêu cụ thể:

Một là: Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ theo kênh lãi su ất đến lãi suất
bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn Vi ệt Nam chi nhánh Đông
Gia Lai trong điều kiện lạm phát tại Việt Nam.
Hai là: Đo lường mối quan hệ trong ngắn hạn và dài h ạn giữa tỷ lệ làm phát và lãi su ất
bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn chi nhánh Đông Gia Lai. Ba
là: Kiểm định sự bất cân xứng trong việc điều chỉnh lãi suất và lạm phát khi lãi suất



trên và dưới mức lãi suất cân bằng.

Bốn là: Đưa ra kết luận cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu được và các gi ải pháp,
kiến nghị đối với chính sách lãi suất của Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Đông Gia Lai và Ngân hàng Nhà nước.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên c ứu nêu trên, bài lu ận văn xây dựng các câu h ỏi nghiên cứu
-

(Researchquestion–RQ)sau:

Cơ chế truyền dẫn chính sá ch tiền tệ theo kênh lãi su ất được thực hiện như thế

nào?Có hay không m ối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát thực tế và lãi su ất bán lẻ trên thị
trường? (trong ngắn hạn và dài h ạn)


10


-Có độ trễ giữa sự điều chỉnh lãi suất bán lẻ so với tỷ lệ làm phát khi lãi suất ở
trên và dưới mức cân bằng hay không?
-Cần có nh ững giải pháp và ki ến nghị gì để nâng cao hiệu quả của chính sách
tiền tệ?
1.5 Đối tượng và phạm vi n ghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn là cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến lãi
suất bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn chi nhánh Đông Gia
Lai trong điều kiện lạm phát tại Việt Nam.
Bài nghiên c ứu sẽ chọn các mẫu là lãi suất huy động tại Ngân hàng Nông Nghi ệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam trường hợp cụ thể là lãi suất huy động tại Ngân hàng
Nông Nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn chi nhánh Đông Gia Lai gồm lãi suất không kì
hạn, kì hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trê n 12 tháng và t ỷ lệ lạm phát tại Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2017. Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2008-2017 nhằm tăng
tối đa số quan sát đảm bảo tin cậy tốt hơn cho kết quả phương pháp phân tích định
lượng. Ngoài ra, đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, nền kinh tế Việt
Nam nói chung và h ệ thống ngân hàng nói riêng x ảy ra nhiều biến động gắn liền với
những biến động của nền kinh tế thế giới.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu được đưa ra bởi nhóm t ác giả
Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis và Alireza Tourani-Rad thuộc trường đại học
Auckland, New Zealand. Lần lượt thực hiện các thông kê mô t ả, kiểm định tính dừng,
quan hệ nhân quả Granger và đồng liên kết. Thực hiện phương pháp hồi quy mô -ment
tổng quát (GMM) kết hợp với biến giả và kiểm định Wald. Công cụ được tác giả sử
dụng để phân tích định lượng là Eviews 8.0.


11

Tác giả tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và các lãi suất huy động
(thể hiện thông qua s ự thay đổi của lãi suất huy động tại Ngân hàng Nông nghi ệp và

Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Gia Lai , tác giả cũng xem xét đến mối quan hệ
giữa lạm phát với các mức lãi suất huy động có các kì hạn tiền gửi khác nhau (không kì
hạn, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng) . Sau đó, tác giả tiến hành đo lường sự
điều chỉnh của lãi suất huy động để phản ứng đối với áp lực của lạm phát trong ngắn
hạn, và xem xét m ức độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ.
1.7 Đóng góp của đề tài
Bài luận văn sẽ giúp h ệ thống hóa các chính sách ti ền tệ của Việt Nam giai đoạn 20082017. Xác định cơ chế truyền dẫn Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua kênh d ẫn

truyền lãi suất đến lãi suất bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát tri ển Nông thôn
Chi nhánh Đông Gia Lai. Đo lường mối quan hệ giữa lạm phát và l ãi suất bán lẻ để
xem xét sự tác động của các chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao tính hiệu quả của cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ.
Luận văn này vừa có đóng góp cho học thuật, vừa có đóng góp cho thực tiễn. Về phía
học thuật, luận văn đưa ra kết luận cụ thể và sâu s ắc hơn về mức độ truyền dẫn của
chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động. Về phía thực tiễn, luận văn đã gợi ý m ột số
chính sách đến Agribank cũng như Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao mức độ
truyền dẫn của chính sách tiền tệ.
1.8 Kết cấu của luận văn
Để thực hiện các mục tiêu nghiên c ứu nêu trên, lu ận văn được trình bày thành 5
chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về luận văn. Nội dung chương này thể hiện khái quát
về đề tài bao gồm: lý do ch ọn đề tài, mục tiêu nghiên c ứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi


12

và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu trình bày của đề tài và tóm
lược các bước nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên c ứu trước đây về cơ chế truyền dẫn lãi suất tại
các nền kinh tế. Đó là những nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương trình bày mô hình dự kiến và
giải thích các biến được sử dụng trong mô hình.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Nội dung chương trình bày thống kê mô t ả
các biến, các kết quả định lượng, phân tích các kết quả nghiên cứu vừa tìm được và
thực tế hiện trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay cũng như tác động của chính
sách tiền tệ đến lãi suất huy động tại Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai.
Chương 5: Kết luận, hạn chế, mở rộng. Ngoài ra đưa ra giải pháp đối với chính sách
lãi suất của Agribank và Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai.


13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN C ỨU THỰC NGHIỆM
VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TI ỀN TỆ ĐẾN LÃI SU ẤT
BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG.
Chương 2 sẽ trình bày sơ lược cơ sở lý thuy ết và các khái ni ệm về chính sách tiền tệ,
Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2017 và tổng quan
các nghiên c ứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.
2.1 Chính sách tiền tệ và các công c ụ của chính sách tiền tệ
Khái niệm
Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của
cơ quan quản lý ti ền tệ (có th ể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi
suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng
trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn
dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế (Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Trần Thị Hòa
(2006)).
Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa
rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó
đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả

hàng hóa. Theo ngh ĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung
ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh
tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá
cả hàng hóa (theo Đào Văn Na, 2013).
Theo điều 2 luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một
bô phận của chính sách Kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng


14

tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.
Nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động của Ngân hàng, có chính sách để động
viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát
huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đảm bảo vai trò ch ủ đạo và chủ
lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng,
giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác và hội
nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng, thể hiện ở việc nó có nhiệm vụ tác
đông vào nhiều hướng tạo ra đầu tư, tiết kiệm và ổn định tiền tệ , giá cả. Qua đó góp
phần quan trọng và sự thành công hay th ất bại của cả nền kinh tế. Chúng ta có th ể
khẳng định rằng, nếu như chính sách tài khóa chỉ tập trung vào thành ph ần, kết cấu các
mức chi phí thuế khóa của nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gi a lại tập trung vào
mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng
khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín
dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường
tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định.
Công cụ của chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ, phù h ợp với tình

hình thực tiền của nền kinh tế, đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách thắt chặt
tiền tệ. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến
khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm.


15

Chính sách thắt chặt tiền tệ: Là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế
đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế là kiểm chế lạm phát.
Để thực hiện hai chính sách tiền tệ này, ngân h àng trung ương có thể sử dụng hàng
loạt các công c ụ tiền tệ nằm trong tầm tay của mình đó là các công c ụ trực tiếp và
công c ụ gián tiếp.
Các công c ụ trực tiếp: Gọi là các công cụ trực tiếp vì thông qua chúng NHTW có
thể tác động trực tiếp đến cung, cầu tiền tệ, mà không cần thông qua một công cụ
khác (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay , ấn định hạn mức tín dụng: NHTW
có thể quy định khung lãi suất tiền gửi và buộc các ngân hàng kinh phải thi hành.
Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm gia tăng nguồn vốn cho vay.
Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng.
Xong biện pháp này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại mất tính chủ động, linh hoạt
trong kinh doanh. Mặt khác nó đễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở ngân hàng, nhưng lại
thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ vàng, ngoại tệ bất động
sản, trong khi ngân hàng bị hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho

vay.
Trong điều kiện không thể áp dụng các biện pháp khác, chính phủ có thể phát hành
một lượng trái phiếu nhất định để thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông. Việc phân bổ
trái phiếu thường mang tính chất bắt buộc.
Các công c ụ gián tiếp: là những công cụ mà tác dụng của nó có được là nhờ cơ chế

thị trường. (Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải
đưa và dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài kho ản chuyên dùng ở


16

ngân hàng trung ương và để tại quỹ của mình, với mục đích góp phần bảo đảm khả
năng thanh toán của Ngân Hàng thương mại và dùng làm phương tiện kiểm soát khối
lượng tín dụng của ngân hàng này. Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác dụng làm
giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại từ đó giảm lượng tiền
trong lưu thông, góp phần làm giảm cầu tiền đ ể cân bằng với sự giảm cung xã hội.
Trong trường hợp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng mở rộng cho vay của Ngân
Hàng thương mại sẽ tăng lên, dẫn đến sự gia tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần
tăng cung xã hội để cân đối tăng cầu về tiền.
Lãi su ất: NHNN công b ố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác
để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có
diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi su ất áp dụng trong quan
hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Tái cấp vốn: tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện việc tái
cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có b ảo đảm bằng cầm cố giấy tờ
có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung
cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối
đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc
mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao
dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
2.2 Cơ chế truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ



17

Chúng ta th ấy rằng khi NHTW quyết định mở rộng chính sách tiền tệ sẽ làm cho cung
tiền tăng lên và do đó sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất xuống (giả sử cầu tiền không đổi).
Lãi suất giảm sẽ làm tăng nhu cầu chi tiêu (C), nhu cầu đầu tư (I) và kể cả xuất khẩu
ròng (NX) c ủa nền kinh tế. C, I, và NX tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Trên đồ thị Tổng cung – Tổng cầu (AS-AD) sẽ cho thấy đường tổng cầu AD dịch
chuyển sang phải, làm tăng GDP thực và mức giá chung. Ngược lại, khi NHTW thắt
chặt chính sách tiền tệ sẽ làm cho cung tiền giảm, từ đó làm cho lãi su ất cân bằng tăng
lên. Lãi su ất tăng sẽ làm giảm chi tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX), và
do vậy làm giảm tổng cầu (AD). Tổng cầu giảm sẽ làm giảm GDP thực và mức giá
chung.
Hình 2.1 trình bày cơ chế truyền dẫn công c ụ chính sách tiền tệ đến mức giá chung của
nền kinh tế. Như sơ đồ cho thấy, thông qua chính sách lãi su ất, có m ột số kênh dẫn
truyền đến mức giá chung, chẳng hạn như kênh tỷ giá, kênh giá tài s ản và kênh tín
dụng. Ví dụ như qua kênh giá tài sản, khi lãi suất chính thức của ngân hàng trung ương
tăng lên sẽ làm tăng lãi su ất thị trường cũng như lãi su ất liên ngân hàng. Lãi su ất thị
trường tăng lên sẽ làm giảm giá các tài s ản xuống chẳng hạn như giá tài sản tài chính
hay giá bất động sản. Giá tài s ản giảm cũng chính là h ệ quả của việc giảm cầu hoặc
tăng cung tài sản do tác động của việc tăng lãi su ất. Giá tài s ản giảm sẽ có tác động
lên mức giá chung của nền kinh tế. Trong trường hợp này là làm gi ảm mức giá chung,
tức tác động kiềm chế lạm phát của chính sách tăng lãi su ất của ngân hàng trung ương.


18

Hình 2.1: Cơ chế truyền dẫn công c ụ chính sách tiền tệ đến mức giá chung


Nguồn: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2014)
Sự điều chỉnh của các loại lãi suất bán lẻ của ngân hàng ph ản ứng lại với sự thay đổi
của các loại lãi suất bán buôn là m ột yếu tố cơ bản của cơ chế dẫn truyền lãi suất. Các
lãi suất bán buôn không do các ngân hàng thương mại quyết định. Lãi suất thị trƣờng
tiền tệ có th ể được xem xét như là một biến chính sách độc lập mà nhà điều hành ngân
hàng trung ương có thể tác động và kiểm soát nó thông qua chính sách lãi su ất ngắn
hạn. Đối với một chính sách tiền tệ hiệu quả thì bất kì một thay đổi nào trong lãi su ất
chính sách của ngân hàng trung ương sẽ được truyền tải tới các lãi su ất bán lẻ, trước
tiên là tác động tới lãi suất cho vay tiêu dùng và th ương mại, và vì thế tác động tới
tổng cầu nội địa và sản lượng. Trong tác động này, nếu sự truyền dẫn lãi suất là không
hi ệu quả thì những biện pháp chính sách của các nhà điều hành chính sách tiền tệ sẽ
trở nên mạnh mẽ hơn để đạt được kết quả cuối cùng t ốt nhất.


19

Cụ thể, nếu lãi suất tiền gửi tăng đều đặn, thì chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có nhi ều
tác động hơn là chính sách tiền tệ thắt chặt, ví dụ: lãi suất tiền gửi điều chỉnh nhanh khi
lãi suất thị trường đang giảm, nhưng lại điều chỉnh chậm khi lãi suất thị trường đang
tăng. Hơn thế nữa, sự điều chỉnh của ngân hàng trung ương và lãi suất thị trường tiền tệ
có thể làm cho các hãng có t ỉ lệ nợ cao trở nên dễ bị tác động bởi sự thay đổi thất
thường của chu kì kinh tế, hơn là các hãng có t ỉ lệ vốn cổ phần cao. Vì tất cả các lí do
trên, việc kiểm tra thường xuyên và đánh giá sự dẫn truyền sẽ có tính quyết định đối
với người làm chính sách, việc thực hiện và đánh giá của chính sách tiền tệ.
Tốc độ điều chỉnh có th ể được định nghĩa là m ột khoảng thời gian từ khi có m ột sự
thay đổi đầu tiên trong các bi ến kinh tế vĩ mô (biến độc lập), đến khi các biến phụ
thuộc đạt được giá trị mục tiêu. Ví dụ cho dễ hiểu hơn đó là, tỉ lệ lạm phát đang là
X0%, và phải tốn một khoảng thời gian t để đạt được tỉ lệ lạm phát mục tiêu là Xt, nh ư
vậy thì tốc độ điều chỉnh chính là khoảng thời gian để đi từ X0 đến X1 (theo Tài liệu
hoạt động của IMF, tháng 8. 2002)

2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Trước đây cũng đã có r ất nhiều bài nghiên c ứu về chính sách tiền tệ tại các nước có
nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi cũng như về mức độ truyền dẫn của chính sách
tiền tệ đến lãi suất huy động và sự điều chỉnh bất đối xứng giữa việc tăng và giảm các
mức lãi suất. Dưới đây là một số bài nghiên c ứu tiêu biểu.
McKinnon 1973, Shaw 1973, và Fry 1988 trong những nghiên cứu của mình đã tìm
thấy rằng tại các nước có n ền kinh tế đang phát triển, sự hạn chế tài chính là khá phổ
biến. Lãi suất được điều khiển bởi chính phủ và được giữ ở mức thận trọng, do đó
thường đưa đến một mối tương quan âm với lãi suất thực. Trong hoàn cảnh lãi suất
được giữ ở mức thấp hơn mức cân bằng của thị trường, làm cho lợi tức từ các dự án đầu
tư trở nên siêu l ợi nhuận, dẫn đến sự tiêu dùng không hi ệu quả của hệ thống tín dụng.
những bằng chứng này dường như là đúng cho nền kinh tế tại Việt Nam.


20

Tatiana Papiashvili và Faruk Gürsoy (2008) đã nghiên c ứu về chính sách tiền tệ tại các
nền kinh tế chuyển đổi và thấy rằng ở các nước có n ền kinh tế chuyển đổi tác động của
chính sách tiền tệ là hoàn toàn khác nhau trong s ự phát triển nền kinh tế.
Ali M. Kutan và Josef C. Brada (2000) đã nghiên c ứu trên ba nền kinh tế chuyển đổi đạt
được nhiều thành công là C ộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan. Là nh ững nước Đông

Âu đầu tiên gia nhập Liên Minh Châu Âu EU. C ộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan đã
đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc ổn định việc làm và phát tri ển nền kinh tế
của họ.Chính sách tiền tệ đã góp ph ần quan trọng đối với sự phát triển ổn định của các
tổ chức tài chính tại các nước này, tuy nhiên v ấn đề lạm phát cũng đang là gánh n ặng
được đặt lên vai của các cơ quan quản lí tiền tệ.
Rodrigo Fuentes năm 2003 cho rằng các tác động của chính sách tiền tệ phụ thuộc đáng kể
vào khả năng của Ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến lãi suất thị trường bằng cách quản
lý tính thanh khoản. do đó, đây là một vấn đề quan trọng để xác định mức độ linh hoạt

giữa lãi suất cho vay và lãi su ất huy động đối với những thay đổi trong chính sách tỷ giá.
Có m ột số lượng lớn các bài nghiên c ứu đã phát hi ện ra sự chậm trễ về lãi suất ngân
hàng, s ự cứng nhắc của lãi suất huy động có m ột sự liên quan

chặt chẽ đến mức độ tập trung vào ngành công nghi ệp ngân hàng, m ức độ tập trung
cao hơn sẽ đưa đến một sự cứng nhắc lớn hơn. Bài nghiên cứu đã ch ỉ ra rằng khả năng
thanh toán và r ủi ro khi cho vay của ngân hàng c ũng sẽ tạo ra sự khác biệt trong tốc
độ điều chỉnh. Trong ngắn hạn tại Chile các ngân hàng l ớn có xu hướng thiết lập một
lãi suất huy động linh hoạt hơn và các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao và độ
tin cậy lớn hơn sẽ có lãi su ất huy động thấp hơn và tốc độ điều chỉnh chập hơn, điều
này là phù h ợp với lý thuy ết kỷ luật thị trường.
Sophia Mueller-Spahn (10/2008) tìm hiểu sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường vào lãi
suất ngân hàng ở Đức cho thấy sự truyền dẫn trong dài hạn là không hoàn toàn nhưng
sự truyền dẫn trong ngắn hạn thì ở mức độ nhiều hơn đặc biệt là đối với lãi suất huy


21

động. Các ngân hàng l ớn thể hiện một sự truyền dẫn tốt hơn trong ngắn và dài h ạn.
Tính thanh khoản cũng là m ột yếu tố quan trọng trong việc xác định sự điều chỉnh
không đồng nhất. Đối với các ngân hàng có tính thanh kho ản kém thì nhanh chóng
truyền tải các điều kiện thị trường vào lãi su ất bán lẻ và thể hiện mức độ truyền dẫn
cao hơn. Ngoài ra, sự truyền dẫn cao hơn đối với các ngân hàng cho vay nhi ều hơn do
đó phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thị trường cho vay.
Leonardo Gambacorta và S.Iannotti (2011) đã ti ến hành xem xét m ức độ và sự bất đối
xứng trong phản ứng của lãi suất ngân hàng v ới những cú s ốc tiền tệ tại Italia. bài
nghiên cứu đã tìm thấy có s ự bất đối xứng trong việc điều chỉnh tốc độ tăng và giảm
của lãi suất, tuy nhiên sự bất đối xứng này đã bi ến mất từ những năm 1990. Bên cạnh
đó các tác giả còn tìm thấy mức độ truyền dẫn từ chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân
hàng đã tăng lên đáng kể sau năm 1993- khi bộ luật về Ngân hàng được ra đời. khi đối

mặt với những cú sốc trong nền kinh tế, các tác gi ả cũng tìm thấy sự điều chỉnh lãi
suất bất đối xứng trong ngắn hạn chứ không ph ải là trong dài h ạn.
Beng Soon Chong (11/2009) đã xem xét tác đ ộng của quy định lãi suất, việc bãi bỏ các
quy định, hiệu quả của chính sách tiền tệ cà độ cứng của lãi suất huy động tại các ngân
hàng ở thị trường Hongkong. Ông đã tìm thấy rằng việc bãi bỏ các quy định lãi suất
làm tăng sự hiệu quả của chính sách tiền tệ, và gia tăng mức độ pass-through trong dài
hạn của lãi suất huy động. bài nghiên cứu cũng cho thấy việc điều chỉnh bất đối xứng
và cứng nhắc trong khỏng thời gian áp dụng các quy định lãi suất, mức độ dẫn truyền
từ lãi suất thị trường sang lãi suất huy động được thắt chặt hơn sau khi bãi b ỏ các quy
định và lãi su ất.
Richard J. Rosen đã nghiên c ứu và tìm thấy mối quan hệ giữa sự hiện diện của khách
hàng đối với các quyết định lãi suất của các ngân hàng. B ằng việc sử dụng dữ liệu về
lãi suất huy động của các ngân hàng trong kho ảng mẫu từ 1987-2001, tác giả đã gi ải
thích được lí do vì sao lãi suất ngân hàng ph ản ứng một cách chậm chạp với một số


22

phong trào mở rộng lãi suất thị trường. hành vi của các khách hàng c ũng đóng một vai
trò r ất lớn trong việc thiết lập lãi suất của các ngân hàng.
Valeriya Dinger (2011) đã xem xét tác động của các ngân hàng và đặc điểm thị trường
lên sự cứng nhắc của lãi suất huy động tại các ngân hàng, tác gi ả đã tìm thấy rằng việc
sáp nhập của các ngân hàng có tác động đáng kể tới tần số thay đổi của lãi suất huy
động. đặc biệt, khả năng điều chỉnh lãi suất huy động đề đáp ứng với các cú s ốc lãi
suất thị trường đã gi ảm đáng kể sau khi tiến hành sáp nh ập các ngân hàng l ớn.
Các lý thuy ết giá năng động đươc đưa ra bởi Sheshinski và Weiss (1977), Rotemberg
và Saloner (1987) đã l ập luận rằng quyết định của một ngân hà ng để thay đổi mức lãi
suất của mình là việc xem xét giữa chi phí của việc điều chỉnh lãi suất và các chi phí sai
lệch từ một mức lải suất tối ưu. Trong khuôn khổ hệ thống ngân hàng và đặc điểm cấu trúc
th ị trường như kích thước ngân hàng, ph ạm vi địa lí.. có th ể ảnh hưởng đáng kế đến khả

năng thay đổi mức lãi suất bán lẻ. đã có nh ững nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh
cho lý thuy ết này bằng cách tìm được một số biến kinh tế có tác động đáng kể như sự tập
trung của thị trường, kích thước ngân hàng.... cũng như khả năng thay

đổi mức lãi suất của ngân hàng (Hannan và Berger 1991, Mester và Sounders năm
1995, Craig và Dinger 2010). Mặc dù các nghiên c ứu thực nghiệm là có t ồn tại song
các nghiên c ứu này chỉ tập trung vào bề mặt tĩnh của hệ thống ngân hàng và c ơ cấu
thị trường mà bỏ qua các thông tin động bên trong ngân hàng.
Những tài liệu trước đây của Hannan và Prager (1998); Focarelli và Panetta (2003);
Craig và Dinger (2009) cũng đã nghiên c ứu về tác động của việc sáp nhập của các
ngân hàng dẫn đến sự thiết lập sự độc quyền về mức độ của lãi suất bán lẻ. Có b ằng
chứng cho thấy rằng việc sáp nhập không ch ỉ ảnh hưởng đến mức lãi suất dài hạn, và
sự khác biệt trong lãi suất huy động của ngân hàng có di ễn ra sáp nhập và ngân hàng
không diễn ra sáp nhập có th ể được giải thích bởi sự khác biệt trong lãi suất huy động
tối hưu và khoảng thời gian điều chỉnh trong dài hạn.


23

Theo nghiên cứu của Hannan và Berger, năm 1991, lãi su ất bán lẻ của ngân hàng thay
đổi không thường xuyên và có m ột sự chậm trễ đáng kể để phản ứng với chính sách
tiền tệ.
Nikoloz Gigineishvili (7/2011) tìm hiểu yếu tố quyết định đến sự truyền dẫn. Hai yếu
tố được nghiên cứu là điều kiện kinh tế vĩ mô và c ấu trúc tr ị trường tài chính. Sau khi
thử nghiệm một loạt các biến có th ể giải thích, họ đã tìm thấy GDP bình quân, lạm phát,
lãi su ất, chất lượng tín dụng, chi phí hoạt động và sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
đã t ạo điều kiện cho quá trình truyền dẫn, nhưng sự biến động thị trường, dư

thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng l ại cản trở quá trình này. Các quốc gia có
tỷ giá cố định thì có xu hướng truyền dẫn yếu hơn như các nước Trung Đông, Trung Á

và các qu ốc đảo nhỏ. Mối tương quan thuận giữa lạm phát và s ự truyền dẫn mạnh mẽ
cho thấy sự thành công quan tr ọng trong nhiệm vụ hạn chế lạm phát thì ngân hàng
trương ương đã làm suy y ếu sự truyền tải của chính sách tiền tệ. Hạn chế chi phí hoạt
động cũng có thể làm suy yếu sự truyền dẫn.
Theo nghiên cứu của Hofmann và Mizen (2004), Kleimeier và Sander (2005) t ại hầu
hết các nền kinh tế kể cả những nền kinh tế phát triển sự truyền dẫn lập trường của các
chính sách tiền tệ đến nền kinh tế là chậm chạp và không hoàn toàn.
Bên cạnh việc nghiên cứu sự truyền dẫn, các nhà kinh t ế học cũng đồng thời nghiên
cứu về sự truyền dẫn là cân x ứng hay không. Li ệu có s ự khác nhau giữa các loại lãi
suất và khi nó ở trên hay dưới mức cân bằng.
Hannan và Berger(1991) cùng v ới Neuman và Sharpe (1992) là nh ững người đầu tiên
nghiên cứu về sự cứng nhắc của lãi suất huy động. Với giả định rằng có s ự truyền dẫn
đầy đủ và ngay lập tức vào trong lãi su ất cho vay bán lẻ, họ đã ki ểm tra xem sự tác
động của quyền lực ảnh hưởng thị trường (độc quyền) lên thị trường huy động trong sự
cứng nhắc của lãi suất huy động ở Mỹ. Họ đã tìm ra sự điều chỉnh không cân x ứng


×