Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm cho thị trường chứng khoán việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã ngành: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HẢI

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua gần 18 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
đã thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, góp phần
tăng cường tính công khai minh bạch, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước, mang lại những bước phát triển rõ rệt cả về lượng và chất. Tuy
nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay còn khá ít về chủng loại hàng
hóa, chỉ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, gần đây nhất mới có sản
phẩm phái sinh, còn thiếu các loại sản phẩm đầu tư tài chính khác để phát triển
tương quan với thị trường chứng khoán trong khu vực. Việc có thêm sản phẩm
mới sẽ gia tăng sự lựa chọn cho các thành viên tham gia thị trường và giúp thị
trường chứng khoán Việt Nam cải thiện, hướng đến mục tiêu trở thành kênh huy
động vốn chủ đạo cho nền kinh tế, nâng cao hình ảnh thị trường chứng khoán Việt
Nam đối với nhà đầu tư quốc tế và các thị trường chứng khoán trong khu vực.
Luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu việc vận hành và phát
triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm cho thị trường chứng khoán Việt
Nam” với mục tiêu chính là nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về chứng quyền
và các quy định hiện hành cũng như vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng chứng quyền
đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra
các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng quyền có bảo đảm tại
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp tổng hợp các phương pháp thống
kê, mô tả, phân tích và tổng hợp. Luận văn cung cấp các kiến thức cơ bản về việc
vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, đồng thời tìm hiểu về thị trường

chứng quyền của một số nước phát triển trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm thực tiễn để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2018
Người cam đoan

Phạm Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn
khoa học của tôi –TS. Lê Văn Hải đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi từ định hình
hướng phát triển đề cương đến việc chỉnh sửa và góp ý nội dung cụ thể từng
chương. Sự hướng dẫn của thầy đã giúp đề tài nghiên cứu của tôi được sâu sắc và
hoàn thiện hơn.
Tôi muốn cảm ơn gia đình tôi đã luôn quan tâm, khích lệ và động viên về
mặt tinh thần, giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá,
xin cảm ơn bạn bè đã cùng góp ý và bổ sung những kiến thức tôi còn thiếu. Những
kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng giúp tôi nghiên cứu và làm việc tốt hơn.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong việc thu

thập các thông tin và dữ liệu, cũng như truyền đạt các kinh nghiệm thực tiễn quý
giá để thực hiện luận văn.
Luận văn tuy được thực hiện với nỗ lực lớn của bản thân tôi, nhưng không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô,
bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả

Phạm Thị Tuyết

năm 2018


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................
Lời cám ơn ..............................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………………..
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................................1
1.GIỚI THIỆU .....................................................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .......................................................................................................................................1
1.2.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................2
2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................4
2.1.Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................................4
2.2.Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................4
3.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................5
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................5
4.1.Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................5
4.2.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................5

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………….5
6.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………..5
7.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………...6
7.1.Về mặt lý luận ................................................................................................................................6
7.2.Về mặt thực tiễn .............................................................................................................................7
8.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7
8.1.Đối với các tài liệu nước ngoài ....................................................................................................7
8.2.Đối với các tài liệu trong nước ....................................................................................................7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỨNG
QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .........................................9
1.1 Khái quát về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm......................................................................9
1.1.1.Mô tả sản phẩm ..........................................................................................................................9
1.1.1.1.Khái niệm .................................................................................................................................9
1.1.1.2.Phân loại ................................................................................................................................ 13


1.1.2.Phân biệt chứng quyền có bảo đảm với các sản phẩm tương đồng ................................ 15
1.1.2.1.Chứng quyền truyền thống và chứng quyền có bảo đảm.............................................. 15
1.1.2.2.Hợp đồng quyền chọn và chứng quyền có bảo đảm ...................................................... 17
1.1.3.Ưu điểm và hạn chế của chứng quyền có bảo đảm ........................................................... 17
1.1.4.Vai trò của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm trên thị trường chứng khoán hiện
nay…………………………………………………………………………………….22
1.2 Điều kiện vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm trên thị trường
chứng khoán…………… ............................................................................................................... 24
1.2.1.Quy định về tổ chức phát hành.............................................................................................. 24
1.2.2.Quy định về tài sản cơ sở ....................................................................................................... 26
1.2.3.Quy định về niêm yết chứng quyền có bảo đảm được chào bán lần đầu....................... 27
1.2.4.Quy định về giao dịch............................................................................................................. 28
1.2.5.Quy định về công bố thông tin giao dịch............................................................................. 29
1.2.6.Quy định về thanh toán .......................................................................................................... 30

1.2.7.Quy định về quảng cáo sản phẩm, báo cáo và công bố thông tin cho nhà đầu
tư……………………………………………………………..……………………….30
1.3 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam………...31
1.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm cho nhà đầu tư cá nhân ................................................................. 31
1.3.2 Chứng quyền có bảo đảm là công cụ phòng ngừa rủi ro .................................................. 33
1.3.3 Chứng quyền có bảo đảm góp phần giải quyết bài toán cho cổ phiếu hết
room………………………………...…………………………………………………34
1.3.4 Chứng quyền có bảo đảm giúp hoàn chỉnh cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam
và phù hợp với lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường ........................................................ 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG I……………...………………………………………………37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO VIỆC VẬN HÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM…………………………………......................................38
2.1.Kinh nghiệm trong việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ở
một số nước……………………………………………………..……………………..38
2.1.1Tình hình giao dịch chứng quyền có bảo đảm trên thế giới trong những năm gần
đây…………………………………………………………………………………….38
2.1.2 Kinh nghiệm trong việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ở
một số nước........................................................................................................................................ 40
2.1.2.1 Đối với thị trường Đài Loan............................................................................................... 40


2.1.2.2 Đối với thị trường Hồng Kông .......................................................................................... 42
2.1.2.3 Đối với thị trường Hàn Quốc ............................................................................................. 44
2.1.3 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................................................ 45
2.2.Thực trạng chuẩn bị cho việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm
tại Việt Nam…………………………………………………………………………...47
2.2.1 Về khung pháp lý cho thị trường CW……………………………………………47
2.2.2.Về những yếu tố để phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng
khoán Việt Nam ................................................................................................................................ 48

2.2.2.1.Các cơ quan quản lý ............................................................................................................ 48
2.2.2.2.Các cổ phiếu đáp ứng điều kiện làm chứng khoán cơ sở cho sản phẩm chứng quyền
có bảo đảm…………………………………………………………………………….49
2.2.2.3.Về tổ chức phát hành ........................................................................................................... 51
2.2.2.4.Về nhân sự............................................................................................................................. 52
2.2.2.5.Công tác tuyên truyền và đào tạo về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ................. 52
2.3.Những tồn tại, vướng mắc trong việc chuẩn bị cho sự ra đời, phát triển sản phẩm chứng
quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam……………………………….53
2.4.Một số ý kiến từ các thành viên thị trường về khả năng phát triển sản phẩm chứng quyền
có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………………55
KẾT LUẬN CHƯƠNG II……………………………….………………………..60
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM……………………………………………………………………………...61
3.1.Giải pháp nhằm vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm cho thị
trường chứng khoán Việt Nam…………………………………………………………61
3.1.1.Về vấn đề thuế và phí ............................................................................................................. 61
3.1.2.Về tổ chức phát hành .............................................................................................................. 62
3.1.3.Nâng cao hiệu quả, hoạt động quản lý giám sát giao dịch chứng quyền có bảo đảm.. 64
3.1.4.Cải thiện quy mô, thanh khoản của thị trường.................................................................... 65
3.1.5.Về khung pháp lý .................................................................................................................... 66
3.1.6.Về cơ sở vật chất ..................................................................................................................... 67
3.1.7.Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm .......................................................................... 68
3.1.8.Đào tạo nhà đầu tư là vấn đề then chốt ................................................................................ 69


3.2.Các kiến nghị khác ..................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG III……………………………………………………….71
KẾT LUẬN………………………………………………………………………72
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..74

PHỤ LỤC………………………………………………………………………...77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ Tiếng Anh

Dịch sang tiếng Việt

CW

Covered Warrant

Chứng quyền có bảo đảm

CTCK

Securities company

Công ty chứng khoán

TCPH

Issuer

Tổ chức phát hành

ETF


Exchange-Traded Fund

Quỹ giao dịch hoán đổi

GDP

Gross Domestic Product

HNX

Hanoi Stock Exchange

HOSE

Hochiminh Stock Exchange

Tổng sản phẩm quốc nội
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh
Sàn giao dịch UPCoM

Sở GDCK

Unlisted Public Company
Market
Stock Exchange


TTCK

Securities market

Thị trường chứng khoán

TWSE

Taiwan Stock Exchange

Sở GDCK Đài Loan

DW

Derivative Warrant

Chứng quyền tại Hồng Kong

HKEx

HongKong Stock Exchange

SGDCK Hồng Kông

KRX

Korea Stock Exchange

Sở GDCK Hàn Quốc


UBCKNN

State Security Commission
Vietnam Securities
Depository
World Federation of
Exchanges
World Trade Organization

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Việt Nam
Liên đoàn các Sở Giao dịch
Chứng khoán Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới

UPCoM

VSD
WFE
WTO

Sở Giao dịch Chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1

Năng lực tài chính thực tế tại các TCPH tính đến 03/2018

26

Bảng 2.1

Danh sách 10 thị trường chứng quyền hàng đầu

39

Bảng 2.2

Danh sách cổ phiếu đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở

49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1


CW mua

13

Hình 1.2

CW bán

14


1
MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với
nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng mà thị trường vốn, thị trường
chứng khoán (TTCK) không thể nằm ngoài cuộc. Để chủ động hội nhập thị trường
tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế,
một trong những mục tiêu mà Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn
2011-2020 hướng đến là “phát triển TTCK đồng bộ về các yếu tố cung – cầu; tăng
quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ đảm bảo
thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn
quan trọng của nền kinh tế”.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra, là cơ quan tổ chức và vận hành
TTCK lớn nhất tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(Sở GDCK TP.HCM) đã từng bước thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm,
không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng
nhu cầu thị trường. Sở GDCK TP.HCM luôn là đơn vị tiên phong khởi nguồn cho
những ý tưởng sản phẩm mới và cùng với cơ quan quản lý có những đóng góp quan

trọng trong quá trình hiện thực hóa những ý tưởng này, từ chứng khoán phái sinh,
chuẩn phân ngành, bộ chỉ số HOSE-Index đến ETF…
Ngày 10/08/2017 TTCK phái sinh chính thức mở cửa khai trương phiên giao
dịch đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Từ đó cho đến nay,
sản phẩm này nhận được nhiều phản ứng tích cực từ thị trường, tính thanh khoản
cao thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đây sẽ là cơ sở nền tảng để tiếp tục triển khai
thêm sản phẩm mới Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) ra thị
trường nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư về nhiều chủng loại sản
phẩm với các khẩu vị rủi ro khác nhau.
Với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn nhưng lại có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn
rất nhiều, CW cung cấp một công cụ phòng vệ rủi ro và giúp nhà đầu tư có thể thực
hiện các chiến lược đầu tư khác nhau với chi phí thấp hơn. Theo số liệu từ Hiệp hội


2
các Sở GDCK thế giới (WFE), có ít nhất 42 Sở GDCK trong số 56 Sở GDCK
thành viên đã triển khai giao dịch các loại sản phẩm CW khác nhau. CW được
nhiều chuyên gia đánh giá là sản phẩm đầu tư phổ biến nhất trong các TTCK mới
nổi.
Đây cũng là một sản phẩm khá phổ biến ở các thị trường khu vực, thu hút được
nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, đặc biệt là khối nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đặc
điểm này khá phù hợp với bối cảnh TTCK Việt Nam hiện nay với tỷ lệ nhà đầu tư
cá nhân đang chiếm ưu thế. CW còn giúp bổ sung thêm mảng hoạt động nghiệp vụ
phát hành sản phẩm đầu tư và hoạt động tạo lập thị trường phái sinh cho các
CTCK, từ đó đa dạng hóa nguồn doanh thu cho những công ty này và cũng là một
bước đệm để hình thành hệ thống tạo lập thị trường cho các sản phẩm phái sinh sau
này.
Đối với TTCK Việt Nam, CW là sự lựa chọn khả thi, đặc biệt là khi TTCK phái
sinh mới ra đời năm 2017. Phát triển và giao dịch sản phẩm CW còn đáp ứng mục
tiêu tạo sản phẩm mới, tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư, tăng độ ổn định cho thị

trường và hoàn thiện cấu trúc TTCK Việt Nam.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 18 năm hình thành và phát triển TTCK Việt Nam đã thể hiện được vai trò
là kênh dẫn vốn quan trọng của nền khinh tế, góp phần tăng cường tính công khai
minh bạch, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, mang lại
những bước phát triển rõ rệt cả về lượng và chất. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện
nay còn khá ít về chủng loại hàng hóa, chỉ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ, gần đây nhất mới có sản phẩm phái sinh, còn thiếu các loại sản phẩm đầu tư
tài chính khác để phát triển tương quan với TTCK trong khu vực. Điều này dẫn đến
một hạn chế rất lớn của TTCK Việt Nam vẫn thường hay được nhắc đến đó là "xu
hướng chuyển động một chiều" (khi thị trường tăng giá, nhà đầu tư ào ào mua cổ
phiếu; còn khi thị trường giảm giá, xu hướng bán cổ phiếu luôn lấn át) do thị
trường thiếu công cụ để nhà đầu tư tự cân bằng hoặc kiếm tiền trên thị trường giá
xuống. Sự phát triển của các công cụ phái sinh cũng là một diễn biến tất yếu trong
quá trình phát triển của thị trường tài chính, nó phản ánh mức độ phát triển sâu


3
rộng của thị trường và xu thế hội nhập quốc tế.
Như vậy, sự xuất hiện của các công cụ mang bản chất phái sinh trên thị
trường trong thời gian qua đã khẳng định nhu cầu giao dịch đối với loại hình đầu tư
mới này. Điều này phản ánh một thực tế khách quan là một bộ phận của thị trường
đã tiếp xúc và sẵn sàng tham gia giao dịch các công cụ phức tạp hơn, cao cấp hơn
bên cạnh những sản phẩm truyền thống là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Xét
trên góc độ sự phát triển tất yếu của thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế, sự ra
đời của các công cụ đầu tư có tính chất phái sinh nói trên đã bị hạn chế bởi chưa có
quy định pháp lý cụ thể. Điều này đặt ra yêu cầu thiết lập một thị trường giao dịch
chính thống được vận hành dưới sự quản lý của nhà nước với các cơ chế pháp lý
đầy đủ.
Về lý thuyết, khái niệm sản phẩm phái sinh khá rộng: bất kỳ sản phẩm nào có

giá dựa trên giá của một sản phẩm khác thì đều được gọi là phái sinh. Sản phẩm
CW - với bản chất tương tự như các công cụ phái sinh nhưng không đòi hỏi những
kỹ thuật giao dịch và thanh toán quá phức tạp, rủi ro thanh toán thấp nên sản phẩm
CW không có khả năng gây ra các khoản lỗ vượt quá vốn đầu tư ban đầu. Và sau
một thời gian phát triển TTCK, hiểu biết của nhà đầu tư đã được nâng cao, làm
phát sinh nhu cầu giao dịch các loại sản phẩm mới, phức tạp hơn nhưng hấp dẫn
hơn, giúp đa dạng các công cụ đầu tư hiện có, góp phần thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước.
Xét trong bối cảnh tình hình TTCK hiện nay, phát triển sản phẩm CW sẽ đáp
ứng nhu cầu đa dạng của các thành viên tham gia thị trường, đồng thời sẽ là một
bước đệm để tiếp tục triển khai thêm các sản phẩm phái sinh mang đặc tính phức
tạp hơn.
Về phía CTCK thành viên, CW được triển khai giao dịch sẽ giúp thành viên tận
dụng được nguồn lực sẵn có về nguồn nhân lực, kỹ thuật,…để thực hiện thêm
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, đó là nghiệp vụ phát hành CW đối với thành
viên đủ năng lực tài chính và hạng mức tín dụng tốt; đối với thành viên khác, là cơ
hội mở rộng nghiệp vụ môi giới, giới thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng tiềm năng
trong và ngoài nước, hoạt động tạo lập thị trường.


4
Về phía nhà đầu tư, khi CW được giao dịch họ có thêm sự chọn lựa về hàng hóa
đầu tư, thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ loại hàng hóa có tính đòn bẩy cao này.
Mặt khác, thanh toán được thực hiện đơn giản và ít rủi ro hơn chứng khoán phái
sinh và nhà đầu tư còn cơ hội thực hiện đầu tư theo chiến lược của mình: đầu tư,
đầu cơ, phòng vệ vị thế và quản lý danh mục đầu tư (với số vốn nhỏ nhưng có thể
đầu tư theo một danh mục đầu tư ưa thích).
Về phía cơ quan quản lý TTCK, sự ra đời của CW sẽ làm hoàn chỉnh cấu trúc
thị trường cổ phiếu và đồng thời từng bước giúp thị trường cổ phiếu tăng trưởng ổn
định và bền vững.

Về mặt hạ tầng công nghệ, CW là một trong những sản phẩm được hệ thống
công nghệ thông tin mới hỗ trợ thuộc Gói thầu thiết kế giải pháp, cung cấp lắp đặt
và chuyển giao công nghệ do Sở GDCK TP.HCM làm chủ đầu tư. Hệ thống sẽ sớm
được đưa vào vận hành, trong đó tích hợp nhiều tính năng tiên tiến từ thông lệ giao
dịch và nghiệp vụ của thị trường Hàn Quốc. Do vậy, triển khai sản phẩm CW là
một bước đi tất yếu theo lộ trình phát triển sản phẩm mới của TTCK Việt Nam
nhằm tận dụng một cách tối ưu các tính năng và hiệu suất của hệ thống.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền
có bảo đảm cho thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài rất cấp thiết hiện nay.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, các quy định hiện đang có hiệu lực áp dụng
cho TTCK phái sinh, luận văn nghiên cứu về sản phẩm CW nhằm đưa ra các giải
pháp thúc đẩy sự ra đời và phát triển sản phẩm CW tại TTCK Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu các kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sản phẩm CW
nhằm rút ra những kinh nghiệm phát triển sản phẩm CW tại Việt Nam.

-

Đánh giá thực trạng chuẩn bị cho việc đưa vào vận hành và phát triển sản
phẩm CW tại TTCK Việt Nam nhằm rút ra những mặt còn tồn tại và
nguyên nhân của
những tồn tại đó.


5
-


Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự ra đời và phát triển sản phẩm
CW tại Việt Nam.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các câu hỏi mà đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu và làm rõ như sau:
-

Thực trạng chuẩn bị cho việc đưa vào vận hành và phát triển sản phẩm CW
hiện nay tại Việt Nam như thế nào?

-

Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh sự ra đời và phát triển sản phẩm CW ?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo
đảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi: TTCK và cơ chế vận hành, phát triển sản
phẩm chứng quyền có bảo đảm trên TTCK Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Luận
văn nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập thông tin và thu thập ý kiến từ các cuộc hội
thảo tại Sở GDCK của các CTCK.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp mô tả;


-

Phương pháp định tính;

-

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu dựa trên các báo
cáo hoạt động kinh doanh của các cơ quan chức năng, của Sở GDCK Hà Nội,
Sở GDCK TP.HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), các
CTCK và các định chế tài chính khác... tài liệu trên các phương tiện thông tin
đại chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet;

-

Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu;

-

Phương pháp chuyên gia: thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo của các
chuyên gia về việc vận hành và phát triển sản phẩm CW trên TTCK.

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia làm 03 chương như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM TRÊN CHO TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

Tìm hiểu, nghiên cứu các lý luận cơ bản vận hành và phát triển sản phẩm CW,
tình hình giao dịch CW trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỨNG
QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận về vận hành và phát triển sản phẩm chứng
quyền có bảo đảm trên TTCK Việt Nam ở chương I, chương II sẽ tập trung vào
việc phân tích, đánh giá vai trò của sản phẩm CW đối với TTCK Việt Nam. Những
khó khăn, thử thách và các yếu tố tác động đến sản phẩm CW, đưa ra những thay
đổi khi TTCK có thêm CW hoạt động. Mặt khác, xem xét những ý kiến đóng góp
quan trọng của các thành viên thị trường.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Từ kết quả nghiên cứu tại chương I và chương II, sẽ có các khó khăn và giải
pháp để hoàn thiện, phát triển thị trường CW tại Việt Nam.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hiện chưa có nhiều đề tài Thạc sĩ nghiên cứu về sản phẩm CW tại Việt Nam,
chỉ có một số ít đề tài về CW được UBCKNN nghiên cứu là chủ yếu. Tuy nhiên
cũng chỉ mang tính khái quát chưa nghiên cứu sâu về cách thức vận hành cũng như
tầm quan trọng của sản phẩm CW đối với TTCK Việt Nam. Vì vậy đây là một chủ
đề khá nóng trong tình hình hiện nay, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ chi tiết và cụ thể
nhiều vấn đề liên quan đến CW như cách thức vận hành, thực trạng, hiệu quả,
những khó khăn và giải pháp phát triển sản phẩm CW…, đề tài sẽ có những đóng
góp như sau:
7.1. Về mặt lý luận


7
-


Hệ thống và tổng kết những lý luận cơ bản về vận hành và phát triển sản phẩm
CW tại Việt Nam

-

Làm rõ cách thức vận hành của sản phẩm CW , nêu ra ý nghĩa của sản phẩm đối
với TTCK Việt Nam.

-

Có những đánh cụ thể về hoạt động của sản phẩm CW trên thị trường hiện nay.
7.2. Về mặt thực tiễn

-

Đề tài này thực hiện nghiên cứu, kiểm chứng đầy đủ hơn để có những đánh giá
đúng thực tế tình hình sản phẩm CW hiện nay.

-

Từ những phân tích, đánh giá, đề tài đề xuất các giải pháp khắc phục những mặt
còn
tồn đọng, nhằm đạt được mang đến hiệu quả thiết thực cho sản phẩm CW và cả
TTCK.

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
8.1. Đối với các tài liệu nước ngoài
Bài báo cáo, “A healthy market for investors to be informed - Report on Hong
Kong Stock Market”, đăng trên tạp chí SFC Hong Kong, 2005. Bài báo cáo này
dựa trên một cuộc hội thảo trao đổi về thị trường CW, giới thiệu về vận hành,

khung pháp lý và tác động của sản phẩm CW lên TTCK tại Hong Kong.
Bài báo khoa học, “The Trading Behavior of Derivative Warrant Issuer and Its
Bearing on the Price and Liquidity of the Warrant and the Underlying Stock‘‘, của
tác giả Li-Wen Chen và Edward H. Chow năm 2002, đăng trên tạp chí tài chính
của trường đại học quốc gia Chengchi Đài Loan. Bài báo nghiên cứu về hành vi
mua bán và việc phòng ngừa rủi ro khi giao dịch sản phẩm CW tại Đài Loan.
Các tài liệu nước ngoài đa số là các bài hội thảo trao đổi dựa kinh nghiệm của
các Sở GDCK trên thế giới đăng trên các tạp chí, chưa có bài nghiên cứu nào nêu
chi tiết về khó khăn thử thách và giải pháp khi đưa sản phẩm CW ra thị trường. Vì
vậy đề tài nghiên cứu về sản phẩm CW tại Việt Nam sẽ tổng hợp, phân tích các
kinh nghiệm của các nước, có cái nhìn tổng quan về sản phẩm CW ở các nước
khác, từ đó đưa vào áp dụng có chọn lọc cho phù hợp với TTCK Việt Nam.
8.2. Đối với các tài liệu trong nước


8
Kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành đến nay đã có một số
công trình nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là:
Đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại
thị trường chứng khoán Việt Nam” Thạc sĩ Trần Thị Hồng Hà, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, 2015. Đề tài này làm rõ những vẫn đề liên quan đến sản phẩm
CW như khái niệm, phân loại, mục đích, các chủ thể tham gia thị trường… và kinh
nghiệm thực tiễn tại một số nước và giải pháp phát triển thị trường chứng quyền có
bảo đảm tại TTCK Việt Nam.
Bài báo khoa học, “Triển khai chứng quyền có bảo đảm góp phần hoàn thiện cấu
trúc
về sản phẩm trên thị trường chứng khoán”, đăng trên Tạp chí chứng khoán số 230
ngày
25/12/2017. Bài báo nêu lên lợi ích và rủi ro khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sản
phẩm CW.

Các đề tài, bài báo nêu trên đã đóng góp những kết luận khoa học quan trọng
trong việc giới thiệu sản phẩm CW ra thị trường, những lợi ích và rủi ro khi nhà
đầu tư tham gia sản phẩm này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại có rất ít các
bài nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm CW và chưa khai thác những điểm mới về
sản phẩm CW cũng như cập nhật tình hình thực tế.
Do đó, trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Vận hành và phát
triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm trên thị trường chứng khoán tại Việt
Nam”. Thông qua luận văn, sẽ tìm hiểu và khảo sát thực tiễn để phân tích thực
trạng sản phẩm CW tại TTCK Việt Nam, chỉ rõ những mặt hạn chế, khó khăn và
đưa ra những giải pháp để khắc phục, hoàn thiện giúp thị trường chứng quyền có
bảo đảm Việt Nam được đi vào hoạt động và phát triển bền vững.


9

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỨNG
QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Chương 1 của luận văn trình bày tổng quan các kiến thức về khái niệm, phân
loại về sản phẩm CW, đồng thời khái quát các tiêu chí và điều kiện nhằm để vận
hành sản phẩm này. Chương I cũng đưa ra được một số bài học kinh nghiệm trong
việc vận hành và phát triển sản phẩm CW từ một số nước có thị trường CW phát
triển hàng đầu trên thế giới, qua đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
1.1 Khái quát về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm
1.1.1. Mô tả sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm
Tại một số nước trên thế giới, CW được định nghĩa như sau:
Tại Đài Loan, định nghĩa “CW mua (bán) (tên tiếng anh là Call/ Put Warrant).
Cụm từ “CW mua (bán)” sử dụng trong các quy định nói đến chứng khoán phát
hành do bên thứ ba, không phải là bên phát hành các chứng khoán cơ sở, mà người

sở hữu chứng quyền mua (bán) trong một khoảng thời gian quy định hay cho đến
ngày đáo hạn quy định có quyền mua hay bán các chứng khoán cơ sở cho nhà phát
hành tại một mức giá xác định, hoặc nhận thanh toán bằng tiền mặt thay cho
khoảng chênh lệch giá (giữa giá thanh toán và giá thực tế của chứng khoán cơ sở).
Tại Hồng Kông, theo quy định CW được gọi là chứng quyền phái sinh
(Derivatives Warrant - DW) cấp cho người sở hữu (người sở hữu chứng quyền)
quyền (nhưng không kèm nghĩa vụ):
(1) mua từ (trong trường hợp là chứng quyền mua) hay bán cho (trong trường
hợp là chứng quyền bán) nhà phát hành tại một mức giá thực hiện xác định:
(a) một lượng chứng khoán xác định phát hành bởi một công ty (hay nhận một
khoản thanh toán bằng tiền mặt được tính toán dựa theo giá đó);
(b) bất kỳ tài sản nảo (hay nhận một khoản thanh toán bằng tiền mặt được tính
toán dựa theo giá đó);
(2) nhận từ nhà phát hành một khoản thanh toán tiền mặt bằng với khoảng
chênh lệch (nếu có):
(a) trong trường hợp chứng quyền mua, giá trị của chỉ số liên quan đến chứng


10

khoán hay tài sản (hay chỉ số khác) tại ngày thực hiện chứng quyền phái sinh
với giá thực hiện hay giá thanh toán;
(b) trong trường hợp chứng quyền bán, giá thực hiện hay giá thanh toán với
giá trị của chỉ số liên quan đến chứng khoán hay tài sản (hay chỉ số khác) tại
ngày thực hiện chứng quyền phái sinh trong khoảng thời gian thanh toán xác
định hay tại một hoặc nhiều ngày xác định, hay nhận các loại giấy tờ có giá
khác tương tự.
Tại Thái Lan, được gọi là chứng quyền phái sinh (Derivatives Warrant - DW)
là:
(1) một công cụ mà nhà phát hành trao người nắm giữ quyền mua (chứng

quyền mua) tài sản cơ sở tại một thời điểm hay khoảng thời gian xác định, theo các
điều kiện đi kèm;
(2) một công cụ mà nhà phát hành trao người nắm giữ quyền bán (chứng
quyền bán) tài sản cơ sở tại một thời điểm hay khoảng thời gian xác định, theo các
điều kiện đi kèm;
(3) một công cụ mà nhà phát hành trao người nắm giữ quyền chọn mua (chứng
quyền mua) quyền nhận thanh toán tại một thời điểm hay khoảng thời gian xác
định, một khoản chênh lệch giữa giá hay giá trị tài sản cơ sở và giá hay giá trị tài
sản cơ sở thay thế xác định trong đó, khi giá hay giá trị tài sản cơ sở cao hơn giá
hay giá trị tài sản cơ sở xác định trong công cụ đó, theo các điều kiện của công cụ
đó;
(4) một công cụ mà nhà phát hành trao cho người nắm giữ quyền chọn bán
(chứng quyền bán) quyền nhận thanh toán tại một thời điểm hay khoảng thời gian
xác định, một khoản chênh lệch giữa giá hay giá trị tài sản cơ sở và giá hay giá trị
tài sản cơ sở thay thế xác định trong đó, khi giá hay giá tị tài sản cơ sở thấp hơn giá
hay giá trị tài sản cơ sở xác định trong công cụ đó, theo các điều kiện của công cụ
đó.
Tại Hàn Quốc, “Chứng quyền trên cổ phần” (Equity linked Warrants - ELW)
là chứng khoán ghi nhận quyền thực hiện một giao dịch cổ phần hay nhận tiền mặt
khi có sự biểu hiện ý định đơn phương của một trong hai phía theo cách xác định
trước tùy thuộc vào những thay đổi về giá của các cổ phần hay chỉ số giá của chúng


11

được giao dịch trên thị trường chứng khoán hay trên các thị trường chứng khoán
nước ngoài tương tự.
Tại Việt Nam, CW được định nghĩa theo Nghị định 60/2015/CP-NĐ như
sau: “CW là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành,
cho phép người sở hữu được quyền mua (CW mua) hoặc được quyền bán (CW bán)

chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành CW đó theo một mức giá đã được xác
định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền
chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện”.
Hoặc có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
CW là một sản phẩm đầu tư tài chính có tính chất như một quyền chọn cho
phép người nắm giữ quyền được bán hoặc mua tài sản cơ sở với một khối lượng xác
định từ nhà phát hành tại một mức giá vào hoặc trước thời điểm được xác định.
Các thông tin cơ bản trên một CW:
-

Công ty phát hành

-

Nhà tạo lập thanh khoản

-

Số lượng CW phát hành

-

Ngày phát hành

-

Tài sản cơ sở

-


Loại hình quyền (Mua/Bán)

-

Loại hình thực hiện (kiểu Mỹ/ châu Âu)

-

Giá phát hành (phí quyền chọn)

-

Giá thực hiện

-

Tỷ lệ chuyển đổi quyền

-

Ngày hết hạn

-

Phương thức tính Giá thực hiện

-

Hình thức thanh toán (Tiền/Cổ phiếu)


Ba trạng thái đầu tư của CW: Tương tự như quyền chọn, có ba trạng thái
quan trọng của CW mà nhà đầu tư cần chú ý. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến
việc thực hiện quyền, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của một CW. Ba trạng
thái đó bao gồm: ITM (in-the-money), ATM (at-the-money), OTM (out-of the-


12

money). Cách xác định ba trạng thái này là khác nhau đối với chứng quyền mua
hoặc chứng
quyền bán.
 Đối với CW mua: Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào
khi CW còn hiệu lực, nếu giá chứng khoán cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S>X), ta
gọi CW mua đang ở trạng thái lời (ITM); nếu giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá
thực hiện (Sbằng giá thực hiện (S=X), ta gọi CW mua đang ở trạng thái hòa vốn (ATM).
 Đối với CW bán: Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào
khi CW còn giá trị, nếu giá chứng khoán cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S>X), ta gọi
CW bán đang ở trạng thái lỗ (OTM); nếu giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực
hiện (Sthực hiện (S=X), ta gọi CW bán là hòa vốn (ATM).
Giá trị của CW:
Một trong những yếu tố quan trọng đối với nhà đầu tư khi tham gia đầu tư và
giao dịch chứng quyền là phải hiểu được “giá CW” được xác định như thế nào. Đầu
tiên, cần xác định rằng:
Giá trị CW = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian.
Giá trị nội tại: Tức là giá trị tự bản thân của CW có, không bị mất đi theo thời
gian. Giá trị này chỉ bị ảnh hưởng khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi, và với các
CW nào ở trạng thái (ITM) thì mới có giá trị nội tại. Tại các trạng thái OTM và
ATM, CW không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị về thời gian.

Giá trị thời gian: Tức là giá trị từ lúc CW được phát hành cho đến khi CW đáo
hạn. Điều đó có nghĩa là tất cả CW đều có giá trị thời gian bất kể trạng thái ITM,
ATM hay OTM. Càng gần thời điểm đáo hạn, giá trị thời gian của CW sẽ giảm đi
và trở về 0 khi CW đáo hạn.
Định giá CW:
Khi được giao dịch trên thị trườn thứ cấp, bên cạnh tác động của cung – cầu
CW trên thị trường, giá của CW còn chịu tác động bởi các yếu tố đặc thù như:
-

Giá của chứng khoán cơ sở: Đây là tham chiếu để xác định giá trị nội tại của
CW.


13

-

Thời gian đến khi đáo hạn, có nghĩa khoảng thời gian từ thời điểm xác định
giá đến ngày đáo hạn của chứng quyền. Khoảng thời gian càng dài thì CW
càng có giá trị (thời gian) cao.

-

Độ biến động của chứng khoán cơ sở: Độ biến động càng cao thì giá CW sẽ
càng cao.

-

Giá thực hiện (exercise price).


-

Lãi suất phi rủi ro.

-

Cổ tức.
Các yếu tố trên là các biến đầu vào của các mô hình định giá CW, được sử

dụng tương tự như mô hình định giá quyền chọn: mô hình Black-Scholes hoặc mô
hình nhị phân (binomial-model). Trong các nhân tố trên, độ biến động của chứng
khoán cơ sở và lãi suất phi rủi ro là hai nhân tố quan trọng nhất và khó xác định
nhất, phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư và công ty chứng khoán trên thị
trường.
1.1.1.2. Phân loại
Sản phẩm CW được phân loại như sau:


Dựa vào nội dung thực hiện quyền, có CW mua (là CW cho phép người nắm

giữ có một quyền được mua) và CW bán (là CW cho phép người nắm giữ có một
quyền được bán). Cụ thể:
-

CW mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua

một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền
chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực
hiện. Xem hình 1.1 minh họa về chứng quyền mua.


Hình 1.1: CW mua


×