Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thành công trong Chuỗi cung ứng của cà phê Trung Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.63 KB, 12 trang )

.Đề tài: Thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của
Trung Nguyên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để thực hiện các mục tiêu về thị phần cũng
như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng.Nó giúp
người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường.hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cũng vì thế mà trở nên rất quan trọng trong hoạt động
của các nhà quản trị doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường chính là nhờ
có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.Với tốc độ thay đổi chóng mặt cùng với những biến
động khó lường của thị trường, điều quan trọng bây giờ là doanh nghiệp phải nhận thức được các
chuỗi cung ứng cũng như vai trò của mình trong đó.Các công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh
đáng kể trên thị trường một khi đã nhuần nhuyễn cách thức xây dựng và tham gia vào một chuỗi
cung ứng vững mạnh.


Phần 1: Cơ sở lý luận.
1. Một số khái niệm.
Chuỗi cung ứng: là một tập hợp gồm 3 hay nhiều doanh nghiệp kết nối trực tiếp hay gián
tiếp với nhau bằng dòng chảy vật chất, thông tin và tài chính.
 Quản trị chuỗi cung ứng: tập hợp các phương thức về thiết kế, lập kế hoạch và triển khai
một cách có hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống
kho bãi và các nhà bán lẻ để hàng hóa được sản xuất và phân phối tới đúng địa điểm,
đúng thời gian, đúng yêu cầu về chất lượng và số lượng với mục đích giảm thiểu chi phí
toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo gia tăng
giá trị cho tất cả các thành viên trong chuỗi.
2. Các thành phần của chuỗi cung ứng.








Nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Nhà máy sản xuất.
Nhà phân phối các cấp: nhà phân phối chính, nhà bán buôn, nhà bán lẻ…
Khách hàng.

Phần 2: Sự thành công trong chuỗi cung ứng của công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên.
2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên
Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên.
Trụ sở chính: Số 82 – 84 Bùi Thị Xuân Phường Bến Thành Q1 Tp Hồ Chí Minh.
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã
nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người
tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Tầm nhìn và sứ mạng.
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự
chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh
phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê
nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
Các loại sản phẩm


Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 dòng sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung cấp và thông thường.
Sản phẩm cao cấp, với các loại:
- Weasel: Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm, vì thế, cà phê Chồn
là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới.
- Legende: Công nghệ ủ men sinh học độc đáo
Sản phẩm trung cấp:
- Passiona (gói 250g) thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp.

- Cà phê gourmet blent (250g – 500g): vị đậm đà với nước pha màu nâu sánh
- House blend (250g & 500g): Hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha màu nâu sánh
- Cà phê hòa tan G7 Cappuchino
- Cà phê đóng gói Sáng tạo
- Cà phê hạt rang xay (11 loại)
Sản phẩm phổ thông:
Cà phê hòa tan G7 3 in 1
Cà phê hòa tan G7 2 in1:(cà phê và đường), các loại: Lucky, Hero, Win, Victory.
2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.
(cut hình ảnh)
2.3 Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên
2.3.1 Nhà cung cấp các cấp.
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp, họ
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng, giá
cả sản phẩm đầu ra.
Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng
nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ
quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil. Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của


Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2
hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ
nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua
gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng
đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay vào
đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư và quản
lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ
phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp
phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê. Trung Nguyên cho
hay hạt cà phê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có chứng chỉ

thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.
Công ty Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công ty TNHH sản xuất
Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in Việt Nam Vinapackink.
 Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty Neuhaus Neotec – công
ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp – CHLB
Đức.
2.3.2 Nhà máy sản xuất.


Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là những
nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên.Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển
giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Từ một cơ sở rang xay cà phê nhỏ, giờ đây Trung
Nguyên đã phát triển trở thành một tập đoàn với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc.
Trung Nguyên hiện có 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay:
Nhà máy Sx tại KCN Tân
+Công suất: công suất 3.000 tấn cà phê hòa

Đông

Hiệp

A,

Tỉnh

Bình

Dương.

+Tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.

Nhà máy tại Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
+Đầu tư khoảng 711,72 tỉ đồng (40 triệu USD).
+Công suất 60.000 tấn/năm.
Nhà máy chế biến
+Công suất 10.000 tấn/năm.

cà phê rang say tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

+Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80 % sản lượng dành cho XK.


Và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan:
Nhà máy cà phê Sài Gòn: được Trung Nguyên mua lại của Công ty CP sữa Việt Nam
Vinamilk vào 2010.
Nhà máy Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư 22000 tỉ đồng, giai đoạn đầu tập trung chế biến
đóng gói thành phẩm sản phẩm cà phê hòa tan G7.
2.3.3 Nhà phân phối
Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền
thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhât.
Hệ thống phân phối truyền thống.
Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối đến nhà
phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…), nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản
phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng. Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà
phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế
giới. Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP Blue Way, công ty CP
Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…
Trung
gian
phân

phối
hiện
đại:
Hệ
thống
G7
Mart
– Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam
– Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.
– Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là việc đáp ứng
thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần nhà. – Chính vì vậy, những
G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các
con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền
thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và
ứng
dụng
IT
trong
quá
trình
quản
lý.
– Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhỉn chiến lược và tham vọng muốn giành thế vững
trên
hệ
thống
phân
phối
của
Việt

Nam.
Hệ
thống
siêu
thị
- Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống
phân
phối
của
mình.
Dòng
lưu
chuyển
trong
kênh
phân
phối
Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất lại có các
kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa
cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm các cửa hàng G7mart chuẩn và các cửa hàng
thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là


người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài, theo cách thức này, tất cả
sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự chuyên nghiệp
hóa cao.
Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào VN từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi
xuất hiện trên thị trường. Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống Franchise bao gồm hơn 1.000 quán
cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Không thể phủ nhận lợi ích mà nhượng quyền

Franchise mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu.
Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Trung Nguyên đã có mặt tại 63 tỉnh thành, trên
50 quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa.
2.4. Sự thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của trung nguyên.
2.4.1
Trung Nguyên trong mối quan hệ với các nhà cung ứng.
Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do các
doanh nghiệp có thể mua từ các nước khác. Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là
không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các cơ
sở trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như các vấn
để về vận chuyển.
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của DN đối với
ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp
lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả . Khi
mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất café hòa tan cũng như các loại café khác,
đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Hay nói
cách khác Trung Nguyên chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của
mình.Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là vấn đề mà Trung Nguyên không phải đối mặt
hiện nay.
Hiện nay, Trung Nguyên đang có chương trình mở rộng 1000 ha café bền vững ở Đắk Lắk góp
phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên 2.500ha với 1.500
hộ nông dân tham gia; nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm
cà phê đặc biệt. Áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung
Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ
các qui định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của
thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.


Vì Trung Nguyên tự đầu tư sản xuất, tự cung cấp nguồn đầu tư cho chính mình nên không có

phần yêu cầu chào hàng và lựa chọn người cung ứng.Cà phê Trung Nguyên đã tự cung ứng
nguyên liệu cho chính mình.
2.4.1.1

Chính sách đào tạo nhà cung cấp.

Trung Nguyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông dân.Lớp tập huấn đã thu hút
được đông đảo người dân tham gia.Công ty cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) vừa
tổ chức đợt tập huấn lần thứ 3 trong chương trình mở rộng 1.000ha cà phê bền vững (UTZ
Certified) cho 550 hộ nông dân tại xã Ea Tul (huyện Cư M’Gar – Đắk Lắk). Chương trình tập
huấn lần này góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên
2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia.
Đây là một trong những hoạt động chiến lược của Công ty Trung Nguyên nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt.Áp dụng tiêu chuẩn UTZ
cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về thương mại và công ước lao
động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
Trong chương trình tập huấn, Công ty Trung Nguyên cung cấp kiến thức cho các hộ nông dân
hiểu về lợi ích và phương pháp triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn UTZ trong canh tác cà phê. Từ
quy định về nước tưới, sử dụng phân bón, quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy định về
thu hoạch, chế biến, bảo quản đến quy định về môi trường, đa dạng sinh học, chống xói mòn đất
và các qui định về bảo vệ quyền lợi người lao động và trẻ em sẽ được trình bày và hướng dẫn
trực tiếp đến các hộ nông dân qua buổi tập huấn, tài liệu tập huấn và những buổi triển khai thực
tế. Qua đó, các hộ nông dân tham gia được nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác để đạt sản
lượng cà phê cao nhất với chất lượng tốt nhất, cũng như được đảm bảo nguồn thu mua ổn định
và hưởng giá thu mua cao so với thị trường.
2.4.1.2 Chính sách hỗ trợ kĩ thuật đầu tư đầu vào.
Tháng 4, Công ty Cà phê Trung Nguyên mời báo giới tham quan mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp
bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển khai tại vườn gia đình ông Ama
Chương, buôn Kô Tam, xã Ea Tu ngoại thành Buôn Ma Thuột.

Mô hình này được triển khai từ đầu năm 2010. Ngoài phần mời chuyên gia chuyển giao công
nghệ, Công ty đã tài trợ cho Ama Chương phần thiết bị trị giá 55 triệu đồng, chủ hộ tự góp thêm
25 triệu để hoàn tất hệ thống tưới và nhà chứa máy.
Công ty Trung Nguyên cam kết tư vấn và hỗ trợ tối đa các hộ nông dân, đảm bảo nguồn nguyên
liệu tốt nhất và nâng cao lợi ích cho các hộ nông dân trồng cà phê, cộng đồng và ngành cà phê
Việt Nam.


Kết hợp chương trình phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững UTZ Certified, Cty Trung
Nguyên tư vấn hỗ trợ các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt hiện đại của Israel
cùng công nghệ phân bón Yara giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Từ
tháng 02 năm 2010, đơn vị này đã đầu tư kinh phí 100% cho các hộ trồng cà phê tại buôn Ko
Tam, xã Eatu, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống này phân phối nước trực tiếp đến từng
cây cà phê và kết hợp bón phân qua hệ thống tưới bằng các van điều khiển tự động, lọc nhiều
tầng giúp tiết kiệm được 60% lượng nước. Chương trình đã đem lại hiệu quả cao trong năm vừa
qua và nhận được sự ủng hộ của các hộ nông dân trồng cà phê.
Trung Nguyên cũng đang tiến hành xây dựng “Quỹ Trung Nguyên hỗ trợ nông dân trồng cà phê
và Phát triển cây cà phê bền vững”, (tên viết tắt tiếng Anh TrungNguyen Coffee Foun), với
nguồn vốn họat động ban đầu là 15 tỷ đồng/năm.
2.4.1.3 Tăng cường các quan hệ với nhà cung cấp.
Tổng giám đốc của Trung Nguyên có các chuyến công tác thường xuyên tới các nhà cung cấp
của mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị, lâu bền. Một trong những điểm đến của các
chuyến công tác này là công ty Neuhaus Neotec – công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà
phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp – CHLB Đức. Giám đốc điều hành của Neuhaus Neotec –
ông Gustav Lührs đã rất hân hoan chào đón đoàn Trung Nguyên, ông đã giới thiệu các thiết bị
tiên tiến nhất mà Neuhaus Neotec chuẩn bị giới thiệu ra thị trường quốc tế.
2.4.2 Trung Nguyên đầu tư hệ thống các nhà máy.
Cùng việc phát triển nguồn nguyên liệu bền vững UTZ Certified, Cty Trung Nguyên đã mở rộng
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới để tạo nên những
sản phẩm cà phê đặc biệt, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Trung Nguyên đang lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Tây Nguyên.
Đại diện của Trung Nguyên cho biết kế hoạch này bao gồm một mô hình trồng trọt mới ở khu
vực Eatul và xây nhà máy chế biến mới công suất 300 tấn mỗi ngày tại thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong ba năm tới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Trung Nguyên
cho hay, toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực
tiếp từ FEA s.r.l, công ty hàng đầu trong ngành chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hoà
tan của Ý.
“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để Trung Nguyên hội
nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, nhà máy
sẽ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của DN và nâng cao giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường
quốc tế” – ông Vũ nói.


Trung Nguyên xây dựng chuỗi nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á. Nhà máy Cà phê
Trung Nguyên Bắc Giang là nhà máy G7 thứ hai tại Bắc Giang và cũng là nhà máy cà phê thứ 5
của dự án hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên với tổng số vốn đầu
tư 2.200 tỉ đồng, trong đó, số vốn đầu tư cho nhà máy tại Bắc Giang là trên 30 triệu USD.
2.4.3 Trung Nguyên với các nhà phân phối.
ü

Trung Nguyên đã có hững cải tổ mang tính đồng bộ.

Một loạt các quán với diện mạo mới của chuỗi quán nhượng quyền Trung Nguyên gắn liền với
tinh thần sáng tạo, văn hóa nghệ thuật như: Hội quán không gian sáng tạo, Cà phê thứ 7, Hội
quán sáng tạo thanh niên, Cà phê sách, góp phần mang đến hình ảnh mới chuyên nghiệp hơn của
chuỗi quán cà phê nhượng quyền Trung Nguyên.
ü

Kích thích thành viên trong kênh phân phối:


Thành viên trong kênh nếu được khuyến khích và động viên liên tục thì họ sẽ hoàn thành công
việc với hiệu quả cao hơn.
Trung Nguyên đã thực hiện chính sách chiết giá một cách nhất quán và đưa ra các chế độ khen
thưởng cụ thể đối với các nhà phân phối. Ví dụ: Tăng thêm hoa hồng, tăng cường các đợt khuyến
mại ngoài các dịp lễ, Tết…Ngoài ra còn tặng ô dù, quạt điện, tủ trưng bày… có in hình logo của
công ty, hỗ trợ trang trí cửa hàng trong hệ thống cửa hàng nhượng quyền…
Tăng mức chiết khấu, phần quà cho các nhà phân phối thanh toán nhanh, thanh toán ngay, đúng
thời hạn.
Ngoài hình thức thưởng về vật chất, họ cũng cần sự động viên về tinh thần.Mỗi quý, Trung
Nguyên đã tổ chức Hội nghị khách hàng để các nhà phân phối có cơ hội tiếp xúc với nhau. Qua
đó tuyên dương các nhà phân phối hoạt động tốt.Không những thế, Trung Nguyên còn tổ chức
các chuyến tham quan, du lịch… có tác động rất tốt tới góc độ tâm lý mỗi cá nhân.
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối:
Trung Nguyên đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường xuyên hiệu quả phân phối
thông qua doanh số bán.Với các nhà phân phối hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài,
thực hiện nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng.Đây là biện pháp thân thiện và cần thiết để công ty hoàn
thành các mục tiêu phân phối.


2.4.4

Mối quan hệ với khách hàng trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.

Khách hàng của Trung Nguyên chủ yếu là các khách hàng cá nhân, những người mua hàng tại
những điểm bán lẻ hoặc là thưởng thức cà phê trong chuỗi cửa hàng của Trung Nguyên. Tại hệ
thống chuỗi quán cao cấp của Trung Nguyên, ngoài các loại hạt đã rang, khách còn có thể mua
máy xay cà phê tay để khi họ muốn, họ có thể chỉ xay đúng lượng hạt đủ dùng cho một phin cà
phê và thưởng thức trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm như một barista thực thụ.
Trung Nguyên còn xây dựng làng cà phê ở Đắk Lắk để khách du lịch tới tham quan và thưởng
thức cà phê trong một không gian rất gần gũi với thiên nhiên. Đây là một mô hình khá độc đáo

mà Trung Nguyên xây dựng để tạo một hình ảnh mới mẻ trong lòng khách hàng của mình.Trung
Nguyên luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất các khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, đối với những khách hàng tổ chức, mua với số lượng lớn, sẽ nhận được những mức
giá chiết khấu của công ty và những ưu đãi khác cho khách hàng lâu dài.
2.4.5 Những thành công của chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên trên thị trường.
Chuỗi cung ứng của Trung Nguyên được đánh giá là một chuỗi cung ứng thành công, từ thu mua
nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động
phân phối rộng khắp tới tận tay khách hàng…
-Thị trường trong nước: Là một doanh nghiệp chế biến cà phê, Trung Nguyên có thể nâng cao
chất lượng sản phẩm, nhưng lại không có mạng lưới phân phối hiệu quả. Câu trả lời là thiết lập
một chuỗi các tiệm cà phê, mô hình có phần giống như Starbucks, và có thể bán kèm cà phê
hạt/bột

thị
trường
nội
địa.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ
phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê
Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê;
nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,
Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các siêu thị bán lẻ trên toàn quốc và rất nhiều các điểm bản lẻ
ở mọi nơi; có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước
ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm
cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với
các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.



Một tầng lớp trung lưu mới nổi thích nhãn hiệu này và biến các quán cà phê Trung Nguyên thành
các “trung tâm giao tiếp xã hội”. Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được mở ở TP.HCM năm
1998, và đến năm 2010 thì đã có đến hơn 1.000 quán khắp lãnh thổ Việt Nam.
- Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên ngay từ ban đầu. Hiện
Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Anh.
Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào thị trường ngách, các khách hàng quan tâm tới cà phê mới
lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến Việt Nam và đã biết đến nhãn hiệu
cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được các đại lý nhượng quyền bán qua mạng và doanh số
vẫn còn rất nhỏ so với doanh số ở thị trường trong nước.việc áp dụng các chiến lược thương hiệu
và mở tiệm cà phê ra nước ngoài có cả thành công lẫn thất bại. Hiện tại, Trung Nguyên có hai
tiệm cà phê ở Singapore và một vài tiệm ở các nước khác.Dù chưa thật sự nổi tiếng nhưng Trung
Nguyên đã bước đầu đặt chân ra các thị trường ngoài nước khá thành công.

Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.
Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.
Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả như vậy, Trung
Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ nhà cung ứng, tập huấn
và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu tư xây dựng các nhà máy và xây dựng hệ thống
các cửa hàng…
Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chuỗi cửa hàng
nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh. Các cửa hàng nhượng quyền này thực chất chỉ là
bán cà phê do Trung Nguyên cung cấp và lấy tên quán là Trung Nguyên chứ không phải là chuỗi
cửa hàng nhượng quyền đúng nghĩa (tức là các chi tiết kinh doanh không đồng bộ từ cách trang
trí nội thất, quy mô quán, thực đơn đến cách quản lý kinh doanh cửa hàng).
Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:







Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công đoạn chưa
phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào quá trình sản xuất.
Hai là đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.
Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn
chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo
chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi và hư hao trong quy trình vận chuyển và phân
phối.
Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Tiết kiệm và giảm chi phí ở
đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng không bị ảnh hưởng, người tiêu




dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi, giữ vững niềm tin của
khách hàng đối với sản phẩm.
Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt với
những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời điểm khó
khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh sẵn có là chất lượng sản phẩm, đem quyền
lợi đích thực đến với người tiêu dùng, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, người lao động,
người tiêu dùng.
KẾT LUẬN

Hệ thống chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt trong bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp cho sản phẩm
hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất đến được tận tay khách hàng. Việc hoàn thiện trở thành một
việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.Dù là doanh
nghiệp có một chuỗi cung ứng thành công nhưng cũng không thể thích nghi được ngay với
những thay đổi nhanh chóng trên thị trường, vì vậy doanh nghiệp phải luôn cập nhật và có những

biện pháp để chuỗi cung ứng của mình hoạt động hiệu quả nhất.



×