ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI THỊ HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI THỊ HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Phương Hoa
THÁI NGUYÊN - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Thị Hà
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh
đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham
gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Phương Hoa,
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân
em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Thị Hà
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài.......................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc nội dung luận văn ....................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.......... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 6
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 6
1.2. Một số khái niệm công cụ.................................................................................... 10
1.2.1. Quản lý.............................................................................................................. 10
1.2.2. Hoạt động phát triển thể chất............................................................................ 12
1.2.3. Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non................................... 13
1.3. Hoạt động Phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ..................................... 14
1.3.1. Một số đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi......................... 14
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ
mẫu giáo........................................................................................................... 16
1.3.3. Nội dung phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .................................... 17
3
1.3.4. Hình thức phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non .... 22
1.3.5 Phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
..................................................................................................................................... 28
1.4. Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm
non .............................................................................................................................. 28
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi ở trường mầm non .............................................................................. 28
1.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở
trường mầm non ...........................................................................................................
29
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm
non .............................................................................................................................. 30
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
mâu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non .............................................................. 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non ...................................................................... 32
1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 32
1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 35
Kết luận chương 1....................................................................................................... 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON,
HUYỆN TIÊN
LỮ, TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................... 39
2.1. Khái quát về thực trạng các trường khảo sát ....................................................... 39
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên ........................................................................................................... 39
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên............
40
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng.................................... 42
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 42
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 43
2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu........................................ 43
4
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ....................................................................................
44
5
2.3.1. Thực trạng hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non,
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 44
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở
các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên....................................... 53
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên ..................................................................................................................... 66
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và
Quản lý hoạt động PTTC cho trẻ huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ................... 69
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 72
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON,
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN ................................................................. 74
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................................. 74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................... 74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 75
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 76
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo .................................................. 76
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.................................... 76
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên
mầm non, nhân viên phụ trách dinh dưỡng về tầm quan trọng của hoạt động
PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non ................................. 76
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ của giáo viên mầm non .................................................... 81
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên............................................. 83
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật , các điều kiện hỗ trợ thực
hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ........................................... 87
6
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTTC
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ................................ 88
3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ theo khoa học.................................................................................. 91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 92
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất .................................................................... 93
3.4.1. Mục đích ........................................................................................................... 93
3.5. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 93
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 93
3.5.2. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 93
3.5.3. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 93
3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 93
3.5.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 94
Kết luận chương 3....................................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 104
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB
Cán bộ
CBQL
Cán bộ quản lý
ĐTB
Điểm trung bình
GĐ
Gia đình
GV
Giáo viên
HQTH
Hiệu quả thực hiện
MĐTH
Mức độ thực hiện
MG
Mẫu giáo
NV
Nhân viên
PTTC
Phát triển thể chất
TB
Thứ bậc
TĐ
Tổng điểm
XH
Xã hội
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Mạng lưới trường MN, số trẻ Mầm non, số trẻ 4-5 tuổi, GV mầm non
huyện Tiên Lữ 2018 - 2019..................................................................... 40
Bảng 2.2.
Xếp loại mức độ PTTC của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ,
năm học 2018-2019................................................................................. 42
Bảng 2.3.
Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt
động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên .......................................................................................................... 44
Bảng 2.4.
Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động
PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên........... 49
Bảng 2.5.
Đánh giá của các khách thể điều tra về xây dựng kế hoạch PTTC cho
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ............................ 54
Bảng 2.6.
Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện PTTC cho
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .......................... 57
Bảng 2.8.
Đánh giá của các khách thể điều tra về việc kiểm tra, đánh giá kết
quả hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng
Yên .......................................................................................................... 64
Bảng 2.9.
Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên......................................................................................... 66
Bảng 3.1.
Đánh giá của các khách thể điều tra về tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên
................................................................................................................. 94
Bảng 3.3.
...... 97
Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Nội dung PTTC cho trẻ 4-5 tuổi ......................................................... 47
Biểu đồ 2.2:
Phương pháp PTTC cho trẻ 4-5 tuổi................................................... 52
Biểu đồ 3.1.
Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ...................... 96
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1
Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi
quốc gia. Trẻ em là những lực lượng nòng cốt của đất nước ta trong tương lai. Thế kỷ
21 là thế kỷ của trí tuệ, thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước
ta rất quan tâm và đầu tư giáo dục, với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. GDMN là một bộ phận của giáo dục quốc
dân. Mục tiêu của GDMN là “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp
1”. GDMN tạo khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học
tập ở các cấp học tiếp theo. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần nhận thức rằng với
năng lực, chức năng của trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển tốt khi cơ thể trẻ khỏe
mạnh và có khả năng tư duy. Khi đó việc tập luyện và giáo dục mới phát huy vai trò
chủ đạo, có tính quyết định tới việc hình thành năng lực cho trẻ. Điều đó có thể hiện
vai trò to lớn của GDTC đối với sự phát triển con người toàn diện. GDTC trong giai
đoạn này sẽ tạo cơ sở tốt nhất cho sự phát triển cơ thể trong suốt cuộc đời sau này của
trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong
những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho
trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ
bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai… thông qua các động tác là cơ hội phát huy
năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về
sự vật hiện tượng xung quanh [3].
Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã
hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như
tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực,
tính khiêm tốn, công bằng…
Trẻ em trong độ tuổi 4-5 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt
động phát triển thể chất, giúp cơ, xương ngày một săn chắc, việc luyện tập các động
2
tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa
các cơ với nhau; đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực, từ phát triển thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ đến phát triển tình cảm và các mối quan hệ xã
hội cho trẻ; là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập, phát triển tư duy, hình thành cơ sở
ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị tiền đề cần thiết cho
trẻ vào trường tiểu học.
Công tác quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã được những thành tựu nhất định như: Cán bộ quản lý các
trường mầm non trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền
địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên để được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị, xây dựng các phòng chức năng, xây thêm phòng học đáp ứng nhu cầu
học tập của trẻ; Tăng cường công tác tác tuyên truyền cho đội ngũ CB - GV - NV, phụ
huynh và cộng đồng dân cư hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện giáo
dục thể chất cho trẻ; Hàng năm xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp sát thực tiễn;
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong việc thực hiện chuyên đề giáo dục
phát triển vận động; Bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ thông
qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, xây dựng các tiết dạy mẫu có
chất lượng để giáo viên học tập, tăng cường công tác kiểm tra dự giờ tư vấn….Tuy
nhiên, thực tiễn quản lý phát triển thể chất (PTTC) ở các nhà trường mầm non thuộc
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên còn bộc lộ những tồn tại cơ bản của đội ngũ cán bộ
quản lý của các nhà trường mầm non: thiếu kiến thức, nghiệp vụ quản lý hoạt động
PTTC; thiếu kỹ năng chỉ đạo và đánh giá việc kết hợp bài tập vận động với các yếu tố
thiên nhiên và thiết bị tập luyện để nâng cao hiệu quả PTTC; hạn chế về khả năng lực
khai thác trò chơi vận động, trò chơi dân gian (những nội dung có tính phù hợp cao
đối với lứa tuổi mầm non) để giải quyết nhiệm vụ PTTC. Công tác quản lý hoạt động
PTTC ở trường mầm non chưa được triển khai theo hướng tiếp cận đảm bảo chất
lượng. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu quả GDTC đối với
trẻ.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi
trong giai đoạn mới, việc xác định được một hệ thống các biện pháp quản lý hoạt
3
động PTTC ở trường mầm non theo tiếp cận năng lực là một trong những vấn đề
cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động phát triển
thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên"làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động PTTC cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng yên, luận văn đề
xuất biện pháp quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển phát triển thể chất
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt hoạt
động phát triển phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 20 trường mầm non trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
4.3. Giới hạn khách thể khảo sát: 40 CBQL (gồm các hiệu trưởng, hiệu phó các
trương mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ) và 130 giáo viên mầm non đã từng
hoặc đang trực tiếp dạy lớp 4- 5 tuổi trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Hình thức tổ chức hoạt động chưa
phù hợp, nội dung hoạt động nghèo nàn, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển
thể chất chưa đáp ứng… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có
4
nguyên nhân thuộc về quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động
PTTC một cách phù hợp, khả thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PTTC và hiệu quả
GDMN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi.
6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 45 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
6.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu khoa học có
liên quan đến quản lý hoạt động PTTC trong trường mầm non.
- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết quản lý giáo dục
mầm non từ kinh nghiệm từ các trường.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm
và khung lí thuyết của nghiên cứu.Phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu trong và ngoài
nước (sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn... Các đề tài nghiên cứu) liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
- Hệ thống, khái quát hóa những vấn đề lý luận làm công cụ cho quá trình nghiên
cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách
thức quản lý, cách thực tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại các
trường MN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhận thức, sự đánh giá
của các khách thể điều tra về thực quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
tại các trường MN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
5
7.2.3. Phương pháp phỏng
vấn
Phỏng vấn các nhà QLGD, các giáo viên đã và đang giảng dạy tại các lớp trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi để tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp quản lý hoạt động
PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường MN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên mà luận văn đã đề xuất.
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các
nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trẻ mẫu
giáo
4-5 tuổi về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, đồng thời xem xét, nhận định
đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học (Tính %, điểm trung bình) để xử lý các số liệu
điều tra, khảo sát thực tiễn thu được nhằm đánh giá thực trạng của công tác quản lý
hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường MN trên địa bàn huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
8. Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, phần Phụ lục luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo
4-5 tuổi ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Nan Zeng, Mohammad Ayyub, Haichun Sun, Xu Wen, Ping Xiang, and Zan Gao
cho rằng: Hoạt động thể chất là mối quan tâm của ngành y tế công cộng ở nhiều nước
công nghiệp. Trong thập kỷ qua, trẻ em trở nên ít hoạt động thể chất một phần do sự
tiến bộ về công nghệ và sự thay đổi của xã hội dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ béo
phì và các bệnh mãn tính khác (ví dụ, tăng huyết áp, tiểu đường loại 2). Tham gia hoạt
động thể chất thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và
giảm béo phì ở trẻ em và các bệnh mãn tính, từ đó góp phần ngăn ngừa các bệnh mãn
tính sau này ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hoạt
động thể chất tăng lên ảnh hưởng đến chức năng nhận thức ở trẻ em, ảnh hưởng đến
chức năng điều hành (ví dụ: trí nhớ làm việc, tính linh hoạt nhận thức) [25].
Ilona Bidzan-Bluma, Małgorzata Lipowska trong nghiên cứu của mình đã xác
định: Thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm đối với sự phát triển nhận thức.
Nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của hoạt động thể chất đến sức khỏe, đặc biệt là
mối tương quan tích cực giữa thể thao và chức năng nhận thức của trẻ em. Các lĩnh
vực chú ý, suy nghĩ, ngôn ngữ, học tập và trí nhớ được phân tích liên quan đến thể
thao và thời thơ ấu. Kết quả cho thấy rằng tham gia vào các môn thể thao ở tuổi ấu
thơ ảnh hưởng tích cực đến các chức năng nhận thức và cảm xúc. Kết quả nghiên cứu
là căn cứ trong việc phát triển các chương trình đào tạo cho trẻ em, nhằm cải thiện các
chức năng nhận thức có thể hướng dẫn cả nhà nghiên cứu và người thực hành liên
quan đến nhiều lợi ích từ hoạt động thể chất) [22].
Brian W. Timmons, Patti-Jean Naylor, and Karin A. Pfeiffer cho rằng: Xu hướng
đáng báo động về hiện tượng béo phì ở trẻ em ngay cả ở trẻ mẫu giáo đã tập trung sự
chú ý vào tầm quan trọng của hoạt động thể chất ở lứa tuổi này. Mục đích của bài viết
nhằm cung cấp bằng chứng khoa học về sự liên kết giữa hoạt động thể chất và phát
7
triển sinh học, tâm lý xã hội trong thời gian đầu thời thơ ấu (2 - 5). Trọng tâm đặc biệt
là sự tương tác giữa hoạt động thể chất và sự phát triển kỹ năng vận động ở trẻ. Bài
viết cũng thảo luận về yếu tố quyết định mạnh nhất đến hoạt động thể chất ở trẻ em
lứa tuổi mẫu giáo, bao gồm cả vai trò của môi trường sống của trẻ (ví dụ: gia đình,
chăm sóc trẻ em và tình trạng kinh tế xã hội) [19].
Steve Stork, Stephen W. Sanders đi sâu xem xét tác động tích cực của hoạt động
thể chất đối với sự phát triển nhận thức, xã hội và thể chất của trẻ nhỏ. Đồng thời, chỉ
ra hạn chế của việc chưa coi trọng các trải nghiệm giáo dục thể chất phù hợp trong
chương trình giáo dục mầm non. Mặc dù hạn chế về phạm vi, nghiên cứu cho thấy trẻ
nhỏ học được nhiều hơn thông qua hoạt động thể chất với sự hướng dẫn phù hợp hơn
là thông qua hoạt động thể chất ngẫu nhiên. Trẻ cần các điều kiện cụ thể và có hệ
thống để học các kỹ năng phát triển thể chất cơ bản. cho sự phát triển của cả cuộc
đời. Đây là căn cứ để đưa giáo dục thể chất thành một nội dung chính trong chương
trình giáo dục mầm non) [27].
Melody Oliver, Grant M. Schofield & Gregory S. Kolt cho rằng: Định lượng
hoạt động thể chất ở trẻ mẫu giáo là điều cần thiết để thiết lập tỷ lệ hoạt động thể chất
với sức khỏe và hiệu quả can thiệp. Cho đến nay, phương pháp thực hành tốt nhất để
đo hoạt động thể chất ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo chưa được đánh giá cao. Bài
viết cung cấp đánh giá về các công cụ đo lường hoạt động thể chất cho trẻ mẫu giáo,
tổng quan về đo lường hoạt động thể chất của trẻ mẫu giáo. Các nghiên cứu đo lường
chỉ ra rằng trẻ em mẫu giáo thể hiện mức độ hoạt động mạnh mẽ; các bé trai hoạt động
nhiều hơn các bé gái và các mô hình hoạt động có xu hướng lẻ tẻ và đa hướng) [24].
David Crawford, Ph. Da. JoSalmon, Ph. Da. Anthony D, Okely. EdDb. Kylie,
Hesketh Ph.Da trong nghiên cứu của mình với mục đích điều tra mối tương quan
giữa hoạt động thể chất và sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Kết quả cho thấy con trai
hoạt động nhiều hơn con gái, trẻ em có cha mẹ năng động có xu hướng hoạt động
nhiều hơn và trẻ em dành nhiều thời gian ngoài trời hoạt động nhiều hơn trẻ em dành
ít thời gian ngoài trời. Những ảnh hưởng đến hành vi hoạt động thể chất của trẻ mẫu
giáo là đa chiều. Do đó, đi sâu tìm hiểu các khía cạnh ảnh hưởng này là điều vô
cùng cần thiết) [20].
8
Kevin Finn PhD, Neil Johannsen, BonnySpecker PhD chỉ ra mục đích của
nghiên cứu là xác định các yếu tố liên quan đến hoạt động thể chất ở trẻ nhỏ Những
người tham gia là 214 trẻ em (từ 3-5 tuổi) đăng ký vào 10 trung tâm chăm sóc trẻ em
được theo dõi hoạt động thể chất trong 2 ngày liên tục (48 giờ). Các yếu tố được điều
tra là tuổi, trung tâm chăm sóc trẻ em, mùa, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI), tiền
sử sinh non, tham gia các hoạt động có tổ chức, BMI của cha mẹ và trình độ học vấn
của cha mẹ. Kết quả cho thấy con trai hoạt động nhiều hơn con gái; Trẻ sinh non ít
hoạt động hơn so với trẻ sinh đủ tháng và mức độ hoạt động cao ở trẻ có liên quan
đến chỉ số BMI thấp ở các ông bố. Kết luận: Các phát hiện chỉ ra rằng giới tính, lịch
sử sinh non, trung tâm chăm sóc trẻ em và BMI của cha ảnh hưởng đến hoạt động thể
chất hàng ngày của trẻ nhỏ)[23].
Gary S. Goldfield, Alysha Harvey,1 Kimberly Grattan, Kristi B. Adamo, tập
trung xem xét mức độ phổ biến của hoạt động thể chất, hành vi tĩnh tại và béo phì
trong trẻ mầm non và tác động của những hành vi và điều kiện lối sống này đối với
sức khỏe của trẻ em mẫu giáo. Nghiên cứu hướng đến việc tìm ra biện pháp can thiệp
trong các trường mầm non nhằm tăng cường hoạt động thể chất, giảm hành vi tĩnh tại
và cải thiện sự phát triển kỹ năng vận động và thành phần cơ thể ở trẻ mẫu giáo. Cuối
cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên tài liệu và nêu bật các vấn đề cũng hướng
nghiên cứu trong tương lai để tối đa hóa việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa
bệnh mãn tính ở trẻ em, trong đó nhấn mạnh vai trò của hoạt động thể chất đối với
sự phát triển của trẻ)
[21].
Sara Crosatti Barbosa, Arli Ramos de Oliveira cho rằng: cần thiết phải xác định
mức độ hoạt động thể chất của trẻ em trong suốt thời gian ở trường mầm non, và các
yếu tố liên quan. Các tác giả đã phân tích 1485 trẻ em từ 2-6 tuổi. Kết quả cho thấy,
trẻ em đi học mẫu giáo dành phần lớn thời gian trong ngày cho hành vi tĩnh tại. Các
hoạt động được khởi xướng bởi người lớn có xu hướng dẫn đến mức độ hoạt động thể
chất thấp hơn ở trẻ em. Không gian bên trong dành cho game, game ngoài trời, đánh
dấu trên sàn để chơi, nhảy và leo trèo là một số hành động làm tăng mức độ hàng ngày
hoạt động thể chất của trẻ em ở những nơi như vậy. Nghiên cứu đưa ra gợi ý về việc
cần tăng hoạt động vận động trong trường mầm non, giảm các hoạt động tĩnh) [26].
9
Có thể thấy rằng, những công trình trên đều tập trung nghiên cứu tầm quan trọng
của hoạt động thể chất trong việc phát triển của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là vai trò của
HĐTC trong việc chống béo phì ở trẻ. Các công trình nghiên cứu đã gợi mở một số
hướng trong viêc cần phải thay đổi lại chương trình giáo dục mầm non, tăng hoạt
động vận động, giảm hoạt động tĩnh.
Những nghiên cứu ở Việt Nam
Lê Thu Hương trong công trình của mình đã tổng hợp kinh nghiệm về chương
trình giáo dục mầm non trong nước và trên thế giới. Đánh giá thực trạng giáo dục
mầm non và việc thực hiện giáo dục trong các trường mầm non hiện nay. Tác giả cũng
đưa ra những định hướng trong công tác giáo dục trẻ mầm non trong tương lai [10].
Nguyễn Thị Huyền, Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích
thực trạng công tác quản lý giáo dục thể chất ở trường mầm non theo hướng đảm bảo
chất lượng. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non như: Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý hoạt động GDTC cho bộ
quản lý các nhà trường mầm non của huyện Đông Anh; Phát triển kỹ năng kết hợp bài
tập vận động với các yếu tố thiên nhiên và thiết bị tập luyện để nâng cao hiệu quả
GDTC cho các bộ quản lý nhà trường mầm non của huyện Đông Anh; Nâng cao năng
lực khai thác các trò chơi dân gian để giải quyết nhiệm vụ GDTC cho bộ quản lý các
nhà trường mầm non của huyện Đông Anh [11].
Lê Hải, Thông qua việc tìm hiểu thực trạng công tác GDTC cho trẻ 5-6 tuổi theo
chương trình GDMN mới tại một số trường mầm non nội và ngoại thành TP.HCM tác
giả rút ra được một số kết luận: Cơ sở vật chất phục vụ GDTC còn hạn chế, số lượng
trường mầm non công lập và tư thục không đáp ứng được nhu cầu cho trẻ đến trường
của xã hội. Dụng cụ, sân bãi phục vụ công tác GDTC cho trẻ còn thiếu thốn, sân chơi
ngoài trời cho trẻ còn thiếu từ đó dẫn đến những khó khăn trong công tác GDTC cho
trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng theo chương trình GDMN mới được
ban hành; Số lượng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý có trình độ Đại học và Sau
Đại học còn thấp. Số lượng giáo viên mầm non chưa được đào tạo qua trường lớp tuy
chiếm tỷ lệ không cao nhưng cũng cần được lưu tâm. Cán bộ quản lý được đào tạo
chuyên môn quản lý còn thấp so với nhu cầu thực tiễn; Mô hình chăm sóc trẻ tại các
10
trường mầm non được các Phòng giáo dục công nhận tốt còn ít, chủ yếu tập trung tại
các trường mầm non công lập. Trong khi số lượng các trường mầm non tư thục và
nhóm trẻ gia đình lại chiếm số lượng cao hơn so với trường mầm non công lập [8].
Phạm Thị Long Quân, Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng hoạt
động phát triển vận động, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển
vận động nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ ở các trường Mầm
non thành phố Nam Định. Nghiên cứu được thực hiện trên 12 CBQL và 100 giáo viên
mầm non [15].
Nguyễn Bá Minh (chủ biên), (2015), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam; Vũ Thị
Đoan Trang, 2014, Quản lý giáo dục thể chất thông qua giáo dục vận động cho trẻ
mầm non 3-4 tuổi ở trường Mầm non Nhật Tân - Tây Hồ - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Khoa học giáo dục, Trường ĐHSPHN; Nguyễn Thúy Nhân (2009), Giải pháp nâng
cao chất lượng quản lý giáo dục mầm non tại cơ sở thuộc thành phố Hà Nội, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội [13] [18] [14].
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần nâng cao chất lượng trong công tác
giáo dục cũng như quản lý bậc học mầm non. Các công trình đó đã góp phần quan
trọng làm nên những thành tựu to lớn, căn bản của giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo
dục phát triển thể chất ở trường mầm non. Tuy nhiên các công trình kể trên chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề: Quản lý hoạt động phát triển thể chất
cho trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên. Vì vậy đây là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non của huyện Tiên Lữ nói riêng và của tỉnh Hưng yên nói
chung.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho
mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội"[12, tr14].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: "Quản lý là hoạt
động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [6, tr11].
11
Theo quan điểm của Đặng Thành Hưng: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt
nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều
người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức
của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức
hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia"[9].
Từ sự phân tích các định nghĩa các tác giả đi trước nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau, ta có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý để điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và
hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp
với quy luật khách quan.
Hiểu một cách ngắn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra.
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ
thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định tồn tại trong
thời gian, không gian cụ thể.
- Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng
quy luật, hợp thời điểm và có hiệu quả của quản lý nhưng cũng phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định hướng đến mục tiêu đó là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và ăn ý
những nỗ lực của các cá thể nhằm đạt được mục đích chung của tổ chức hay nói cách
khác là nguyên tắc đảm bảo phát huy cao độ năng lực của các cá nhân trong tổ chức
để đạt được mục đích chung.
- Hệ thống quản lý bao giờ cũng gồm 2 phân hệ là: Chủ thể quản lý và khách thể
quản lý (người quản lý và người bị quản lý). Tác động quản lý là tác động có định
hướng, có tổ chức mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp khác nhau thông qua
cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực sẵn có của tổ chức trong
điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thống ổn định phát triển và đạt được mục
tiêu đã định.
- Mục tiêu cuối của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người.
Người quản lý tựu trung lại là nghiên cứu khoa học nghệ thuật giải quyết các mối
quan
12
hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp không chỉ giữa chủ thể và khách thể
trong hệ thống mà còn trong mối quan hệ tương tác với các hệ thống khác nhằm
hướng đến mục tiêu chung của tổ chức mình.
Như vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Đó là
quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường. Xã hội ngày càng phát triển các loại hình lao động ngày càng
phong phú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng và quyết
định để tổ chức hướng tới đích bằng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất. Với bản chất
là một khoa học và nghệ thuật trong việc điều khiển và phối hợp sự nỗ lực của con
người vì mục tiêu chung. Trong xã hội hiện đại, tính khoa học và nghệ thuật của quản
lý được đề cao.
Sự tác động này phải phù hợp với quy luật khách quan, tuân thủ đúng nguyên
tắc quản lý và thể hiện đúng ý tưởng của nhà quản lý.
1.2.2. Hoạt động phát triển thể chất
Phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức năng sinh
học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo
dục.
Phát triển thể chất được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Phát triển thể chất là chất lượng phát triển của cơ thể, hay nói
cách khác là mức độ phát triển của các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của
cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh
của toàn thân.
Theo nghĩa hẹp: Phát triển thể chất là mức độ phát triển của cơ thể, được biểu
hiện bằng các chỉ số: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay,..
Trong luận văn này chúng tôi sử hiểu: Phát triển thể chất là quá trình hình
thành và biến đổi hình thái mức độ phát triển của cơ thể, được biểu hiện bằng các chỉ
số: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay,..
Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh di truyền và những quy luật
khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường; quy luật tác
động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật lượng đổi,
13