Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐOÀN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐOÀN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN THỊ YẾN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Thị Yến. Các tài liệu, số liệu nêu ra trong
luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hằng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 5

5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................... 6
5.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 6
5.2. Nguồn tài liệu ................................................................................................. 6
5.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
6. Những đóng góp của luận văn .......................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 ................. 8
1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Cao Bằng và chủ
trương của Đảng bộ ....................................................................................... 8
1.1.1. Những yếu tố tác động ................................................................................ 8
1.1.2. Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông ........................................... 13
1.2. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông
giai đoạn 2010-2015 .................................................................................... 19
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng ................................................... 19
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện ...................................................................................... 26


3

Tiểu kết chương 1................................................................................................ 35
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019 .
37
2.1. Yêu cầu mới đối với sự nghiệp GDPT và những chủ trương mới của
Đảng bộ........................................................................................................ 37
2.1.1. Những yêu cầu mới ................................................................................... 37
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông....... 41
2.2. Chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ........................................... 45
2.2.1. Chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo

hướng chuẩn hóa.......................................................................................... 45
2.2.2. Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống trường lớp theo hướng đa dạng
hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa ...................................................................... 49
2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng hiện đại.. 52
2.2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ................................................... 55
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 60
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................... 62
3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 62
3.1.1. Ưu điểm..................................................................................................... 62
3.1.2. Hạn chế...................................................................................................... 68
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 72
3.2.1. Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù
hợp với địa phương...................................................................................... 72
3.2.2. Quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn trong tỉnh............................................................................................. 74
3.2.3. Quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn
xã hội. .......................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 86
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 95


4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng giáo viên phổ thông (2010 -2015)....................................... 28
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng giáo viên đạt chuẩn năm học 2018 - 2019 .......... 47
Bảng 2.2. Tỷ lệ thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2014 đến năm 2019 ............. 59



5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTT

: Công nghệ thông tin

GD - ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GDPT

: Giáo dục phổ thông

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

HĐND


: Hội đồng nhân dân

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1


2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục & đào tạo đối với sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước, nên ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt
Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển đến nền giáo dục nước nhà. Trong
các thời kỳ cách mạng, Đảng đã kịp thời đề ra những chủ trương, nghị quyết
đúng đắn để lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo.
Sau hơn 3psp0 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước
nghèo. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở mức thấp so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ. Trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt
Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công
cuộc phát triển đất nước. Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam" [29, tr.424].
Văn kiện Đại hội XII khẳng định, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, Đảng khẳng định: Giáo dục, đào tạo và
khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục, đào tạo và
khoa học, công nghệ là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học,



công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Đây là tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh
mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp học: Giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, giáo dục cao đẳng, đại học…
Các cấp học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là một thể thống nhất trong hệ
thống giáo dục, tạo nên dòng chảy liên tục có chủ đích cho quá trình phát triển
của con người. Trong đó, giáo dục phổ thông có vị trí hết sức quan trọng, là
chiếc cầu nối cơ bản, là cấp học mang tính nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
gia. Điều 27 trong Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “mục tiêu của giáo dục
phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Viêt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách
nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy, trong chiến lược phát triển
giáo dục phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là
chăm lo đầu tư, phát triển cấp học phổ thông.
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo công tác giáo dục phổ thông của Đảng
cũng như ở Đảng bộ các địa phương là một việc làm cần thiết. Qua đó, làm rõ
những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông cũng
như việc vận dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn tại địa phương. Từ đó, rút
ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác giáo dục phổ thông của
Đảng trong cả nước nói chung và ở các địa phương nói riêng.
Là một tỉnh đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH nên phát triển giáo
dục - đào tạo của tỉnh Cao Bằng nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là

giải pháp then chốt để nâng cao năng suất lao động. Cùng với nhiệm vụ chung
của cả nước, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Muốn
phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao, đuổi kịp các tỉnh bạn và hội nhập quốc


tế thì Cao Bằng phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, trong đó
nguồn nhân lực con người đóng vai trò quyết định”[26, tr.34-35]. Để thực hiện
được nhiệm vụ đó thì cần có sự quan tâm, sát sao trong công tác chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông, đó là yếu tố quyết
định để đưa giáo dục Cao Bằng phát triển.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về công tác giáo dục
phổ thông từ năm 2010 đến năm 2019 là việc cần thiết. Qua đó, khẳng định
những kết quả, chỉ ra những hạn chế, bước đầu đúc kết những kinh nghiệm của
thực tiễn phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2010
đến năm 2019.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2019” làm
đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và phát triển giáo dục phổ thông
nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, quyết định đến sự phát triển
kinh tế - xã hội ở từng địa phương cũng như của cả nước. Đây là vấn đề nhận
được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ở nhiều góc
độ khác nhau. Có thể chia thành các nhóm công trình theo các nội dung sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung
“35 năm phát triển giáo dục phổ thông” của tác giả Võ Thuần Nho;
“Những bài nói và viết về giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Sơ thảo
về giáo dục Việt Nam (1945 - 1990)” của tác giả Phạm Minh Hạc; “ Phát triển
Giáo dục - Phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” của tác giả Phạm Minh Hạc; “ Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
xây dựng đất nước” của Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo Việt Nam” của tác giả Bùi Mạnh Nhị; “Phát triển giáo
dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” của tác giả Trần
Quốc Toản… Đây là những tác phẩm thể hiện quan điểm chung, nhận định


chung nhất về nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đề cập đến GDPT với tư cách
là một bậc học cần có nhiều sự quan tâm để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh
tế xã hội.
Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông
Những bài viết đưa ra những nhận định về những thành tựu và hạn chế
của GD - ĐT Việt Nam trong những năm thực hiện đổi mới, chỉ ra nguyên nhân
và đưa ra những kiến nghị, để giáo dục nói chung và GDPT nói riêng thực sự trở
thành “quốc sách hàng đầu” là những vấn đề được đề cập đến trong các bài viết:
“Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp; “Cải cách giáo dục từ khâu đột phá nào?” của
GS.NGND Nguyễn Ngọc Lanh; “Để giáo dục và đào tạo thực sự trở thành quốc
sách hàng đầu” của tác giả Phạm Ngọc Minh; “Ngành giáo dục - đào tạo thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX”
của GS.TS. Nguyễn Minh Hiển; “ Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục” của PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ.
Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng đối với giáo dục phổ thông
Trong các công trình “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng”, “Địa chí tỉnh Cao Bằng” có khái quát đến tình hình giáo dục và đào tạo
của tỉnh, trong đó đề cập đến tình hình giáo dục phổ thông của địa phương qua
các thời kì.
“Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm
2000 đến năm 2010” của tác giả Nông Văn Lương - luận văn thạc sĩ- Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I, đã nghiên cứu về những kết quả giáo
dục phổ thông Cao Bằng đạt được từ năm 2000 đến năm 2010, đưa ra được
những chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục phổ thông giai đoạn 2000-2010, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và
rút ra được một số kinh nghiệm tham khảo cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối
với giáo dục phổ thông trong thời gian tiếp theo.
Như vậy, vấn đề GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đó là nguồn tài liệu giúp tác giả hoàn


thành luận văn. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác giáo dục phổ thông
trong giai đoạn 2010 - 2019; qua đó khẳng định những thành tựu, chỉ ra
những hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm để đưa sự nghiệp
giáo dục phổ thông ở một tỉnh miền núi ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ chủ trươngcủa Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với GDPT từ
năm 2010 - 2019, từ đó bước đầu rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào
thực tiễn, làm cho sự nghiệp GDPT của tỉnh Cao Bằng phát triển hơn trong thời
gian tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng đối với sự nghiệp GDPT.;
Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng vận dụng chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự
nghiệp GDPT vào điều kiện địa phương trong những năm 2010 - 2019.
Đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo sự
nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng; từ đó tổng kết một số kinh nghiệm

có thể vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hơn chủ trương về phát triển
GDPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với sự
nghiệp GDPT; quá trình chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ về
GDPT thông qua hoạt động của các cấp bộ đảng, chính quyền, ban ngành chức
năng ở địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2019, qua 2 nhiệm kỳ Đại hội của
Đảng bộ tỉnh Cao Bằng: Nhiệm kỳ XVII (2010 - 2015), nhiệm kỳ XVIII (2015 2020)


- Về không gian: Địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2010 đến năm 2019 có 13
đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố và 12 huyện.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng đối với sự nghiệp GDPT; quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển sự nghiệp
GDPT trên các lĩnh vực chủ yếu: (1) Đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục; (2) xây dựng quy mô, mạng lưới trường lớp; (3) xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy - học; (4) nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng
sản Việt Nam về GD&ĐT.
5.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu thành văn:
- Văn kiện của Đảng, Nhà nước bao gồm: ác nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch,
thông tư, chương trình…
- Văn kiện của các cấp đảng bộ, chính quyền tỉnh Cao Bằng (Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh) bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông tư,
chương trình, đề án…
- Các sách, báo, tạp chí đã xuất bản; luận văn, luận án, đề tài viết về giáo
dục.
- Một số công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể về vấn đề giáo dục;
Luận văn kế thừa các kết quả của các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài của luận văn.
Nguồn tư liệu thực tế: Luận văn sử dụng tài liệu khảo sát thực tiễn qua
phỏng vấn một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của một số trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và phương pháp luận sử học, luận văn được tiến hành dựa trên


phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử như: Phương pháp lịch sử,
lôgic. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, khảo sát, so sánh nhằm làm sáng tỏ những
vấn đề đã đặt ra.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo xây dựng
và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch về giáo dục phổ thông. Qua đó,
đánh giá tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và chỉ đạo phát triển giáo dục
phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Luận văn đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo, vận
dụng vào phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú tư
liệu về lịch sử tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là tư liệu về lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Cao Bằng.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác

nghiên cứu, giảng dạy ở các trường học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và cho công
tác chỉ đạo, lãnh đạo thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông
nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ năm 2010 đến năm 2015
- Chương 2: Đảng bộ tỉnh Cao Bằng tăng cường lãnh đạo phát triển giáo
dục phổ thông trong những năm 2015 - 2019
- Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.


Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Cao Bằng và
chủ trương của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố tác động
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông bắc Việt Nam. Phía Bắc và Đông Bắc
giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km, phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Cao Bằng cách Thủ đô Hà Nội 263 km. Chiều dài của tỉnh theo chiều bắc - nam
là 80 km, từ 23°7'12"B đến 22°21'21"B. Chiều rộng theo chiều đông - tây là
170 km, từ 105°16'15"Đ - 106°50'25"Đ.
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá
vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ
600- 1.300 m so với mặt nước biển, tạo nên phong cảnhnúi non trùng điệp.
Rừng núi ở Cao Bằng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên
3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây

nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa
miền núi cao, thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa
đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất
350C, thấp nhất 00C. Lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa bão tập trung từ
tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm 1.500mm. Các hiện
tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên.
Phần lớn diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá
trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố. Tuy
nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không
nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao.
Trên địa bàn tỉnh có 4 dòng sông chính: Sông Bằng Giang bắt nguồn từ
biên giới Việt Nam - Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông
Gâm ở phía tây bắt nguồn từ Trung Quốc chảy từ phía bắc xuống phía nam.


Sông Bắc Vọng bắt nguồn từ biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo hướng tây
bắc - đông nam. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Ngoài ra, Cao Bằng còn có tới 47 hồ lớn
nhỏ, trong đó đáng chú ý là Hồ Thang Hen. Hồ có dạng hình thoi dài 1.000m,
rộng 300m. Ngoài việc sử dụng cho nước sinh hoạt và tưới cho nông nghiệp, hồ
còn có giá trị là một điểm tham quan lý tưởng.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện mục tiêu, chiến
lược do các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đề ra, những năm 20102019, tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở Cao Bằng có bước chuyển biến rõ
nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,7% - 7,0%/năm. Từ năm 2015
đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5%/năm [21, tr.45].
Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 26,7 triệu đồng/năm (năm 2018).,Thu
ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán
Trung ương giao bình quân 27%/năm. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên

3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ
rừng 54,5%. Tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân
cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh
Cao Bằng có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư:
12.308 tỷ đồng [22, tr.48], trong đó năm 2018, có 26 dự án được cấp chứng nhận
đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 2.025 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông
lâm nghiệp. Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh từng bước được khai thác hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội được đầu tư, mở rộng, phát triển các khu kinh tế
cửa khẩu, điểm du lịch. Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, hầu hết các chỉ tiêu
kinh tế, xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, năm sau cao hơn năm
trước. Lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt trên 1,2 triệu lượt khách, tăng
29,2% so với năm 2017, doanh thu du lịch đạt 363,3 tỷ, tăng 92% [22, tr. 56].
Ngành giáo dục cũng góp phần đào tạo cho tỉnh một đội ngũ cán bộ có
trình độ khoa học kỹ thuật khá cao. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018, tổng


số cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trong các ngành của tỉnh Cao Bằng là
52.046 người; trong đó trình độ cao đẳng có 5689 người, đại học có 43.354
người, thạc sĩ có 2869 người, tiến sĩ có 134 người [23, tr. 415]. Ngoài ra, tỉnh
còn có đội ngũ công nhân đông đảo.
Bên cạnh những chuyển biến to lớn, tích cực nói trên, sự phát triển về
kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn này cũng bộc lộ không ít
những hạn chế, khó khăn. Quy mô tăng trưởng và quy mô tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) còn nhỏ bé so với quy mô tăng trưởng nền kinh tế của cả nước. Nền
kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông - lâm nghiệp, chiếm tới gần 60% tổng GDP
của toàn tỉnh, công nghiệp và xây dựng mới chỉ chiếm 17% trong cơ cấu GDP
(thấp hơn nhiều so với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của cả
nước) [22, tr. 92]. Một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, cơ cấu kinh

tế truyền thống vẫn còn đậm nét, giao thông đi lại, thông tin liên lạc còn gặp
nhiều khó khăn. Trình độ dân trí, văn hóa, giáo dục còn nhiều bất cập, phần
đông các hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới trình
độ học vấn còn thấp, đa phần là chỉ tốt nghiệp THPT rồi xin đi làm tại các công
ty, xí nghiệp ở những thành phố lớn. Một số cộng đồng dân cư, các hủ tục,
phong tục tập quán còn lạc hậu như ma chay, cưới xin, lễ tết vẫn còn khá nặng
nề, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
Theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh là 530.431
người, trong đó, dân số thành thị 123.407 người chiếm 23,2%, dân số nông thôn
là 406.934 người chiếm 76,8%. Mật độ dân số thưa thớt với khoảng 79
người/km2. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng định cư sinh
sống, trong đó có các dân tộc thiểu số chiếm số đông hơn cả. Mỗi dân tộc có
những sắc thái dặc trưng trong phong tục tập quán cũng như trong đời sống tinh
thần, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng ở miền đất biên ải này.
Kết quả sơ bộ tổng điều tra cho thấy, trải qua 10 năm (2009 - 2019), quy
mô dân số của tỉnh tăng tốc độ chậm hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ tăng dân số bình
quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,45%/năm. Cộng đồng dân cư Cao Bằng
gồm 20 dân tộc cùng chung sống, cư trú đan xen, có tới 95,65% dân số là người


dân tộc thiểu số trong đó có 8 dân tộc chính là Tày chiếm 41,0%, Nùng 31,1%,
Dao 10,1%, Hmông 10,1%, Sán Chỉ 1,2%, Lô Lô 0,4%, Hoa 0,2%, Kinh 5,8%
còn lại là các dân tộc khác. Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người. Số người
trong độ tuổi lao động chiếm 63% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm
khoảng 17%, lao động nông nghiệp chiếm trên 85%, lao động dịch vụ chỉ chiếm
4% [5, tr. 78].
Cao Bằng có nhiều di tích gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử hoạt
động của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của sự nghiệp kháng chiến chống
Pháp và chống chủ nghĩa bành trướng. Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng, là nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pác

Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Hiện tại nơi đây trở thành khu Di tích
Quốc gia đặc biệt. Cao Bằng còn có khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim,
Nguyên Bình) nơi diễn ra Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng
quân , tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
“Đồn Đông Khê” thuộc thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An là một chứng
tích lịch sử của Chiến dịch Biên giới. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với
chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh được thiết kế với kiến trúc nhà sàn hiện đại, với Đài quan sát trên núi Báo
Đông. Nặm Lìn - nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Cao Bằng
(xã Hoàng Trung, huyện Hòa An); Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong ở làng
Nà Toàn, xã Đề Thám, thành phố - nơi sinh ra và nuôi dưỡng đồng chí Hoàng
Đình Giong, một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và
cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng; Quần thể Khu
di tích lịch sử Lam Sơn (Hòa An), nơi Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo cách
mạng hoạt động và mở lớp huấn luyện chính trị (5/1942); Khu di tích Anh hùng
liệt sỹ Kim Đồng, nơi có mộ anh Kim Đồng (tức Nông Văn Dền), người đội
trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Di tích Kéo Oai
(Kéo Vai) thôn Lam Sơn là nơi đồng chí Phạm Văn Đồng thường xuyên mở các
lớp huấn luyện, tổ chức các hội cứu quốc trong những năm 1941 - 1943...


Ngoài những di tích lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều
cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ như: Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Hồ
Thang Hen,vườn quốc gia Phia Oắc, Phia Đén. Đây là các điểm du lịch có giá trị
văn hóa cao.
1.1.1.3. Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Cao Bằng trước năm 2010
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI, nhiệm
kì 2005 - 2010, sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều
kết quả tích cực:
Về hệ thống giáo dục: Năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 502 trường học

(trong đó 76 trường mầm non, 194 trường tiểu học, 70 trường phổ thông cơ sở,
116 trường THCS, có 8 trường PTTH, 24 trường THPT, 11 trường phổ thông
dân tộc nội trú, 14 trung tâm GDTX) [54, tr.23]. Với các loại hình trường, lớp
tiếp tục được mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, số lượng học sinh phổ
thông ngày càng tăng, việc tách các trường phổ thông liên cấp II +III thành
trường PTCS và THPT cho phù hợp với địa bàn dân cư đã hoàn thành. Đây là xu
thế phát triển tất yếu của toàn ngành giáo dục trong tỉnh.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên: Tổng số giáo viên đến năm 2010 là:
11.062 người, trong đó số có trình độ Đại học là 2.521 người, trình độ thạc sỹ có
4 người, cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu [17, tr. 156].
Năm 2010 có hơn 85% giáo viên mầm non và 100% giáo viên phổ thông
đạt trình độ chuẩn của bậc học. Đến năm 2010 bậc học mầm non, tiểu học có
trên 15% giáo viên có trình độ trên chuẩn, 10% giáo viên THCS có trình độ trên
chuẩn, THPT trên chuẩn là 3,04% [17, tr. 111].
Cơ sở vật chất: Đến năm 2008, ngành giáo dục Cao Bằng có đủ số phòng
học được ngói hóa và lợp tấm phi broximăng. Một số trường được kiên cố hóa
được đầu tư trang bị phục vụ dạy và học, xây dựng thư viện, nhà ở công vụ cho
giáo viên.Một số trường đã xây dựng được ký túc xá cho học sinh trọ học. Năm
2008, tỉ lệ phòng học cấp 4 trở lên chiếm 65-70%.
Chất lượng giáo dục: Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường
cấp tiểu học đạt từ 90% năm 2005 lên 93% năm 2010; THCS từ 93% năm 2005
đến 96% năm 2010; THPT từ 95% năm 2005 lên 97,6% năm 2009 [16, tr. 121].


Năm 2006, toàn tỉnh có 4 trường đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2010, con số này
là 20 trường. 50% số xã cuả tỉnh đạt phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ,
phổ cập THCS.
Những thành tích trên có được là do sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh được các
cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, thiết thực; cơ chế
quản lý giáo dục theo ngành đã có tác dụng tích cực và hiệu quả. Hơn nữa, kinh

tế của địa phương có tăng trưởng nên việc học tập được đa số quần chúng nhân
dân coi trọng. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên “cắm bản” ở những địa
phương vùng cao, vùng xa phần lớn gắn bó với nghề.
Bên cạnh những thành tích đạt được, sự nghiệp GDPT của tỉnh Cao Bằng
vẫn còn có nhiều yếu kém, thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp và chưa toàn diện: giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận học
sinh mờ nhạt về lý tưởng, sống thực dụng.
Trong ngành giáo dục xuất hiện những tiêu cực chưa được khắc phục: dạy
thêm, học thêm tràn lan; một số trường còn có tình trạng lạm thu; một số trường
buông lỏng trật tự, kỷ cương, vệ sinh. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hư hỏng,
xuống cấp trầm trọng như các trường, các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn ở các điểm trường thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc,
Thông Nông, Nguyên Bình... Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn tình trạng mất cân đối về giáo viên giữa các
cấp học, về cơ cấu một số môn tự nhiên và xã hội, cơ sở vật chất trường học còn
thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục toàn diện, công tác XHHGD đã có
những chuyển biến tuy nhiên chưa thực sự phát huy tốt vai trò trong phát triển
GDPT... Những hạn chế nêu trên là thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng bộ và chính
quyền tỉnh Cao Bằng có những chủ trương, giải pháp, tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
1.1.2. Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông
Do nhận thức: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là
sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng
cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[32, tr. 593];


đồng thời, kế thừa và phát triển những quan điểm của Đảng, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục khẳng định quan điểm:“Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [28,
tr.108-109].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn
chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được
cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Chất lượng giáo dục và đào tạo có
tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng
và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào
tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy
mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát
triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và
đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đã hoàn thành



phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù
chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với
đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình
đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 Chỉ thị của Bộ Chính trị về phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa
mù chữ cho người lớn. Chỉ thị nêu thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi và THCS với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo
dục trung học ở những nơi có điều kiện. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của đất nước [15, tr. 390].
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 Kết luận Hội nghị lần
thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đề án “Đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã
thảo luận và kết luận: Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH
- HĐH và nhiệm vụ đến năm 2020, trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn,
nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội,
với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục đã đạt được những
thành tựu rất có ý nghĩa. Quy mô giáo dục và mạng lưới giáo dục có bước phát
triển nhanh, cơ sở trường lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa. Chất
lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lý
giáo dục có chuyển biến tích cực, hợp tác quốc tế được mở rộng. Đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về
chất lượng. Lực lượng qua đào tạo tăng nhanh.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với học sinh,
phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thựu sự phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh, hình thức đánh giá còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy

còn thiếu thốn, quản lý giáo dục còn nhiều bất cập... [15, tr. 217].


Từ những tồn tại trên Ban Chấp hành Trung Ương đã đưa ra phương
hướng chủ yếu như sau: thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung Ương 2 khóa
VIII, kết luận Trung Ương 6 khóa IX và thông báo kết luận 242-TB/TW ngày
15/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X, phương hướng phát triển giáo dục và đào
tạo đến năm 2020. Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và
được đầu tư trước. Chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông
sau năm 2015 [15, tr. 221].
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
01 tháng 11 năm 2012 Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
Ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó Ban Chấp hành Trung ương đã nêu ra
trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù điều kiện đất nước còn
nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực tâm
huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân
dân, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp
thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Ban
Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng
11 năm 2013 Nghị Quyết “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”với quan điểm chỉ đạo:
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,

phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân
người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.


Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát
triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;
kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo
đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp
học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước
đi phù hợp.
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tếxã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng
sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa,
hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa
các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các
vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo
dục và đào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,
đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước.
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu


×