Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG SƠN HÀ

BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỀ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG SƠN HÀ

BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỀ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM THẾ KỈ XX
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả

Dương Sơn Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đào Thị Vân, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy, tôi
xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các chuyên đề
cao học cho lớp Ngôn ngữ K26 (2018 - 2020) tại trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Dương Sơn Hà

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 4
6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN..........5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 5
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ ........................................ 5
1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ lớp cam kết, nghiên
cứu hành động thề và biểu thức ngôn ngữ thề trong tiếng Việt.................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 12
1.2.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ ..................................................................... 12
1.2.2. Lí thuyết hội thoại............................................................................................. 28
1.2.3. Khái niệm ngôn ngữ, khái niệm văn hóa; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa ........................................................................................................................ 37
1.2.4. Khái niệm biểu thức ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ thề............................... 38
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 39
Chương 2. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỀ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
THẾ KỈ XX NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ .......... 41
2.1. Nhận xét chung về biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ
XX....... 41

2.1.1. Về số lượt sử dụng ............................................................................................ 41
2.1.2. Về đặc điểm hình thức ...................................................................................... 42
2.1.3. Về đích ở lời ..................................................................................................... 42

iii


2.2. Phân loại và miêu tả biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ
XX về phương diện hình thức .................................................................................... 42
2.2.1. Các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ hình thức với biểu
thức ngữ vi thề ............................................................................................................ 42
2.2.2. Cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề ..................................................................... 46
2.2.3. Biểu thức ngữ vi thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX là biểu thức ngữ
vi tường minh hoặc nguyên cấp.................................................................................. 60
2.2.4. Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX căn cứ vào nội
dung mệnh đề (nội dung S2)....................................................................................... 63
2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 69
Chương 3. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỀ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
THẾ KỈ XX NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
.......71
3.1. Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ lí thuyết
hội thoại ...................................................................................................................... 71
3.1.1. Hoàn cảnh sử dụng của các biểu thức ngôn ngữ thề ........................................ 71
3.1.2. Chủ ngôn (Sp1) của biểu thức ngôn ngữ thề (xét trong mối quan hệ vị thế
với tiếp ngôn (Sp2)) .................................................................................................... 77
3.1.3. Chức năng trong cặp thoại của các biểu thức ngôn ngữ thề ............................. 81
3.2. Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ góc độ
văn hóa ........................................................................................................................ 86
3.2.1. Ý nghĩa văn hóa của các biểu thức ngôn ngữ thề thể hiện qua những yếu tố
tâm linh ....................................................................................................................... 87

3.2.2. Ý nghĩa văn hóa của các biểu thức ngôn ngữ thề thể hiện qua việc người
nói tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất............................................................. 91
3.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 95
KẾT LUẬN................................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGỮ LIỆU THỐNG KÊ ................................... 100

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNN

:

Biểu thức ngôn ngữ

ĐTNV

:

Động từ ngữ vi

HCT

:

Hồ Chủ tịch

HP


:

Hồ Phương

LMK

:

Lê Minh Khuê

MVK

:

Ma Văn Kháng

NCH

:

Nguyễn Công Hoan

NHT

:

Nguyễn Huy Tưởng

NK


:

Nguyễn Khải

NMC

:

Nguyễn Minh Châu

SCM

:

Sau Cách mạng

SP1

:

Người nói

SP2

:

Người nghe

TCM


:

Trước Cách mạng

TH

:

Tô Hoài

TN

:

Truyện ngắn

VD

:

Ví dụ

VTP

:

Vũ Trọng Phụng

4



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Bảng tổng kết số lượt dùng biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác
phẩm văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX...................................................... 41

Bảng 2.2.

Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề trùng/không trùng biểu thức
ngữ vi..................................................................................................... 45

Bảng 2.3.

Bảng xác định các thành tố cấu tạo biểu thức ngữ vi thề trong một số
ví dụ....................................................................................................... 51

Bảng 2.3.

Bảng tổng kết biểu thức ngữ vi thề không đủ thành tố ......................... 51

Bảng 2.4:

Bảng tổng kết các dạng biểu tức ngữ vi thề khuyết một thành tố (qua
phân tích một số ví dụ tiêu biểu) ........................................................... 55

Bảng 2.5.

Bảng tổng kết các biểu thức ngữ vi thề khuyết 1 thành tố .................... 56


Bảng 2.6.

Bảng tổng kết các kiểu biểu tức ngữ vi thề khuyết từ hai thành tố (qua
phân tích một số ví dụ tiêu biểu) ........................................................... 59

Bảng 2.7.

Bảng tổng kết các dạng biểu thức ngữ vi thề khuyết hai hoặc ba thành
tố............................................................................................................ 60

Bảng 2.8.

Bảng tổng kết biểu thức ngữ vi thề tường minh và biểu thức ngữ vi
thề nguyên cấp (Số lượng và tỉ lệ % tính theo số biểu thức ngôn ngữ
thề đã thống kê) ..................................................................................... 63

Bảng 2.8.

Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời...... 64

Bảng 2.9.

Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời ước kết ................ 67

Bảng 2.10.

Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời xác tín ................. 68

Bảng 2.11.


Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời biểu cảm.............. 69

Bảng 2.12.

Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời .................... 69

Bảng 3.1.
77

Bảng tổng kết các BTNN thề được phân loại theo hoàn cảnh sử dụng ....

Bảng 3.2.

Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề được phân loại theo
vị thế của chủ ngôn trong mối quan hệ với tiếp ngôn ........................... 80

Bảng 3.3.

Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét theo chức năng
trong cặp thoại....................................................................................... 86

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khách quan
Ngữ pháp học truyền thống đã chia câu làm bốn loại dựa vào mục đích nói, đó
là:
câu tường thuật (câu kể), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cầu khiến và câu cảm thán.

Dưới ánh sáng của ngữ dụng học, nói năng cũng là một hành động, một hành
động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một phát ngôn (câu đã được hành chức)
được người nói/ viết nói (viết) ra bao giờ cũng diễn đạt một hay vài hành động nào
đó, chẳng hạn như: kể, hỏi, yêu cầu, khen, chê, cam đoan, bộc lộ thái độ, v.v... Biểu
thức ngôn ngữ thề cũng nằm trong số những biểu thức ngôn ngữ diễn đạt hành động
nói thường được người nói / viết thực hiện trong giao tiếp.
Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói
chung, biểu thức ngôn ngữ nói riêng của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, có những hành động ngôn ngữ thu hút được sự quan tâm của giới nghiên
cứu ngôn ngữ học, thể hiện qua rất nhiều công trình đã công bố, như hành động hỏi,
hành động cầu khiến, hành động biểu cảm,... song cũng có những hành động ngôn ngữ
hình như ít được quan tâm hơn bởi số lượng bài viết về chúng rất ít, như hành động
xin lỗi, thề...
Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, công trình nghiên cứu về hành động
ngôn ngữ thề, đặc biệt là biểu thức ngôn ngữ thề trong các ngôn ngữ nói chung, trong
tiếng Việt nói riêng chưa có nhiều. Đến nay, ngoài một số bài viết lẻ tẻ in trên Tạp
chí, chúng tôi mới tìm thấy 2 công trình nghiên cứu khá công phu về hành động thề
trong tiếng Việt: một công trình là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga
(2013) với nhan đề “Hành vi ngôn ngữ thề (Swear) trong tiếng Việt” và một công
trình là Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2013) với nhan đề
“Hành động thề nguyền trong ca dao Việt Nam”. Có thể nói, đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu hành động thề cũng như biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi
Việt Nam thế kỉ XX một cách bài bản.
Văn xuôi Việt Nam là một thể loại quan trọng trong kho tàng văn học nước
nhà. Một trong những đặc điểm cơ bản của văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng

1


là tính hội thoại. Lời thoại của nhân vật thể hiện nhiều hành động ngôn ngữ khác

nhau, trong đó có hành động thề.

2


1.2. Lí do chủ quan
Là một giáo viên dạy văn học ở trường Trung học Phổ thông, chúng tôi nhận
thức được rằng, muốn hiểu được con người và xã hội Việt Nam qua các thời kì lịch
sử, không thể không nghiên cứu ngôn ngữ của nhân vật trong những tác phẩm tiêu
biểu của các giai đoạn văn học.
Chọn đề tài “Biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi Việt
Nam thế kỉ XX” để nghiên cứu, thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết. Nghiên cứu
vấn đề này, người viết hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về hành động ngôn ngữ,
trong đó có hành động thề cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn sử dụng. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ giúp người đọc thấy được biểu thức ngôn ngữ thề không
chỉ được dùng đúng đích ở lời thề (biểu thức thề dùng để thực hiện hành động thề) mà
còn được dùng để thực hiện nhiều hành động khác như khẳng định, bác bỏ, biểu cảm,
v.v... Đặc biệt, biểu thức ngôn ngữ thề không chỉ được sử dụng trong giao tiếp đời
thường mà còn được sử dụng cả trong văn chương, trong đó có văn xuôi Việt Nam thế
kỉ XX.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Như đã nói ở mục Lí do chọn đề tài, nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ thề trong
văn xuôi thế kỉ XX, người viết nhằm ba mục đích:
Thứ nhất, góp phần củng cố lí thuyết về hành động ngôn ngữ, trong đó có hành
động thề;
Thứ hai, giúp người đọc thấy được biểu thức ngôn ngữ thề được sử dụng trong
văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX như thế nào;
Thứ ba, làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu hành động ngôn
ngữ trong đó có hành động thề trong giao tiếp nói chung, trong văn xuôi nói riêng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng quan sơ lược tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, đặc biệt chú
trọng tìm hiểu tình hình nghiên cứu về biểu thức ngôn ngữ thề và hành động thề trong
giao tiếp và trong văn chương.
- Nghiên cứu và lựa chọn những vấn đề lí thuyết liên quan làm căn cứ lí luận
cho việc xử lí đối tượng nghiên cứu;
3


- Lựa chọn một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu làm ngữ liệu khảo sát; thống kê
biểu thức ngôn ngữ thề được sử dụng trong các tác phẩm văn xuôi đã chọn làm ngữ
liệu khảo sát;
- Phân loại và miêu tả, phân tích biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê theo các
tiêu chí đã định trước;
- Kết luận những vấn đề đã nghiên cứu được về biểu thức ngôn ngữ thề bằng
bảng tổng kết hoặc lời.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác
phẩm văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về ngữ liệu khảo sát
Luận văn đã chọn 40 tác phẩm văn xuôi tiêu biểu thuộc ba thời kì văn học Việt
Nam, thế kỉ XX để làm nguồn ngữ liệu khảo sát. Cụ thể tên các tác phẩm này xin xem
phần Tư liệu trích dẫn.
b) Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX, luận
văn này tập trung nghiên cứu 2 vấn đề lớn:
- Thứ nhất, biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ

lí thuyết hành động ngôn ngữ;
- Thứ hai, biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ lí
thuyết hội thoại và văn hóa Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Các phương pháp nghiên cứu này được
dùng để thống kê và phân loại biểu thức ngôn ngữ thề được dùng trong các tác phẩm
được chọn làm nguồn ngữ liệu.
4


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cặp phương pháp nghiên cứu này được
dùng để phân tích biểu thức ngôn ngữ thề về các phương diện cần nghiên cứu đã
nói ở trên. Theo đó, tổng hợp những kết quả nghiên cứu được và đưa ra những kết
luận cụ thể về biểu thức ngôn ngữ này đã sử dụng trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ
XX như thế nào.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp nghiên cứu này được dùng để so sánh
biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi ở các giai đoạn văn học thế kỉ XX.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí luận
Như đã nói ở mục Lịch sử vấn đề, có thể nói lần đầu tiên biểu thức ngôn ngữ
thề trong tiếng Việt nói chung, trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX được nghiên cứu
theo hướng dựa vào lí thuyết hành động ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại. Bởi vậy,
luận văn giúp người đọc có một cái nhìn mới về một hành động ngôn ngữ (hành
động thề) mà từ trước đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu đi trước đã xếp vào nhóm
hành động cam kết. Luận văn chỉ rõ, biểu thức ngôn ngữ thề không chỉ là phương
tiện diễn đạt một hành động ngôn ngữ nhóm cam kết - hành động thề mà còn được
dùng để diễn đạt những hành động ngôn ngữ nhóm xác tín (nhóm trình bày) hay
nhóm bộc lộ (biểu cảm),...

5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn có giá trị thực tiễn đối với việc nghiên cứu, học tập và sử dụng biểu
thức ngôn ngữ thề trong giao tiếp đời thường và trong văn chương. Kết quả nghiên
cứu của luận văn có thể là một gợi ý cho việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài theo hướng dạy hành động ngôn ngữ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu
thống kê, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ
phương diện lí thuyết hành động ngôn ngữ
Chương 3: Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ
lí thuyết hội thoại và văn hóa Việt Nam

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ
Trong lịch sử ngữ dụng học, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hành
động ngôn ngữ của các tác giả trong và ngoài nước.
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các tác giả nước ngoài
Về nghiên cứu hành động ngôn ngữ (có tác giả gọi là hành vi ngôn ngữ hay
hành động ngôn từ) của các tác giả nước ngoài, đầu tiên phải kể đến công trình nghiên
cứu của hai nhà ngôn ngữ học là J. L. Austin và J. Searle.
J. L. Austin là người có công đầu trong việc xây dựng lí thuyết hành động
ngôn ngữ. Lí thuyết này được thể hiện trong 12 chuyên đề giảng dạy ở trường Đại học
Havard mà học trò của ông đã tập hợp lại in thành sách với nha đề “How to do

things with
words” (Hành động như thế nào bằng lời nói).
J. L. Austin đã chỉ ra rằng, khi thực hiện một phát ngôn nào đó người ta đã
thực hiện đồng thời ba hành vi: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời
(hành vi tại lời). Ông tập trung nghiên cứu các hành vi tại lời và phân chúng thành 5
lớp lớn, đó là:
- Lớp hành vi phán xử;
- Lớp hành vi hành sử;
- Lớp hành vi cam kết;
- Lớp hành vi ứng xử;
- Lớp hành vi trình bày.
J. Searle là người kế thừa và phát triển lí thuyết hành động ngôn từ của J. L.
Austin. Để khắc phục những hạn chế của J. L. Austin, J. Searle đã đưa ra một hệ
thống gồm 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn từ và cũng chia hành động ngôn ngữ
thành
5 lớp cơ bản, là:
- Lớp hành vi tái hiện;
- Lớp hành vi điều khiển;
- Lớp hành vi cam kết;
6


- Lớp hành vi biểu cảm;
- Lớp hành vi tuyên bố.

7


Ngoài 2 tác giả nói trên, một số nhà ngôn ngữ học người nước ngoài có tên tuổi
khác như D.Wunderlich, F.Recanati, K. Bach, R.M. Hanish, A.Wierzbicka, ... đã tiếp

tục tìm hiểu hành động ngôn ngữ và đưa ra quan điểm của mình. Mặc dù các công
trình nghiên cứu của các tác giả này có cụ thể hơn, có những điểm mới hơn trong
cách nhìn so với công trình của Austin và Searle về các tiêu chí phân loại, song có thể
nói chúng đều có sự kế thừa những tiền đề lí thuyết mà hai công trình của hai ông nói
trên đã đặt ra. Chẳng hạn, A.Wierzbicka với công trình nghiên cứu mang tên “English
speech act verbs - asemantic dictionary” đã phân loại hành động ngôn từ dựa trên cơ
sở 270 động từ nói năng (speech act verbs). Theo đó, bà đã qui hành động ngôn từ
thành 37 nhóm, tiêu biểu là: ra lệnh (oder), cầu xin (ask1), hỏi (ask2), mời gọi (call),
cấm (forbid), cho phép (permit), trách mắng (reprimand), tranh cãi (argue), ...
Cái mới của A.Wierzbicka là trong quá trình miêu tả hành động ngôn từ, bà đã
chỉ ra việc phân loại cần phải dựa và những tiêu chí của điều kiện thuận ngôn như:
cương vị của người nói và người nghe; người nói dùng chiến lược nào (lí trí hay tình
cảm) để hành động; người nghe có quyền từ chối việc thực hiện hành động được nêu
trong nội dung mệnh đề hay không; khi công việc hoàn tất, người hưởng lợi là người
nói hay người nghe.
Tuy nhiên, cách phân loại hành động ngôn từ của tác giả này còn một hạn chế
cơ bản là nếu chỉ dựa vào động từ nói năng để phân loại hành động ngôn từ thì có
nhiều trường hợp không xác định và không giải thích được, đó là có những hành động
ngôn ngữ không bao giờ cần đến động từ nói năng, như hành động chửi, hành động
khen hay hành động dọa, v.v... Những hành động ngôn ngữ này không bao giờ được
tường minh bằng động từ ngôn hành (động từ ngữ vi) tương ứng. Điều đó cũng có
nghĩa là nếu theo quan điểm của Wierzbicka thì những hành động ngôn ngữ này sẽ
không được thừa nhận.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam, trong vài thập kỉ cuối của thế kỉ XX, vấn đề hành động ngôn ngữ
đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Nói đến những tác
giả trong nước đã dành nhiều tâm huyết cho việc tìm hiểu hành động ngôn từ không
thể không nhắc đến một số tác giả tiêu biểu, như: Đỗ Hữu Châu với công trình mang
tên Đại cương
8



ngôn ngữ học (tập 2), Nxb GD, 2001, Nguyễn Đức Dân với công trình Ngữ dụng học
(tập
1), Nxb GD, 1998, Nguyễn Thiện Giáp với công trình mang tên Ngữ dụng học Việt
ngữ,
Nxb ĐHQG HN, 2000, ...
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu này được các tác giả trình bày dưới dạng
dịch thuật, khái quát lại những thành quả nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ của các nhà
ngôn ngữ học nước ngoài như tác giả Đỗ Hữu Châu không chỉ chuyển tải những quan
điểm của J. L. Austin và J.Searle, nhà Việt ngữ học có tên tuổi này còn đưa ra định
nghĩa về hành động ngôn ngữ (tác giả gọi là hành vi ngôn ngữ) và những khái niệm
liên quan như các khái niệm: biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi, động từ ngữ vi, phát
ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp, hành vi ngôn ngữ trực tiếp,
hành vi ngôn ngữ gián tiếp, v.v...
Tương tự, trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Đức Dân ngoài việc giới
thiệu những khái niệm cơ bản về ngữ dụng học và những quan điểm của J. L. Austin
và J.Searle, tác giả này còn phân biệt động từ ngữ vi và động từ trần thuật, sự khác
biệt giữa câu ngữ vi và câu trần thuật.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng như hai tác giả dẫn trên, đã khái quát được
một số khái niệm cơ bản về ngữ dụng học trong công trình của mình. Điểm khác biệt
là ông đã chú trọng vận dụng những lí luận đó vào việc phân tích, miêu tả một số hiện
tượng của tiếng Việt dưới ánh sáng của lí thuyết dụng học. Vì vậy, công trình của tác
giả có phần dễ hiểu và có tính ứng dụng cao.
Ngoài những công trình nghiên cứu hành động ngôn ngữ khái quát của các nhà
Việt ngữ học dẫn trên, còn một số công trình đã đi sâu nghiên cứu một hoặc một số
hành động ngôn ngữ nào đó. Chúng tôi xin được liệt kê một số công trình tiêu biểu (vì
khuôn khổ của luận văn không cho phép, xin phép không liệt kê bài liên quan in trên
Tạp chí vì có quá nhiều và cũng xin không nhận xét nội dung của các công trình sẽ
dẫn dưới đây. Luận văn cũng chỉ nhắc đến khi cần thiết):

1. Nguyễn Đức Hoạt (1995), Dấu chỉ phép lịch sự trong câu cầu khiến tiếng
Việt, Luận án Tiến sĩ, Melbourne, Australia;
2. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp và ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt,
Nxb KHXH.
9


3. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc
biểu thị các hành động ngôn từ trong tiếng Việt, Luận án TS ngôn ngữ học, Nxb
ĐHSP HN.
4. Trần Chi Mai (2006), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến
trong tiếng Anh, Luận án TS ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG HN.
5. Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016), Các hành động cầu khiến tiếng Việt, Nxb
ĐHQG HN.
6. Nguyễn Thị Qui (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và những tham tố của
nó, Nxb KHXH, HN.
7.. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi
ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án TS Ngữ văn, ĐHSP HN.
8. Lê Đình Tường (2002), Các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến đích
thực
(trên tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt), Luận án TS Ngữ văn, ĐHSP Vinh.
9. Siriwong Hongsawan (2009), Nghiên cứu hành động bác bỏ trong tiếng
Thái và tiếng Việt, Luận án TS Ngữ văn, Nxb ĐHQG HN.
Ngoài những sách chuyên khảo và luận án tiến sĩ của các tác giả vừa dẫn, còn
một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu hành động ngôn ngữ, như:
1. Lê Thị Thu Hoa (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng
nhóm
khen, tặng, chê, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội
2. Đinh Thị Hà (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm bàn,
tranh luận, cãi, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

3. Nguyễn Thị Thái Hòa (1997), Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng
nhóm
khuyên, ra lệnh, nhờ, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội
4. Nguyễn Thị Ngân (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng
nhóm thông tin, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội
Các công trình nghiên cứu dẫn trên tuy chưa phải là tất cả nhưng cũng đủ
giúp ta một lần nữa khẳng định rằng, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu về ngữ dụng học nói chung,
nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói riêng. Mỗi công trình đều có những đóng
góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn nghiên cứu hành động ngôn ngữ. Đối với
10


chúng tôi, những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo phong phú
và thực sự hữu ích để chúng tôi lựa chọn làm căn cứ lí luận cho đề tài.

11


1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ lớp cam kết, nghiên
cứu
hành động thề và biểu thức ngôn ngữ thề trong tiếng Việt
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu hành động ngôn ngữ lớp cam kết
Theo tìm hiểu bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có một số công trình trực
tiếp hay gián tiếp bàn về các hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết nói chung, xin
dẫn một số công trình làm minh chứng (liệt kê theo năm công bố):
(1) Vũ Thị Tố Nga (2006), Hành vi cam kết và các động từ biểu thị hành vi
cam kết, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5.
(2) Đồng tác giả (2014), Sự kiện lời nói và sự kiện lời nói cam kết trong hội
thoại, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5 (31).

(3) Vũ Thị Tố Nga (2015), Các thành phần của một biểu thức ngữ vi cam kết
tường minh - Hành trình và nối tiếp, Nxb ĐHQG HN.
(4) Vũ Tố Nga (2010), Sự kiện lời nói cam kết trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.
(5) Phạm Thanh Mai (2019), Tìm hiểu hành động cam kết trong một số tác
phẩm
văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930 - 1945, Luận văn Thạc sĩ, ĐHTN
Cũng như phần lớn các công trình đã dẫn ở mục 1.1.1, các công trình vừa dẫn
chủ yếu tập trung nghiên cứu các hành động lớp cam kết về tiêu chí phân loại, hình
thức thể hiện, các dấu hiệu ngôn hành hay hiệu lực ở lời, vai trò, tác dụng, v.v... trong
giao tiếp nói chung và trong văn xuôi nói riêng.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu hành động thề (hành vi ngôn ngữ thề) và biểu thức
ngôn ngữ thề trong tiếng Việt
a) Tình hình nghiên cứu hành động thề
Như đã nói, ngoài một số bài in trên Tạp chí, chúng tôi mới tìm được hai công
trình nói về hành động thề thể hiện sự công phu nghiên cứu của tác giả, đó là Luận án
Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Nga và luận Văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hương.
(1) Luận án Tiến sĩ với tên “Hành vi ngôn ngữ thề (swear) trong tiếng Việt”,
bảo vệ năm 2013 tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam - Học viện KHXH của tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga.
Cũng như các tác giả: Đỗ Hữu Châu (2001), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn
12


Thiện Giáp (2000), trong công trình nghiên cứu này, Nguyễn Thị Thu Nga đã khẳng

13


định, hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn ngữ) là một vấn đề cơ bản và trọng tâm của

Ngữ dụng học. Thề là một hành động ngôn ngữ được người Việt sử dụng khá phổ biến
trong giao tiếp và mang đậm nét văn hóa của người Việt. Luận án không chỉ có những
đóng góp về mặt lí luận như đã nói mà còn có những đóng góp về mặt thực tiễn. Kết
quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn cho việc sử dụng hành
động thề trong giao tiếp một cách hiệu quả. Luận án cũng gợi ý một số giải pháp cho
việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng dạy hành
động ngôn ngữ. Việc nghiên cứu hành động thề gắn với các yếu tố văn hóa xã hội có
thể được mở rộng để nghiên cứu các hành động ngôn ngữ khác.
(2) Luận văn thạc sĩ với tên “Hành động thề nguyền trong ca dao Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương, bảo vệ năm 2013 tại ĐHSP HN cũng tập trung
nghiên cứu về cấu tạo hình thức, hiệu lực ở lời của hành động thề trong ca dao Việt
Nam. Mặc dù chưa có những cái mới rõ nét song luận văn bước đầu đã gợi ý cho
người đọc một hướng nghiên cứu hành động ngôn ngữ: nghiên cứu hành động ngôn
ngữ nói chung, hành động thề nói riêng trong văn chương.
Có thể nói, trên phương diện nghiên cứu có tính hệ thống về mặt lí thuyết, cả
hai công trình nghiên cứu vừa dẫn đã tập trung vào các vấn đề lớn, như: khái niệm
hành động ngôn ngữ, phân loại hành động ngôn ngữ, điều kiện sử dụng hành động
ngôn ngữ, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi.
Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu vừa dẫn đã góp phần minh
chứng cho lí thuyết của Ngữ dụng học về hành động ngôn ngữ, lí thuyết về mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; làm rõ bản chất của hành động thề từ góc độ cấu trúc,
chức năng và sử dụng. Đặc biệt, luận án của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga đã lí giải
cách sử dụng hành động thề của người Việt dưới góc nhìn văn hóa và xã hội như đã
nói.
Ngoài hai công trình nghiên cứu khá kĩ về hành động thề vừa dẫn, tác giả Nhật
Minh cũng có bài viết với nhan đề “Cảm nhận về đoạn thơ thề nguyền của Nguyễn
Du” đăng trên báo điện tử (không nói rõ ngày tháng). Trong bài viết này, tác giả cũng
khẳng định “Thề nguyền là hành động hứa hẹn về tình cảm đôi lứa, nó có ý nghĩa vô
cùng thiêng liêng bởi nó thể hiện được tình yêu, những cảm xúc tột độ của tình yêu”.
14



Như vậy, qua cách nói vừa dẫn có thể thấy hành động thề nguyền đã được tác giả
đánh giá

15


là một hành động ngôn ngữ có hiệu lực cao trong việc thể hiện cảm xúc của người nói
(ở bài viết này là nhân vật trong Truyện Kiều). Trong những ngữ cảnh nhất định,
hành động thề nguyền đã phá vỡ được mọi định kiến của xã hội để chạm tới tình
yêu, một thứ tình yêu vượt trên những định kiến xã hội.
Tóm lại, hành động thề nói chung, hành động thề trong văn chương nói riêng
đến nay chưa được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên cứu bản chất của hành động thề,
cấu trúc và phương tiện thể hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thề,
nét đặc trưng văn hóa của người Việt biểu lộ qua hành động thề và những nét riêng
của việc sử dụng hành động thề trong giao tiếp và trong văn chương là một việc làm
cần thiết.
Ngoài việc tiếp thu những quan điểm về hành động thề của các tác giả đã dẫn,
luận văn này sẽ làm rõ thêm đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hành động
ngôn ngữ này trong văn xuôi Việt nam thế kỉ XX với mục đích như đã nói ở mục 2.1
(phần Mở đầu).
b) Tình hình nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ thề
- Tình hình nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ (biểu thức ngữ vi): Để tiện cho việc
trình bày, từ đây chúng tôi tạm đồng nhất hai khái niệm biểu thức ngôn ngữ và biểu
thức ngữ vi. Về khái niệm biểu thức ngữ vi, chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở mục 1.2.1.5.b.
Cần phải nói ngay rằng, không có một biểu thức ngữ vi trừu tượng. Bất cứ một
biểu thức ngữ vi nào cũng phải gắn với một hành động ngôn ngữ cụ thể, như biểu
thức ngữ vi hỏi, biểu thức ngữ vi hứa, biểu thức ngữ vi đề nghị, yêu cầu hay biểu thức
ngữ vi khuyên, v.v... Đến nay chúng tôi mới tìm được một công trình dành riêng cho

việc nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ, đó là luận án tiến sĩ mang tên “Biểu thức ngôn
ngữ so sánh trong tiếng Việt” của tác giả Trần Thị Oanh, bảo vệ năm 2015 tại Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ngoài việc khái quát những vấn đề lí thuyết liên quan, luận án đã tập trung
nghiên cứu hai vấn đề lớn, là: (i) Mục đích và các hành động ngôn ngữ cụ thể của
những phát ngôn chứa biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt, và (ii) Đặc trưng
văn hóa của người Việt được thể hiện và lưu giữ trong các biểu thức ngôn ngữ so
sánh.

16


Có thể nói, luận văn này đã có những đóng góp nhất định cả mặt lí luận lẫn
thực tiễn.

17


×