Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH TÂM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
VỠ NỢ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM BẰNG THANG ĐO
Z-SCORE

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2016


TÓM TẮT
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu xác định các yếu tố nội tại
hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng Việt Nam bằng thang đo Z-score. Từ đó đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Chỉ số rủi ro Zscore dựa trên cơ sở đề xuất của Hannan & Hanweck (1988) dành cho ngân hàng và
xác suất rủi ro vỡ nợ Pit được sử dụng để đo lường rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Các yếu tố
nội tại được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm yếu tố về đặc trưng tài chính từng
ngân hàng như Tăng trưởng tín dụng (Loan growth - LG), Tỷ lệ dự phòng nợ xấu
(Loan loss reservers - LLR), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest revenue - NIR), Hiệu quả quản lý chi phí
(Cost to income – CIR), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity to assets –
ETA), Đa dạng hóa thu nhập (Income diversification – ID) và yếu tố đặc điểm ngân
hàng như quy mô (Size), ngân hàng được (hoặc chưa được) niêm yết trên sàn chứng


khoán (Listed bank – Unlisted bank). Luận văn sử dụng lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện về tác động của các yếu tố
đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng, để có những phân tích và tìm hiểu vấn đề này đối với 27
ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Nghiên cứu đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 27 ngân hàng TMCP trong tổng số
khoảng 32 ngân hàng TMCP tại Việt Nam (không tính các ngân hàng 100% vốn nhà
nước và các ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng liên doanh), với tổng số 135 quan
sát trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Vận dụng kỹ thuật phân tích hồi quy
dữ liệu bảng (data panel) kết hợp phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng
quát (Generalized Least Square – GLS) , nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thống kê
về các yếu tố nội tại có tác động đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng được đo lường bằng thang
đo Z-score, cụ thể:
-

Các yếu tố có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng: tỷ lệ dự
phòng nợ xấu (LLR), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), đa dạng hóa thu
nhập (ID).

i


-

Yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng: quản lý chi phí
(CIR).

-

Các yếu tố khác như Tăng trưởng tín dụng (Loan growth - LG), Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net

interest revenue – NIR), quy mô (Size), ngân hàng được (hoặc chưa được) niêm
yết trên sàn chứng khoán (Listed bank – Unlisted bank) đều có mối quan hệ
nghịch biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu cũng tìm thấy hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro phá sản

ngân hàng là: tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR) và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA).
Từ kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao khả
năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ ngân hàng và đề xuất những hướng nghiên cứu sau để
giải quyết những vấn đề mà luận văn còn hạn chế.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Minh Tâm, học viên lớp cao học CH16A, trường Đại học Ngân
Hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2014 – 2016.
Luận văn tốt nghiệp này là công trình do tôi tạo ra bằng việc vận dụng những
kiến thức đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Mọi
trích dẫn đều được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo và trong nội dung bài
nghiên cứu. Tôi cam đoan không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Trần Minh Tâm

iii


LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn rất nhiều tới người hướng dẫn của mình, PGS. TS. Hạ Thị
Thiều Dao, người rất tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình viết luận
văn. Luận văn này chắc chắn không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận
tâm của cô.
Tôi cũng cảm ơn cha mẹ, bạn Nguyễn An Nhơn, Đặng Trịnh Bạch Huy, Hồ
Hoàng Hải Yến đã giúp đỡ, hỗ trợ, đóng góp những nhận xét quý báu cho tôi. Tôi biết
ơn, trân trọng những kinh nghiệm, góp ý, khuyến khích của mọi người kể từ khi bắt
đầu viết luận văn này.
Cuối cùng, tôi cảm ơn tất cả thầy cô, bạn bè đã hỗ trợ, góp ý giúp tôi hoàn thiện
những thiếu sót của luận văn này, do thời gian và kiến thức còn hạn chế mà còn nhiều
khuyết điểm không thể tránh khỏi.

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................

1.1Lý do nghiên cứu .........................................

1.2Tính cấp thiết của đề tài ...............................

1.3Mục tiêu nghiên cứu ....................................

1.4Câu hỏi nghiên cứu ......................................

1.5Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................

1.6Phương pháp nghiên cứu .............................


1.7Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài.....

1.8Bố cục của luận văn .....................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................
2.1

Khái niệm về rủi ro .......................................

2.2

Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng và
2.2.1Rủi
2.2.2Rủi
2.2.3Rủi
2.2.4Rủi

2.3

Chỉ số đo lường rủi ro vỡ nợ ngân hàng Z-sco

2.4

Một số nghiên cứu thực nghiệm trước về các

nợ các ngân hàng bằng thang đo Z-score ............................................................
2.5

Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ

2.5.1Tăn


2.5.2Tỷ l

2.5.3Tỷ s

2.5.4Tỷ l

2.5.5Hiệu

2.5.6Tỷ l

2.4.7Đa d

2.4.8Quy
v


2.4.9Ngâ
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................

3.1Phương pháp nghiên cứu ................................

3.2Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................

3.3Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................

3.3.1. Mô hình nghiên cứu .............................

3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..........................
CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........


4.1Thống kê mô tả các biến ................................

4.2Đánh giá rủi ro vỡ nợ của NHTM trong giai đ

4.3Rủi ro vỡ nợ và các nhân tố ảnh hưởng .........
4.3.1Rủi
4.3.2Rủi
4.3.3Rủi
4.3.4Rủi
4.3.5Rủi
4.3.6Rủi
4.3.7Rủi
4.3.8Rủi
4.3.9Rủi

4.4Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ....

4.5Kết quả hồi quy và các kiểm định ..................

4.5.1Kiểm

vi


4.5.2

Kiểm đ

4.5.2.1


4.5.2.2

với nha
4.5.3

Kết quả

4.6Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................

5.1 Kết luận..........................................................

5.2 Đề xuất, kiến nghị .........................................
5.2.1

Về tỷ lệ

5.2.2

Về Vốn

5.2.3

Về đa d

5.2.4

Về Hiệ


5.2.5

Thực h

5.3Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu sa
Tài liệu tham khảo .............................................................................................

vii


DANH MỤC BẢNG:
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................ 18
Bảng 3.1. Danh sách 27 ngân hàng được nghiên cứu.................................................................... 26
Bảng 3.3. Tổng hợp các biến trong mô hình..................................................................................... 31
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu..................................................................... 35
Bảng 4.2. Phân nhóm ngân hàng theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012...................36
Bảng 4.3 Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2015........42
Bảng 4.4. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi................................................................................................. 50
Bảng 4.5. Z-score & Pit bình quân của Nhóm NHTM đã niêm yết và chưa niêm yết.....52
Bảng 4.6. Tương quan giữa các biến độc lập.................................................................................... 54
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy.................................................................................................... 55
Bảng 4.8. Kiểm định F và Hausman.................................................................................................... 55
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi...................................... 57
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định sự tự tương quan............................................................................. 57
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS.................................................................... 58
Bảng 4.12. So sánh kết quả thu được với giả thuyết ban đầu về mối quan hệ giữa biến
biến phụ thuộc và các biến độc lập....................................................................................................... 59

viii



DANH MỤC HÌNH:
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hồi quy .................................................................................
Hình 4.1. Xác suất rủi ro vỡ nợ (Pit) của từng nhóm ngân hàng trong giai đoạn 20112015..............................................................................................................................
Hình 4.2. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tăng trưởng tín dụng ..............................................
Hình 4.3. Tỷ lệ trung bình LLR của 27 ngân hàng qua các năm. ...................................
Hình 4.4. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng qua các năm ...........................................
Hình 4.5 Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ dự phòng nợ xấu .............................................
Hình 4.6. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ..........................
Hình 4.7. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và thu nhập lãi thuần ..................................................
Hình 4.8. Diễn biến thu nhập lãi thuần của 8 NHTM tiêu biểu trong số 27 NHTMCP
giai đoạn 2011-2015 .....................................................................................................
Hình 4.9. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và quản lý chi phí .......................................................
Hình 4.10. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ..................
Hình 4.11. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và đa dạng hóa thu nhập ...........................................
Hình 4.12. Cơ cấu thu nhập đa dạng của Wells Fargo năm 2015 ...................................
Hình 4.13. Diễn biến xác suất vỡ nợ và yếu tố quy mô ngân hàng ................................
Hình 4.14. Diễn biến xác suất vỡ nợ của Nhóm NHTM đã niêm yết và chưa niêm yết.. 53

Hình 5.1.

Tăng trưởng dư nợ cho vay B

Hình 5.2.

Dư nợ tín dụng cho vay BĐS

ix



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
NHTMCPNN
NHTMCP
GLS – Generalized Least Square

FEM – Fixed Effects Model
REM – Random Effects Model
LG – Loan Growth
LLR – Loan loss reservers
LDR – Loan to deposit ratio
ROA – Return on Assets
NIM – Net interest margin
NIR – net interest revenue
CIR – Cost to income
ETA – Equity to assets
ID – Income diversification
EPS - Earning Per Share
P/E – Price per EPS
SIZE
NHNN , SBV
NHTM
NHTMCP

x


TCTD
NHTM TNHH MTV

BĐS

bq
VCSH
BCTC

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1

Lý do nghiên cứu
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng luôn là vấn đề được đề cập rất nhiều trong những

năm gần đây. Từ 1987 đến nay, Việt Nam diễn ra ba lần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Lần thứ nhất 1987-1988 khi xảy ra vỡ nợ hệ thống hợp tác xã tín dụng. Năm 1999 – 2001
thực hiện tái cấu trúc với cách làm mới là đưa các NHTMCPNN tham gia và kiểm soát các
NHTMCP có dấu hiệu yếu kém và nợ xấu (Nguyễn Thanh Dương, 2013). Lần thứ ba là từ
năm 2011 đến nay. Sau khi trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, hệ thống ngân
hàng Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu kém và nợ xấu gia tăng, lợi nhuận giảm
sút, năng lực về vốn thấp, rủi ro thanh khoản cao, … Quá trình tái cấu trúc đã buộc hàng
loạt ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém phải sáp nhập, hợp nhất, một số ngân hàng khác
còn bị NHNN mua với giá 0 đồng và hỗ trợ tái cấu trúc. Mặc dù, hệ thống ngân hàng Việt
Nam không ghi nhận một trường hợp đổ vỡ, giải thể hay phá sản nào, nhưng điều đó chưa
khẳng định cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những đề tài về rủi ro ngân
hàng như: thanh khoản, lãi suất, tín dụng, tỷ giá đã được nhiều tác giả trong nước nghiên
cứu nhưng nghiên cứu về rủi ro vỡ nợ ngân hàng chưa thực sự rộng rãi và phổ biến. Vì vậy
nghiên cứu này muốn sử dụng chỉ số Z-score theo đề xuất của Roy (1952), Hannan &
Hanweck (1988) để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến sự
ổn định, rủi ro vỡ nợ trong hoạt động ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến

nghị phù hợp nhằm tằng cường sự ổn định, lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng
ở Việt Nam.
Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
vỡ nợ của ngân hàng ở Việt Nam bằng thang đo Z-score”
1.2

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về rủi ro vỡ nợ bằng việc vận dụng

mô hình Z-score ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung vào doanh

Trang 1


nghiệp, hoặc một số ngành đặc thù ngoài ngành ngân hàng. Ngân hàng là một doanh
nghiệp đặc biệt và việc nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân
hàng cũng rất cần thiết nhằm tìm ra biện pháp nâng cao sức khỏe cho hệ thống ngân hàng.

Theo Nguyễn Thanh Dương (2013) để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lần thứ ba
thành công, cần phải có những giải pháp ở cả hai gốc độ:
-

Vĩ mô: ổn định môi trường kinh doanh, ổn định lạm phát, lãi suất. Tăng cường
các biện pháp giáp sát của NHNN đến các NHTM

-

Vi mô: xác định được những vấn đề nội tại của NHTM có nguy cơ dẫn đến rủi
ro vỡ nợ ngân hàng và tìm ra các giải pháp phù hợp để hạn chế khả năng trên


Do đó, nghiên cứu này là rất cần thiết vì nó tập trung nghiên cứu xác định các yếu
tố nội tại của ngân hàng bao gồm các yếu tố về tài chính như tăng trưởng tín dụng, dự
phòng nợ xấu, năng lực về vốn, hiệu quả hoạt động và đặc điểm từng ngân hàng như quy
mô ngân hàng, tính minh bạch thông tin sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro dẫn đến
nguy cơ phá sản ngân hàng ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu sẽ khám phá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố này đến rủi ro vỡ nợ của ngân hàng Việt Nam để có những đề xuất,
giải pháp phù hợp.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: tìm ra các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến tình trạng kiệt quệ tài

chính và nguy cơ xảy ra rủi ro vỡ nợ ngân hàng, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách
phù hợp giúp ngân hàng ngăn chặn, cảnh báo sớm các nguy cơ trên.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các yếu tố nội tại về đặc trưng tài chính và đặc điểm riêng từng ngân hàng
sẽ ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở Việt Nam bằng thang đo Z-score.

-

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở
Việt Nam. Xác định yếu tố tác động mạnh nhất.

Trang 2


-


Thông qua kết quả có được từ mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất, kiến nghị
những giải pháp, chính sách phù hợp, nhằm ngăn chặn, cảnh báo sớm các nguy cơ
xảy ra rủi ro vỡ nợ ngân hàng

1.4

Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, một số câu hỏi

nghiên cứu sau đây được đặt ra:
-

Yếu tố nội tại như: Tăng trường tín dụng (LG), Tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR), Tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIR), Hiệu quả
quản lý chi phí (CIR), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), Đa dạng hóa
thu nhập (ID), quy mô (Size), ngân hàng được (hoặc chưa được) niêm yết trên sàn
chứng khoán (LIST) có ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng?

-

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng tại Việt Nam
bằng thang đo Z-score như thế nào? Yếu tố nào là mạnh nhất?

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề rủi ro vỡ nợ ngân hàng và các yếu tố dẫn đến nguy

cơ xảy ra rủi ro vỡ nợ ngân hàng.
Mẫu nghiên cứu gồm 27 ngân hàng TMCP trong tổng số các NHTMCP tại Việt

Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Nghiên cứu loại trừ các ngân hàng bị
hợp nhất, sáp nhập, các NHTM TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu, ngân hàng
100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên
doanh do không có đầy đủ thông tin dữ liệu.
1.6

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng

kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng (data panel), kiểm định các giả thuyết bằng
phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM kết hợp phương pháp ước lượng GLS để kiểm tra
giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng phần mềm Stata.

Trang 3


Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo
cáo thường niên của mỗi ngân hàng được công bố trên website ngân hàng, bankers
almanac (đối với các TP Bank, NCB, Vietbank) , cafef.vn (đối với các ngân hàng đã niêm
yết trên sàn chứng khoán như Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MB Bank).
Thông tin dữ liệu phân tích bao gồm các yếu tố đặc trưng nội tại của các ngân hàng. Với
mẫu 27 ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 (5 năm), số quan sát là 135.
1.7

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài góp phần thêm một góc nhìn khác trong việc phân tích các rủi ro trong hoạt

động ngân hàng: nghiên cứu không tập trung vào các rủi ro cơ bản như rủi ro tín dụng, rủi
ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,... mà đề cập đến rủi ro tổng thể hơn, đó là rủi ro vỡ nợ ngân

hàng, là rủi ro mà nó xảy ra do hậu quả của các loại rủi ro khác. Ngoài việc kế thừa các
nghiên cứu thực nghiệm trước, nghiên cứu này đánh giá thêm tác động của yếu tố quy mô
và ngân hàng đã được niêm yết đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin cho những
nhà tham khảo: thứ nhất là dựa trên cơ sở lý thuyết để xác định các yếu tố nội tại ảnh
hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng; thứ hai là dựa vào thang đo Z-score và mô hình kinh tế
lượng, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Xác định
yếu tố tác động mạnh nhất. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng nghiên cứu ra thêm
hoặc sử dụng thông tin cho những nghiên cứu có liên quan.
1.8

Bố cục của luận văn
Ngoài Phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, nghiên cứu này được chia

thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

Trang 4


Giới thiệu tổng quan về đề tài, chương này bao gồm các nội dung chính như lý do
nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, pham vị và đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý
thuyết về rủi ro, rủi ro vỡ nợ ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân
hàng. Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trên thế giới và
trong nước về rủi ro ngân hàng, đồng thời so sánh điểm khác của đề tài nghiên cứu của tác
giả so với các nghiên cứu trước.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm các nội dung chính như trình bày chi tiết phương pháp nghiên
cứu, mô tả mẫu nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
Nội dung chủ yếu là trình bày kết quả mô hình: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu,
phân tích tương quan mô hình nghiên cứu, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định
hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Sử dụng phương
pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai
thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mô hình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa trên kết quả của mô hình nghiên cứu, quan điểm của tác giả, tác giả đưa ra
những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ ngân hàng.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả trình bày lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của ngân hàng ở Việt Nam bằng thang
đo Z-score”. Đặt ra ba mục tiêu cụ thể: i) Xác định các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến rủi
ro vỡ nợ ngân hàng ở Việt Nam bằng thang đo Z-score; ii) Đánh giá mức độ ảnh hưởng

Trang 5


của các yếu tố nội tại đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng; iii) Thông qua kết quả có được từ mô
hình nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất, kiến nghị những giải pháp phù hợp, nhằm ngăn chặn,
cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Từ đó xác định các câu hỏi nghiên
cứu, định hướng phương pháp nghiên cứu để đạt được kết quả nhằm trả lời cho mục tiêu
và câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng tóm tắt bố cục luận văn.

Trang 6



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn (Nguyễn Minh Kiều,

2012). Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những
tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới xem là rủi ro.
Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác
suất xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi ro.
Rủi ro đối với ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn
đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc
phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất
định (Phan Thị Cúc, 2009) hay rủi ro được định nghĩa rộng là những biến cố có thể dẫn tới
thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận (Bessis, 2011).
2.2

Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng và biện pháp đo lường rủi ro
Theo Bessis (2011), rủi ro trong hoạt động ngân hàng được phân loại theo nguồn

gốc thua lỗ, biến động thị trường hay vỡ nợ.
Theo Phạm Tiến Đạt (2013), rủi ro tiềm tàng trong các NHTM gồm hai loại: các rủi
ro có nguồn gốc nội tại và các rủi ro về mặt hệ thống do tác động của thị trường ngân
hàng.
Hầu hết các lý thuyết hoặc nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng đều đề cập đến
các loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng:
-

Rủi ro có nguồn gốc nội tại: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,

rủi ro vỡ nợ.

-

Rủi ro khách quan bên ngoài như: rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro
chính trị, rủi ro phạm tội.

Trang 7


Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích, đánh giá các rủi ro nội tại bên trong ngân
hàng.
2.2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ mất khả năng trả nợ. Rủi ro tín dụng
thể hiện ở khả năng hay xác suất khách hàng hoàn thành giao dịch tín dụng và ngân hàng
thu hồi được vốn gốc và lãi.
Một số tài sản của ngân hàng (thể hiện ở các khoản cho vay) bị giảm giá trị hay
không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng
so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề
sẽ có thể đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản (Rose, 1998). Rủi ro tín dụng là rủi ro
quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ (Bessis,
2011).
Theo văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 các ngân hàng phân loại nợ
thành năm nhóm chính: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ
dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) , Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Trong đó
các khoản vay thuộc nhóm 3 trở lên sẽ được xem là nợ xấu và khả năng xảy ra rủi ro tín
dụng là rất cao.
Các ngân hàng phải chuẩn bị cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích
lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này sẽ làm giảm thu nhập, lợi nhuận của ngân
hàng, thậm chí còn âm vốn chủ sở hữu dẫn đến nguy cơ phá sản. Đo lường rủi ro tín dụng

của ngân hàng có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
-

Tỷ lệ nợ xấu: giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay

-

Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (LLR)

2.2.2 Rủi ro thanh khoản
Theo Bessis (2011) cho rằng rủi ro thanh toán là rủi ro chi phí cấp vốn tăng và
nghiêm trọng nhất là khi không thể huy động được vốn.

Trang 8


Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi
kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các
hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh toán khiến ngân hàng phải huy động vốn lãi suất cao
hơn lãi suất cho vay dẫn đến làm suy giảm lợi nhuận. tình trạng thiếu hụt thanh khoản với
mức độ lớn trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân hàng (Phan Thị
Cúc, 2009)
Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản là: đo độ lệch thanh khoản, trạng thái
thanh khoản ròng và phân tích hoạt động liên ngân hàng (Phạm Thị Hoàng Anh, 2015). Đo
lường rủi ro thanh khoản có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
-

Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay ròng trên tổng tiền gửi (LDR)

-


Tỷ lệ giữa tiền mặt và số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài sản.

-

Tỷ lệ giữa khoản mục tiền mặt và chứng khoán chính phủ so với tổng tài sản.

2.2.3 Rủi ro lãi suất
Rose (1998) cho rằng sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động
mạnh tới thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất xảy ra khi biến động lãi suất thị trường gây tổn thất cho ngân hàng.
Rủi ro này xuất hiện trong trường hợp lãi suất của thị trường tăng lên, khi đó, các khoản
cho vay và đầu tư của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và ngân hàng sẽ gặp tổn thất (Phan Thị
Cúc, 2009; Phạm Tiến Đạt, 2013). Một trường hợp khác của rủi ro lãi suất thị trường giảm,
làm cho ngân hàng phải chấp nhận đầu tư và cho vay các khoản tiền huy động với lãi suất
cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp (Phạm Tiến Đạt, 2013).
Các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất: định giá lại tài sản nhạy cảm lãi suất, độ
nhạy của vốn chủ sở hữu, phân tích tình huống và kiểm tra sức chịu đựng, thu nhập lãi
(NII) và giá trị kinh tế vốn chủ sỡ hữu (Phạm Đỗ Nhật Vinh, 2010). Đo lường rủi ro lãi
suất có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
-

Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

Trang 9


-

Tỷ lệ giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng tiền gửi.


-

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản bình quân (NIR)

2.2.4 Rủi ro vỡ nợ (insolvency/default risk)
Theo Anginer (2016), Rủi ro vỡ nợ là là một biến cố không chắc chắn chỉ khả năng
của một tổ chức trong việc thực hiện nghĩa vụ nợ, là khả năng tổ chức không thể thanh
toán được hoặc thực hiện rất khó khăn nghĩa vụ nợ khi đến hạn.
Rủi ro vỡ nợ có thể thành hiện thực khi tình trạng khánh kiệt tài chính kéo dài. Hiện
tượng khánh kiệt tài chính là khi ngân hàng không đáp ứng được các hứa hẹn với chủ nợ
hay đáp ứng một cách đầy khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ
khi đến hạn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản, đôi khi chỉ có
nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chính. Các chủ nợ ở đây bao gồm: người gửi
tiền, các ngân hàng đã cho vay, ngân hàng nhà nước đã cho ngân hàng vay. Hiện tượng
khánh kiệt tài chính cũng được xem là rủi ro vỡ nợ cho bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả
ngân hàng.
Ngoài ra, theo Bessis (2011), rủi ro vỡ nợ là rủi ro vốn hiện có không thể chống đỡ
với những thua lỗ do tất cả các loại rủi ro. Rủi ro vỡ nợ bắt nguồn từ việc vỡ nợ hay không
thể tìm đủ vốn để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ. Tương tự, Phạm Tiến Đạt (2013) cũng cho rằng
rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà một ngân hàng không đủ vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự sụt
giảm đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ. Rủi ro này xảy ra do hậu quả của các
loại rủi ro khác, thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô, do sự suy thoái của nền kinh tế, tỷ trọng
huy động tiền gửi nhỏ, chủ yếu dựa vào các khoản vay, sự gia tăng các vụ vỡ nợ trong
danh mục cho vay của các khách hàng (chủ yếu để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn).

Rose (1998) cho rằng các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp tới rủi ro đối với khả
năng tồn tại lâu dài của mình, đó là rủi ro vỡ nợ. Nếu quy mô nợ khó đòi quá lớn hay giá
trị thị trường của phần lớn khoản mục đầu tư chứng khoán giảm, vốn chủ sở hữu có thể
giảm sút đáng kể. Nếu các nhà đầu tư và người gửi tiền nhận biết được tín hiệu này và rút


Trang 10


tiền, ngân hàng có thể không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố mất thanh
khoản và đóng cửa.
Giá và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của ngân hàng là chỉ báo cho thấy dấu hiệu rủi ro
vỡ nợ của một ngân hàng. Khi một ngân hàng có nguy cơ phá sản, giá trị thị trường của cổ
phiếu sẽ sụt giảm. Nếu các ngân hàng chưa niêm yết, rủi ro vỡ nợ của ngân hàng có thể
được đo lường thông qua một số yếu tố sau:
-

Tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng. (ETA)

-

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

-

Chỉ số Z-score của Altman nhưng được vận dụng nghiên cứu rủi ro vỡ nợ ngân
hàng theo các nghiên cứu Hannan & Hanweck (1988)

2.3

Chỉ số đo lường rủi ro vỡ nợ ngân hàng Z-score (risk index)
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, một lần nữa đã hướng sự tập trung của các

nhà nghiên cứu về tầm quan trọng và phương pháp đo lường rủi ro vỡ nợ, tính xác suất vỡ
nợ (xác suất phá sản) của một ngân hàng. Một công cụ phổ biến trong các tài liệu nghiên

cứu về sự ổn định tài chính ngân hàng và phản ánh xác suất vỡ nợ của ngân hàng là chỉ số
Z-score.
Z-score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, Giảng viên Trường Đại Học
New York thiết lập vào năm 1968, nội dung trọng tâm là đo lường xác suất vỡ nợ (xác suất
phá sản) của một tổ chức kinh tế dựa vào năm biến số từ X 1 đến X5 cụ thể như sau: X1 =
Vốn lưu động/ Tổng tài sản, để đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp; X 2= Lợi
nhuận giữ lại/Tổng tài sản, đánh giá khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp; X 3 = Lợi nhuận
trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản, đánh giá khả năng hoạt động sinh lời của doanh
nghiệp; X4 = Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của nợ, đánh giá vai trò tấm đệm vốn của vốn
chủ sở hữu giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và đảm bảo nghĩa vụ nợ của doanh
nghiệp; X5 = Tổng doanh thu/ Tổng tài sản, đánh giá khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản
của doanh nghiệp. Altman (1968) đã sử dụng dữ liệu báo cáo tài

Trang 11


chính để giải thích xác suất phá sản. Tuy nhiên, nghiên cứu của Altman chỉ tập trung vào
doanh nghiệp chứ không áp dụng cho ngân hàng hay công ty tài chính.
Dựa trên nghiên cứu của Altman (1968), Hannan & Hanweck (1988) đã tìm cách
vận dụng chỉ số Z-score để áp dụng cho ngân hàng. Ông tập trung vào hai vấn đề chính để
đo lường xác suất vỡ nợ của ngân hàng đó là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và
vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng. Chỉ số rủi ro RI (Risk index, cũng là Z-score) đã được
Hannan & Hanweck (1988) đề xuất đo lường cho mỗi ngân hàng, cụ thể như sau:
Mean ( ROA

E

)

A


RI=Z=

(2.1)

ROA

Công thức (2.1) được khai triển như sau:
Z= [mean (ROA +E/A)] / σROA = [ROAi - E(ROAi) + CAPi] / σROA

(2.2)

Trong đó:
-

ROAi là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng năm i. E(ROA i) là
bình quân ROA của ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu

-

E/A là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. CAPi là tỷ lệ vốn chủ sở hữu
bình quân trên tổng tài sản bình quân năm i

-

σROA là độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong giai
đoạn nghiên cứu

Trong công thức tính chỉ số Z-score theo đề xuất cũa Hannan & Hanweck (1988),
được hiểu là đưa một biến về phân phối có mean = 0 và độ lệch chuẩn σ = 1. Khi tính chỉ

số Z-score cho các ngân hàng, việc đưa về cùng phân phối và cùng độ lệch chuẩn giúp tác
giả có thể so sánh giữa các ngân hàng với nhau, cho dù mỗi ngân hàng có độ lớn ROA và
CAPi khác nhau.
Chỉ số RI (Z-score) thể hiện khả năng hấp thụ thiệt hại của ngân hàng dựa trên vốn
chủ sở hữu. Ý nghĩa trong công thức RI thể hiện sự biến đổi về lợi nhuận (đặc biệt là lợi
nhuận âm) có thể được hấp thụ bởi vốn và ngăn ngân hàng khỏi tình trạng vỡ nợ.
Trang 12


Theo Hannan & Hanweck (1988), một ngân hàng bị vỡ nợ khi xảy ra tình trạng
(ROA + E/A) ≤ 0. Cụ thể là khi một ngân hàng bắt đầu chịu sự thua lỗ, vốn chủ sở hữu của
ngân hàng sẽ là tấm đệm vốn giúp ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, nếu
không có gì cải thiện thì đến một lúc nào đó sẽ âm vốn chủ sở (E<-π, với π là lợi nhuận
ngân hàng). Khi đó ROA + E/A (trong công thức tính Z-score, ROA = π/A ) sẽ giảm dần,
đến khi (ROA + E/A) ≤ 0 tức là ngân hàng đã lâm vào tình trạng khánh kiệt tài chính và
rủi ro vỡ nợ cao.
Z-score cho biết số độ lệch chuẩn ở đó tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của một ngân
hàng giảm xuống dưới giá trị kỳ vọng của nó trước khi vốn chủ sở hữu cạn kiệt và các
ngân hàng mất khả năng thanh toán. Do đó, với công thức Z-score nghịch đảo với rủi ro vỡ
nợ ngân hàng. Nghĩa là chỉ số Z-score tính được từ một ngân hàng càng lớn thì ngân hàng
đó càng an toàn, và ngược lại nếu Z-score càng nhỏ thì rủi ro vỡ nợ của ngân hàng đó càng
tăng.
Z-score được vận dụng rộng rãi nhờ sự đơn giản tương đối và có thể tính toán được
khi chỉ sử dụng thông tin kế toán, điều này ưu điểm hơn với các biện pháp đo lường rủi ro
dựa trên thị trường, đồng thời chỉ số Z-score có thể áp dụng cho các tổ chức tài chính chưa
niêm yết
Cũng theo Hannan & Hanweck (1988), với Z>0 ông đã tìm ra được giới hạn trên
của xác suất vỡ nợ ngân hàng:
P( ROA ≤ - E/A) ≤ Z


-2

-2

Như vậy, với Z > 0, chúng ta có thể xem Z

Pit = Zit

-2

là xác suất xảy ra vỡ nợ ngân hàng.

(2.3)

Pit được gọi là xác suất vỡ nợ của ngân hàng i tại thời điểm t. P it càng cao xác suất
vỡ nợ (insolvency) ngân hàng càng tăng. Rủi ro vỡ nợ ngân hàng có nguồn gốc từ khả
năng sinh lời và mức độ đủ vốn trước những cú sốc bất ngờ. Khi vốn thấp, lợi nhuận kém
và không ổn định thì rủi ro vỡ nợ cao làm Pit tăng.
Trang 13


×