Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong quân đội nhân dân lào giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 195 trang )

2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích
dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các
công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Khon Xạ Vẳn Phim Ma Sỏn


3

MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1
1.2
1.3

5


9

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề
tài luận án
9
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến
đề tài luận án
22
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
30

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

2.1.
2.2.

Các học viện và đội ngũ giảng viên ở các học viện trong
Quân đội nhân dân Lào
Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ giảng viên ở
các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
3.1.
3.2.


34
34
64
82

Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện
trong Quân đội nhân dân Lào
82
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng
viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
97

Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG

VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
110
LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng đội ngũ giảng
4.1.
viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai
đoạn hiện nay
110
Giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong
4.2.
Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
122
KẾT LUẬN
155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

157
158
170


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.


Chữ viết đầy đủ
Bộ Quốc phòng
Chủ nghĩa xã hội
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công tác đảng, công tác chính trị
Đảng cộng sản
Đảng nhân dân cách mạng
Đội ngũ giảng viên
Giáo dục, đào tạo
Học viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản
Khoa học xã hội và nhân văn
Quân đội nhân dân
Trong sạch vững mạnh
Vững mạnh toàn diện
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
BQP
CNXH
CHDCND
CNH, HĐH
CTĐ, CTCT
ĐCS
ĐNDCM
ĐNGV
GD, ĐT
HVQPCXPVH
KHXH&NV
QĐND

TSVM
VMTD
XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Theo quan điểm của ĐNDCM Lào, giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc
XHCN; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, chăm lo xây
dựng đội ngũ các nhà giáo là hướng ưu tiên, là khâu then chốt trong sự phát
triển nền giáo dục của quốc gia và của quân đội.
Các học viện QĐND Lào là nơi đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiến
dịch và chiến lược của quân đội, là trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự
của quốc gia. ĐNGV ở các học viện là một bộ phận cán bộ của quân đội, là
lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong giáo dục truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đường lối quan điểm
của Đảng. Chất lượng ĐNGV ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất, năng lực của các học viên mà là đội ngũ cán bộ cao cấp
tương lai của quân đội và khoa học quân sự của quốc gia. Vì vậy, chăm lo xây
dựng ĐNGV là yêu cầu khách quan, thường xuyên, là nội dung cốt lõi khâu
then chốt trong xây dựng học viện không khi nào được coi nhẹ.
Nhận thức rõ điều đó những năm qua, công tác xây dựng ĐNGV ở các
học viện thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Quốc
phòng, của các đảng ủy, ban giám đốc học viện. Công tác xây dựng ĐNGV ở
các học viện có nhiều chuyển biến tích cực; nhờ vậy, chất lượng ĐNGV từng
bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu khoa học của các học viện. Tuy nhiên, công tác xây
dựng ĐNGV ở các học viện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cả trong

nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung, biện pháp
xây dựng như quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiện
chính sách đối với ĐNGV. Thực tế, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ so
với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của các học
viện có mặt còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng các học


6

viện vững mạnh toàn diện và xây dựng QĐND Lào cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn mới.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp khó
lường. Cuộc cách mạng Công nhiệp lần thứ tư bùng nổ, tác động sâu sắc tới các
quốc gia trên thế giới và trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực quốc phòng, tới xây dựng quân đội và các học viện QĐND Lào trong
điều kiện hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó Sự chống phá quyết liệt của kẻ thù với
thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, âm mưu “phi chính trị hóa” quân
đội ngày càng thâm độc, đã làm cho một bộ phận không nhỏ ĐNGV còn lơ là,
mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện, ngăn chặn và đấu tranh, phản bác
những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động,
phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị, tư tưởng… Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ
cách mạng, nhiệm vụ quân đội; nhiệm vụ ở các học viện QĐND Lào và sự nghiệp
cải cách giáo dục, chấn hưng đất nước, có bước phát triển mới với yêu cầu ngày
càng cao, đòi hỏi phải xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào ngang
tầm nhiệm vụ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, đào tạo và nghiên
cứu khoa học, thực sự là chỗ dựa tin cậy của Quân đội và quốc gia.
Từ những lý do trên đã thôi thúc nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Xây dựng
đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn
hiện nay”, làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng
ĐNGV và đề xuất giải pháp xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND
Lào giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và xác định
những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết.


7

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng ĐNGV ở
các học viện trong QĐND Lào.
- Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân, tổng kết một số kinh
nghiệm xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào.
- Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp
xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng ĐNGV ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn, giải pháp xây dựng ĐNGV ở
các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Phạm vi đối tượng khảo sát: Khảo sát điểm ở một số học viện trong
QĐND Lào. Các tài liệu, tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận chủ yếu từ
năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Là hệ thống quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản và quan

điểm, đường lối, nghị quyết của ĐNDCM Lào, của Đảng ủy Bộ Quốc
phòng QĐND Lào về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng và xây dựng đội
ngũ cán bộ quân đội; pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và xây
dựng đội ngũ nhà giáo.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học và công
tác xây dựng ĐNĐV ở các học viện trong QĐND Lào, tình hình thực tế công
tác xây dựng ĐNGV; các báo cáo sơ, tổng kết về công tác giáo dục đào tạo và
nghiên cứu khoa học và từ kết quả điều tra, khảo sát của chính tác giả là cơ
sở thực tiễn để thực hiện đề tài.


8

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú trọng các
phương pháp, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, kết hợp
logíc - lịch sử, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng và làm rõ quan niệm về xây dựng ĐNGV ở các học viện
trong QĐND Lào.
- Rút ra một số kinh nghiệm xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào.
- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, khả thi trong giải pháp xây
dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận,
thực tiễn về xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào; cung cấp
luận cứ khoa học cho các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu vận
dụng, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNGV ở

các học viện trong QĐND Lào. Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT
ở các học viện trong QĐND Lào.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết), kết luận; các công trình khoa
học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


9

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô (trước đây)
A.A. Êpisép (1976), Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực
lượng vũ trang Liên Xô 1918-1973, [38]. Với dung lượng 604 trang, tác giả đã
phân tích khá sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ trong quân đội
trong các thời kỳ cách mạng, theo đó, chỉ ra quá trình đào tạo, nâng cao trình độ
cho đội ngũ cán bộ chính trị và chỉ huy được tiến hành bằng hai phương pháp cơ bản
là học tập tại các nhà trường quân sự và trực tiếp ở đơn vị bằng nhiều hình thức, biện
pháp.Vì vậy trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội Liên Xô đều coi trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội.
A.M. Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh
vực đào tạo cán bộ quân đội, [55]. Công trình đề cập khá toàn diện hoạt động
lãnh đạo của Đảng Cộng sảng Liên Xô trong các giai đoạn phát triển của lực
lượng vũ trang đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quân ngũ đối với sĩ
quan quân đội. Công trình khẳng định vai trò to lớn trong tổ chức, lãnh đạo,
giáo dục, rèn luyện của Đảng đối với quân đội; coi trọng công tác bồi dưỡng,

tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh để có một quân đội mạnh.Tác giả
của công trình khẳng định rõ: Muốn xây dựng một quân đội mạnh phải xây
dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, để có đội ngũ cán bộ mạnh phải tiến hành
đồng bộ tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, trong
đó, đặc biệt chú trọng khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
P. I. Các - pen - cô (1981), “CTĐ - CTCT trong các lực lượng vũ trang
Xô - Viết”, [9]. Trong Chương III. Các cơ quan chính trị, bộ máy Đảng và bộ
máy chính trị, các tổ chức đảng và đoàn trong Quân đội và Hải quân Xô - viết,


10

Mục 2. Cán bộ chính trị là những người trực tiếp tổ chức CTĐ, CTCT, đã xác
định: “Trong thời bình và thời chiến, đồng chí phó chỉ huy về chính trị chịu trách
nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị trong trung đoàn (tàu chiến); về
công tác giáo dục chính trị, giáo dục quân nhân, củng cố trạng thái chính trị - tinh
thần và kỷ luật quân nhân, về hiệu lực của công tác chính trị trong thực hiện các
nhiệm vụ huấn luyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì sự sẵn sàng chiến
đấu cao của trung đoàn (tàu chiến) và cả trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu”
[9, tr. 80]. Đồng thời, chỉ rõ: “Một trong những nhiệm vụ cơ bản của người phó
chỉ huy về chính trị là tổ chức và tiến hành công tác chính trị nhằm đoàn kết
mọi người xung quanh Đảng và Chính phủ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn
luyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu
thường xuyên, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, củng cố chế độ một thủ trưởng, kỷ
luật quân nhân và trạng thái chính trị - tinh thần của mọi người” [9, tr. 80], “Trong
phạm vi công tác đảng, nhiệm vụ của phó trung đoàn trưởng về chính trị cũng
phong phú. Phó trung đoàn trưởng đi sâu vào hoạt động thực tiễn của các tổ chức
cơ sở đảng và tổ chức đảng ở các phân đội, huấn luyện và giáo dục có hệ thống bộ
phận cán bộ đảng, cùng với ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy) và các bí thư tổ chức
đảng thực hiện các nghị quyết và những nhiệm vụ của tổ chức đảng” [9, tr. 80].

M.V.Tretrekin (1990)“Phong cách nghề nghiệp của người cán bộ chính
trị”[116]. Công trình đã đưa ra nhiều kết luận khoa học quan trọng về sự hình
thành và phát triển phong cách trong hoạt động, bản chất, cấu trúc và những
quy luật của nó.M.V. Tretrekin viết: “Quy luật quan trọng nhất của phong
cách là tính quy định hình thành và phát triển phong cách hoạt động nghề
nghiệp của chính trị viên bởi chính những đặc trưng hoạt động nghề nghiệp
của nó”. Những luận cứ khoa học của M.V.Tretrekin có giá trị định hướng
cao trong nghiên cứu phong cách hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ
chính trị trong quân đội. Tuy nhiên, trên cơ quan điểm triết học và đối tượng


11

nghiên cứu của tác giả cho nên công trình chưa đi sâu nghiên cứu những vấn
đề cơ bản về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của người
cán bộ chính trị trong quân đội.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc
Tại hội thảo lý luận giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc (2004), “Xây
dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung
Quốc” một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề cập đến kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ cải cách, mở
cửa ở Trung Quốc. Tham luận của tác giả Hạ Quốc Cường về “Không ngừng
nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống
tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [17] đã chỉ rõ phải nắm chắc khâu
quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, xây dựng đội ngũ nhân tài.
Tống Hiểu Quần “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành
tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” [100], tác giả cho rằng
phải thông qua việc kiên trì học tập lý luận và rèn luyện thực tế, chọn người và
dùng người theo tiêu chuẩn khoa học, cải tiến tác phong, thắt chặt liên hệ máu thịt
với nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa hình thức, quan liêu.

Bàn về vai trò của các trường Đảng trong công tác đào tạo cán bộ, tác giả
Giả Cao Kiến có bài “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công
tác giáo dục và đào tạo cán bộ” [60]. Tác giả cho rằng cần phải đào tạo theo
phân tầng cương vị lãnh đạo.
Trong tham luận của Chu Phúc Khởi “Xuất phát từ đại cục, hướng tới
lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao ” [59], tác giả
cho rằng phải xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng đội
ngũ cán bộ dự bị có tố chất cao là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài, bảo đảm
cho đường lối của Đảng “100 năm không lay chuyển”.Về công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ kế cận, tác giả Chu Phúc Khởi cho rằng nội dung của công tác
này bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý. Theo tác giả, để thực


12

hiện các nội dung ấy cần nắm vững và thực hiện tốt các việc: xây dựng quy
hoạch thiết thực, khả thi; chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn,
quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ; mở rộng dân chủ
trong tuyển chọn; đào tạo đa dạng theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; quản lý
động thái, bảo đảm số lượng và chất lượng cán bộ; kiên trì dự trữ và kết hợp
với sử dụng, kịp thời tuyển chọn những cán bộ chín muồi vào ban lãnh đạo;
nắm đầu nguồn tuyển chọn từ sinh viên tốt, giỏi ở các trường đại học và cao
đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch. Những ý kiến
của tác giả về công tác tạo nguồn, rèn luyện và sử dụng cán bộ dự bị có thể
xem là kinh nghiệm để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu xây dựng ĐNGV ở
các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Trương Tử Nghị (1997) (chủ biên): “Giáo trình CTĐ, CTCT của Quân
Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các Học viện, nhà trường trong
thời kỳ mới”[93] đã đề cập quá trình xây dựng và phát triển chế độ chính ủy
trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, bàn khá sâu sắc về nhiệm vụ, nội

dung chủ yếu của công tác chính ủy. Trong đó đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của
chính ủy là bảo đảm sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội ta về tư tưởng, chính
trị và tổ chức, bảo đảm quán triệt thực hiện đường lối, phương châm, chính sách
của đảng, bảo đảm cho bộ đội thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà
đảng giao phó trong bất kỳ điều kiện khó khăn gian khổ nào”.
Đồng thời đề cập 7 nội dung chủ yếu của công tác chính ủy là:
1- Phải lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết quán triệt thực hiện đường
lối, phương châm, chính sách của Đảng và hiến pháp pháp luật của Nhà nước,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ đội.
2- Phải tích cực lãnh đạo bộ đội học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Mao trạch Đông, xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin làm chỉ đạo.
3- Lãnh đạo công tác xây dựng đảng của quân đội và xây dựng Đoàn
Thanh niên Cộng sản.


13

4- Quán triệt và nắm vững chính sách cán bộ của Đảng, tích cực chấp
hành đường lối cán bộ dùng người phải căn cứ vào đức tài; phải tăng cường
công tác giáo dục lối sống và khảo sát cán bộ, tăng cường xây dựng cán bộ
chuyên môn hoá, trí thức hoá, trẻ hoá, cách mạng hoá, coi trọng công tác
tuyển chọn đề bạt bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo thứ 3.
5- Phải lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết chấp hành mệnh lệnh chỉ thị
cấp trên, hoàn thành mọi nhiệm vụ, cùng với người chỉ huy quân sự cùng cấp phụ
trách chế định bộ đội về công tác hậu cần huấn luyện, tác chiến và xây dựng quân
đội, về kế hoạch xây dựng dân quân tự vệ, và ký tên vào mệnh lệnh ban bố.
6- Phải chỉ đạo bộ đội mở rộng dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân
chủ quân sự. Phải quan tâm phúc lợi của cán bộ, chiến sĩ, phải chú ý cải thiện
vật chất, đời sống văn hoá của bộ đội.

7- Phải lãnh đạo công tác của cơ quan chính trị đồng cấp, tăng cường xây
dựng cơ quan chính trị, phát huy đầy đủ vai trò tác dụng cơ quan chính trị,
nâng cao năng lực nghiệp vụ và tố chất chính trị quân sự của những người
làm công tác chính trị.
Để làm tốt công tác đó, chính ủy cần phải cố gắng hết sức, đem hết tinh
lực nắm chắc đường lối phương châm, chính sách của Đảng và quán triệt, chấp
hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; cố gắng làm tốt công tác đoàn kết; phải
kiên trì nguyên tắc có tính Đảng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ với người
chỉ huy quân sự; phát huy đầy đủ vai trò của cơ quan chính trị; không ngừng
thay đổi và hoàn thiện tác phong làm việc.
Lý Triệu Văn “Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của Đảng
Cộng sản Trưng Quốc” [128], trong bài viết đã khái quát năm nguyên tắc GDĐT: Lấy con người làm gốc, đào tạo theo nhu cầu; đào tạo cán bộ đảm bảo chất
lượng; phát triển toàn diện, chú trọng năng lực; liên hệ thực tế, học để sử dụng;
tiến tới cùng thời đại, cải cách sáng tạo. Chương trình giảng dạy phải bao quát


14

bốn mặt: Nền tảng lý luận; nhãn quan thế giới; tư duy chiến lược và tu dưỡng
tính đảng. Định hướng tư duy giảng dạy: chia loại, tùy theo tính chất GD-ĐT và
tầng nấc cán bộ để bố trí lớp và xác định nội dung; đào tạo theo nhu cầu; học
viên là chủ thể. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến cải cách nội dung giảng
dạy, đặc biệt coi trọng bồi dưỡng năng lực cho cán bộ gắn với nhu cầu cải cách,
mở cửa của Trung Quốc. Những khái quát nói trên là kinh nghiệm đúc rút từ quá
trình tiến hành công tác GD - ĐT cán bộ của Trung Quốc mà tác giả luận án có
thể chắt lọc, kế thừa để thực hiện mục đích, nội dung nghiên cứu.
Những nghiên cứu của cán bộ lý luận ĐCS Trung Quốc cho thấy các tác
giả đều thống nhất quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công của
cải cách mở cửa. Công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng ban lãnh đạo các cấp
là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Định hướng, giải pháp xây

dựng đội ngũ cán bộ của ĐCS Trung Quốc tập trung vào các vấn đề: Kiên trì
đường lối chính trị; đấu tranh chống tham nhũng. Nắm chắc các nguyên tắc,
các khâu, các nội dung của công tác cán bộ. Coi trọng, tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo đối với các khâu quan trọng nhất như đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, tạo
nguồn, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược; xác định yêu cầu, quy trình xây dựng
đội ngũ cán bộ dự bị của ĐCS Trung Quốc. Trên phương diện khác, một số
công trình lại bàn về vấn đề quy hoạch xây dựng, thực hiện chính sách thu hút
nhân tài vào đội ngũ cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, thử thách, rèn
luyện đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm quản lý, đánh
giá đội ngũ cán bộ. Đây là những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ của ĐCS Trung Quốc để tác giả nghiên cứu, học tập, kế thừa, vận
dụng xây dựng luận án.
Nhiệm Khắc Lễ (1995), “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện
nay”, [64]. Trong Chương V: Xây dựng đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng người
kế tục sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, Mục I. Giải phóng tư tưởng, đi sâu tìm
hiểu và nắm chắc tiêu chuẩn cán bộ “vừa có đức vừa có tài”, đã chỉ rõ nội


15

dung cụ thể về đức - tài của người cán bộ. Trong đó, nội dung của đức gồm có
bốn mặt:“Kiên trì chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Mao Trạch
Đông, kiên trì lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội màu sắc riêng Trung Quốc;
kiên trì tôn chỉ một lòng một dạ phục vụ nhân dân, làm đầy tớ của nhân dân,
gắn bó với nhân dân, tự giác tiếp thu tự phê bình, giám sát của Đảng và quần
chúng, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức; cần phải kiên trì
đường lối tư tưởng thực sự cầu thị, có tác phong điều tra nghiên cứu, có tấm
lòng nồng cháy đối với sự nghiệp cách mạng và tinh thần trách nhiệm, có khả
năng dùng phương pháp tư tưởng mácxít vũ trang cho mình; cần phải gương
mẫu giữ gìn kỷ luật và pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tác phong tư tưởng

cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp” [64, tr. 271 - 273].
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đã chỉ ra các yêu cầu cụ thể
đối với cán bộ:
“Một là, cần phải có năng lực kết hợp đường lối, phương châm, chính
sách của Đảng với khu vực mình, ngành mình; xuất phát từ thực tế, định ra
phương án công tác cụ thể.
Hai là, vừa có trình độ tri thức phù hợp với công tác, vừa có năng lực
giải quyết vấn đề thực tế, có thể mở ra tình hình mới cho công tác.
Ba là, cần có năng lực tổ chức khá vững vàng, có gan và khí phách tìm tòi,
khai thác sáng tạo cái mới, gian khổ lập nên sự nghiệp” [64, tr. 274 - 278]. Đây
là những vấn đề tác giả luận án có thể kế thừa, vận dụng vào làm rõ, khái
quát yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của
ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam,
những nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan
tâm. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
ĐNGV và xây dựng ĐNGV được công bố trên các góc độ, phạm vi khác nhau
về những nội dung trực tiếp liên quan đến đề tài.


16

Lê Kim Long (2008), “Xây dựng và phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý
Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chuẩn quốc tế ”[69]. Tác giả đã lập luận sâu sắc
tầm quan trọng của ĐNGV, nhất là trong điều kiện nền giáo dục hiện đại đang
là xu hướng vận động tất yếu của mỗi quốc gia. Đồng thời trong chiến lược
phát triển ĐNGV, đề án này xác định hệ thống những luận cứ khoa học chứng
minh cho sức mạnh của công nghệ giáo dục trong thời kỳ mới; tác giả cũng đề
cập đến sự gắn kết các khâu, các bước trong quá trình xây dựng ĐNGV, xác

định phương hướng, mục tiêu và giải pháp xây dựng ĐNGV, trong đó có xác
định tiêu chuẩn làm căn cứ để đào tạo ĐNGV. Trong việc bố trí, sử dụng
giảng viên, tác giả cho rằng cần có chính sách đúng để thu hút những người
có tâm huyết, có tài năng vào công tác trong ngành giáo dục.
Nguyễn Thúy Hồng (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo khâu then chốt của chất lượng giáo dục phổ thông” [51].Trong bài viết
này, tác giả, đã đánh giá về thực trạng đội ngũ nhà giáo: hầu hết các nhà
giáo đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhưng còn một bộ phận chưa đạt yêu cầu
về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sư phạm; đội ngũ nhà giáo vừa
thừa, vừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu hụt ở các vùng núi, vùng khó khăn,
không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn; trong thực tiễn giáo dục ở nhà
trường, các nhà giáo còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, chưa thật sự đổi
mới phương pháp, đổi mới đánh giá, chưa gắn kết hoạt động giảng dạy với
thực tiễn đời sống, chưa tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục; đáng
chú ý, một bộ phận nhà giáo có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết
với nghề, thậm chí lối sống suy thoái về đạo đức, ảnh hưởng xấu tới uy tín
của nhà giáo trong xã hội...
Về những nguyên nhân tạo nên bất cập về chất lượng nhà giáo, theo tác
giả là do hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chưa theo kịp những yêu
cầu đổi mới giáo dục của đất nước và thế giới, hoặc do những bất cập về chế
độ, chính sách, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động


17

nghề nghiệp. Những năm gần đây, không ít học sinh phổ thông có thành tích
cao không lựa chọn nghề giáo, dẫn đến tình trạng là đầu vào các trường sư
phạm luôn thấp hơn các ngành khác. Để cải thiện tình hình và nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo, cần đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, chương
trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để từng bước đáp ứng
các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. về

phương châm đổi mới, tác giả khẳng định rằng, cần tiếp tục quan điểm, chủ
trương của Đảng, đẩy mạnh đổi mới giáo dục ở một tầm cao mới, mạnh mẽ
hơn, quyết liệt hơn và triệt để hơn nhằm tạo ra những chuyển biến mới, thật
sự hiệu quả và thiết thực về chất lượng giáo dục. cần có chính sách ưu tiên đối
với nhà giáo, nhất là chế độ ưu đãi đào tạo, những chính sách mạnh mẽ hơn
nữa để thật sự đề cao nghề dạy học và có chính sách tôn vinh nghề dạy học và
đội ngũ nhà giáo. Cụ thể là tôn vinh nghề giáo và nhà giáo bằng nêu gương và
khen thưởng xứng đáng cho những nhà giáo và các cơ sở giáo dục có thành
tích. Tăng lương và có những chính sách ưu đãi xứng đáng cho những người
làm công tác giáo dục, nhất là các nữ nhà giáo và những người công tác ở
vùng khó khăn. Thực hiện chế độ chức danh nhà giáo và có chế độ lương lũy
tiến theo chức danh, thâm niên và thành tích để khuyến khích các nhà giáo đạt
chuẩn và đạt các mức chuẩn cao trong nghề nghiệp. Đổi mới quản lý nhà
trường theo hướng các nhà trường và các giáo viên được trao quyền tự chủ,
chịu trách nhiệm cao hơn và được chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong tổ
chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục. Trong đó, trọng tâm
là đổi mói chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo. Để làm
tốt công tác này, cần làm rõ trách nhiệm đổi mới ở hai khâu chi phối trực tiếp
đến chất lượng đội ngũ nhà giáo là khâu đào tạo của các trường sư phạm và
khâu bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục phổ thông. Chất lượng đầu vào của
các trường sư phạm cần được nâng cao bằng các cơ chế tuyển sinh riêng. Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ và các ưu đãi về điều kiện học tập cho các sinh


18

viên. Khâu bồi dưỡng lực lượng nhà giáo là công việc của các cơ sở quản lý
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Khâu này cần được quan niệm là hoạt
động thường xuyên, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi của nhà
giáo theo phương châm học suốt đời.

Đào Nguyên Phúc (2014), “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: thực
trạng và giải pháp ”[96], đã đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 40CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Về ưu điểm, tác
giả cho rằng,
người
được hỏi
(4)

462
25
13

92,4%
05%
2,6%

350
38
89
11
07
05

70%
7,6%
17,8%
2,2%
1,4%
1%


80
170
247
03

16%
34%
49, 4%
0,6%

T/số ý
kiến
trả lời

(3)

(4)

75
200
187
25
13

15%
40%
37,4%
5,0%
2,6%


150
25
63
87
125

30%
5,0%
12,6%
17,4%
25%


179

6
7
*

*

*

*

*

Năng lực sư phạm giảng dạy
Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực của ĐNGV
hiện nay

Do Trường chưa làm tốt việc bồi dưỡng năng lực cho
giảng viên
Do công việc quá bận không có thời gian trau dồi kiến thức
Do giảng viên chưa tích cực học tập nghiên cứu nâng cao trình độ
Do chưa được đào tạo cơ bản
Do bố trí chưa đúng chuyên ngành đào tạo
Không rõ
Đánh giá một số nội dung về ĐNGV hiện nay
Phẩm chất chính trị
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
Đạo đức lối sống
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
Chấp hành pháp luật, kỷ luật
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
Tri thức khoa học
Tốt
Khá
Trung bình

Yếu
Khó trả lời
Phương pháp giảng dạy
Tốt
Khá
Trung bình

50

10%

100

20%

125
187
63
25

25%
37,4%
12,6%
5,0%

461
25
14

92,2%

5,0%
2,8%

425
24
13

85%
12,4%
2,6%

400
75
25

80%
15%
5,0%

100
350
50

20%
70%
10%

106
339
50


21,2%
67,8%
10,0%


180

*
(1)

Yếu
Khó trả lời
Năng lực giảng dạy
(2)

05

1,0%

(3)
100
330
64

(4)
20,0%
66,0%
12,8%


06

1,2%

8

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
Năng lực hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
Ý kiến đánh giá chung về kết quả hoàn thành chức trách,

9

nhiệm vụ của ĐNGV thời gian qua
Hoàn thành nhiệm vụ tốt
Hoàn thành nhiệm vụ khá
Hoàn thành nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ yếu
Khó trả lời
Những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến kết quả công

-


tác của ĐNGV
Số lượng giảng viên thiếu, phải giảng nhiều nên không có

410

82%

-

thời gian tự học
Thiếu tài liệu nghiên cứu tham khảo phục vụ giảng dạy và

375

75%

40
75
461
435
475
(3)

8%
15%
92,2 %
87%
95%
(4)


400

80%

*

nghiên cứu khoa học
- Không đủ điều kiện đi học tập
- Chưa có điều kiện hợp lý hoá gia đình
- Kinh tế gia đình còn khó khăn
- Điều kiện ăn ở, làm việc còn gặp khó khăn, thiếu thốn
- Do thực hiện chế độ chính sách chưa bảo đảm
(1)
(2)
10 Những giải pháp xây dựng ĐNGV
- Nhận thức trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy, của các cơ quan
chức năng

80
265
150

16%
53%
30%

05

1,0%


125
280
81

25%
56%
16,2%

14

2,8%


181

-

Phát huy vai trò trách nhiệm của cấp uỷ chỉ huy khoa và bộ môn
Thực hiện quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn ĐNGV
Kiện toàn đủ số lượng, có nguồn dự trữ
Kết hợp chặt chẽ đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện công tác quản lý, sử dụng và chính sách cán bộ
Đổi mới hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo
Phát huy vai trò sức mạnh tổng hợp trong và ngoài trường

360
385
325
310

300
275
250

72%
77%
65%
62%
60%
55%
50%


182

Phụ lục 4
TRINH ĐỘ HỌC VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
- Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp
- Thời điểm: tháng 6 năm 2019
Trình độ học vấn
TT

Năm học

1

2015 - 2016

2


2016 - 2017

3

2017 - 2018

4

2018 - 2019

5

2019 - 2020

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

14

58

242

70


3,65%
18

15,11%
66

63,02%
329

18,22%
79

3,66%
20

13,41%
74

66,87%
404

16,05%
88

3,41%
22

12,62%
85


68,94%
475

15,01%
91

3,26%
25

12,63%
93

70,58%
539

13,52
98

3,31%

12,32%

91,4%

12,99%


183


Phụ lục 5
TUỔI ĐỜI, TUỔI QUÂN VÀ THÂM NIÊN GIẢNG DẠY
CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC HIỆN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
- Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu
- Thời điểm: tháng 6 năm 2019
Từ 44 tuổi trở xuống

1

2

3

TUỔI ĐỜI

TUỔI QUÂN

THÂM NIÊN
GIẢNG DẠY

52,5%

Từ 45 tuổi đến 50 tuổi

25%

Từ trên 50 đến 55 tuổi

12%


Từ trên 55 đến dưới 60 tuổi

6,5%

Từ 60 tuổi trở lên

4%

Từ 30 năm trở lên

8%

Từ 20 - 30 năm

25%

Dưới 20 năm

67%

Từ 20 năm trở lên

2%

Từ 10 – dưới 20 năm

14%

Dưới 10 năm


84%


184

Phụ lục 6
SỐ LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
- Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp
- Thời điểm: tháng 6 năm 2019
Số lượng
Theo biên
Hiện có
Thiếu
TT Năm học
chế
1. 2015 - 2016
588
495
93
2. 2016 - 2017
691
589
102
3. 2017 - 2018
787
681
106
4. 2018 - 2019

895
782
113
5. 2019 - 2020
932
831
101

Thiếu %
15,81%
14,76%
13,46%
12,62%
10,83%


184
Phụ lục 7
THỐNG KÊ
SỐ LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 2015 - 2020
- Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp
- Thời điểm: tháng 6 năm 2019

TT

Danh mục

Năm học


Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2015 -2016
16

2016 -2017
19

2017 -2018
23

2018 -2019
24

2019 -2020
26

Tổng cộng

1.

Đề tài

108


2.

Sáng kiến

4

6

9

11

14

44

3.

Tài liệu

54

60

66

63

65


299

4.

Giáo trình

85

79

55

54

58

331

5.

Cộng

159

164

153

152


163

782


185
Phụ lục 8:
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
- Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp
- Thời điểm: tháng 6 năm 2019
Số lượng

Trình độ
ngoại ngữ

Trình độ học vấn

Biên chế

Hiện có

Còn
thiếu

TS

ThS


932

831
89,16%

101

93
11,19%

25
3%

ĐH

Trình độ tin học



ĐH



Nâng
cao

Cơ bản

539
98

64,86 11,7
%
9%

112
13,
47%

128
15,4
0%

201
42,18
%

420
50,45%

Đã qua
bồi
dưỡng
sư phạm

Qua
chiến
đấu

424
51,02%


38
4,57%


×