Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và hoạt động thể lực của người trưởng thành thừa cân béo phì đến khám tại viện y học ứng dụng việt nam năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN THẾ VÕ

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
CỦA NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐẾN KHÁM
TẠI VIỆN Y HỌC ỨNG DỤNG VIỆT NAM NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG
Mã số: 8720401

THÁI BÌNH - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
========

NGUYỄN THẾ VÕ

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
CỦA NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐẾN KHÁM
TẠI VIỆN Y HỌC ỨNG DỤNG VIỆT NAM NĂM 2019


LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG
Mã số: 8720401

Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Phong Túc
2. TS. Trƣơng Hồng Sơn

THÁI BÌNH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các cơ quan, quí thầy cô giáo, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin
trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế
Công cộng, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Trường Đại học Y
Dược Thái Bình.
Ban lãnh đạo Viện Y học ứng dụng Việt Nam và phòng khám chuyên
khoa Dinh dưỡng VIAM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng
nhất tới Thầy PGS.TS. Vũ Phong Túc - Trưởng khoa Y tế công cộng
Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Thầy TS. Trương Hồng Sơn - Viện
trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, là những người thầy đã tận tâm dạy
dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ hỗ trợ
tôi trong suốt quãng thời gian học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn
của mình.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến
gia đình, những người đã luôn ở bên tôi. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc

và động lực to lớn giúp tôi vững tin trên con đường sự nghiệp của mình.

Thái Bình, ngày 05 tháng 7 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Nguyễn Thế Võ, học viên lớp Cao học Dinh dưỡng khóa 4.
Chuyên ngành: Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Vũ Phong Túc và TS. Trương Hồng Sơn.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 05 tháng 7 năm 2020

Nguyễn Thế Võ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

DALYs

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)
Disability-Adjusted Life Year

(Số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật)
Metabolic Equivalent of Task

METs

(Tỷ số giữa mức độ tiêu tốn năng lượng của cơ
thể khi hoạt động so với khi nghỉ ngơi)

SL

Số lượng

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

WHR

Waist-Hip Ratio
(Tỷ số vòng eo/vòng mông)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Một số hiểu biết về thừa cân, béo phì..................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì ............................................................ 4
1.1.2. Nguyên nhân thừa cân, béo phì ....................................................... 6
1.1.3. Hậu quả thừa cân, béo phì ............................................................... 8

1.1.4. Phòng chống thừa cân, béo phì ...................................................... 10
1.2. Hoạt động thể lực ................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm và các dạng hoạt động thể lực...................................... 12
1.2.2. Hoạt động thể lực ở người trưởng thành ....................................... 13
1.2.3. Thiếu hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại .................................. 14
1.3. Thực trạng thừa cân, béo phì và hoạt động thể lực ở người trưởng thành ... 15
1.3.1. Trên thế giới................................................................................... 15
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 19
1.4. Đặc điểm khẩu phần và hành vi ăn uống của người trưởng thành thừa
cân, béo phì .................................................................................................. 20
1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ............................... 22
1.5.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng .............................................. 22
1.5.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ........................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ....................................... 27
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 27
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 27


2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................... 27
2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá ............................ 28
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................... 28
2.3.2. Chỉ số nhân trắc ............................................................................. 28
2.3.3. Hoạt động thể lực và các yếu tố liên quan..................................... 29
2.4. Một số kĩ thuật áp dụng trong nghiên cứu ........................................... 31
2.4.1. Kỹ thuật cân, đo ............................................................................. 31
2.4.2 Kỹ thuật điều tra khẩu phần............................................................ 32

2.5. Trình tự tiến hành nghiên cứu .............................................................. 33
2.6. Sai số và cách khắc phục ...................................................................... 34
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 34
2.8. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................. 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1. Một số đặc điểm nhân trắc và hoạt động thể lực của người thừa cân b o phì . 36
3.2. Đặc điểm khẩu phần của người trưởng thành thừa cân béo phì........... 45
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 56
4.1. Đặc điểm nhân trắc và một số hoạt động thể lực của người trưởng
thành thừa cân béo phì ................................................................................. 56
4.2. Đánh giá đặc điểm khẩu phần của người trưởng thành thừa cân béo phì.. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
KHUYẾN KHỊ............................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về giới và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ............ 36
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................... 36
Bảng 3.3. Khu vực sống và cường độ lao động của đối tượng nghiên cứu .... 37
Bảng 3.4. Giá trị trung bình theo giới của một số chỉ số nhân trắc ............... 37
Bảng 3.5. Giá trị trung bình theo giới của một số chỉ số nhân trắc ............... 38
Bảng 3.6. Phân loại BMI, vòng eo và WHR theo giới ................................... 39
Bảng 3.7. Đặc điểm mỡ nội tạng và phần trăm mỡ cơ thể theo giới .............. 39
Bảng 3.8. Đặc điểm khối lượng cơ và phần trăm nước cơ thể theo giới ........ 40
Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng c công việc hoạt động cường độ mạnh và trung
bình theo giới .................................................................................. 40
Bảng 3.10. Số ngày thực hiện của các đối tượng c công việc hoạt động
cường độ mạnh ................................................................................ 41

Bảng 3.11. Số ngày thực hiện của các đối tượng c công việc hoạt động
cường độ trung bình ........................................................................ 41
Bảng 3.12. Tỷ lệ đối tượng đi bộ hay đạp xe ít nhất 10 phút liên tục............. 42
Bảng 3.13. Số ngày đối tượng đi bộ hay đạp xe ít nhất 10 phút liên tục ........ 42
Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tượng có hoạt động thể chất làm tăng nhịp thở hoặc nhịp
tim trong ít nhất 10 phút liên tục..................................................... 43
Bảng 3.15. Số ngày đối tượng c cường độ hoạt động thể chất trung bình làm
tăng nhẹ nhịp thở hoặc nhịp tim ..................................................... 43
Bảng 3.16. Đặc điểm sử dụng thuốc lá của đối tượng .................................... 44
Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tượng sử dụng đồ uống có cồn ...................................... 44
Bảng 3.18. Giá trị năng lượng khẩu phần (Kcal/ngày) của đối tượng theo giới
tính và mức độ lao động.................................................................. 45
Bảng 3.19. Giá trị protein khẩu phần (g/ngày) của đối tượng ........................ 46


Bảng 3.20. Giá trị Protein khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo giới và loại
hình lao động................................................................................... 46
Bảng 3.21. Giá trị lipid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo giới ............. 47
Bảng 3.22. Giá trị lipid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo giới và loại
hình lao động................................................................................... 48
Bảng 3.23. Giá trị glucid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo giới .......... 49
Bảng 3.24. Giá trị glucid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo giới và loại
hình lao động................................................................................... 50
Bảng 3.25. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần theo
giới .................................................................................................. 51
Bảng 3.26. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần theo
loại hình lao động............................................................................ 52
Bảng 3.27. Hàm lượng một số chất khoáng và viatmin trong khẩu phần theo
giới .................................................................................................. 55



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng dư thừa năng lượng khẩu phần (g/ngày) theo giới
và phân loại lao động .................................................................. 53
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đối tượng dư thừa nhu cầu glucid, protid và lipid khẩu phần
(g/ngày) theo giới ........................................................................ 53
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tượng dư thừa nhu cầu glucid, protein và lipid khẩu
phần (g/ngày) theo phân loại lao động ....................................... 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình
trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay
toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. WHO khuyến nghị dùng chỉ số
khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), để đánh giá thừa cân b o phì của
người trưởng thành [83]. Nguyên nhân chủ yếu của thừa cân b o phì là sự mất
cân b ng giữa lượng calories bổ sung và lượng calories được sử dụng trong cơ
thể. Trong đ lượng calories bổ sung từ các thực phẩm giàu chất b o tăng cao,
đồng thời sự suy giảm hoạt động thể chất tăng các hoạt động tĩnh tại, sự thay
đổi của các phương thức vận tải và gia tăng đô thị hoá [53]. Theo WHO, số
lượng người b o phì trên thế giới năm 2018 đã tăng gấp 3 lần so với năm
1975. Trong năm 2016, c hơn 1,9 tỉ người trưởng thành trên 18 tuổi bị thừa
cân và hơn 650 triệu người b o phì. Trong đ số người thừa cân chiếm 39
và số người b o phì chiếm 13

trong số người trưởng thành trên 18 tuổi. Đa

số cộng đồng dân cư sống ở những quốc gia c tỉ lệ thừa cân b o phì cao thì

tử vong nhiều hơn so với cộng đồng dân cư sống ở những quốc gia c tỉ lệ
thừa cân b o phì thấp [88]. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến các bệnh không lây nhiễm khác, trong đ c những bệnh
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung
thư [59]. Gánh nặng bệnh tật và tử vong gây nên do thừa cân béo phì cao hơn
tới 40% so với bình thường [38].
Tại Việt Nam, kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng tuổi từ
25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho
thấy tỷ lệ thừa cân/b o phì (BMI > 23) là 16,3 , trong đ tỷ lệ tiền béo phì là
9,7% và tỷ lệ b o phì độ I và II là 6,2% và 0,4% [15] .Tỷ lệ thừa cân/ béo phì
đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở


2
thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng
bụng/ vòng mông cao) là 39,75

và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Tỷ lệ

mắc hội chưng chuyển h a (HCCH) là 13,1

tăng theo tuổi. Yếu tố liên quan

đến hội chứng chuyển hóa ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút thuốc lá,
lạm dụng rượu bia, ít vận động, phần trăm mỡ cơ thể cao, và tiêu thụ nhiều
thịt, dầu, mỡ [16].
Nh m phòng chống tác hại của thừa cân, b o phì và hướng tới Mục tiêu
phát triển bền vững năm 2030, Tổ chức Y tế thế giới đã đề xuất Kế hoạch
hành động toàn cầu về Vận động thể lực giai đoạn 2018 – 2030 [87]. Ngày
22/2/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt "Chiến lược

Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030",
trong đ Mục tiêu 4 là: "từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cânbéo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến
dinh dưỡng người trưởng thành" với các chỉ tiêu cụ thể [1]. Ngoài ra, còn các
mục tiêu hỗ trợ như nâng cao hiểu biết, tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp
lý và nâng cao năng lực của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng. Chỉ thị
46/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo tăng cường công tác
trong tình hình mới, giải quyết vấn nạn kép về dinh dưỡng, yêu cầu tham gia
từ các Bộ, Ngành và các tổ chức xã hội [4].
Việc bổ sung các nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu
tố liên quan của người trưởng thành thừa cân béo phì rất cần thiết. Từ đ giúp
thiết lập hệ thống giám sát đối với thừa cân/béo phì và cung cấp các số liệu cơ
bản nh m đưa ra các giải pháp và chiến lược can thiệp trong việc phòng
chống các bệnh mãn tính không lây cho người Việt Nam.
Vì những lí do đ chúng tôi đề xuất nghiên cứu:
“Tình trạng dinh dƣỡng và hoạt động thể lực của ngƣời trƣởng
thành thừa cân béo phì đến h


2019”.

tại Viện Y học ứng dụng Việt Nam


3

Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả một số đặc điểm nhân trắc và hoạt động thể lực của người
trưởng thành thừa cân béo phì đến khám tại Viện Y học ứng dụng

Việt Nam năm 2019.

2.

nh gi đặc điểm khẩu phần của người trưởng thành thừa cân béo
phì đến khám tại Viện Y học ứng dụng Việt Nam năm 2019.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số hiểu biết về thừa cân, béo phì
1.1.1. Kh i niệm thừa cân, béo phì
Lâm sàng của bệnh b o phì đã được ghi nhận từ thời Hy Lạp-La Mã cổ,
tuy nhiên, phải mất một thời gian dài thì con người mới có những hiểu biết về
béo phì. Nguyên nhân cơ bản nhất của béo phì là sự mất cân b ng kéo dài
giữa năng lượng hấp thu và năng lượng tiêu hao. Bệnh sinh liên quan đến vai
trò của leptin, ghrelin, orexin, peptid YY 3-36, cholecystokinin, adiponectin
và nhiều chất trung gian khác [39].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình
trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay
toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe [82],[84]. Theo khuyến nghị chung
của WHO, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của
họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được
coi là thừa cân, BMI ≥ 30 thì là b o phì [82].
Từ năm 2000, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội Nghiên cứu
béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Quốc
tế (IDI), Trung tâm Hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây
nhiễm của WHO để đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại thừa cân, béo

phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000). Theo khuyến nghị
này thì người được coi là thừa cân nếu BMI ≥ 23 và người được coi là béo phì
khi BMI ≥ 24.9 [82].
1.1.1.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
- B o phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên
nhân sinh bệnh học rõ ràng.
- Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý
liên quan tới béo gây nên:


5

+ Béo phì do nguyên nhân nội tiết
+ Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm
lớn, da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần.
+ B o phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên
hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung
nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp.
+ Béo phì do thiếu hormone tăng trưởng: B o phì thường nhẹ hơn so với
các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn.
+ Béo phi trong hội chứng tăng hormone nang buồng trứng: thường xuất
hiện sau dậy thì. Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa
sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
+ Béo phì do thiểu năng sinh dục.
+ Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn
thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng
trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát
nên thường kèm theo béo phì [82].
1.1.1.2. Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
+ Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có

tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ.
+ Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại b o phì c tăng kích thước tế bào
mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
+ Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
+ Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi [11].
1.1.1.3. Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
- Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn
ông – thể Android): là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng.
- B o đùi: (b o ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu phụ nữ
- thể Gynoid): là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi.


6
Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khỏe của béo phì. Béo bụng có
nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng
insulin máu, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose hơn so với b o đùi
[21],[82].
1.1.1.4. Một số phân loại béo phì khác
- Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoid liều cao và kéo dài, dùng
estrogen, deparkin có thể gây béo phì.
- Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ béo phì có khối nạc
tăng so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là
trẻ béo phì từ nhở, dạng này đặc trung cho đa số béo phì ở trẻ em [74].
1.1.2. Nguyên nhân thừa cân, béo phì
Nguyên nhân căn bản của thừa, cân béo phì là do tình trạng mất cân
b ng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử
dụng. Các nhà dịch tễ học nhận định r ng xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân,
béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực
phẩm giàu năng lượng, c hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt
động thể lực, lười vận động [64],[82].

Việc thay đổi th i quen ăn uống, lười vận động là hậu quả của các thay
đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống. Bên cạnh đ là vấn đề thiếu
hụt các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp,
giao thông, quy hoạch đô thị, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, giáo dục,
quảng cáo, tiếp thị, v.v.. [64].
B o phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do c cùng đặc điểm về lối
sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa
cân, béo phì [43].
Bệnh béo phì rõ ràng là phổ biến hơn ở những người có thành viên gia
đình cũng b o phì. Di truyền có vẻ như chịu trách nhiệm về 30

đến 60% sự

khác biệt về cân nặng ở hầu hết các quần thể. Vấn đề về béo phì của con


7
người, tuy nhiên, liên quan đến sự tương tác giữa sự nhạy cảm về di truyền và
các yếu tố môi trường gây nên. Các gen mà chúng ta c để điều chỉnh trọng
lượng cơ thể đã tiến hóa từ 200.000 đến 1 triệu năm trước, vào thời điểm đ
các yếu tố môi trường kiểm soát việc thu nhận chất dinh dưỡng và môi trường
hoạt động thể chất khác nhau rất nhiều. Một số dị tật gene đơn đã được xác
định gây ra chứng béo phì trầm trọng ở trẻ em. Chúng bao gồm đột biến gen
leptin, thụ thể leptin, gen MC4R, yếu tố nuôi dưỡng thần kinh có nguồn gốc
từ não (BDNF), và SIM-1. coque iphone 6 Tuy nhiên, những đột biến này khá
hiếm, lý giải cho ít hơn 8

các trường hợp béo phì khởi phát sớm. Các

nghiên cứu liên kết gen toàn cầu đã xác định được hơn 20 gen c liên quan

đến các dạng phổ biến của béo phì ở người. Phổ biến nhất trong số này là gen
FTO. Allele của gen này c liên quan đến tăng cân c mặt ở 15

người. Tuy

nhiên, sự gia tăng trọng lượng liên quan đến alen c nguy cơ cao này chỉ là 3
kg. Do đ , bệnh b o phì thường gặp ở người là kết quả của sự thay đổi ở một
số lượng lớn các gen, mỗi loại đều c tác động tương đối nhỏ [27] [43],[89].
Thực tế cho thấy b o phì đã tăng lên ở tất cả các quốc gia bất kể tình
trạng kinh tế thế nào. Có những thay đổi trong hệ thống thực phẩm và môi
trường thực phẩm với sự gia tăng "tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả
năng chi trả của các loại thực phẩm giàu năng lượng", tiếp thị không hợp lý
các loại thực phẩm này... là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng béo phì.
Giảm hoạt động thể chất và thói quen ngồi một chỗ góp phần làm tăng
nguy cơ b o phì [64].
Trong 10 năm qua, các nhà điều tra đã xác định được một loạt các yếu tố
môi trường mới có thể liên quan đến sự gia tăng bệnh béo phì. Một lĩnh vực
đã nhận được rất nhiều sự chú ý là giảm thời gian ngủ. Rõ ràng là trung bình
người Mỹ đang ngủ ít hơn họ 50 năm trước. Các nghiên cứu dịch tễ học đã
chỉ ra r ng thời gian ngủ ngắn đi kèm với chứng béo phì, và các nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy r ng việc thiếu ngủ c liên quan đến sự đề kháng
insulin, tăng sự thèm ăn, và sự thay đổi oxy hóa chất béo. Việc sử dụng thuốc


8
là một yếu tố khác có thể liên quan đến việc thúc đẩy béo phì. Các loại thuốc
dùng rộng rãi thúc đẩy sự tăng cân bao gồm các thuốc chống loạn thần mới,
sulfonylureas, insulin, thiazolidinediones và các thuốc ngừa thai có chứa
progesterone. Các yếu tố mới khác có thể bao gồm sự già hóa của dân số, việc
sử dụng các hệ thống kiểm soát vi khí hậu trong nhà và các tòa nhà công cộng

(chuột n m trong môi trường nhiệt độ trung bình nặng hơn chuột được đặt ở
nhiệt độ thấp hơn), và các chất độc môi trường (một số nghiên cứu cho thấy
mô mỡ tăng lên để đáp ứng với độc tố môi trường) [64].
1.1.3. Hậu quả thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm.
Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và
tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và
một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung
thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong
càng cao khi chỉ số BMI càng lớn [8] [34].
Một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện trên 195 quốc gia do các
nhà khoa học tại đại học Washington đã chỉ ra r ng các vấn đề phổ biến mà
người thừa cân, b o phì thường xuyên phải đối mặt là bệnh tim, đái tháo
đường tuýp 2, ung thư, đột quỵ và các bệnh mạn tính không lây khác.
Nghiên cứu cho thấy trong số 4 triệu người chết, 40% là thừa cân chứ
không phải b o phì. Điều này c nghĩa là tỷ lệ tử vong ở những người thừa
cân không kém phần quan trọng hơn so với ở những người béo phì. Tiến sĩ
Christopher Murray, Giám đốc của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại
Đại học Washington, người đã tham gia nghiên cứu này, cảnh báo r ng không
được được xem nhẹ tình trạng tăng cân [38].
Nghiên cứu này cũng chỉ ra r ng bệnh tim mạch được cho là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu c liên quan đến BMI cao với khoảng hớn 2,7
triệu ca tử vong. Đồng thời, trên toàn cầu, có tới 41% số ca tử vong có BMI


9
cao là ở người có bệnh tim mạch có kèm theo tình trạng thừa cân, béo phì.
Hậu quả này làm giảm tới 34% số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật
(DALYs) ở nh m người này [38].
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây nên tử vong ở

người c liên quan đến BMI. Nghiên cứu này cũng chỉ ra r ng có khoảng 0,6
triệu ca tử vong liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở người mắc bệnh
tiểu đường trong năm 2015. Các nhà nghiên cứu ở nghiên cứu này cũng cho
thấy, liên quan đến tử vong do bệnh tiểu đường, có tới 9,5% số ca tử vong có
BM từ 30 trở lên và 4,5% số ca tử vong c BMI dưới 30 [38].
Bệnh thận mạn tính và ung thư cũng là những nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng tiếp theo sau bệnh tim mạch và đái tháo đường c liên quan đến
chỉ số BMI cao. Nghiên cứu này chỉ ra, trong năm 2015, bệnh thận mạn tính
làm giảm 18% số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật với mức BMI từ
30 trở lên và giảm 7,2% số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật với
mức BMI dưới 30. Bên cạnh đ , bệnh thận mạn tính và ung thư chiếm gần
10% tổng số ca tử vong liên quan đến BMI trong năm 2015 [38].
Thừa cân, b o phì cũng làm tăng gánh nặng kinh tế khi làm tăng chi phí
chung cho y tế. Nghiên cứu của Adam Biener năm 2017 chỉ ra r ng, tại Hoa
Kỳ, tổng chi phí quản lý và điều trị bệnh nhân thừa cân, b o phì tăng từ 212,4
tỷ đôla lên tới 315,8 tỷ đôla từ năm 2005 đến năm 2010. Trong đ , số tiền
trung bình mà mỗi người trưởng thành bị thừa cân, béo phì phải chi trả là từ
3070 đôla đến 3508 đôla mỗi năm [26].
Có thể chia chi phí cho thừa cân béo phì thành 3 nhóm:
- Chi phí trực tiếp: các chi phí liên quan đến việc chữa trị thừa cân béo
phì, như chi phí cho thuốc giảm cân, các phẫu thuật…
- Chi phí gián tiếp: các chi phí chữa trị các bệnh lý gây nên do thừa cân
b o phì như đái tháo đường, tăng huyết áp…


10
- Chi phí cơ hội: bao gồm các chi phí phát sinh do giảm khả năng lao
động, tử vong sớm có nguyên nhân từ thừa cân, béo phì.
1.1.4. Phòng chống thừa cân, béo phì
Phòng chống thừa cân, béo phì là một trong ưu tiên cấp bách hàng đầu

của mỗi quốc gia. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe quan trọng tại các nước
phát triển mà còn đối với cả những nước đang phát triển như ở Việt Nam.
Có thể thấy các yếu tố xã hội và môi trường tác động nhiều đến cân b ng
năng lượng hơn là tác động vào các yếu tố sinh học và di truyền. Do đ , các
chuyên gia nhận định có thể can thiệp vào hai yếu tố là dinh dưỡng và hoạt
động thể lực để làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả [64].
Theo WHO, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo
phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân. Phòng chống thừa cân, béo
phì thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường
đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì; làm giảm các yếu tố nguy cơ tác
động đến các cá nhân hay nh m c nguy cơ; đồng thời quản lý từng trường
hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì [85].
Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân,
béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng. Tổ chức Y tế Thế giới
khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình
phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia. Đối với mỗi cá nhân, để
chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa
- Hạn chế ăn đường và muối
- Tăng cường ăn rau và trái cây,
- Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 150 phút/tuần đối với người
trưởng thành [19] [85].


11
WHO đã công bố Kế hoạch Chấm dứt Béo phì trẻ em (Ending
Childhood Obesity – ECHO), cung cấp cho các quốc gia các hướng dẫn rõ
ràng để kiểm soát béo phì ở trẻ em và vị thành niên, hướng dẫn nhân viên y tế
tuyến cơ sở chủ động xác định và quản lý trẻ em thừa cân hoặc béo phì,

khuyến khích các nỗ lực giải quyết các vấn đề đang làm gia tăng khả năng
béo phì của trẻ em. Trong đ , hướng đến những mục tiêu cụ thể để giảm thiểu
các loại thực phẩm rẻ tiền, chế biến nhiều, giàu năng lượng, nghèo dinh
dưỡng. Đồng thời, giảm thời gian trẻ em dành cho các hoạt động giải trí trước
màn hình và ít vận động, thúc đẩy sự tham gia vào các hoạt động thể chất, các
hoạt động thể thao và giải trí tích cực [86].
Hoạt động của hệ thống Y tế: Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã xây dựng
khuyến cáo chăm s c dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày vàng đầu đời nh m
làm giảm gánh nặng một số bệnh ở tuổi trưởng thành, trong đ c giảm tỷ lệ
mắc thừa cân béo phì. Viện Dinh dưỡng đã xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ
từ 6-11 tuổi hướng dẫn dinh dưỡng cân b ng hợp lý cho sự phát triển toàn
diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ 6 - 11 tuổi
giúp trẻ và người chăm s c trẻ biết cách thực hành dinh dưỡng để mang lại
nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe của trẻ. Triển khai nhiều nghiên cứu về thừa
cân béo phì [17].
Chính phủ đang xem x t áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có
đường nh m giảm mức tiêu thụ đường tự do trong cộng đồng. Dự thảo mới
nhất dự kiến áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng nước ngọt ở mức
10% hoặc 20

vào năm 2019. Để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ

uống c đường và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung
nước ngọt bao gồm loại c ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống
liền được đ ng g i theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, trừ: nước trái cây,


12
nước rau quả 100% tự nhiên, sữa và các sản phẩm sữa vào đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt [5].

Hiện nay, nhiều công ty thực phẩm chưa c hành động cụ thể để cùng
phòng chống thừa cân béo phì. Tuy nhiên, một số công ty thực phẩm cũng đã
có những hành động cụ thể nh m hạn chế tỷ lệ mắc thừa cân béo phì giảm tỷ
lệ đường, muối, calo trong sản phẩm [64].
Như vậy, để có thể kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì cần có sự đ ng g p
của gần như toàn bộ hệ thống, bao gồm cả Nhà nước, các công ty sản xuất
thực phẩm, ngành y tế và người dân. Những chính sách, những hoạt động hợp
tác cụ thể với mục tiêu lớn là giúp làm giảm gánh nặng dinh dưỡng từ sự gia
tăng nhanh ch ng của tỷ lệ mắc thừa cân béo phì trong cộng đồng
1.2. Hoạt động thể lực
1.2.1. Kh i niệm và c c dạng hoạt động thể lực
Vận động thể chất được định nghĩa là bất cứ sự dịch chuyển nào của
cơ thể được hình thành bởi sự vận động của cơ xương và tiêu tốn năng
lượng [79].
Có nhiều hình thức vận động thể chất phổ biến như đi bộ, đạp xe, thể
thao và giải trí. Vận động thể lực không chỉ gồm tập thể dục, nó còn có thể là
các hoạt động vui chơi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, hoặc có thể là một
phần của công việc hàng ngày, làm các việc nhà [85].
Các dạng vận động thể chất có thể được phân loại dựa vào mục đích vận
động và cường độ vận động.
Dựa vào mục đích vận động, có một số dạng như hoạt động rèn
luyện sức bền, rèn luyện sức mạnh, rèn luyện sự linh hoạt và rèn luyện
sự thăng b ng.
Dựa vào cường độ vận động, có vận động thể chất cường độ trung bình
và vận động thể chất cường độ mạnh.


13
- Vận động thể chất cường độ trung bình: tăng tốc độ chuyển hóa gấp 36 lần tốc độ chuyển hóa của cơ thể khi nghỉ ngơi (3-6 METs). Một số
ví dụ về vận động thể chất cường độ trung bình như: đi bộ nhanh,

nhảy, làm vườn, làm việc nhà, xây dựng/sửa chữa (lợp mái, sơn sửa),
mang vác các vật dưới 20kg [81].
- Vận động thể chất cường độ mạnh: tăng tốc độ chuyển hóa từ 6 lần trở
lên so với chuyển hóa của cơ thể khi nghỉ ngơi (≥ 6 METs). Một số ví
dụ về vận động thể chất cường độ mạnh như: chạy bộ, đi bộ lên
dốc/leo bậc thang, đạp xe nhanh, rèn luyện sức bền, bơi nhanh; các
môn thể thao đối kháng (b ng đá, b ng chuyền, bóng rổ), mang vác
vật nặng trên 20kg [81].
Cường độ vận động thể chất tùy thuộc vào việc tập luyện trước đ của
từng cá nhân; do đ , giữa mỗi người sẽ có sự khác biệt nhất định
1.2.2. Hoạt động thể lực ở người trưởng thành
Vận động thể chất thường xuyên và mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tăng cường cơ bắp và cải thiện hệ tim mạch – hô hấp
- Nâng cao chất lượng và sức chịu đựng của xương
- Giảm nguy cơ cao huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ, đái tháo đường,
nhiều dạng ung thư (bao gồm ung thư vú và ung thư đại tràng); và
trầm cảm.
- Giảm nguy cơ gặp các vấn đề về xương (xương đùi, cột sống)
- Là nền tảng để cân b ng năng lượng và kiểm soát cân nặng [80]
Với người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi, Tổ chức Y tế thế giới có khuyến
cáo về vận động thể chất như sau:
- Người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi nên tham gia tối thiểu 150
phút/tuần các hoạt động cường độ trung bình hoặc tối thiểu 75
phút/tuần với các hoạt động cường độ mạnh hoặc kết hợp tương


14
đương nhau giữa hoạt động cường độ trung bình với hoạt động cường
độ mạnh.
- Rèn luyện sức bền nên được tiến hành theo từng hiệp, mỗi hiệp tối

thiểu 10 phút.
- Để nhận thêm các lợi ích về sức khỏe, người trưởng thành nên tăng
thời gian vận động thể chất với cường độ trung bình lên 300 phút/tuần
hoặc tham gia vào các hoạt động cường độ mạnh trong 150 phút/tuần
hoặc kết hợp tương đương nhau các hoạt động của 2 hình thức trên.
- Khi rèn luyện cơ bắp, nên tập các bài tập có sự tham gia của các nhóm
cơ chính trong hai ngày/tuần hoặc nhiều hơn.
1.2.3. Thiếu hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại
Thiếu hoạt động thể lực được định nghĩa là thiếu các hoạt động về thể
chất và tập thể dục [85]
. Nếu phân chia theo mức độ, thì thiếu vận động thể lực sẽ bao gồm:
- Không vận động: không thực hiện hoặc thực hiện rất ít các hoạt động
thể lực tại nơi làm việc, tại nhà, cho hoạt động đi lại hoặc vào thời
gian rảnh rỗi
- Vận động chưa đủ: thực hiện một số hoạt động thể lực nhưng chưa đủ
150 phút hoạt động thể lực với cường độ trung bình hoặc 60 phút hoạt
động với cường độ cao trong tuần, bao gồm cả hoạt động khi làm việc,
khi ở nhà, di chuyển và hoạt động vào lúc rảnh rỗi [28].
Hành vi tĩnh tại là bất cứ các hành vi lúc tỉnh táo nào có mức năng lượng
tiêu thụ ít hơn 1,5 lần mức năng lượng tiêu thụ khi nghỉ ngơi (quy ước là 3,5
ml/kg/phút); bao gồm khi ngồi, tựa lưng hoặc n m [52].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu hoạt động thể lực là
nguyên nhân của 3,3% số cả tử vong và 19 triệu năm sống bị điều chỉnh do
bệnh tật (DALYs). N cũng là nguyên nhân dẫn tơi các bệnh lý như bệnh
mạch vành, đột quỵ, tiểu đường, ung thư đại tràng và ung thư vú [28]. Với sự


15
phát triển của công nghệ, gia tăng đô thị hóa; vấn đề về hoạt động thể lực
càng trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết.

1.3. Thực trạng thừa cân, béo phì và hoạt động thể lực ở ngƣời trƣởng thành
1.3.1. Trên thế giới
Trên toàn cầu, gánh nặng bệnh tật do thừa cân b o phì cao hơn 40

so

với bình thường.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The New England Journal of
Medicine vào ngày 12 tháng 6 năm 2017 và do Viện Đo lường và Đánh giá
Sức khỏe biên soạn với sự tài trợ của Quỹ Gates. Trong nghiên cứu này, các
nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã xem x t xu hướng béo phì và hậu
quả ở những người thừa cân và người béo phì trên dữ liệu của 68,5 triệu
người trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2015.
Kết quả cho thấy số người b o phì đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu
nghiên cứu ở 73 quốc gia. Sự gia tăng cũng ổn định ở hầu hết các nước khác.
Nghiên cứu cũng tìm thấy phụ nữ c xu hướng tăng cân nhiều hơn đàn ông.
Điều này được thấy ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi và đây là kết quả nhất quán từ
các nghiên cứu về béo phì khác. Kết quả cho thấy vào năm 2015, tổng cộng
107,7 triệu trẻ em và 603,7 triệu người lớn bị béo phì trên toàn thế giới.
Nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ có số trẻ em và người lớn trẻ tuổi béo phì cao
nhất, chiếm 13% tổng số [38].
Tỷ lệ thừa cân, b o phì ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên đang tăng lên qua
các năm. Đây là một lời cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe trong tương lai
khi những đứa trẻ này đạt đến tuổi trưởng thành. Theo thống kê năm 2015,
trong số 20 quốc gia đông dân nhất thế giới, Hoa Kỳ đứng đầu về tỷ lệ b o
phì ở trẻ nhỏ và người trẻ với gần 13

trong khi Ai Cập c tỷ lệ người trưởng

thành b o phì cao nhất. Số lượng trẻ em b o phì ở Trung Quốc và Ấn Độ lần

lượt là 15,3 triệu và 14,4 triệu người. Tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, số lượng
người trưởng thành b o phì là 79,4 triệu và 57,3 triệu [38].


×