Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận cao học, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở trung quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.19 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động của hệ thống chính trị, việc giám sát là
một yêu cầu tất yếu, bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện đúng đắn nhiệm vụ được giao, ngăn ngừa các
hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Điều này đặc biệt cần thiết
trong hệ thống các cơ quan hành chính, nơi quản lý, sử dụng
một số lượng lớn nguồn tài chính của đất nước cũng như cung
cấp các dịch vụ công cho xã hội. Do vậy, bằng nhiều thiết chế
khác nhau, các quốc gia luôn nỗ lực thực hiện việc giám sát
chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói
chung và của các cơ quan hành chính nói riêng. Tại một số
quốc gia trên thế giới, việc giám sát bộ máy nhà nước được
thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách, độc lập.
Ở Trung Quốc, cơ quan chuyên trách thực hiện vấn đề
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức đảng và các tổ chức chính trị xã hội. Trong hệ thống
chính trị, ở mỗi cấp có sự xuất hiện của cơ quan kiểm tra
nhằm thanh tra, giám sát quá trình hoạt động của các tổ
chức. Hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo chế độ xã hội
chủ nghĩa được xây dựng và phát triển mang màu sắc văn
hóa Trung Hoa.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mọi lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội, ... có sự giao thoa, hòa nhập cùng phát
triển. Tuy vậy, các tổ chức chính trị xã hội phải luôn giữ vững
lập trường, quan điểm phát triển theo con đường chủ nghĩa xã
hội đã xây dựng và phát triển hơn nữa. Do đó, sự kiểm soát
1


quyền lực chính trị trong hệ thống các cơ quan đảng, nhà


nước và các tổ chức chính trị - xã hội rất quan trọng. Chính vì
vậy, em chọn đề tài: “Vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở
Trung Quốc hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần
Quyền lực chính trị và cầm quyền.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nền chính trị học các nước tư bản trên thế giới, vấn đề kiểm soát
quyền lực chính trị là vấn đề rõ ràng cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên
cứu cụ thể nhằm tìm hiểu những phương thức kiểm soát cụ thể khác nhau.
Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về kiểm soát quyền lực chính
trị được thâu tóm trong các chương trình tổng kết từ các hoạt động giám sát
của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, ... Một
số đề tài nghiên cứu có đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước như:
“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “Tăng cường hoạt động giám sát
của Quốc hội nước ta hiện nay”, ...
Các công trình nghiên cứu này xuất phát từ cách tiếp cận và phương
pháp luật học đã phân tích từng hoạt động cụ thể của các cơ quan kiểm soát.
Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu đến vấn đề kiểm soát quyền lực
chính trị ở Trung Quốc hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu tình hình
kiểm soát chính trị của các cơ quan kiểm soát quyền lực chính
trị ở Trung Quốc, qua đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với xây
dựng cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm
vụ sau:

2


- Làm rõ các khái niệm, ý nghĩa của kiểm soát quyền lực

chính trị.
- Khảo sát thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực ở Trung
Quốc.
- Rút ra ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương, 6 tiết.

NỘI DUNG
Chương 1:
LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm quyền lực
Quyền lực là quan hệ xã hội, ra đời và tồn tại cùng với xã
hội loài người. Con người sống trong cộng đồng, trong tổ chức
cần phối hợp hoạt động với nhau, cần có người chỉ huy và
người phục tùng, nếu không, xã hội sẽ hỗn loạn. Vì vậy, trong
bất cứ cộng đồng nào cũng có hiện tượng người (hoặc nhóm
người) này chi phối, quyết định hành vi của người (nhóm
người) khác, buộc họ phải phục tùng ý chí của mình. Quyền
lực trở thành mục tiêu và động lực của con người. Lịch sử loài
người gắn liền với các cuộc đấu tranh giành quyền lực trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền lực là sự thống nhất giữa “quyền” và “lực”, và nó
chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của cả hai yếu tố này.
3


Trên thực tế, vẫn tồn tại hiện tượng có lực nhưng không có

quyền; hoặc có quyền nhưng không có lực. Quan hệ quyền –
lực có sự chuyển hóa biện chứng: quyền sinh ra hoặc triệt tiêu
lực, ngược lại lực tạo ra hoặc phủ định quyền. Trong quan hệ
cộng đồng, quyền lực được xác lập với các điều kiện xã hội
nhất định. Đó là quyền được sử dụng sức mạnh phục vụ cho
nhu cầu, lợi ích của một người hay nhóm người nào đó; sự
thừa nhận của người khác là yếu tố có vị trí đặc biệt trong
quan hệ quyền lực. Theo cách tiếp cận này, có thể hiểu quyền
lực là khả năng đucợ đảm bảo bằng sức mạnh để thực hiện
những hành vi nhất định theo ý chí của người có quyền hoặc
được trao quyền.
Quyền lực còn được hiểu là những giá trị xã hội được sử
dụng bởi các chủ thể trong quá trình phối hợp hành động của
các quan hệ xã hội, để tác động lên đối tượng nhằm thay đổi
ý chí, hành vi của đối tượng theo một mục đích nhất định.
Quyền lực quan trọng trong xã hội nhưng rất phức tạp, bao
gồm những dấu hiệu: trước hết là một loại giá trị xã hội;
những giá trị đó được chủ thể sử dụng trong phối hợp hành
động của đời sống xã hội; tác động vào đối tượng nhằm điều
chỉnh, thay đổi hành vi của đối tượng với mục đích cụ thể. Giá
trị xã hội, nguồn lực hay cơ sở của quyền lực được hiểu là của
cải, vũ khí, trí tuệ, uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng, tư liệu sản
xuất, thể chế xã hội, ... Đây là nguồn quyền lực chứ chưa phải
là quyền lực.
Như vậy, quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình,
có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một
ưu thế nào đó như sức mạnh, địa vị xã hội.

4



1.1.2. Khái niệm quyền lực chính trị
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực chính trị. Tiêu
biểu là các khái niệm sau:
- Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị;
- Quyền lực chính trị là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai
cấp, dân tộc, nhân loại;
- Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp –
Quyền lực chính trị là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội dùng để
chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm
tối đa hóa lợi ích của mình.
- Quyền lực chính trị là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các
tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương;
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một
hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân (trong điều kiện
chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhằm thực hiện lợi
ích khách quan của mình. Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo
lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất,
quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay liên minh giai
cấp, tập đoàn xã hội nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt
và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình – chủ
yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Như vậy, quyền lực chính trị chỉ hình thành trong xã hội có giai cấp và
nhà nước. Trong xã hội đó, vị trí, vai trò của các giai cấp, các lực lượng xã hội
rất khác nhau, nên nguồn lực của quyền lực chính trị cũng khác nhau và đó là
cơ sở để hình thành quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất, của sự
phân công lao động trong xã hội và do đó phụ thuộc vào cơ cấu xã hội. Khi
trình độ phát triển của xã hội còn thấp, sự phân công lao động chưa rộng, cơ

5


cấu xã hội còn đơn giản thì quyền lực chính trị chỉ có từ vài ba giai cấp cơ bản
của xã hội. Khi trình độ phát triển cao hơn, sự phân công lao động xã hội trải
rộng, cơ cấu xã hội phức tạp xuất hiện quyền lực chính trị của nhiều giai cấp,
nhóm xã hội và các lực lượng chính trị xã hội khác nhau. Trong xã hội không
còn giai cấp, quyền lực chính trị không còn nữa. Khi phân công lao động xã
hội còn ở trình độ thấp, cơ cấu xã hội còn đơn giản, quyền lực chính trị của
giai cấp thống trị về kinh tế cơ bản đã được tổ chức thành nhà nước. Do vậy,
khi nghiên cứu các giai đoạn này, nhiều tác giả đồng nhất quyền lực chính trị
với quyền lực nhà nước. Trong các giai đoạn phát triển cao hơn, quyền lực
chính trị và quyền lực nhà nước có sự khác biệt rõ rệt. Quyền lực chính trị
phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
Thứ nhất, về khách quan, quyền lực chính trị phụ thuộc vào sự phân
công lao động xã hội, vào vị trí, vai trò của các giai cấp trong cơ cấu xã hội.
Thứ hai, về chủ quan, quyền lực chính trị phụ thuộc vào khả năng sử
dụng các nguồn lực của các giai cấp, các lực lượng xã hội, tức khả năng tập
trung quyền lực (tổ chức và tập hợp lực lượng).
Thứ ba, quyền lực chính trị phụ thuộc vào năng lực chi phối, ảnh hưởng
và sử dụng quyền lực nhà nước, nhằm đạt được mục đích của giai cấp mình.
Từ những yếu tố trên, có thể thấy rằng một giai cấp có thể ở địa vị
thống trị, nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội, vị trí, vai trò của giai cấp đó
trong hệ thống sản xuất thay đổi, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, vai trò
thống trị của giai cấp đó có thể mất, chuyển vào tay giai cấp khác. Sự thay đổi
khách quan như vậy đã từng diễn ra qua sự thay đổi của các phương thức sản
xuất. Vai trò thống trị đã lần lượt nằm trong tay các giai cấp như: giai cấp chủ
nô, giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản, ...
Mặt khác, trong cùng một điều kiện khách quan như nhau, nhưng
quyền lực chính trị của một giai cấp ở mỗi nước không giống nhau. Tỏng

cùng một quốc gia nhưng quyền lực chính trị của một giai cấp qua mỗi thời
kỳ khác nhau có thể khác nhau. Sự khác biệt đó bị chi phối bởi năng lực chủ
6


quan của chủ thể quyền lực, tức khả năng sử dụng các giá trị xã hội, những
nguồn lực có được, sự tự tổ chức lực lượng cả về vật chất, tư tưởng, tinh thần,
... Nếu không có năng lực này, vị trí, vai trò khách quan của một giai cấp, một
nhóm xã hội, một lực lượng xã hội dù thuận lợi về mặt lịch sử cũng chỉ mãi
mãi là nguồn lực, không thể trở thành giai cấp thống trị xã hội.
1.1.3. Khái niệm kiểm soát quyền lực chính trị
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, khái niệm kiểm soát chứa đựng nội
hàm khá phong phú gồm: xem xét, kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, can thiệp,
xử lý, trừng phạt. Về mặt lịch sử, hành động kiểm soát ban đầu được áp dụng
trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, sau đó nó được mở rộng, phát triển cùng với
sự ohát triển của nhà nước pháp quyền. Ban đầu, nó chỉ được áp dụng nhằm
kiểm soát quyền lực hành pháp, sau đó được mở rộng sang mọi nhánh quyền
lực khác.
Ngày nay, khái niệm kiểm soát được hiểu là một chức năng hiến định
nhằm mục đích đảm bảo rằng các cơ quan quyền lực công đều bị đặt trong
những giới hạn đã được hiến pháp và pháp luật quy định. Chức năng kiểm
soát được thể hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức đa dạng: ủy quyền, xác
nhận, chấp thuận, xác minh, kiểm tra, thanh tra, xử phạt, phê bình. Các thiết
chế kiểm soát được tổ chức theo hệ thống gồm nhiều cấp nhằm đảm bảo sự
minh bạch, chính xác của hành động kiểm soát.
Kiểm soát quyền lực chính trị là một khái niệm chính trị - pháp lý và
thể chế, bao hàm sự hạn chế nhất định đối với quyền lực chính trị; là một
trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Có hai loại kiểm soát là tiền kiểm soát và hậu kiểm soát. Tiền kiểm soát
là hành động tự kiểm soát của từng chủ thể trước khi thực hiện hành động.

Hậu kiểm soát là hành động kiểm soát những gì đã xảy ra, đã được tiến hành.
Trong trường hợp này, chủ thể kiểm soát và đối tượng kiểm soát là những
pháp nhân khác nhau; chủ thể kiểm soát không tham gia vào những gì đã diễn
ra nên có khả năng tiến hành kiểm soát một cách khách quan, không thiên vị.
7


Có nhiều cách phân loại kiểm soát. Căn cứ vào bản chất và đặc điểm
chủ thể kiểm soát, có loại hình thể chế kiểm soát thể chế do các cơ quan nhà
nước thực hiện và loại hình kiểm soát phi thể chế do các tổ chức, nhóm xã hội
phi chính thức thực hiện. Loại thình kiểm soát thể chế bao gồm kiểm soát
chính trị, kiểm soát tư pháp, kiểm soát hành chính và kiểm soát xã hội. Loại
hình kiểm soát phi thể chế bao gồm kiểm soát do các phương tiện thông tin,
dư luận xã hội thực hiện và kiểm soát do các tổ chức phi chính phủ, các nhóm
đại diện tiến hành.
Kiểm soát chính trị thuộc chức năng của nghị viện (Quốc hội) và trước
hết được hiểu là một công cụ để hạn chế quyền lực hành pháp. Đối tượng của
kiểm soát chính trị có thể là một hành động chính trị cụ thể, một hoạt động
chính trị chung hoặc một quy định đã ban hành,... và đặc biệt là các thiết chế
quyền lực. Kiểm soát chính trị không có chế tài xử phạt, nhưng không vì thế
mà không có vai trò, vị trí và sức mạnh trong đời sống chính trị. Bản thân việc
đưa các hoạt động của quyền lực công ra cho công luận xem xét, đánh giá,
phản biện, tự nó đã có ý nghĩa hạn chế và kiểm soát. Để thực hiện được quyền
kiểm soát chính trị đối với quyền lực hành pháp, Quốc hội cần đảm bảo được
quyền xác định quyền hạn của quan chức các cấp, quyền hạn chính trị của
nguyên thủ quốc gia và quyền quyết định, phê chuẩn ngân sách.
Kiểm soát tư pháp là loại hình kiểm soát quyền lực nhằm đảm bảo tính
tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ
quan quyền lực. Đây được xem là loại kiểm soát cứng, với những quy định
nghiêm ngặt của pháp luật, khác với kiểm soát chính trị là loại kiểm soát mềm

đối với quyền lực. Kiểm soát tư pháp, với tính cách là hoạt động thuần túy tư
pháp, chỉ do các lực lượng nghiệp vụ (thẩm phán, quan tòa, ...) tiến hành.
Chức năng kiểm soát là bác bỏ mọi quyết định và hành động của quyền lực
công cộng khi chúng trái với hiến pháp hoặc làm tổn hại đến các quyền hiến
định. Để triển khai hoạt động kiểm soát tư pháp, cần đảm bảo cả tiền kiểm,

8


kiểm soát thường xuyên và hâu kiểm. Thông thường, kiểm soát tư pháp
hướng vào đảm bảo tính hiến định của các đạo luật quốc gia; các văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà
nước; các hành động của chính quyền; các hiệp ước quốc tế; lệnh ban bố tình
trạng khẩn cấp; các luật cắt giảm quyền lực lập pháp; các trường hợp có xung
đột pháp luật; hiệu quả hoạt động của chính quyền hành pháp; quyền tài phán
quốc gia, ...
Kiểm soát hành chính là loại kiểm soát do quyền lực hành pháp tiến
hành đối với các hoạt động của tổ chức bộ máy của chính mình. Có các loại
kiểm soát sau:
- Kiểm soát theo ngành dọc: cơ quan cấp trên kiểm soát các thiết chế
cấp dưới.
- Kiểm soát tài chính: kiểm soát các nguồn thu, các khoản chi và các
nguồn lực vật chất khác của chính quyền.
- Tự kiểm soát: mỗi thiết chế thường xuyên tự nhìn nhận, đánh giá,
phán xét mọi hoạt động của mình.
Kiểm soát xã hội là loại hình kiểm soát do nhân dân tiến hành một cách
trực tiếp, hoặc thông qua đại diện của mình. Để đảm bảo cơ chế dân chủ tham
dự của người dân, hiến pháp nhiều nước cụ thể hóa rằng mọi công dân đều có
quyền tham gia vào quá trình hoạch định, triển khai và kiểm soát quyền lực
công. Chất vấn trực tiếp các quan chức trở thành một trong những hình thức

phổ biến nhất của kiểm soát xã hội.
1.2. Vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị trong lịch sử
Ngay từ thời cổ đại, tư duy chính trị phương Tây đã đề cập đến vấn đề
kiểm soát quyền lực chính trị thông qua cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước. Arixtốt là người đầu tiên nêu ra phương thức phân quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Sau này, tư tưởng chính trị phương Tây tiếp tục phát
triển như cơ chế sơ đẳng để thực hiện kiểm soát quyền lực chính trị.

9


Vào thời kỳ khủng hoảng và tan ra của chế độ phong kiến châu Âu, đã
xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng với sự góp mặt xuất sắc của nhiều
nhà tư tưởng chính trị lớn. Nicolo Machiavelli nằm trong số các nhà tư tưởng
đó, đã luận chứng rằng sức mạnh là cơ sở của quyền lực, nhưng bản thân sức
mạnh nhất thiết phải dựa trên nền tảng pháp luật, nghĩa là cũng phải tuân thủ
những quy định cụ thể. Ngay cả quân vương – người có sức mạnh và quyền
lực chính trị lớn nhất trong chính thể cộng hòa mà Machiaville thiết kế - cũng
chỉ là người đucợ dân cử và dân giao phó quyền lực chính trị.
Baruc Spinoza là một nhà tư tưởng chính trị lớn của Hà Lan thế kỷ
XVII, đã khẳng định mạnh mẽ rằng quyền lực nhà nước không phải là vô hạn.
Theo ông, quyền lực nhà nước phải được tổ chức theo thiết chế đại biểu. Các
thiết chế này ban hành các đạo luật để nhà nước cai quản xã hội và thực hiện
giám sát nhà nước trong việc thực thi các đạo luật đó.
John Lôccơ là người khởi thảo thuyết phân chia quyền lực và là người
đã coi việc hạn chế quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và liên
minh, Lốccơ xác định quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước.
Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, đưa ra các đạo luật nhưng không trực tiếp
triển khai thực thi luật. Quyền hành pháp thuộc về nhà vua, nhưng nhà vua và
các quan chức khác xungz phụ thuộc vào pháp luật. Vua không có đặc quyền

nào đối với nghị viện nhằm ngăn chặn nhà vua thâu tóm toàn bộ quyền lực về
mình và xâm phạm các quyền tự nhiên của công dân.
Trong phong trào cách mạng tư sản Pháp, đã xuất hiện hàng loạt nhà tư
tưởng chính trị kiệt xuất, nổi tiếng là Môngtetxkiơ. Ông là người đầu tiên đưa
ra công thức quyền lực như giải pháp cần thiết để bảo vệ tự do của công dân.
Kế thừa quan điểm của Lốccơ về việc phân chia tổ chức quyền lực như tổ
chức nhà nước, nhưng quyền lực thứ ba theo Môngtetxkiơ là quyền tư pháp –
quyền trừng phạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa các tư
nhân. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân biệt với nhau
và giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ. Điểm cốt yếu trong chủ trương
10


phân quyền của Môngtetxkiơ là mỗi cơ quan hoạt động trong lĩnh vực của
mình, không có quyền trong lĩnh vực khác nhưng có quyền ngăn chặn quyền
lực của cơ quan khác.
Tư tưởng phân chia quyền lực của Môngtetxkiơ tiếp tục được
Enmanuel Kant, nhà tư tưởng chính trị Phổ thế kỷ XVIII tiếp tục kế thừa và
bổ sung. Kant không theo thuyết cân bằng quyền lực mà chủ truognư xây
dựng sự thống nhất giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thiết
chế nhà nước. Ông thiết kế cấu trúc quyền lực nhà nước gồm ba quyền: lập
pháp thể hiện ý nguyện và chủ quyền tập thể của nhân dân; hành pháp thuộc
người cầm quyền theo luật và tuân thủ pháp luật; tư pháp do quyền lực hành
pháp bổ nhiệm. Tính chỉnh thể và sự nhất trí giữa ba quyền lực này, theo
Kant, có thể ngăn ngừa sự chuyên chế và đảm bảo phồn vinh cho quốc gia.
Bước sang thế kỷ XIX, sau cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, lãnh tụ
vĩ đại Lênin là người có nhãn quan chính trị nhạy bén xức định tình hình cụ
thể và đưa ra chủ trương xây dựng đất nước sau khi giành chính quyền về tay
nhân dân. Xét ở hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga, Lênin xác định rằng
nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho chính quyền Xô Viết là thực hiện tốt sự quản lý

nhà nước trên mọi lĩnh vực, trong đó trọng tâm không còn là lĩnh vực chính
trị mà chuyển sang lĩnh vực kinh tế. Lênin khẳng định: kiểm kê và kiểm soát
nếu do chính quyền tối cao của nhà nước tiến hành, đó là thực chất của công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, một khi giai cấp vô sản đã giành được và đảm
bảo đucợ nền thống trị chính trị.
Căn cứ vào việc phân tích tình hình nước Nga, Lênin chỉ rõ sở dĩ phải
tiến hành kiểm kê, kiểm soát thật nghiêm ngặt bởi các nguyên nhân vừa chủ
quan, vừa khách quan. Một là, bản thân chức năng quản lý của nhà nucớ Xô
viết đối với một lĩnh vực của đời sống xã hội đã hàm chứa nhiệm vụ kiểm
soát việc thực thi quyền lực của nhân dân lao động. Hai là, nền kinh tế bị kiệt
quệ sau chiến tranh nay lại phải đương đầu với hàng loạt khó khăn, thử thách
11


mới. Ba là, bộ phận nhà nước Xô viết còn non trẻ, hạn chế, yếu kém. Bốn là,
các thế lực chống đối, trong đó có các lực lượng tư sản có nhiều âm mưu thủ
đoạn trốn tránh khỏi sự kiểm soát của chính quyền cách mạng. Năm là, đã
xuất hiện một số biểu hiện tiêu cực ngay trong đội ngũ cán bộ chính quyền và
quần chúng nhân dân.
Với nhãn quan lãnh tụ cách mạng, Lênin cho rằng toàn bộ vấn đề kiểm
soát chung quy là vấn đề ai là người kiểm soát và ai bị kiểm soát, đồng thời,
Lênin khẳng định dưới chính quyền Xô viết, sẽ có một sự kiểm soát dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản, ban đầu là của đội ngũ công nhân và sau đó
được mở rộng ra thành sự kiểm soát của toàn bộ nhân dân lao động. Chuyên
chính vô sản và sự kiểm soát của toàn dân, đó là những công cụ, phải song
hành đồng thời, không được thực hiện cái này mà quên cái kia. Đối tượng
chịu sự kiểm soát bao gồm: tất cả các đơn vị kinh tế, các ngành, đoàn thể, cá
nhân, ... và các cấp chính quyền. Lênin nhiều lần nhấn mạnh nhà nước vừa là
chủ thể kiểm soát, vừa là đối tượng kiểm soát.
1.3. Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực chính trị
Thứ nhất, kiểm soát quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản

chất của Nhà nước pháp quyền XHCN là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân”. Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà
nước mà quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao
quyền. Nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà
lại giao cho Nhà nước thay mình thực hiện, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính
đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền
cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ
định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là
số đông chuyển sang số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác
gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước
là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho
những con người cụ thể thực thi. Mà hành động của con người thì luôn luôn
12


chịu sự tác động của các loại tình cảm và dục vọng khiến cho lý tính đôi khi
bị chìm khuất3. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen
hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng
lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy
quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền. Vì
vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người
ủy quyền là nhân dân đối với người được ủy quyền là Nhà nước. Hơn thế nữa,
quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm
xác định được một cách chính xác, để có thể giao quyền một cách cụ thể.
Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước để hạn chế sự
lộng quyền, lạm quyền, mâu thuẫn chồng chéo hoặc trùng lắp trong quá trình
thực thi quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, làm cho hiệu lực và
hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước bị hạn chế.
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan nói trên, quyền lực nhà nước
thường được lượng hóa, phân định thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay
mặt nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản
để nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh
giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồng
thời cũng là để cho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách
nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện
quyền lực nhà nước được giao của mình. Vì thế, phân công quyền lực nhà
nước là cơ sở, là đòi hỏi khách quan để thực hiện được việc kiểm soát quyền
lực nhà nước.
Quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung
của quốc gia. Những người được nhân dân trao quyền này là những người do
phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ
bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo
đảm cho ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình
13


là cơ quan duy nhất được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật là
quyền lập pháp. Đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối cao mọi
hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp. Đây
là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức bộ máy nhà
nước để góp phần giúp cho các cơ quan hành pháp và tư pháp làm đúng, làm
đủ nhiệm vụ quyền hạn được giao, hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền.
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc
gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động
của quyền này là quản lý nhà nước (hay cai trị) mà thực chất là tổ chức thực
hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có một
Chính phủ quản lý nhà nước hữu hiệu, thông minh thì không thể có một Nhà
nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện
quyền này đòi hỏi Chính phủ và các thành viên của Chính phủ phải nhanh

nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Đồng thời phải
thường xuyên kiểm tra, thanh tra - một hình thức kiểm soát quyền lực bên
trong bộ máy hành pháp.
Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án và các
cơ quan tư pháp. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt
và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức
không được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Đây thực chất là
quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm
Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ
pháp luật, công lý, tự do của công dân là trách nhiệm hàng đầu của quyền tư
pháp. Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo
vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án. Kiểm sát các
hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của
Tòa án - là các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy tư
pháp để đảm bảo cho quyền tư pháp độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

14


Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định
thành ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan. Thực tiễn xây dựng Nhà
nước chỉ ra rằng, việc phân định rành mạch ba quyền là cách thức tốt nhất để
phát huy vai trò của nhà nước đồng thời là cơ sở để kiểm soát việc thực hiện
quyền lực nhà nước.
Ngoài ra, trong quan hệ với quyền lực nhà nước, một thực tế khách
quan thường xảy ra là công dân không được bình đẳng với Nhà nước về thông
tin, nên thường xảy ra tình trạng: (1) người chủ quyền lực nhà nước thiếu
thông tin hoặc không được thông tin đầy đủ; (2) khả năng Nhà nước không
nắm bắt đúng mục đích, lợi ích của nhân dân; (3) khả năng những người thực
thi quyền lực cụ thể không hiểu rõ mục đích; (4) khả năng hiểu đúng mục

đích nhưng không sử dụng quyền lực đúng cách, hợp lý; (5) khả năng các đại
diện vì lợi ích riêng có thể vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến mục đích
chung. Hơn nữa, Nhà nước là tổ chức duy nhất có thuộc tính cưỡng chế.
“Thuộc tính cưỡng chế mang lại cho Nhà nước quyền lực can thiệp một cách
có hiệu quả vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng với độc quyền
này, Nhà nước có thể can thiệp một cách độc đoán, chuyên quyền, xâm hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Quyền này cộng với bất bình
đẳng về thông tin giữa dân chúng và Nhà nước tạo ra những cơ hội cho các
công chức xúc tiến những lợi ích của riêng họ hay những bạn bè đồng minh
của họ, làm thiệt hại cho lợi ích chung. Những khả năng kiếm lợi và tham
nhũng là rất lớn.
Thứ hai, kiểm soát quyền lực chính trị còn là tất yếu kỹ thuật để thực
thi quyền lực đạt hiệu quả. Quyền lực nhà nước nếu không được tổ chức
thành hệ thống, tuân theo những nguyên tắc, cơ chế, quy trình nhất định và
được thực thi bởi những con người cụ thể thì quyền lực không phát huy được
vai trò của mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
và công nghệ, xã hội càng trở nên hiện đại, tổ chức quyền lực nhà nước lại
càng phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát. Đây là một yêu cầu khách
15


quan do sự phân công lao động xã hội, do tính chuyên nghiệp hóa của hoạt
động quyền lực. Đồng thời trong lao động quyền lực cũng có những hạn chế.
Trước hết, khả năng của con người là hữu hạn bắt nguồn từ sự hữu hạn của trí
tuệ và lý tính của mình. Dù một người có trí tuệ siêu việt, là “thánh nhân” như
thế nào đi nữa thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra “loài người không phải
là thánh thần không bao giờ sai lầm, chân lý của họ phần nhiều chỉ là các
chân lý một nửa”.
Do vậy, khả năng sai lệch trong nhận thức và thực thi quyền lực nhà
nước, khả năng sử dụng quyền lực thiếu hiệu quả là có thể xảy ra.

Hơn nữa, con người bị điều khiển bởi nhiều khát vọng, trong đó có
khát vọng về quyền lực vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để đạt được các khát
vọng khác. Hobbes nhấn mạnh: “Tinh thần vị kỷ trong loài người là một
khát vọng không ngừng đối với quyền lực và điều này chỉ mất đi khi con
người chết”. C. Mác - cũng như Locke và Hobbes - đều cho rằng, bản chất
của con người là có thể thay đổi được. Do đó, không thể khẳng định người
được ủy quyền luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Vì vậy, trong
tổ chức quyền lực nhà nước cần phải có sự kiểm soát một cách chặt chẽ
những con người làm việc trong bộ máy quyền lực nhà nước, để có thể phát
hiện và xử lý được khi những người này không còn xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.
Kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các chủ thể là nhằm đảm bảo cho
tổ chức và hoạt động của Nhà nước vận hành nhịp nhàng, ăn khớp và thông
suốt, chống được lạm quyền, lộng quyền. Tổ chức và hoạt động của quyền lực
nhà nước có sự kiểm soát thì “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”
không chỉ tuyên bố trong Cương lĩnh, trong Hiến pháp mà là điều kiện làm
cho nó trở thành hiện thực. Do đó, “kiểm soát quyền lực” thực chất là kiểm
soát quyền lực nhà nước để đảm bảo cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, phù hợp với bản chất chế độ xã hội quốc gia.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
2.1. Khái quát về Trung Quốc
2.1.1. Vị trí địa lý
Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân

nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc
đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc
Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự
trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma
Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ
quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc
(Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh
nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.
Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích
lục địa lớn thứ nhì trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba
hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của
Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng
các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận
nhiệt

đới



phía

nam



mưa

nhiều

hơn.


Các

dãy

núi

Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung
Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài
thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh
Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường
bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với
các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông
nam của đại lục Á – Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình
17


Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan,
Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan,
Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều
Tiên (phía đông).
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô.
Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực
được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. phức tạp , đa
dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa
số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực. Do đất
nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa
dạng theo. Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn
đới, hàn ôn đới,, Còn khí hậu vùng cao nguyện Thanh Tạng là vùng khí hậu

theo đường thẳng đứng. Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa
sốcác vùng lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc chênh lệch rõ rệt. Về mùa hè do
ánh mặt trời chiếu thẳng xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày dài hơn, về
mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền Nam Bắc nên ngày gần như nhau. Trừ
vùng cao nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra, cả nước đều nóng ấm,
khí hậu chênh lệch không nhiều.
Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa
nên mưa nhiều, nhưng lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau.
Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít. Từ Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa
giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ. MiềnNammùa mưa kéo dài từ
tháng 5 tới tháng 10. Miền Bắc múa mưa ngắn, tập trung vào tháng 7, tháng 8.
2.1.2. Tình hình kinh tế
Trong hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, kinh tế Trung Quốc
được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì
hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm
1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng
nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới
18


tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị
thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và
có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ
nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên
Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong
vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung
Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính
thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là
một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.
Đây là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm

quốc nội(GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn
tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD
(5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với
rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007).
Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở
mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân.
Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp
quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước,
điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát
triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực. Trong xu
hướng hội nhập quốc tế hiện nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên
cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu
về văn hoá phương Đông. Trung Quốc: nơi bạn có thể du học bằng tiếng
Trung với chất lượng giáo dục cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và phù
hợp với nhiều trình độ, thủ tục du học rất đơn giản, chi phí thấp.
Tính đến năm 2016, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo
GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 11.391.619 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ
19


Quốc tế. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 13.395
tỷ USD vào năm 2013, cũng xếp thứ hai sau Hoa Kỳ. Năm 2016, GDP
PPP/người của Trung Quốc là 16,660 USD, trong khi GDP danh nghĩa/người
là 8,141 USD. Theo cả hai phương pháp, Trung Quốc đều đứng sau khoảng
90 quốc gia (trong số 183 quốc gia trong danh sách của IMF) trong xếp hạng
GDP/người toàn cầu.
2.1.3. Tình hình chính trị
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa

công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là
cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn, với những
hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do
Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ
chức xã hội và tự do tôn giáo. Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại
của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính
dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa".
Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền lực
của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc. Hệ thống tuyển cử
của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu nhân dân địa
phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực tiếp, và toàn bộ các cấp
đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho đến toàn quốc được tuyển cử
gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân ở cấp ngay bên dưới. Hệ thống chính
trị được phân quyền, và các lãnh đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng
kể. Tại Trung Quốc còn có các chính đảng khác, được gọi là 'đảng phái dân
chủ', những tổ chức này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân
đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp).
Chủ tịch nước Trung Quốc là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa,
đóng vai trò là người đứng đầu về mặt lễ nghi và do Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc bầu ra. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo chính phủ, chủ
20


trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người đứng đầu các bộ và ủy
ban cấp bộ. Chủ tịch nước đương nhiệm là Tập Cận Bình, ông cũng là Tổng
Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, do
vậy ông là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Thủ tướng đương nhiệm là Lý
Khắc Cường, ông cũng là một thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của

Trung Quốc trong thực tế.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và
nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa
Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách
của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc còn có năm phân khu
được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được
chỉ định; bốn đô thị trực thuộc; và hai khu hành chính đặc biệt được hưởng
quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc
có thể được gọi chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không
bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao.
Về quan hệ đối ngoại, tính đến ngày 26 tháng 12 năm 2016, nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 174 quốc gia (trong đó
có Palestine, quần đảo Cook và Niue). Tính hợp pháp của nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và
một vài quốc gia khác (tính đến tháng 7 năm 2014 có 22 quốc gia có quan hệ
ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc). Năm 1971, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện
duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc là một
cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn
nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển. Trung
Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và
Nam Phi.
21


Theo chính sách một Trung Quốc, chính phủ trung ương tại Bắc Kinh
đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác
phải thừa nhận yêu sách của họ đối với Đài Loan và đoạn tuyệt các quan hệ
chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc

nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao
với Đài Loan, đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí. Trung Quốc cũng
kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc
và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường
thuật là dựa trên "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Thủ tướng Chu
Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm "hòa nhi bất đồng", theo đó
khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về ý thức
hệ. Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga, và hai quốc
gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ngoài yêu sách đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số
tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự
các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó
có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định
với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương
quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đông và biển Hoa Đông,
gồm bãi cạn Scarborough, quần đảo Senkaku quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa.
Trung Quốc thường được tán tụng là một siêu cường tiềm năng, một số
nhà bình luận cho rằng phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực
quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu
cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI. Một
số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa "siêu cường", lý luận rằng chỉ riêng
kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu ý rằng
Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ.
22


2.2. Thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa lớn nhất hiện nay,

đồng thời là một trong những cường quốc phát triển hùng mạnh nhất. Việc
thực hiện giám sát quyền lực, trước hết là quyền lực hành chính nhà nước,
được tổ chức và triển khai theo mô hình cụ thể của Trung Quốc.
Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tức Chính phủ Nhân
dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quốc vụ viện do Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các
ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện tạo thành. Cơ quan này
thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của Quốc hội Trung
Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, gọi tắt là Nhân đại toàn quốc).
Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ cấu trực thuộc.
Phạm vi bao quát của Quốc vụ viện là vô cùng rộng lớn và đa dạng từ các
hoạt động thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y
tế, thể thao cho đến an ninh xã hội, ngoại giao, v.v... Một điểm đặc biệt là
Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của Quân giải phóng nhân dân Trung
Quốc. Quân đội Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự Trung
ương Nhà nước – cơ quan do Quốc hội bầu ra.
Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, nhưng Chủ tịch nước mới là
nguyên thủ quốc gia.
Hiện nay, Quốc vụ viện Trung Quốc gồm 28 bộ và ủy ban: Bộ ngoại
giao, Bộ quốc phòng, Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, Bộ giáo dục,
Bộ khoa học công nghệ, Ủy ban công nghiệp khoa học công nghệ quốc
phòng, Ủy ban dân tộc nhà nước, Bộ công an, Bộ an ninh quốc gia, Bộ kiểm
tra, Bộ dân chính, Bộ tư pháp, Bộ nhân sự, Bộ lao động và đảm bảo xã hội,
Bộ đường sắt, Bộ giao thông, Bộ tài nguyên lãnh thổ, Bộ xây dựng, Bộ thông
tin viễn thông, Bộ thủy lợi, Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ thương mại, Ủy ban
dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Cơ quan
kiểm toán.
23



Đây là cơ quan thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của
quốc hội Trung Quốc. Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và
các cơ quan trực thuộc với phạm vi bao quát từ thực thi pháp luật, quản lý
kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao đến an ninh xã hội,
ngoại giao… Tuy nhiên, Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của quân
đội. Bởi quân đội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung
ương, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân uỷ Trung
ương Tập Cận Bình.
Ngay từ đầu khi thành lập nước (cách mạng giành chính quyền năm
1949), Ủy ban giám sát nhân dân đã được thành lập, đến năm 1954 được đổi
tên thành Bộ Kiểm tra và giám sát, có cơ cấu tổ chức từ trung ương đến cấp
huyện. Năm 1959, Bộ này được giải tán, đến năm 1981 mới được thành lập
lại. Hiện nay, Bộ được sáp nhập về cùng tổ chức với Ủy ban kiểm tra kỷ luật
của Đảng với tên gọi Bộ giám sát hành chính. Bộ là một cơ quan thuộc Quốc
vụ viện, các cơ quan giám sát địa phương là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân
cùng cấp.
Hiện nay, Bộ Giám sát hành chính có 23 đơn vị được chia làm hai khối,
trong đó một khối thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra kỷ luật
của Đảng. Ở cấp Trung ương, có một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị phụ trách
công tác kiểm tra kỷ luật của Đảng; Bộ trưởng Bộ Giám sát hành chính là Phó
Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương. Ở địa phương, người đứng
đầu cơ quan giám sát hành chính là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra kỷ luật
của cấp ủy Đảng.
Bộ Giám sát hành chính là cơ quan thực hiện chức năng giám sát của
chính quyền nhân dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước và toàn bộ
đội ngũ viên chức. Nội dung giám sát gồm: việc thực thi pháp luật, mệnh
lệnh, chỉ thị của cấp trên; thụ lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo; điều tra, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật hành chính. Khi kết thúc điều tra,
cơ quan giám sát phải đưa ra quyết định và kiến nghị về vụ việc đucợ giám

24


sát. Quyết định và kiến nghị đó phải được sự đồng ý của ủy ban nhân dân
cùng cấp và cơ quan giám sát cấp trên trực tiếp. Đối với các vụ việc do cơ
quan giám sát trung ương xem xét, quyết định và kiến nghị phải được sự phê
chuẩn của Quốc vụ viện.
Nguyên tắc giám sát:
Cơ quan giám sát hành chính của Trung Quốc do Quốc vụ viện thành
lập để giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dựa trên
quyền lực của Quốc hội. Người đứng đầu cơ quan giám sát hành chính do
Tổng thống bổ nhiệm và giữ hàm Bộ trưởng. Nguyên tắc chung trong hoạt
động của các cơ quan giám sát hành chính này là tính độc lập. Cơ quan có
thẩm quyền giám sát hành chính sẽ chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan chủ
quản tương ứng là Chính phủ hoặc Quốc hội về kết luận giám sát hành chính.
Theo đó, cơ quan giám sát hành chính có quyền đưa ra các quyết định thanh
tra, giám sát hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của mình mà không chịu sự
chi phối hay can thiệp của bất cứ cơ quan hành pháp nào.
Quy trình giám sát hành chính:
Quy trình giám sát hành chính là một trong những vấn đề quan trọng để
đảm bảo hoạt động giám sát hành chính diễn ra thống nhất, hiệu quả. Trên thế
giới, các cơ quan giám sát hành chính thường ban hành quy trình giám sát dựa
theo đặc điểm giám sát hành chính của cơ quan đó. Về cơ bản, một quy trình
giám sát hành chính được thể hiện qua 4 bước sau:
- Thiết lập hồ sơ vụ việc cần giám sát.
- Phác thảo kế hoạch giám sát và tiến hành giám sát.
- Trình báo cáo về hoạt động giám sát lên cơ quan giám sát trực thuộc
hoặc cơ quan giám sát cấp trên.
- Đưa ra quyết định và kết luận giám sát
Bên cạnh việc đưa ra các bước giám sát cơ bản như trên, cơ quan giám

sát hành chính của một số quốc gia cũng đưa ra những quy định cụ thể, chặt
25


×