KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 59: ANG, ĂNG, ÂNG
I.
Mục tiêu:
+ HS biết và đọc đúng các vần ang, ăng, âng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ,
câu, đoạn có các vần ang, ăng, âng; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên
quan đến nội dung bài đã đọc.
+ Viết đúng các vần ang, ăng, âng; viết đúng các tiếng, từ ngữ chứa vần.
+ Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ang, ăng, âng có
trong bài học
+ Phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm về thiên nhiên, kĩ năng quan sát, nhận
biết các chi tiết trong tranh vẽ cảnh thiên nhiên.
II.
Chuẩn bị
GV: - Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần ang,
ăng, âng, hiểu rõ nghĩa của một số từ có trong bài học.
-Tranh ảnh minh họa, máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
HS: Sách giáo khoa, bảng, vở tập viết, bộ đồ dùng học môn Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ôn và khởi động
- Cả lớp cùng nhau hát một bài hát
- GV Hôm trước các em đã học những vần nào?
- HS: vần anh, êch, ich.
- GV: Để biết được hôm nay chúng ta sẽ học tiếp được những vần gì
cơ mời các em cùng quan sát lên bảng. GV đưa tranh lên màn hình.
2. Nhận biết:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm đơi để nói về nội
dung bức tranh.( 2-3 học sinh trả lời).
- GV nói câu thuyết minh dưới tranh: “Vầng trăng sáng lấp ló sau
rặng tre”. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS
đọc theo. HS nhắc lại câu nhận biết 2-3 lần: Vâng trăng sáng/ lấp
ló/ sau rặng tre.
- GV giới thiệu những vần chưa học có trong câu trên và giới thiệu
HS vào bài mới: Vần ang, ăng, âng. GV ghi tên bài lên bảng. HS
nhắc lại tên bài học:Vần ang, ăng, âng
3. Đọc:
a) Đọc vần:
- So sánh các vần:
GV giới thiệu vần ang, ăng, âng.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa các vần này. (HS so sánh)
GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
Giống: cả 3 vần ang, ăng, âng đều có âm “ng”
Khác nhau: vần “ang” có âm “a”; vần “ ăng” có âm “ă”; vần “
âng” có âm “â”;
- Đánh vần các vần:
+ GV đánh vần mẫu các vần ang, ăng, âng.
+ HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- HS đọc trơn vần:
+ HS đọc trơn cả 3 vần ( HS đọc nối tiếp)
+ Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Ghép chữ cái, tạo vần
+ HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ang ( HS
đọc)
+ Từ vần ang muốn có vần ăng ta làm thế nào? ( HS trả lời:tháo
chữ a ghép chữ ă vào để tạo thành vần ăng).
+ Tương tự với vần âng
+ HS đọc lại vần ang, ăng, âng.
b) Đọc tiếng:
- Đọc tiếng mẫu
+ Có vần ang, muốn có tiếng “ sáng” ta làm thế nào?
+ HS ghép âm “s” thêm dấu “thanh sắc”.
+ HS đánh vần
+ GV giới thiệu mơ hình tiếng sáng
s
ang
sáng
- HS đọc các tiếng trong sách
+ GV chiếu các tiếng có trong sách lên bảng: làng, bằng, hẫng,
rạng, rặng, tầng, sáng, vẳng, vâng
Đánh vần tiếng trong sách
+ HS đọc, đánh vần
+ Nối tiếp đọc từng tiếng
+ HS đọc đồng thanh
- HS ghép chữ cái tạo thành tiếng
+ HS ghép bảng, GV theo dõi
+ HS đọc tiếng mình ghép được, nói được những tiếng trên, tiếng
nào có vần ang, tiếng nào có vần ăng, tiếng nào có vần âng
+ HS đọc ( cá nhân, đồng thanh) các tiếng bạn ghép được
*Nghỉ giữa giờ: Hát: Cháu vẽ ông mặt trời
c) Đọc từ, ngữ
- GV cho HS xem tranh con cá vàng
- ? Cô đố các em đây là con gì? (HS trả lời)
- GV: giới thiệu : cá vàng
- GV: tiếng“vàng” có vần gì đã học
- HS: ang
- HS đọc, đánh vần “vàng”
- T treo tranh HS quan sát
- Cô đố các em đây là búp gì? (HS búp măng)
- HS đánh vần: mờ -ăng- măng… búp măng
- HS: đọc cá nhân, đồng thanh.
- Tương tự GV giới thiệu bức tranh thứ 3, giới thiệu từ: nhà tầng
- Trong tiếng “ tầng” có vần gì vừa học? ( Vầng âng)
- HS đánh vần: tờ -âng- tâng- huyền- tầng…nhà tầng
- HS: đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc lại các từ: cá vàng, búp măng, nhà tầng
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- HS đọc lại ( tổ, lớp)
4.Viết bảng:
- Hướng dẫn viết bảng
- GV đưa mẫu chữ các vần ang, ăng, âng
- GV viết mẫu, vừa viết GV vừa nói quy trình viết các vần ang,
ăng, âng
- HS viết bảng con: ang, ăng, âng
- GV hướng dẫn HS viết: măng tre, nhà tầng.
- HS viết bảng GV theo dõi, quan sát.
- GV lựa chọn 2 bài tốt nhất cho HS quan sát.
- GV nhận xét khen HS
5. Viết vở
- HS nêu yêu cầu bài viết: ang, ăng, âng, măng tre, nhà tầng
- GV hướng dẫn cách viết, nhắc tư thế ngồi viết
- HS viết vào vở
- GV nhận xét bài viết của HS
Giải lao: Hát bài Đếm sao
6. Đọc bài
- GV giới thiệu bài đọc và đọc mẫu
- GV: Bài thơ có mấy dịng? (4 dịng thơ)
- HS tìm và nêu tiếng chứa vần ang, ăng, âng. (nắng, chang….)
- GV: Tiếng nắng chứa vần gì?.....
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đã tìm (cá nhân, nhóm, lớp)
* HS luyện đọc từng dòng thơ.
- HS đọc nối tiếp dịng thơ, bài thơ (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc ĐT toàn bài
* Trả lời câu hỏi:
- HS thảo luận theo nhóm đơi, trả lời câu hỏi
GV: + Bài thơ nói về nhân vật nào? Đang đi đâu?
+ Thời tiết trong bài như thế nào?
+ Khi đi học mèo con mang theo cái gì?
+ Em thấy mèo con trong bài thơ như thế nào? (dễ thương,..)
7. Nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh
- HS thảo luận theo nhóm đơi, trả lời câu hỏi:
+ Tranh nào vẽ mặt trời?
+ Tranh nào vẽ mặt trăng?
+ Mặt trời xuất hiện khi nào?
+ Mặt trăng xuất hiện khi nào?
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV: Những đêm trăng em thấy cảnh vật như thế nào?
- Em đã tham gia những hoạt động nào vào đêm trung thu?
- HS trả lời, GV nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về đêm trăng.
- Gv hỏi: Khi đi ngoài trời nắng em phải làm gì?
* Em hãy nói một câu về cảm nhận của em đối với mặt trăng hoặc mặt trời.
- HS nói, lớp và GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dị
- HS nhắc lại vần hôm nay các em đã học
- HS lần lượt nói tiếng chứa vần vừa mới học.
- HS xung phong nói nói câu chứa tiếng vừa học
- GV nhận xét, tuyên dương
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.