Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.76 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

VÕ PHÚ QUÝ
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN
LÝ THỊ TRƯỜNG TRONG VIỆC ĐẤU TRANH
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ ANH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


i

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan
Phần mở đầu................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 3


4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 3
5. Tình hình nghiên cứu............................................................................................................ 4
6. Những đóng góp của luận văn.......................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................................. 7
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vai trò của lực lượng quản lý thị
trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong
quá trình hội nhập........................................................................................................................ 9
1.1. Công tác quản lý thị trường......................................................................................... 9
1.1.1. Lịch sử ngành quản lý thị trường........................................................................ 9
1.1.2. Công tác quản lý thị trường trong quá trình hội nhập..............................12
1.2. Các khái niệm sử dụng trong đề tài....................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm về buôn lậu và hàng hóa nhập lậu............................................... 16
1.2.2. Khái niệm về gian lận thương mại................................................................... 17
1.2.3. Vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống
buôn lậu và gian lận thương mại trong quá trình hội nhập................................... 20


ii

1.3. Các yếu tố tác động đến vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trong đấu
tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong quá trình hội nhập…26
1.3.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến công tác Quản lý thị
trường.......................................................................................................................................... 26
1.3.2. Các yếu tố tác động đến vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trong
đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong quá trình hội nhập....28
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về tăng cường vai trò của lực
lượng Quản lý thị trường........................................................................................................ 31
1.4.1. Tỉnh Long An............................................................................................................. 31
1.4.2. Tỉnh Đồng Nai........................................................................................................... 32
1.4.3. Tỉnh Khánh Hòa....................................................................................................... 33

Kết luận chương 1.............................................................................................................. 35
Chương 2: Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá
trình hội nhập và những vấn đề đặt ra............................................................................ 36
2.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh......................................................................................................................................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phương.................................................................... 36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội..................................................................................... 37
2.2. Thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực
lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh............................................. 39
2.2.1. Đánh giá tình hình chung...................................................................................... 39
2.2.2. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..40
2.2.3. Thuận lợi...................................................................................................................... 45
2.2.4. Khó khăn..................................................................................................................... 46


iii

2.2.5. Kết quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại..................... 48
2.3. Đánh giá thực trạng....................................................................................................... 55
2.3.1. Những mặt đạt được................................................................................................ 55
2.3.2. Những hạn chế........................................................................................................... 56
2.4. Những vấn đề cần giải quyết...................................................................................... 60
2.4.1. Những vấn đề mang tính khách quan............................................................... 60
2.4.2. Những vấn đề về cơ chế chính sách dành cho lực lượng Quản lý thị
trường..................................................................................................................................... 61
2.4.3. Những vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động buôn lậu và
gian lận thương mại.......................................................................................................... 64
2.4.4. Cần tăng cường giáo dục nhằm nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật
của người dân...................................................................................................................... 65

Kết luận chương 2.............................................................................................................. 66
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của lực lượng Quản lý
thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội nhập........................................................ 67
3.1. Dự báo tình hình tác động đến công tác đấu tranh chống buôn lậu và
gian lận thương mại trong quá trình hội nhập............................................................ 67
3.2. Các chủ trương chính sách đối với công tác quản lý thị trường trong
quá trình hội nhập..................................................................................................................... 68
3.3. Các giải pháp...................................................................................................................... 70
3.3.1. Nhóm giải pháp hành chính................................................................................. 70
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục . 81
3.3.3. Nhóm giải pháp kinh tế.......................................................................................... 85
Kết luận chương 3.............................................................................................................. 88


iv

Kết luận chung..................................................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3


v

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP
BCĐ 127

CCT
GLTM
KSV
KTKS
QLTT
SCT
Tp.HCM
UBND
VPHC
XHCN


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức lực lượng Quản lý thị trường...................................... 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện công tác chống buôn lậu và GLTM trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 – 2012............................................................................ 51
Bảng 2.2: Các hành vi vi phạm về GLTM giai đoạn 2008 – 2012..................... 54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kết quả đấu tranh chống buôn lậu giai đoạn 2008 – 2012..........52
Biểu đồ 2.2: Kết quả đấu tranh chống GLTM giai đoạn 2008 – 2012..............53
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các hành vi vi phạm về GLTM giai đoạn 2008 – 2012....54
Biểu đồ 2.4: Số lượng thuốc lá điếu nhập lậu bị lực lượng QLTT Tây Ninh

tịch thu giai đoạn 2008 – 2012........................................................................................ 57


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
-

Xuất phát từ đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế. Trong đó, các nước cần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở cửa thị
trường trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, và từ đó người tiêu dùng sẽ có
nhiều sự lựa chọn hơn. Đây là một cơ hội cho tất cả các nước, tùy vào lợi thế so
sánh của từng nước. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều
thách thức như: thứ nhất, tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội
giữa các quốc gia, điều này tạo cho người tiêu dùng trong nước tâm lý “sính hàng
ngoại” vì họ cho rằng hàng hóa từ các nước phát triển hơn sẽ có chất lượng tốt hơn;
thứ hai, với tiềm lực to lớn, các tập đoàn đa quốc gia có thừa khả năng và kinh
nghiệm để tạo sức ép cạnh tranh không nhỏ lên các doanh nghiệp trong nước nhằm
chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhất là đối với ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ; và
cuối cùng là việc mở rộng quan hệ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho hàng lậu có cơ hội
nhập khẩu – cả hợp pháp và không hợp pháp – vào nước ta. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
cần tăng cường vai trò và năng lực của các lực lượng chức năng trong kiểm tra,
kiểm soát thị trường, nhất là lực lượng Quản lý thị trường.
-

Xuất phát từ đặc điểm tình hình trong nước: thực hiện chủ trương phát


triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với chủ trương trên, bên cạnh những
thành tựu đạt được thì đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều các khuyết tật của kinh
tế thị trường, trong số đó, vấn đề giá cả hàng hóa tăng bất thường vào các dịp lễ do
có sự đầu cơ, găm hàng, tung tin đồn thất thiệt…của các thương nhân làm ăn phi
pháp; số lượng và chất lượng hàng hóa không đúng như kỳ vọng so với số tiền mà
người tiêu dùng thanh toán,…, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế trong quá trình hội
nhập. Vấn đề đặt ra là làm sao ngăn chặn được các hành vi trên; có chế tài đủ mạnh


2

để răn đe, giáo dục họ; lực lượng nào sẽ chịu trách nhiệm chính để đấu tranh với các
đối tượng trên và vai trò, năng lực của lực lượng này có đủ đáp ứng yêu cầu tình
hình hay không?
-

Xuất phát từ đặc điểm, tình hình địa phương: Tây Ninh nằm trong

vùng Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các địa bàn
sôi động trong phát triển kinh tế như: Tp.HCM, Bình Dương, Long An. Ngoài ra,
Tây Ninh còn có đường biên giới dài khoảng 240 km giáp với 03 tỉnh của Vương
quốc Cambodia [dẫn theo 32]. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại
vùng biên. Tuy nhiên, những điều kiện trên cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho
Tây Ninh trong việc quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn. Nổi cộm là vấn đề:
buôn bán, vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, việc kinh doanh các mặt
hàng do nước ngoài sản xuất như: đường cát, rượu… được nhập lậu qua các đường

tiểu ngạch; các đối tượng lợi dụng chính sách miễn thuế nhằm thu lợi bất chính
thông qua việc mua gom và bán lại hàng hóa miễn thuế; xuất lậu xăng dầu mỗi khi
xăng lên giá… Với đặc thù về tình hình buôn lậu và GLTM ở địa phương như trên
thì các lực lượng chức năng được giao nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu và
GLTM trên địa bàn đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao hay chưa?
Với bối cảnh trên, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta thì nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành trong
cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng là cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho
các thành phần tham gia; đồng thời tăng cường vai trò của lực lượng chức năng,
nhất là lực lượng Quản lý thị trường, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của những người sản xuất và kinh doanh chân
chính đảm bảo phát triển kinh tế trong nước; kiểm soát nguồn thu ngân sách. Vì vậy,
để đáp ứng các yêu cầu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường vai trò của
lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội nhập”.


3

2.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Góp phần làm rõ lý luận và nhận diện các biểu hiện của buôn lậu và

GLTM trong quá trình hội nhập. Phân tích đặc điểm, tính chất, quy luật hoạt động
và tác hại của chúng.

-

Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về lịch sử, vai

trò, chức năng và nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường trong giai đoạn hiện
nay. Từ đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, đồng thời phân tích những yếu tố
tác động đến vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và
GLTM.
-

Nêu ra đặc điểm tình hình của địa phương để phân tích thực trạng của

vấn đề buôn lậu và GLTM. Đồng thời phân tích vai trò của lực lượng QLTT trong
việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn
2008 – 2012.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và tăng cường

vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội nhập.
3.

Phạm vi nghiên cứu
-

Về thời gian: luận văn nghiên cứu công tác đấu tranh chống buôn lậu

và GLTM của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ năm 2008
đến năm 2012 và đề xuất giải pháp cho những năm sắp tới.

-

Về không gian: luận văn nghiên cứu công tác chống buôn lậu và

GLTM của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:
-

Do thực tiễn hoạt động buôn lậu và GLTM luôn biến đổi nên ta cần

xem xét, phân tích các vấn đề có liên quan bằng phương pháp biện chứng. Cụ thể
như sau:


4

+

Phân tích mối quan hệ và tác động qua lại giữa quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế và vai trò của lực lượng QLTT trong việc chống buôn lậu, GLTM. Ví
dụ: quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta có làm nảy sinh những thách thức
ảnh hưởng đến vai trò của lực lượng QLTT hay không?
+


Phân tích mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa vai trò của lực

lượng QLTT và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Ví dụ: yếu tố con người ảnh hưởng
như thế nào đến vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và
GLTM? Khi thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì
có tăng cường vai trò của lực lượng QLTT hay không?
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các số liệu thống kê, các

-

tài liệu liên quan đến vấn đề này để nêu lên và chỉ ra thực trạng của vấn đề, những
hạn chế, tồn tại cần khắc phục để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi cho
việc tăng cường vai trò của lực lượng QLTT trong những năm sắp tới. Phương pháp
này chủ yếu được sử dụng trong chương 2 (phần phân tích kết quả hoạt động và
đánh giá thực trạng nhằm chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế trong quá trình thực
hiện công tác chống buôn lậu và GLTM của lực lượng QLTT trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, từ đó nêu ra bức tranh tổng quát về vai trò của lực lượng QLTT…).
Vì hiện nay chưa có các ấn phẩm về ngành QLTT nên để tìm hiểu,

-

phân tích về lịch sử, kinh nghiệm của một số địa phương trong việc tăng cường vai
trò của lực lượng QLTT trong công tác chuyên môn thì tác giả tham khảo ý kiến các
chuyên gia tham gia công tác và gắn bó lâu năm trong ngành QLTT.
5.

Tình hình nghiên cứu
Vấn đề buôn lậu và GLTM không phải là vấn đề mới, nó xuất hiện và tồn tại

cùng với kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn

đề này. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận được các công trình nghiên
cứu sau:
-

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2003) trong đề tài “Chống

buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam (2000 – 2002) thực trạng và giải pháp”
theo học viên, kết quả nghiên cứu này có những mặt đạt được và hạn chế như sau:


5

+

Nêu khái niệm về buôn lậu và tội danh buôn lậu, theo đó, tác giả nêu

khái quát lịch sử về tội danh buôn lậu và khái niệm tội danh buôn lậu theo Bộ luật
hình sự năm 1985. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện nghiên cứu là năm 2003 nhưng
tác giả không đề cập khái niệm tội danh buôn lậu theo Bộ luật hình sự năm 1999.
+

Nêu lên khái niệm về GLTM và 16 hình thức GLTM theo công ước

Quốc tế tại Hội nghị các tổ chức hải quan quốc tế về chống GLTM được tổ chức từ
ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995. Từ đó, tác giả thực hiện phân tích sự khác
biệt và xem xét mối quan hệ giữa buôn lậu và GLTM, đồng thời đánh giá sự tác
động của chúng đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do lĩnh vực quản lý của
ngành Hải quan có điểm khác biệt so với ngành QLTT nên cần thực hiện nghiên cứu
để nêu lên khái niệm về GLTM theo cách nhìn, góc độ quản lý nhà nước của ngành
QLTT.

+

Tác giả đã thực hiện tham khảo kinh nghiệm chống buôn lậu và

GLTM ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Theo học viên,
việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên là không phù hợp với đặc điểm
của Việt Nam vì các quốc gia này có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn
Việt Nam, quy mô thị trường và tập quán kinh doanh khác với nước ta.
+

Tác giả thực hiện phân tích thực trạng tình hình buôn lậu và GLTM ở

Việt Nam giai đoạn 2000 – 2002, về không gian là các địa phương có tình hình buôn
lậu diễn biến phức tạp, nhất là các tỉnh vùng biên như: Lạng Sơn; Cao Bằng; Lào
Cai; Hà Tỉnh; Tây Ninh…Đồng thời nêu lên những kết quả đạt được và những hạn
chế, tồn tại trong đấu tranh chống buôn lậu và GLTM của các lực lượng chức năng.
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng như trên, tác giả đề xuất 10 giải pháp chống
buôn lậu và GLTM ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả chưa thể hiện
rõ vai trò của các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và
GLTM. Ngoài ra, thời điểm nghiên cứu của tác giả là trước khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đó là thời điểm nền kinh tế nước ta chưa hội
nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Vì vậy, tình hình buôn lậu và GLTM


6

trong thời điểm hiện tại có nhiều thay đổi nên đòi hỏi phải có các nghiên cứu nhằm
bổ sung nền tảng lý luận về vấn đề buôn lậu và GLTM.
Kết quả nghiên cứu của Phan Nguyễn Minh Mẫn (2006) trong Luận


-

văn thạc sĩ kinh tế có tên là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát chống
buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường Tp.HCM”. Theo học
viên, nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả tích cực sau:
+

Tác giả tập trung làm rõ các khái niệm có liên quan như: khái niệm và

đặc điểm hàng hóa nhập khẩu; tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đối với kinh
tế – xã hội nước ta; các hình thức buôn lậu hàng hóa nhập khẩu ở nước ta; nêu lên
nhiệm vụ, vai trò chủ công trong KTKS thị trường nội địa và các đặc điểm liên quan
đến lực lượng QLTT. Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu về hàng hóa nhập khẩu, tác
giả chưa nêu ra được các khái niệm liên quan đến buôn lậu hàng hóa nhập khẩu.
+

Phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng

hóa nhập khẩu của Chi cục QLTT Tp.HCM giai đoạn 2003 – 2005 từ đó đánh
giá những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục làm căn cứ cho
việc đề ra các giải pháp khả thi. Tác giả nêu lên vai trò chủ công trong kiểm tra,
kiểm soát thị trường nội địa của lực lượng Quản lý thị trường, nhất là trong đấu
tranh chống buôn lậu. Tuy nhiên, theo dự báo thì việc Việt Nam thực hiện đầy đủ
các cam kết khi gia nhập WTO sẽ có tác động rất lớn vào tình hình buôn lậu và
GLTM. Và do những khác biệt cơ bản về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế – xã
hội giữa Tây Ninh và Tp.HCM nên cần tiến hành nghiên cứu diễn biến tình hình
buôn lậu và GLTM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để bổ sung, hoàn thiện lý luận về vai
trò của lực lượng QLTT trong quá trình hội nhập. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm
đảm bảo lực lượng Quản lý thị trường đáp ứng được yêu cầu chống buôn lậu và
GLTM trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới.

Tóm lại, việc nghiên cứu về hoạt động của lực lượng QLTT và công tác
chống buôn lậu và GLTM đã được một số tác giả nghiên cứu trước đây. Nhưng để
đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập; đồng thời với những đặc điểm rất riêng
về địa lý, về kinh tế – xã hội của tỉnh Tây Ninh thì cần phải tiến hành nghiên cứu để


7

nâng cao vai trò của lực lượng QLTT trong đấu tranh chống buôn lậu và GLTM đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
6.

Những đóng góp của luận văn
Vì đây là lĩnh vực chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều nên tác giả hy vọng

kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết được các vấn đề sau:
Nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử, về hoạt động và vai trò

-

của ngành QLTT đối với nền kinh tế nói chung, đối với việc đấu tranh chống buôn
lậu và GLTM nói riêng. Theo đó, giúp cho các cơ quan quản lý đề ra các chủ
trương, chính sách phát triển phù hợp đối với ngành QLTT.
Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề buôn lậu và

-

GLTM trong quá trình hội nhập, kết hợp với việc phân tích vấn đề trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh để từ đó chỉ ra tác hại của chúng và phân tích đặc điểm của từng loại để
áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước cho phù hợp.

Qua phân tích vai trò của lực lượng QLTT trong việc chống buôn lậu

-

và GLTM trong quá trình hội nhập, tác giả nêu ra những thành tựu đạt được trong
thời gian qua. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến vai trò của lực
lượng QLTT để từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện có tính khả thi nhằm tăng
cường vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội nhập.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm:
-

Phần mở đầu.

-

Ba chương nội dung:
+

Chương 1: Những vấn đề

Quản lý thị trường trong việc đấu tranh

lý luận chung về vai trò của lực lượng
chống buôn lậu và gian lận thương mại

trong quá trình hội nhập.
+


Chương 2: Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương

mại của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội
nhập và những vấn đề đặt ra.


8

+

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của lực lượng

Quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình hội nhập.
-

Phần kết luận.


9

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TRONG VIỆC ĐẤU TRANH CHỐNG
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP

1.1. Công tác quản lý thị trường
1.1.1. Lịch sử ngành quản lý thị trường
Có thể khẳng định: việc hình thành và phát triển của lực lượng QLTT các cấp

gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng. Cụ thể:
1.1.1.1. Giai đoạn 1957 – 1975
Sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
kết thúc thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng nước nhà. Tuy nhiên, do
âm mưu của kẻ thù nên sau Hiệp định Geneve (1954), đất nước ta bị chia cắt thành
hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Vì vậy, các hoạt động kinh tế –
xã hội nhằm xây dựng CNXH đều diễn ra ở miền Bắc. Tuy đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ, nhưng quá trình này cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong
các khâu sản xuất, tiêu dùng và phân phối sản phẩm kinh tế do phần lớn cơ sở hạ
tầng đã bị chiến tranh phá hủy. Bên cạnh đó là việc các phần tử xấu lợi dụng tình
hình nhằm gây kích động về chính trị và gây rối thị trường, chúng thực hiện các
hành vi vơ vét, tích trữ hàng hóa nhằm tạo ra sự khan hiếm để nâng giá gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và cho nền kinh tế quốc dân.
Trước tình hình đó, bên cạnh việc thực hiện cải tạo công – thương
nghiệp tư bản tư doanh và thực hiện chế độ phân phối hàng hóa cho phù hợp với
yêu cầu thực tiễn thì việc kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm ổn định tình hình
kinh tế, đảm bảo cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô, là


10

một yêu cầu cấp thiết. Để đáp ứng yêu cầu trên, ngày 03/7/1957 Thủ tướng Chính
phủ ký Nghị định thành lập Ban QLTT Trung ương và các Ban QLTT ở các tỉnh,
thành phố, khu tự trị, chức vụ trưởng Ban do cụ Bùi Công Trừng – Chủ nhiệm Văn
phòng Tài chính, Thương nghiệp Thủ tướng phủ – đảm nhiệm.
Nhiệm vụ chính của Ban QLTT Trung ương là giúp Chính phủ nghiên
cứu chủ trương, chính sách QLTT, chống đầu cơ, tích trữ, đảm bảo các nhu yếu
phẩm được phân phối đến tận tay các đối tượng được Nhà nước cung cấp; đồng thời
chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó trong phạm vi toàn miền Bắc.
1.1.1.2. Giai đoạn 1975 – 1986

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng, cả nước ta cùng chung
tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp cùng với hậu quả
nặng nề của chiến tranh và sự cấm vận của đế quốc Mỹ nên tình hình kinh tế – xã
hội của nước ta thời điểm này là vô cùng khó khăn, thị trường hàng hóa khan hiếm,
bắt đầu xuất hiện các hoạt động buôn lậu và GLTM với quy mô nhỏ.
Trước yêu cầu mới của tình hình cách mạng, việc kiện toàn bộ máy tổ
chức của lực lượng QLTT là cần thiết nhằm tạo sự ổn định thị trường trong nước,
tạo đà cho việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội khác. Vì vậy,
ngày 16/7/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) ký Quyết định số 190/CP
thành lập Ban Chỉ đạo QLTT Trung ương trực thuộc HĐBT, chức vụ trưởng Ban do
đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội thương phụ trách. Đồng thời, để có tổ chức trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ KTKS thị trường, ngày 02/10/1985 HĐBT ban hành Nghị quyết
số 249 quyết định thành lập Đội QLTT trực thuộc Ban Chỉ đạo QLTT cấp tỉnh,
thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương và cấp huyện, thị xã đánh dấu việc hình
thành tổ chức chuyên trách kiểm tra.
1.1.1.3. Giai đoạn 1986 – 1995
Thực hiện đường lối “Đổi mới” theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng, kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc: sản xuất
phát triển; lưu thông hàng hóa được mở rộng; đời sống nhân dân được cải thiện.
Bên cạnh đó, tình trạng buôn lậu qua biên giới, trốn thuế và đặc biệt là buôn lậu


11

đường biển thông qua các tàu viễn dương xuất hiện và gia tăng đáng báo động.
Trước tình hình đó, tháng 8/1990, Chủ tịch HĐBT quyết định thành lập Ban công
tác đặc nhiệm phía Nam và Ban công tác đặc nhiệm phía Bắc, hai Ban công tác này
được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐBT, nhằm đáp ứng yêu cầu trong
công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Tuy nhiên, hai Ban công tác đặc
nhiệm này không thay thế Ban chỉ đạo QLTT Trung ương và không làm nhiệm vụ tổ

chức thực hiện các chủ trương, biện pháp đấu tranh chống buôn lậu của các ngành,
các cấp mà có các Đội kiểm tra đặc biệt liên ngành hoạt động tại một số địa bàn
trọng điểm để KTKS nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ buôn lậu. Như
vậy, để thực hiện việc KTKS thị trường chống buôn lậu và GLTM thì ngoài sự tham
gia của các cấp, các ngành, riêng ngành QLTT có ba đơn vị đều trực thuộc HĐBT
tham gia chỉ đạo và thực hiện trong cả nước; điều đó cho thấy sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM, tuy nhiên, việc
một ngành mà có tới ba tổ chức trực thuộc HĐBT là điều bất hợp lý, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, đồng thời thống nhất
chỉ đạo công tác QLTT, chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và
các hành vi kinh doanh trái phép khác, ngày 06/12/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra
Nghị định số 398/ HĐBT về thành lập Ban chỉ đạo QLTT Trung ương trên cơ sở
hợp nhất Ban công tác đặc nhiệm phía Nam và phía Bắc với Ban chỉ đạo QLTT
Trung ương. Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo
QLTT tỉnh, thành phố trên cơ sở hợp nhất tiểu Ban đặc nhiệm chống buôn lậu và
Ban chỉ đạo QLTT dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
1.1.1.4. Giai đoạn từ 1995 đến nay
Với việc Mỹ bãi bỏ cấm vận nước ta và Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) thì vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên một cách rõ rệt, quan hệ
kinh tế đối ngoại được khai thông và mở rộng; bên cạnh đó, kinh tế trong nước đi
vào ổn định và có những bước phát triển mới. Vì vậy, công tác QLTT nhằm chống
đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép


12

khác đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi Chính phủ phải tổ chức lại công tác chỉ đạo
QLTT theo hướng xây dựng lực lượng vừa hiện đại vừa chính quy, không là lực
lượng kiêm nhiệm, liên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ngày 25/4/1994,

Chính phủ ban hành Nghị định số 35/CP giao Bộ Thương mại thống nhất chỉ đạo
công tác QLTT trong cả nước, tổ chức phối hợp giữa các ngành, các địa phương
trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và các hành vi
kinh doanh trái phép khác. Tiếp theo, ngày 23/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị
định số 10/CP quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý
thị trường. Đồng thời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng có Nghị quyết số 12/NQ-TW
ngày 03/5/1996 về Thương nghiệp, Nghị quyết có định hướng xây dựng lực lượng
QLTT theo yêu cầu chính quy và tổ chức chặt chẽ [8].
1.1.2. Công tác quản lý thị trường trong quá trình hội nhập
Cơ sở pháp lý cho việc hình thành hệ thống tổ chức, xác định chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng QLTT trong quá trình hội nhập là Nghị định
số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày
13/3/2008 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ.
1.1.2.1. Về tổ chức
Cấp Trung ương: Cục QLTT trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công Thương) trên cơ sở sáp nhập bộ máy chuyên trách của Ban Chỉ đạo QLTT
trung ương chuyển giao về Bộ Thương mại và Vụ quản lý thị trường thuộc Bộ
Thương mại. Cục QLTT do Cục trưởng phụ trách, có một số Phó cục trưởng giúp
việc; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng, Phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ
Công Thương quyết định.
Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Chi cục QLTT trực thuộc
Sở Thương mại – Du lịch (nay là Sở Công Thương) trên cơ sở tổ chức lại bộ máy
chuyên trách của Ban Chỉ đạo QLTT tỉnh. Chi cục QLTT do CCT (chức danh Phó
Giám đốc Sở) phụ trách, có một số Phó CCT giúp việc; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm


13

CCT do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó CCT do

Giám đốc Sở Công Thương quyết định sau khi thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh.
Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện) theo yêu cầu cụ thể trên từng địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc
thành lập các Đội QLTT trực thuộc Chi cục QLTT hoạt động trên địa bàn huyện
hoặc liên huyện, trên cơ sở tổ chức lại các Đội kiểm tra thị trường hiện có ở địa
phương. Tên Đội QLTT thống nhất đặt theo số hiệu 1,2,3…để đảm bảo hoạt động
trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố, Đội được phân công kiểm tra trên địa bàn cụ thể
huyện hoặc liên huyện. Ngoài hình thức tổ chức Đội theo địa bàn, có thể tổ chức
Đội theo tính chất nghiệp vụ hoặc cơ động (không theo địa bàn). Trong mỗi Đội
được tổ chức thành nhiều Tổ công tác, mỗi tổ có từ 03 người trở lên. Đội QLTT do
Đội trưởng phụ trách, có một số Phó Đội trưởng giúp việc; việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm Đội trưởng, Phó Đội trưởng do Giám đốc Sở Công Thương quyết định.

SƠ ĐỒ 1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
1.1.2.2. Về chức năng, nhiệm vụ


Về chức năng


14

Cục QLTT: là cơ quan tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện, giúp
Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
KTKS thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại ở
thị trường trong nước; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại.
Chi cục QLTT: là cơ quan triển khai thực hiện, giúp Giám đốc Sở
Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức việc thực hiện
nhiệm vụ KTKS thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về

thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố; thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thương mại theo quy định.
Đội QLTT: là đơn vị trực tiếp thực thi nhiệm vụ KTKS thị trường;
đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và GLTM trên địa bàn được phân
công; thực hiện chức năng kiểm tra của Thanh tra chuyên ngành thương mại.


Về nhiệm vụ

Cục QLTT
+

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm

tra, chế độ và điều kiện làm việc đối với lực lượng QLTT.
+

Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể

lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ
Công Thương những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp
luật về các chính sách, chế độ.
+

Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác KTKS thị trường và xử

phạt VPHC theo thẩm quyền các vụ việc trong hoạt động thương mại.
+

Hướng dẫn, tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra và đảm bảo


một số điều kiện cần thiết cho hoạt động kiểm tra như: cấp thẻ kiểm tra thị
trường, ấn chỉ, tổ chức may trang phục đồng phục…
+

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và

theo dõi, chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các đối tượng kinh
doanh về hoạt động kiểm tra.


15

+

Thường trực giúp việc cho BCĐ 127 Trung ương về chủ trì tổ

chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước và các lực lượng có
chức năng KTKS.
Chi cục QLTT
+

Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án kiểm tra cụ thể

trên địa bàn.
+

Chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

+


Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật; kiến nghị đảm bảo

việc thi hành và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật thương mại.
+

Thường trực giúp việc cho BCĐ 127 tỉnh/thành phố về chủ trì

tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước và các lực lượng
có chức năng KTKS trên địa bàn tỉnh/thành phố.
+

Kiểm tra hoạt động của các Đội QLTT, KSV thị trường và giải

quyết các khiếu nại tố cáo về hoạt động kiểm tra.
Đội QLTT
+

Phát hiện, kiểm tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn VPHC và

xử lý các VPHC theo thẩm quyền.
+

Phối hợp với các cơ quan hữu quan và các lực lượng chức năng

trên địa bàn để kiểm tra.
+

Đề xuất các biện pháp quản lý và ngăn ngừa các vi phạm pháp


luật thương mại trên địa bàn hoặc lĩnh vực được phân công; phát hiện những
bất cập về chính sách, pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung.


Về quyền hạn
Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại

cung cấp tình hình, số liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết liên quan trực
tiếp đến việc kiểm tra; được quyền kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp
luật thương mại tại hiện trường nơi sản xuất, cất giấu hàng hóa, tang vật, phương
tiện vi phạm, sổ sách, chứng từ, hóa đơn, hợp đồng và các giấy tờ có liên quan khác.


16

Được quan hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh thu
thập tình hình, số liệu, chứng cứ phục vụ công tác kiểm tra.
Lập biên bản kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết.
Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử phạt VPHC theo thẩm
quyền và theo các quy định của pháp luật.
1.2. Các khái niệm sử dụng trong đề tài
1.2.4. Khái niệm về buôn lậu và hàng hóa nhập lậu
Khái niệm về hàng hóa nhập lậu: khoản 7 điều 3 Nghị định số
06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ định nghĩa hàng hóa nhập lậu là
hàng hóa có các đặc điểm như sau:
+

Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy

+


Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép mà

định.
không có giấy tờ hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành cấp kèm theo hàng hóa.
+

Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không

làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng
hóa khi làm thủ tục hải quan.
+

Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá

đơn, chứng từ kèm theo theo quy định hoặc có nhưng không đủ hoá đơn,
chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ
quan chức năng xác định là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp như hoá đơn
giả, hoá đơn lập khống, hoá đơn mua bán bất hợp pháp, hoá đơn đã qua sử
dụng.
+

Hàng hóa nhập khẩu quy định phải dán tem hàng nhập khẩu

nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định hoặc có tem dán nhưng
là tem giả, tem đã qua sử dụng.


17


Khái niệm về buôn lậu: hành vi buôn lậu; buôn bán, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới được quy định tại Điều 153, 154 và 155 của Bộ Luật
hình sự năm 1999 và trong các Nghị định về xử phạt VPHC.
+

Buôn lậu là các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép qua

biên giới những hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của
Nhà nước như: vũ khí; chất nổ; ngoại tệ; cổ vật; đồ chơi kích động bạo lực;
văn hóa phẩm độc hại…
+

Buôn lậu là các hành vi trốn tránh sự KTKS của các cơ quan

quản lý Nhà nước hoặc dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan
này để vận chuyển hàng cấm; trốn, lậu thuế đối với việc buôn bán, vận
chuyển hàng hóa qua biên giới.
+

Ngoài ra, buôn lậu còn là hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu,

gồm các hành vi như: vận chuyển, tàng trữ, chứa chấp, buôn bán hàng hóa
nhập lậu trên thị trường nội địa, trốn tránh sự KTKS của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
1.2.5. Khái niệm về gian lận thương mại
Khái niệm về hoạt động thương mại: theo khoản 1 điều 3 Luật
Thương mại năm 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

GLTM được hiểu là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong
hoạt động thương mại và dịch vụ. Theo Bộ Luật hình sự năm 1999 tại điều 162 quy
định tội lừa dối khách hàng là việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh
tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho
khách hàng.
Theo công ước Quốc tế tại Hội nghị các tổ chức hải quan quốc tế về
chống GLTM được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 13/10/1995 ở Brussel (Vương quốc
Bỉ) đã thống nhất phân chia các hình thức GLTM thành 16 loại [34, tr.8-9]:


18

+

Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát

của hải quan.
+

Khai báo sai chủng loại hàng hóa.

+

Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa.

+

Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hóa.

+


Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng gia công.

+

Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

+

Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu.

+

Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước.

+

Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa.

+

Lợi dụng chế độ, mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng

hóa được ưu đãi về thuế nhập khẩu cho những đối tượng sử dụng nhất định.
+

Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ

người tiêu dùng.
+


Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.

+

Buôn bán hàng không có sổ sách.

+

Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế hải quan.

+

Kinh doanh “ma” để hưởng tín dụng thuế trái phép.

+

Thanh lý, phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế

như: công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố
phá sản,…
Với các khái niệm trên thì về cơ bản, buôn lậu và GLTM có những
đặc điểm tương đồng với nhau, đây đều là việc thực hiện những hành vi gian dối,
trái với quy định của pháp luật và né tránh sự KTKS của lực lượng chức năng với
mục đích thu được lợi nhuận cao, móc túi người tiêu dùng thông qua việc trốn lậu
thuế hoặc chiếm đoạt lợi nhuận bất hợp pháp.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước thì khái niệm GLTM được hiểu là
các hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ;
gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hóa, dịch vụ [17]. Và



×