CHƯƠNG: LÃI SUẤT
Câu 13: Khái niệm, bản chất của LS? Trình bày phân loại về LS? Mối liên hệ giữa các loại LS? Phân tích ưu
nhược điểm của LS cố định và LS thay đổi?
I. Khái niệm và bản chất của LS:
LS là tỷ lệ %, phản ánh tiền lãi (hay chi phí) phải trả tính trên tổng số vốn vay trong một thời hạn nhất định.
Trong LS, mỗi đơn vị của một LS được coi là một điểm lãi.
Thực chất, tiền lãi (lợi tức) chính là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có được quyền sử dụng tạm thời
vốn tín dụng trong một thời gian nhất định. Vì vậy, lãi (lợi tức) là giá cả của quyền sử dụng vốn tín dụng – gọi tắt là giá
cả của vốn tín dụng. Về vấn đề này, Marx chỉ rỏ, lợi tức biểu hiện hên ngoài là giá cả tư bản cho vay được coi như hàng
hóa nhưng thực chất của nó chỉ là một hình thái của giá trị thặng dư, là sự chuyển hóa của giá trị thặng dư. Nếu gía cả
hàng hóa là hình thức tiền tệ của giá trị hàng hóa thì lợi tức không phải là hình thức tiền tệ của tư bản cho vay. Do đó,
Marx gọi lợi tức là một loại “giá cả không hợp lý” hoặc là “hình thức bí ẩn của giá cả”.
Nói về lãi (lợi tức) trong từ điển quản lý tài chính ngân hàng của Pháp đã định nghĩa như sau: “Lãi là tiền thù lao trả
cho việc sử dụng một số vốn. Đó là giá thuê của đồng tiền”. (Từ điển quản lý tài chính NH – Viện tài chính tín dụng –
Nhà xuất bản ngoại văn, trang 225).
II. Phân loại LS.
1. Căn cứ vào quan hệ tín dụng:
- LS thương mại: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng thương mại.
- LS tín dụng NN: Là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng NN.
- LS N hàng: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng NH.
• LS tiền gửi: Là lãi suất tiền gửi mà NH phải trả cho KH ký thác tiền tệ tại NH.
• LS cho vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho NH khi vay vốn của NH.
• LS chiết khấu: là một lọai đặc biệt của LS cho vay mà NHTM nhận được thông qua nghiệp vụ cho vay dưới
hình thức chiết khấu thương phiếu or các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán.
• LS tái chiết khấu: là lãi suất cho vay của NHTW dưới hình thức chiết khấu hoặc tái chiết khấu thương phiếu
or các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán.
• LS liên NH: Là lãi suất vay và cho vay giữa các NH trên thị trường liên ngân hàng.
• LS cơ bản: Là lãi suất do NHTW ấn định làm cơ sở tham khảo cho các NH xác định lãi suất kinh doanh của
mình.
2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Giá cả hhóa bán chịu – Giá cả hhóa bán trả ngay
LSTM = x 100
Giá cả hhóa bán trả ngay
Tiền lãi 1
LS kỳ 1 = x 100
Số vốn vay
CHƯƠNG: LÃI SUẤT
- LS ngắn hạn: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời hạn ngắn.
- LS dài hạn: là LS áp dụng trong quan hệ tín dụng trung và dài hạn.
3. Căn cứ vào giá trị thực của LS;
- LS danh nghĩa (còn gọi là LS công bố): Là LS thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay, áp dụng theo giá
trị danh nghĩa của khoản vốn vay để xác định số lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Do là loại LS
chưa trừ lạm phát (tỷ lệ). Do đó ta còn gọi là LS bề nổi hay LS bề mặt.
- LS thực: là LS tín ra giá hiện hành trên cơ sở điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá do
lạm phát. Hầu hết các nhà Ktế học đều cho rằng LS thực tính trước mới Qđịnh mọi toan tính kinh tế. Do đó
người ta thường đồng nghĩa “lãi suất thực” với lãi suất thực tính trước. Trong thực tiễn, việc phân biệt lãi suất
thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ánh chi phí thực của khoản vốn vay, do
đó có thể là một công cụ chỉ báo tốt về ý muốn đi vay hay cho vay. Thông thường, LS thực càng thấp thì người
đi vay càng có lợi và người cho vay càng bất lợi. Vị vậy, khi lãi suất thực thấp sẽ có nhiều ý muốn đi vay hơn
và có ít ý muốn cho vay hơn. Ngoài ra, nó còn là một công cụ chỉ dẫn tốt hơn về những tác động đói với người
dân trên thị trường tín dụng.
4. Căn cứ vào tính chất ổn định của LS:
- LS cố định: Là lãi suất được duy trì cố định trong toàn bộ thời gian vay.
- LS biến đổi: Là LS có thể thay đổi trong toàn bộ thời gian vay trên cơ sở phù hợp với sự biến động của LS thị
trường.
Mối quan hệ giữa các LS:
LS tiền gửi và LS cho vay;
LSCV = LSTG + % CPhí + % Rro + % Thuế + % Lợi nhuận
Trong đó:
LSTG: Chính là chi phí họat động của NH.
LSCV: Là doanh thu của NH.
a. LSCV luôn lớn hơn LSTG để đảm bảo lợi nhuận của NH.
LSTG, LSCV và LS liên NH.
LSTG < LS liên NH < LSCV
Các NH thiếu vốn mới vay mượn nhau. Nếu LS liên NH > LSCV, đứng trên gốc độ NH đi vay thì chi phí sẽ lớn
hơn Dthu -> Lỗ, ngược lại. Nếu LS liên NH < hơn LSTG thì NH cho vay sẽ lỗ.
LS chiết khấu và LS tái chiết khấu:
LS chiết khấu thường lớn hơn LS tái chiết khấu nhằm tạo nguồn vốn cho NHTm. Đối với các NHTM thì LS tái
chiết khấu cũng là 1 loại chi phí.
Trong trường hợp đặc biệt, NHTW có thể tăng LS tái chiết khấu lên >= LS chiết khấu. Nghĩa là NHTW muốn hạn
chế cho vay đối với NHTM. Lúc đó, NHTM sẽ tăng lãi suất cho vay. Như vậy làm hạn chế cho vay, từ đó điều tiết
lượng tiền.
LS danh nghĩa và LS thực:
Irving Fisher; Nhà kinh tế tiền tệ lớn trong thế kỷ 20 đã khái quát hóa định nghĩa về LS thực bằng phương trình
gọi là phương trình Fisher:
Công thức:
Trong đó:
i = ir + πe + (ir * πe)
CHƯƠNG: LÃI SUẤT
i: LS danh nghĩa.
ir: LS thực
πe: tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên thành phần (ir * πe) thường rất nhỏ, do đó Fisher đơn giản hóa phương trình bằng cách bỏ đi thành phần
này, vì vậy phương trình được rút gọn:
Công thưc:
Trong thực phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì LS thực phản ánh chi phí thực
của khoản vay vốn, do đó có thể là 1 công cụ chỉ báo tốt về ý muốn đi vay hay cho vay. Thông thường LS thực
càng thấp thì người đi vay càng có lợi và người cho vay càng bất lợi. Vì vậy, khi LS thực càng thấp sẽ có nhiều ý
muốn đi vay hơn và có ít ý muốn cho vay hơn. Ngoài ra nó còn là một công cụ hướng dẫn tốt hơn về những tác
động đối với người dân trên thị trường TD.
Câu 14: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến LS? Từ đó tác động của LS đến các biến cố vĩ mô khác như; đầu
tư, tiêu dùng xuất khẩu ròng.
** Nhân tố ảnh hưởng đến LS:
1. Nhân tố trực tiếp: Cung cầu quỹ cho vay.
A. Nguồn cung cầu quỹ cho vay;
b. Cầu quỹ cho vay: bao gồm nhiều thành phần và bắt nguồn từ tất cả các khu vực của nền kinh tế, trong đó mỗi
khu vực có nhu cầu về quỹ cho vay xuất phát từ những động lực khác nhau:
• Cầu của DN: đây là món cầu chủ yếu và quan trọng nhất, các DN cần tiền để mua máy móc, thiết bị, thuê
nhân công…
• Cầu của người tiêu dung: cá nhân, hộ gia đình.
• Cầu của chính phủ: cầu của chính quyền địa phương chủ yếu phục vụ cho các dvụ và giao dịch quốc tế… nó
phụ thuộc vào tuổi thọ tỷ lệ gia tăng dân số, thay đổi vị trí địa dư… Ngoài ra còn có cầu của chính quyền
trung ương, chủ yếu do chênh lệch ngân sách.
Trong các yếu tố của cầu quỹ cho vay, càu của DN và cầu của các chính quyền là nguồn cầu ròng chính yếu của
quỹ cho vay (trong đó, cầu quỹ cho vay của chính quyền ít bị tác động bỡi lãi suất).
c. Quỹ cho vay: phản anh khối lượng quỹ có thể cung cấp cho vay bao gồm khối lượng tiết kiệm và số lượng
tiền mới được tạo ra.
• Tiết kiệm: Có nghĩa là trì hoãn việc tiêu dùng hiện tại. tiết kiệm có tính chất quan trọng vì nó tạo ra nguồn
để phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế, bao gồm:
+ Tiết kiệm của các cá nhân và hộ gia đình.
+ Tiết kiệm của các DN.
+ Nguồn thặng dư của ngân sách nhà nước.
+ Dòng tiết kiệm nước ngoài.
• Tiền: một nguồn bổ sung vào quỹ cho vay là việc cung ứng tiền, khối lượng của nó chịu tác động bởi khả
năng tạo bút tệ của các NHTM và việc phát hành tiền mặt của ngân hàng trung ương.
Trong các yếu tố của cung quỹ cho vay, tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình là nguồn cung cấp quỹ chủ yếu và
tỷ lệ tiết kiệm của ngân sách nhà nước hầu như không phụ thuộc vào mức lãi suất.
B. Mối quan hệ cung cầu của quỹ cho vay và lãi suất:
ir = I – πe
CHƯƠNG: LÃI SUẤT
Giữa cầu quỹ cho vay và lãi suất có quan hệ tỷ lệ nghịch, khi LS cao thì cầu quỹ cho vay thấp và ngược lại mối
quan hệ giữa cung quỹ cho vay và lãi suất là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Khi LS tăng thì cung quỹ cho vay tăng và
ngược lại.
Như vậy, cung cầu quỹ cho vay quyết định LS, LS tương ứng với điểm cân bằng cung cầu quỹ cho vay được gọi
là LS cân bằng hay LS thanh toán thị trường. Khái
niệm LS cân bằng là một khái niệm hữu ích bởi vì nó chỉ ra vị trí mà thị trường sẽ ổn định.
- Một dịch chuyển của đường cầu (or cung) xảy ra khi khối lượng cầu (or lượng cưng) thay đổi ở 1 mức lãi suất
cho trước để đáp ứng lại một sự thay đổi của 1 yếu tố khác nào đó ngoài lãi suất sẽ dẫn đến sự thay đổi LS cân
bằng, xuất hiện một giá trị cân bằng mới.
2. Nhân tố gián tiếp:
Bao gồm các nhân tố tác động đến lãi suất cân bằng thông qua cung cầu quỹ cho vay.
Lưu ý: khi nghiên cứu các tác dụng của 1 sự thay đổi của biến số chúng ta đang thừa nhận rằng tất cả các biến số
khác không bị thay đổi.
a. Lạm phát dự tính:
- Với 1 LS cho trước khi lạm phát dự tính tăng lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở bất kỳ LS nào cho trước và
đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển về bên phải (hình trên).
i
i2
i1
0
D1
D2
S1
S2
1
0
Q1
Quỹ cho vay là (Q)
2
Đồ thị:
Lãi suất i
S
D
Quỹ cho vay (Q)Q1
0
Đồ thị:
0
CHƯƠNG: LÃI SUẤT
- Đồng thời với 1 lãi suất cho trứơc sự tăng lên của lạm phát dự tinh sẽ làm lượng cung quỹ cho vay giảm xuống
ở bất kỳ LS nào cho trước vì vậy đường cung quỹ cho vay sẽ dịch chuyển về bên trái.
- Sự phân tích quỹ cung cầu quỹ cho vay đã đem đến 1 nhận định quan trọng khi lạm phát dự tính tăng lãi suất sẽ
tăng kết quả này được gọi là hiệu ứng Fisher.
b. Sự phát triễn kinh tế trong chu kỳ KD.
- Trong giai đoạn phát triển của 1 chu kỳ KD tổng số hàng hóa và dvụ được sx trong nền ktế tăng lên thu nhập
quốc gia tăng lên, với 1 LS cho trước số lượng cầu quỹ cho vay sẽ tăng lên. Đường cầu quỹ cho vay dịch
chuyển sang bên phải.
- Ktế phát triển cũng tác động đến lượng cung quỹ cho vay làm lượng cung quỹ cho vay cũng tăng lên. Do đó,
đường cung quỹ cho vay cũng dịch chuyến sang bên phải.
- Tuy đường cung dịch chuyển nhiều hơn đương cung hay ngượic lại mà LS cân bằng mới có thể tăng lên hay
giảm xuống.
c. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền Ktế.
- Theo quan điểm của Marx thông thường không kể những ngoại lệ (như trong tình huống khũng hoản) LS phải
nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi nhuận bình quân giới hạn tối đa của LS là tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi tức
không có giới hạn tối thiểu nhưng phải lớn hơn 0 (0 < i <p) trong giới hạn đó LS lên xuống phụ thuộc vào cung
cầu quỹ cho vay.
- Do đó sự tăng or giảm của tỷ suất sinh lợi nhuận bình quân sẽ tạo điều kiện mở rộng or thu hẹp khoảng giao
động của LS TD sự tăng lên của tỷ suất lợi nhuận BQ sẽ kích thích cầu quỹ cho vay giảm cung quỹ cho vay do
đó lãi suất cân bằng tăng lên và ngược lại.
d. Chính sách tài chính của NN.
Chính sách tài chính là chính sách thu và chi tiêu của CP.
- Khi nhà nước thực hiện 1 chính sách tài chính bành trướng làm tăng cầu quỹ cho vay vì vậy LS tăng.
- 1 chính sách tài chính thắt chặt sẽ làm đảo ngược quá trình mô tả trên làm cho lãi suất giảm xuống.
e. Chính sách tiền tệ NHTW.
Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (or mở rộng) tiền tệ thông qua các công cụ như; dự trữ bắt
buộc, tái cấp vốn, thị trường mở… sẽ tác động đến cung tiền tệ làm cho cung tiền tệ giảm xuống (or tăng lên)
do đó làm giảm cung quỹ cho vay (or tăng) từ đó tác động đến LS làm tăng (or giảm) LS.
Tác động của LS:
LS chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố đồng thời ngược lại LS cũng tác động đối với hoạt động của nền kinh tế.
1. LS và đầu tư:
Khi lãi suất tăng cao nhu cầu đầu tư giảm chi tiêu đầu tư có kế hoạch giảm.
NHTW đã lợi dụng mối quan hệ đó để thực hiện mục tiêu của chính sáhc tiền tệ khi muốn kích thích đầu tư
NHTW sẽ thông qua các công cụ của mình tác động đến cung tiền tệ để làm giảm LS và ngược lại.
2. LS và chi tiêu dùng:
Thực tế đã CM LS tác động 1 cách mạnh mẽ đến khuynh hướng tiêu dùng do đó tác động mạnh mẽ đến chi tiêu
tiêu dùng.
Khi LS tăng (mọi thứ khác giữ nguyên không đổi) chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng do đó nảy sinh
khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu để chuyển tiền vào lĩnh vực cho vay làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng
giảm dẫn tới chi tiêu cũng giảm.
Ngược lại khi LS giảm sẽ tác động làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng tăng dẫn tới chi tiêu dùng tăng,
đặc biệt với những khoản chi tiêu tiêu dùng lâu bên (như ôtô, nhà cửa…) thường được tài trợ bằng tiền đi vay.