Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.67 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp, HCM
-----------------

HOÀNG THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP PHOØNG NGÖØA RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP, Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp, HCM
-----------------

HOÀNG THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP PHOØNG NGÖØA RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HAY SINH


TP, Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của TS Hay Sinh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu này là trung thực, nội dung của luận
văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi hoàn toàn chòu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên
cứu khoa học của luận văn này.
TPHCM, Ngày 30 tháng 08 năm
2012

Tác giả


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tại các NHTM....................................... 4
1.1 Những vấn đề chung về rủi ro....................................................................................... 4
1.1.1 Một số khái niệm............................................................................................................... 4
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động ngân hàng......................4
1.1.3 Một số rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh donah ngân hàng.........5
1.1.3.1 Rủi ro tín dụng..................................................................................................................... 5

1.1.3.2 Rủi ro tỷ giá.................................................................................................................... 10
1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản......................................................................................................... 13
1.1.3.4 Rủi ro lãi suất................................................................................................................. 16
1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NH và nền kinh tế
.................................................................................................................................................................... 19

1.2.Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro của một số ngân hàng trên thế giới
.................................................................................................................................................................... 19

1.2.1 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP SMBC Nhật Bản trong việc phòng

ngừa rủi ro thanh khoản............................................................................................................ 19
1.2.2 Rủi ro thanh khoản tại Northern Rock năm 2007....................................................... 20
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt Nam22

1.2.4 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tín dụng từ Thái Lan..............................23
Kết luận chương 1............................................................................................................................... 26


Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP

Sài Gòn
...................................................................................................................................................................

27
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB
....................................................................................................................................................................

27
2.1.1 Sơ lược về SCB

....................................................................................................................................................................

27
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh của SCB
....................................................................................................................................................................

29
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SCB
....................................................................................................................................................................

34
2.2.1 Hoạt động tín dụng
....................................................................................................................................................................

34
2.2.1.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại SCB
....................................................................................................................................................................

34
2.2.1.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ đã trích dự phòng
....................................................................................................................................................................

37
2.2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
....................................................................................................................................................................

39
2.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
....................................................................................................................................................................


41
2.2.2.1 Thực trạng rủi ro ngoại hối tại SCB
....................................................................................................................................................................

41


2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngoại hối
....................................................................................................................................................................

45
2.2.3 Rủi ro thanh khoản
....................................................................................................................................................................

46
2.2.3.1 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại SCB
....................................................................................................................................................................

46
2.2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
....................................................................................................................................................................

50
2.2.4 Rủi ro lãi suất
....................................................................................................................................................................

51
2.2.4.1 Thực trạng rủi ro lãi suất tại SCB
....................................................................................................................................................................


51
2.2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất tại SCB
....................................................................................................................................................................

54
2.3 Một số những thuận lợi và khó khăn của SCB trong công tác phòng ngừa rủi

ro
....................................................................................................................................................................

55
2.3.1 Về cơ chế quản lý
....................................................................................................................................................................

55
2.3.2 Về công nghệ
....................................................................................................................................................................

56
2.3.3 Về nhân sự
....................................................................................................................................................................

57


2.3.4 Về kết quả hoạt động ngân hàng
....................................................................................................................................................................

58
Kết luận chương 2

....................................................................................................................................................................

59

Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của SCB
...................................................................................................................................................................

60
3.1 Chiến lược phát triển của SCB
....................................................................................................................................................................

60
3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SCB
....................................................................................................................................................................

62
3.2.1 Đề xuất đối với SCB
....................................................................................................................................................................

62
3.2.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro chung cho các hoạt động
....................................................................................................................................................................

63
3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro riêng cho từng loại rủi ro
....................................................................................................................................................................

66
3.2.3.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

....................................................................................................................................................................

66
3.2.3.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối
....................................................................................................................................................................

71
3.2.3.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản
....................................................................................................................................................................

74


3.2.3.4 Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
....................................................................................................................................................................

77
3.3 Một số kiến nghị
....................................................................................................................................................................

78
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luât nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công

tác
....................................................................................................................................................................

78
3.3.2 Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối
....................................................................................................................................................................


79
3.3.3 Hệ thống thông tin
....................................................................................................................................................................

80
3.3.2.4 Về hoạt động thanh tra
....................................................................................................................................................................

80
Kết luận chương 3
....................................................................................................................................................................

83
Kết luận
....................................................................................................................................................................

84
Danh mục tài liệu tham khảo
....................................................................................................................................................................

86
Phụ lục
....................................................................................................................................................................

88


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

1.

Bảng 2.1 Một số kết quả hoạt động của SCB giai đoạn 2007-2011

2.

Bảng 2.2 Lợi nhn, thu nhập, chi phí qua các năm 2007-2011 ..................

3.

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay và đầu tư tại SCB ..............................................

4. Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo loại tiền .....................................................
5.

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ q hạn tại SCB từ 2007-2011 ........................................

6.

Bảng 2.6 Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm.......................................

7.

Bảng 2.7 Trạng thái ngoại hối tại thời điểm 31/12 .................................

8.

Bảng 2.8 Tình hình cân đối nguồn vốn kinh doanh 2011 .............................

9.


Bảng 2.9 Số dư dự trữ bắt buộc qua các q 2011 .......................................

10.

Bảng 2.10 Nguồn tiền ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn ................

11.

Bảng 2.11 Tỷ lệ khả năng chi trả ................................................................

12.

Bảng 2.12 Biểu lãi suất cho vay của SCB ..................................................

13.

Bảng 2.13 Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào ............................................

14. Bảng 2.14 Hệ số chênh lệch lãi ròng qua các năm ................................
15 Bảng 2.15 Độ lệch nhạy cảm lãi suất tại thời điểm 31/12/11 ......................


DANH MUÏC BIEÅU ÑOÀ

Biểu đồ

Trang

1. Biểu đổ 2.1 Tổng tài sản của SCB qua các năm...................................................... 30

2. Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận sau thuế của SCB các năm 2007-2011..........................31
3. Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận, thu nhập, chi phí qua các năm 2007-2011..................33
4. Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế........................................................ 35
5. Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay.......................................................... 36
6. Biểu đồ 2.6 Dư nợ vay quá hạn từ 2007-2011.......................................................... 38


Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI:
Hiện nay các NHTM Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh về cả

số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thò trường tài chính Việt
Nam ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các NHTM trong quá trình
kinh doanh. Có những NHTM đã tận dụng được cơ hội là người đi trước để
khẳng đònh thương hiệu, chiếm thò phần lớn và đang từng bước hoàn thiện cơ
cấu tổ chức, khả năng kinh doanh, phương thức quản trò rủi ro…Trong khi đó,
không ít các ngân hàng mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển với quy mô
hoạt động được mở rộng nhanh chóng để giành thò phần và khẳng đònh tên
tuổi. Đối với tất cả các ngân hàng dù đang trong quá trình hoàn thiện tổ
chức hay đang trong giai đoạn tìm cách mở rộng thò phần thì phòng ngừa rủi ro là
một công tác cực kỳ quan trọng. Cũng do quản lý không tốt rủi ro trong hoạt
động tín dụng hay hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà một số ngân hàng dù có
bề dày hoạt động, vốn chủ sở hữu lớn nhưng vẫn gặp khó khăn trong hoạt
động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận và phải xử lý rất nhiều khoản nợ xấu.
Việc hạn chế rủi ro cho tất cả các mảng nghiệp vụ của các NHTM Việt
Nam nói chung và SCB nói riêng là một hoạt động rất thiết thực nhằm giúp cho

ngân hàng có thể tăng trưởng và phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn” với hy
vọng những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong công tác kinh
doanh tại ngân hàng và những kiến thức nghiên cứu được sẽ có thể
ứng dụng cho cơng tác phòng ngừa rủi ro tại SCB và mong rằng có thể
nhân rộng ra cho toàn hệ thống NHTM Việt Nam.


Trang 2

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tập trung vào các nội dung sau:

-

Nghiên cứu những lý luận cơ bản về những rủi ro trong hoạt động

kinh doanh ngân hàng.
-

Phân tích thực trạng các loại rủi ro trên, nêu ra những hạn chế

trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tại SCB hiện nay.
-

Đưa ra những kiến nghò đối với SCB, ngân hàng nhà nước và đề xuất


một số biện pháp đối SCB trong việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện có sử dụng phương pháp so sánh, phân tích

và phương pháp thống kê để xác đònh bản chất của vấn đề cần
nghiên cứu từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

4.

ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rủi ro trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: vì đây là lónh vực khá rộng lớn nên phạm vi
nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích bốn loại rủi ro chính
đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn.


Trang 3

5. KẾT CẤU CỦA
LUẬN VĂN Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tại các Ngân Hàng Thương Mại –
gồm 23 trang

Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn – gồm 38 trang.
Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- gồm 22 trang.
Kết luận
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực nghiên cứu thực hiện đề tài này, tuy
nhiên số liệu phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng quan trọng hơn cả
là một số số liệu không được công bố công khai nên chắc chắn luận văn này sẽ
có một số thiếu sót, rất mong được cô hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng
chấm luận văn, các bạn đọc góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.

Người thực hiện đề tài


Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI
RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO

1.1.1 Một số khái niệm
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lónh vực. Nó là một yếu tố
khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự
xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều
đònh nghóa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm:

Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hai, mất mát,

nguy hiểm hoặc các yếu tố có liên quan đến nguy hiểm, khó khăn,
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo quan điểm trung hòa thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: Rủi ro có thể
gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến
những cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng đo lường rủi ro,
chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (NH) là những biến cố không mong đợi mà
khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực
tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành
được một nghiệp vụ tài chính nhất đònh. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của NH là
hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất đònh.

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho NH nhưng có thể chia làm
ba nhóm như sau:


Trang 5

 Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trò của NH: quản lý
yếu kém (nhân viên không có khả năng đánh giá chất lượng khoản
vay), tham ô của nhân viên (cố tình làm sai quy đònh để mưu lợi riêng).

 Các nguyên nhân về phía khách hàng: làm ăn kém hiệu quả, thua
lỗ, cố tình chây ì, lừa đảo… dẫn đến không trả được nợ cho NH.

 Các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt
động kinh doanh: thay đổi bất thường trên thò trường vượt quá khả

năng phán đoán của NH như thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khủng
hoảng nợ dây chuyền, thay đổi trong quyết đònh của chính phủ.

1.1.3 Một số rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Phân chia theo nguyên nhân có các loại rủi ro phổ biến như sau: rủi
ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng


Khái niệm

Theo quyết đònh 493 thì :”Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghóa vụ của mình theo cam kết”.

Rủi ro tín dụng hiểu theo một cách chung nhất là loại rủi ro phát
sinh trong quá trình cho vay của NH, thể hiện qua việc khách hàng không
trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH. Nói một cách khác
là người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng
tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn.



Đánh giá rủi ro tín dụng

Mặc dù rủi ro tín dụng là khách quan, song NH phải quản lý rủi ro tín
dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Có
thể đánh giá rủi ro tín dụng dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể hóa như sau.



Trang 6

Thứ nhất có thể dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng
dư nợ của NH. Theo quy đònh của NHNN hiện nay thì tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ cho vay của mỗi NHTM không được vượt quá 5% .

Tính tỷ lệ nợ quá hạn:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = -------------------------------- x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn.
Theo quyết đònh 493/2005/QĐ-NHNN thì để đánh giá chất lượng tín dụng
của tổ chức tín dụng người ta có thể căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ, trong đó nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Theo QĐ 493 thì nợ nhóm 3 bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
-

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90

ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
Nợ nhóm 4 bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
-

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến


180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 5 bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý;


Trang 7

-

Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên

180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Thứ hai, dựa vào đặc điểm của khách hàng: thông qua phân tích tình
hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án… từ đó NH
lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại cho điểm. Chẳng hạn khách hàng loại A
rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C rủi ro tín dụng cao. Các chỉ tiêu
này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà NH xây dựng.

Thứ ba, căn cứ vào sự kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là
biện pháp hạn chế rủi ro. Nếu chỉ tập trung vào tài trợ cho một khách
hàng, một ngành nghề hoặc một vùng thì rủi ro sẽ cao hơn.
Thứ tư, dựa vào sự ổn đònh của nền kinh tế vó mô: Chính sách thường
xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trò bất ổn đònh, thiên tai… đều tạo
nên sự mất ổn đònh của nền kinh tế vó mô ảnh hưởng đến khách hàng vay.
Do vậy, mất ổn đònh kinh tế vó mô cũng là yếu tố phản ánh rủi ro tín dụng





Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân khách quan

Trong kinh doanh tín dụng, NHTM chòu tác động của các nhân tố
khách quan chủ yếu như sau:
- Các yếu tố thời tiết, khí hậu.
Những hiện tượng thời tiết không dự báo và bất thường cũng
làm ngưng trệ việc xây dựng, khai khoáng, hoặc ngừng sản xuất.
Khí hậu theo mùa ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với ngành nông
nghiệp và khu vực kinh doanh bán lẻ.
- Môi trường kinh tế không thuận lợi.
Môi trường kinh tế không thuận lợi chòu tác động của các nhân tố:


Trang 8

+

Các chính sách của Chính Phủ bao gồm: Những thay đổi về mức

thuế, ngân sách hàng năm, những thay đổi của chính sách tiền tệ (đònh
hướng về lãi suất) và những thay đổi trong lónh vực NH.
+

Giá trò của đồng bản tệ: Đồng bản tệ có giá trò thấp làm tăng

giá nhập khẩu, từ đó có thể làm cho lãi suất tăng lên và làm giảm
sự tự tin của người tiêu dùng.
+


Phản ứng và hành động của người tiêu dùng. Sự tin tưởng của

người tiêu dùng giảm sút có thể ảnh hưởng giảm cầu và doanh thu.
- Thông tin không cân xứng
Quan hệ tín dụng giữa NH và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy
phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên
trong thực tế do nhiều lý do khác nhau (về tài chính, về khả năng) xảy
ra tình trạng thông tin không cân xứng.
+

NH không có đầy đủ thông tin về khách hàng, thông tin về nhà quản

lý, về các kế hoạch kinh doanh, về quan hệ bạn hàng, quan hệ thanh toán.

+

Khách hàng không có đầy đủ thông tin về NH: quy mô các dòch

vụ đáp ứng, phương thức tài trợ phù hợp, giá cả thực tế.
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng không hợp lý
Những nhược điểm của chính sách cho vay vừa là nguyên nhân sâu
xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng, cụ thể như:
+

Chính sách cho vay chưa triệt để theo nguyên tắc thò trường, đã bò

cuốn theo các hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát
triển kinh tế, chạy theo chủ nghóa thành tích. Có thể thấy được qua nhiều

chương trình kinh tế mà chính sách cho vay của NHTM hướng theo nhưng
kết cục lại không hiệu quả như chương trình đánh bắt xa bờ, mía đường.


Trang 9

+

Chưa quản trò rõ ràng về danh mục cho vay theo lónh vực sở trường

của bản thân mỗi NHTM. Cạnh tranh giành giật thò phần ở các ngành,
ở nhóm khách hàng mà chính NH mình không có sở trường đã mang
đến rủi ro hiện tại và tiềm ẩn ở một số NH.
- Cán bộ ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng của NH, yếu tố cán bộ ảnh hưởng tới
chất lượng tín dụng thể hiện qua:
+ Thứ nhất là trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế.
+

Thứ hai là đạo đức nghề nghiệp, trong rất nhiều trường hợp

xảy ra rủi ro tín dụng tại các NH thường có sự cấu kết giữa cán bộ làm
công tác tín dụng và khách hàng đã gây hậu quả rất nghiêm trọng.



Nguyên nhân từ phía khách hàng:
-

+


Đối với khách hàng là các doanh nghiệp

Thứ nhất là quản lý không hiệu quả: Hoạt động kinh doanh không

được quản lý tốt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài
chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phẩm không có
sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thò trường.

+

Thứ hai là những nguyên nhân trong việc xử lý các vấn đề

về thò trường. Các doanh nghiệp đều phải giải quyết hai vấn đề cơ bản
là "mua" và "bán" giải quyết các vấn đề liên quan tới thò trường, các
yếu tố đầu vào và thò trường tiêu thụ sản phẩm.
+

Thứ ba là do sự hạn chế của nhân viên thuộc doanh nghiệp. Sự

yếu kém của đội ngũ nhân viên của một doanh nghiệp làm cho kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện không thành công, kém hiệu quả .

- Nguyên nhân từ phía khách hàng là cá nhân.
Với khách hàng cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:


Trang 10

+

kém
+

Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, khả năng quản lý yếu

Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bò mất hoặc suy giảm do mất

việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.

+

Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa NH, sử dụng tiền vay

không đúng mục đích.

1.1.3.2 Rủi ro tỷ giá (rủi ro ngoại hối)


Khái niệm

Rủi ro tỷ giá phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc trong kinh
doanh ngoại tệ của NH khi tỷ giá biến động theo chiều bất lợi cho NH.

Rủi ro tỷ giá cũng phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về
loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho NH
có thể phải gánh chòu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.


Đánh giá rủi ro tỷ giá


Trạng thái ngoại hối của mỗi loại ngoại tệ là chênh lệch giữa
tổng tài sản có và tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả tài
khoản ngoại bảng tương ứng.
 Trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ: được đo lường qua 2 chỉ tiêu:

-

Trạng thái ngoại hối hiện tại ròng ( còn gọi là trạng thái hiện tại)

Trạng thái ngoại
Số dư của ngoại tệ Số dư của ngoại tệ
hối hiện tại của
ngoại tệ A
= A thuộc tài sản Có - A thuộc tài sản Nợ

- Trạng thái ngoại hối tương lai ròng (còn gọi là trạng thái tương
lai): là chênh lệch giữa tổng các giao dòch ngoại tệ kỳ hạn mua vào và
tổng các giao dòch ngoại tệ kỳ hạn bán ra.
Trạng thái ngoại hối tương
lai ròng của ngoại tệ A =


Trang 11

Trạng thái ngoại hối của ngoại tệ A là tổng của trạng thái
ngoại tệ A hiện tại và trạng thái ngoại tệ A tương lai.
Một trong những cách thức để đánh giá rủi ro tỷ giá, chúng ta có
thể căn cứ vào trạng thái ngoại hối được tính cho từng loại ngoại tệ
hoặc tính chung cho các loại ngoại tệ mà NH hiện có.
+ Trạng thái ngoại hối = 0 : Tỷ giá ngoại tệ A tăng hoặc giảm thì rủi ro

tỷ giá không xuất hiện vì thu nhập và chi phí sẽ tăng và giảm với tốc độ
bằng nhau nên lợi nhuận không đổi. Lúc này rủi ro tỷ giá xem như bằng 0.

+

Trạng thái ngoại hối > 0 : Tỷ giá ngoại tệ A giảm thì thu nhập

giảm nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí. Vì vậy, rủi ro tỷ giá xuất hiện
khi tỷ giá ngoại tệ A giảm giá.
+

Trạng thái ngoại hối < 0 : Tỷ giá ngoại tệ A tăng thì rủi ro tỷ

giá sẽ xuất hiện, vì tốc độ tăng của thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng chi
phí nên giảm lãi, ngân hàng sẽ bò lỗ. Vì vậy, trong trường hợp này rủi
ro tỷ giá xuất hiện khi tỷ giá ngoại tệ A tăng.
 Trạng thái ngoại hối tính chung cho các loại ngoại tệ.
Do quản lý rủi ro ngoại hối thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ có
nhược điểm là chỉ xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai loại ngoại tệ
chứ không đo lường được sự biến động tương đối của các loại ngoại tệ khác. Để
khắc phục nhược điểm này, các NH phải sử dụng tổng trạng thái ngoại hối.

Tổng trạng thái ngoại hối của NH là trạng thái ngoại hối của từng
loại ngoại tệ cộng lại.


-

Ngun nhân của rủi ro tỷ giá


Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dòch và đo lường

rủi ro quá yếu kém, kỹ năng xử lý dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có
những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thò trường.


Trang 12

Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như
các NHTM Việt Nam chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích
thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi yếu tố bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh
doanh ngoại tệ NH đóng vai trò chủ yếu là trung gian thanh toán hơn là nhà tạo
lập thò trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên NH rất yếu về phân tích tỷ
giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kỹ thuật. Hầu như rất ít NH sử dụng
phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong
phân tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NH mạnh về kinh doanh đầu cơ
mà chủ yếu là các NH chỉ kinh doanh cho khách hàng. Thực sự thì cho dù NH
kinh doanh với NH hay kinh doanh đầu cơ cho chính họ thì việc phân tích tốt sự
biến động tỷ giá cũng như dự báo được sự biến đông tỷ giá sẽ giúp cho NH
quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả.

-

Các quy đònh pháp lý về cách xác đònh trạng thái ngoại hối chưa

hoàn thiện gây ra rủi ro tỷ giá.
Mặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác đònh trạng thái ngoại tệ
theo QĐ1081/2002/QĐ-NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam,
tuy nhiên, việc tính toán trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở
số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái

ngoại tệ được hình thành do các giao dòch mua bán ngoại tệ của NH mà chưa
tính đến thu và chi phí này cộng dồn sẽ ảnh hưởng đến giá trò giữa trạng
thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoai tệ báo cáo gây rủi ro lớn.

-

Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên

thò trường.
Mặc dù thời gian qua NHNN đã xóa bỏ sự áp đạt chủ quan trong việc thiết
lập tỷ giá, tỷ giá đã được xác đònh trên cơ sở tỷ giá bình quân của thò trường
ngoại tệ liên NH, tuy nhiên NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này.


Trang 13

Cơ sở điều hành tỷ giá còn quy đònh biên độ mua bán làm cho viêc yết giá của
các NHTM bò cứng nhắc, chưa phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thò trường.

1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản
Khái niệm
Theo Thomas P.Fitch “Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng
thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng
nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay”.
Rủi ro thanh khoản phát sinh thông thường từ xu hướng của các NH là huy
động ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Trường hợp này xảy ra nếu như các
khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi
tiền, đặc biệt như chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người
gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một NH nào là
bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ. Điều này có nghóa là NH có
sẵn lượng vốn khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng với
các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý, hoặc có thể
nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thoả đáng.

Đánh giá rủi ro thanh khoản
NH phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đối với
từng loại đồng tiền, vàng như sau:
Tài sản “Có” có thể thanh toán
Tỷ lệ về khả năng chi trả = -----------------------------------------

Tài sản “nợ” sẽ đến hạn thanh toán
Căn cứ theo nghò đònh 457/2005/QĐ-NHNN hiện nay thì tỷ lệ về khả
năng chi trả được quy đònh như sau:


Trang 14

+

Tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu phải bằng 1 giữa tài sản “có “

có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tài
sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.

+

Tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu 25% giữa giá trò các tài


sản “Có “ có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn
thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
Trạng thái thanh khoản thuần trong một giai đoạn:
Trạng thái thanh khoản ròng (Tk) = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản

o Tk = 0 tức nguồn thanh khoản của NH đủ để đáp ứng các
nhu cầu về thanh khoản.
o Tk < 0 tức là thiếu hụt thanh khoản, trong trường hợp này
NH phải có biện pháp để tăng nguồn cung thanh khoản hoặc
giảm bớt nhu cầu thanh khoản đối với các khoản mục không
có tính chất cấp thiết nhằm tránh rủi ro thanh khoản xảy ra.
o Tk > 0 tức là thặng dư thanh khoản, trong trường hợp này
NH phải có hướng mở rộng tín dụng và đầu tư vào các tài
sản sinh lời, hoặc hạ thấp lãi suất huy động.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh khoản.
-

NH vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các

cá nhân, sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư có kỳ
hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng bất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các
khoản đã sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động.
-

Chiến lược và phương pháp quản trò thanh khoản. Một NH có đủ vốn,

chất lượng tín dụng tốt, nhưng nếu không quan tâm đến quản trò thanh khoản hoặc
xây dựng dự trữ ngân quỹ hoặc thanh khoản không hợp lý sẽ dẫn đến rủi ro



Trang 15

thanh khoản. Một lý do thường xảy ra nhóm nguyên nhân này là NH quá
chú trọng đến lợi nhuận, nên việc đầu tư vào tài sản sinh lời quá mức.
-

Xuất hiện các biến cố bất thường. Các biến cố bất thường có

thể tác động rất lớn đến cầu thanh khoản của NH. Nếu người gửi tiền
mất niềm tin về khả năng chi trả của NH, hay những tin đồn thất thiệt, họ
sẽ đến rút tiền ra khỏi NH ngay lập tức. Năm 2005, vì một tin dồn thất
thiệt là tổng giám đốc ACB đã bỏ trốn khi ấy dân chúng ồ ạt đến rút
tiền ra khỏi các chi nhánh và hội sở ACB tại TPHCM. Trong trường hợp
này nhu cầu thanh khoản tăng đột biến và bản thân ACB không thể đáp
ứng ngay được, phải nhờ vào ứng cứu của NHNN, các NHTM khác.
-

Do sự nhạy cảm với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các

khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của
họ ra khỏi NH để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách
hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn.
Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng vay tiền và gửi tiền,
kế đó là hai tác động đến trạng thái thanh khoản của NH. Hơn nữa, những xu
hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trò thò trường của các
tài sản mà NH có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và
trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thò trường tiền tệ.
-


Rủi ro thanh khoản do ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác. Loại

rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro thanh khoản là rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn, tổn
thất tín dụng nếu ở mức độ cao sẽ làm giảm nguồn thanh khoản của NH và tất
nhiên việc đáp ứng nhu cầu rút tiền có thể không thực hiện được. Ngoài rủi ro tín
dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thò trường cũng có tác động đến rủi ro thanh khoản.
Như khi tỷ giá USD/VND xuống liên tục trong khi đó giá vàng đang có xu hướng tăng
người gửi tiền đôla sẽ đến rút nhiều hơn là người gửi vào


×